P3 (Special Episode): Kinh nghiệm khoanh bừa (Toán&Anh only)
(đang cập nhật)
Với những đề thi, đặc biệt là đề ĐH, thì không chỉ cần đầu óc giỏi, mà cần có sự nhạy bén, linh hoạt và kinh nghiệm đúc rút
Ở đây vì anh không thi các môn KHTN nên anh chỉ bày cho mọi người hai môn Toán - Anh
Xác suất khá cao
Trước hết hãy bắt đầu từ những lưu ý nhỏ nhặt chung nhé
1) Đừng có tin lời Min Suga:
Cách này không chỉ áp dụng cho môn toán, mà còn chỉ áp dụng cho các môn tự nhiên khác.
Ai cũng biết, Suga tự nhận mình là thiên tài, và cũng được công nhận không những qua khả năng sáng tác mà còn là qua những tình huống đời thường, những câu chuyện mà anh ấy kể hoặc ta được thấy. Nhưng điều đó không chứng minh rằng việc "Luôn chọn đáp án thứ 3" của Suga là hoàn toàn đúng
Để tôi giải thích nhé: Thực ra cứ tầm 2 - 3 năm về trước, nếu nghe lời Suga, mọi người chắc chắn sẽ được điểm cao, vì đáp án hay được đặt ở đó. Nhưng sau này thì ban ra đề đã nhanh trí hơn và đổi hướng sang đặt kết quả đúng vào các đáp án khác, nên giờ việc vào đáp án C hoàn toàn khó có thể xảy ra. Vậy nên, luôn chọn đáp án C là một quyết định nguy hiểm với các em
Lưu ý ngoài lề: Tuy nhiên, theo lời của Mều aka em trai anh aka thanh niên thi các môn KHTN ấy, thì ở môn Sinh đáp án thường được đặt vào C, vậy nên có thể đánh nhiều ở đáp án này nếu mọi người thi môn Sinh :))))))))))))))
2) Hãy chọn nhiều ở đáp án B và D
Một hệ quả từ lời giải thích trên, do ban ra đề đã thay đổi hướng sang không lạm dụng đáp án C, hầu hết các đáp án đúng đều được họ cho rơi vào B và D, chênh lệch không hề lớn. Theo những kì thi thử, đợt kiểm tra và khảo sát mà bản thân đã trải qua, tôi nhận ra sự thật rằng các đáp án đều rơi vào B và D một cách có ý, và hầu như anh đã đánh vào đáp án C (do nghe lời Suga) nên điểm hầu như rất là thấp!
Từ trải nghiệm xương máu này, anh thật lòng khuyên mọi người đừng đánh đáp án C quá nhiều, hãy đánh vào B hay D ấy
3) Chia tỷ lệ 4 đáp án thật đều:
Có một thầy giáo đã 30 năm giảng dạy từng khuyên là hãy đánh tất cả thật đều, tức là đừng đánh đáp án này ít quá, đáp án kia nhiều quá. Đó là một sự thật đúng
Tỷ lệ chênh lệch giữa các đáp án đúng thực ra rất nhỏ, vì đáp án luôn được chia đều ra cho 4 phương án A, B, C, D. Nếu đánh tỷ lệ chênh lệch lớn, chắc chắn điểm sẽ thấp ngay! Vậy nên phải chia tỷ lệ cho 4 đáp án thật đều
Bây giờ, bắt đầu với kinh nghiệm khoanh bừa môn Toán:
Với những câu đề thực tế, thường thì học sinh không động vào câu hỏi này, vì đề bài rất dài mà hỏi lan man lắm. Vậy nên xin bày 1 cách là với những câu đề dùng tình huống thực tế có thể sử dụng những mẹo nhỏ như sau:
- Đáp án luôn là số chẵn
- Đáp án là số đẹp
- Đáp án thường là số lớn thứ hai trong 4 phương án
Với những câu có 4 đáp án là 0; 1; -1; 2 thì hãy chọn đáp án là 0, còn những câu có 4 đáp án trong đó có 0; 1; 2 thì hãy chọn đáp án là 2
Với những câu hỏi số đường tiệm cận mà phía trên có căn phía dưới là hàm bậc 2 thì đáp án là 1
Với những câu hỏi nhận biết đồ thị thì đồ thị hình chữ N, W là đồ thị có hàm số đồng biến, đồ thị hình chữ M hoặc N ngược là đồ thị có hàm nghịch biến, tức là trước đáp án có dấu (-)
Với những câu tìm mối liên hệ giữa 2 hay 3 logarit hay hệ thức gì đó thì thay số vào (chỉ đúng trong hầu hết trường hợp vì 1 vài trường hợp thay số không thể tính ra)
Với những câu có hỏi về giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, hãy chọn đáp án lớn thứ hai hoặc bé nhất trong 4 phương án để khoanh
Với những câu hỏi hình học, lưu ý những điểm sau:
- Đáp án thường là số bé thứ 2 trong 4 phương án
- Nên biết ước lượng với vài câu hình học không gian, thay vì ngồi ra tính toán (áp dụng cho các bài tỷ lệ giữa hai khối hộp, khối cầu, khối nón...)
Chuyển sang môn Anh: Môn này thực ra kinh nghiệm của anh có ít thôi nên anh sẽ nói ngắn gọn
Ở những câu hỏi của bài đọc, hãy chọn đáp án dài nhất hoặc thứ hai. Với những câu hỏi câu chủ đề của đoạn văn, hãy tìm từ xuất hiện nhiều nhất trong đoạn văn và so với các đáp án
Với những câu viết lại, hãy chọn đáp án dài nhất hoặc thứ hai
Với đề bài tìm từ đồng nghĩa/trái nghĩa, nếu từ cần tìm em không biết nghĩa, hãy chọn từ trong 4 đáp án mà các em cũng không hiểu nghĩa luôn :)))))))))))))) ngoài ra hãy cố gắng xem trong 4 đáp án có đáp án nào không gần nghĩa với các đáp án còn lại, đó chính là phương án đúng. Và đôi khi đáp án đúng là từ dài nhất :))))))))))))))
Lưu ý về phần tìm từ đồng nghĩa/trái nghĩa này: Nếu từ cần tìm có in/un/dis đằng trước, hãy chọn đáp án mà cũng có chữ in/un/dis đằng trước luôn :)))))))))))))))) (xác suất: 67%, riêng với từ có dis thì chỉ còn 60%)
Với đề tìm lỗi sai, chọn đáp án nào các em hiểu nghĩa
Với đề phát âm: Hên xui :))))))))))))))))
Ngoài ra thì bản thân có 1 chút lưu ý ở môn Sử: hãy chọn đáp án dài nhất hoặc thứ hai
Đặc biệt lưu ý: Những kinh nghiệm trên chưa chắc đã đúng hoàn toàn, vậy nên tốt nhất hãy lo học hành chăm chỉ và kỹ lưỡng để thi đi!
Chúc tôi, các anh em trong team và mọi người may mắn cho kì thi sắp tới :))))))))))))))))))
$u.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com