1 số lưu ý
1.Vì sao trong giai đoạn 1954-1957 Đảng ta chủ trương đấu tranh chính trị ở Miền Nam
2.Vì sao trong giai đoạn sau 1959,đảng ta lại chuyển sang đấu tranh vũ tranh,kết hợp đấu tranh chính trị
1. Vì lúc đó Pháp, Mỹ và tay sai của Pháp và Mỹ đang đấu tranh quyền lực ở miền Nam. Mỹ đang trong quá trình hất cẳng Pháp. Mình muốn "tọa sơn quan hổ đấu" xem thế sự thế nào rồi sẽ liệu. Việc đấu tranh vũ trang chưa chín mùi, chưa có các cơ sở cách mạng vũ lực, chiến khu cần thiết để tiến hành vũ trang. Nguyên nhân quan trọng nhất là lúc đó mình có chủ trương đấu tranh chính trị và tuyên truyền cách mạng, tuyên truyền đấu tranh đòi thực hiện cho bằng được hiệp thương Nam Bắc và tổng tuyển cử năm 1956. Mình muốn kéo dài thời gian hòa bình càng lâu càng tốt, và tránh chiến tranh được lúc nào hay lúc đó.
2. Sau đạo luật Tố Cộng, hay còn gọi là Diệt Cộng, Sát Cộng tháng 10 năm 1959, cả miền Nam bị khủng bố. Mỹ ngụy lê máy chém đi khắp miền Nam giết hại vô số người, kể cả những người không phải Việt Minh, không thuộc các thành phần chống đối. Thời đó anh muốn giết ai để cướp ruộng, cướp đất, nhà, thậm chí vợ, con gái người ta thì anh chỉ cần vu cho người ta là Việt Cộng là xong, không cần bằng chứng, không đem ra tòa xử, và thà giết lầm còn hơn là bỏ sót.
Như vậy nếu tiếp tục không đấu tranh võ lực, chỉ có đấu tranh bằng biện pháp ôn hòa, hòa bình, thì chẳng bao lâu cách mạng miền Nam sẽ bị quét sạch, người miền Nam bị giết dần giết mòn. Cho nên vì tự vệ, tự cứu lấy mình, bảo vệ lực lượng, thì bắt buộc phải vũ trang để chống lại các cuộc khủng bố, tấn công, càn quét của giặc. Một lý do nữa là năm 1959 cơ bản không còn mơ mộng gì vào tổng tuyển cử, hiệp thương, hay cứu vãn hòa bình được nữa, vì ngay cả đàm phán, nói chuyện với Việt Nam thì Mỹ và tay sai cũng không chịu.
Chính trị vẫn không bỏ được, vì quân sự là phục vụ cho chính trị. Cho nên đấu tranh chính trị luôn được đặt lên hàng đầu. Trong suốt cuộc trường chinh chống Mỹ, yếu tố chính trị luôn gắn liền với quân sự, kết hợp với ngoại giao và binh vận.
Giai đoạn 1954-1957 là giai đoạn mà tình hình chính trường và xã hội miền Nam rất lộn xộn. Pháp đang cố bám lấy các quyền lực và lợi ích tại đây, còn Mỹ thì muốn tống cổ Pháp đi. Từ 2 đồng minh cùng chống Việt Nam trước 1954, sau chiến tranh thì 2 chính phủ đã nảy sinh mâu thuẫn và xung đột ngày càng sâu, lợi ích của 2 bên cũng dần xung khắc. Pháp muốn giữ lấy quyền lực, còn Mỹ thì muốn loại bỏ quyền lực của Pháp. Như vậy đây là thời kỳ đấu tranh chính trị giữa 2 thế lực siêu cường hòng giành lấy quyền làm chủ miền Nam Việt Nam.
Và đỉnh cao của của cuộc xung đột này là việc Mỹ đã dàn dựng cuộc "trưng cầu dân ý" giả hiệu và gian lận ở miền Nam năm 1955 để hợp thức hóa các tay sai Mỹ, thay thế các tay sai Pháp, và quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại phải đào vong sang Pháp tỵ nạn. Và mâu thuẫn Pháp - Mỹ đưa đến xung đột quân sự năm 1956 khi các cuộc đụng độ đẫm máu diễn ra giữa quân Dương Văn Minh và quân các giáo phái. Sau các cuộc xung đột quân sự cuối cùng, về cơ bản thì Mỹ đã hoàn thành việc hất chân Pháp ra khỏi Đông Dương, hoàn toàn thay vào vị trí của người Pháp.
Một trong những lý do trước 1959 VN ko đấu tranh vũ trang toàn diện là vì e ngại sẽ dồn Mỹ vào thế phải đổ đại quân vào để giữ cho ngụy quyền tay sai của họ khỏi bị lật đổ.
Năm 1959, Mỹ hiện thực hóa chính sách Tố Cộng - Diệt Cộng vốn đã có từ thời Pháp, tháng 10 năm đó, Diệm ra đạo luật 10/59 đưa những người Cộng Sản và thân Cộng ra khỏi vòng pháp luật. Cả miền Nam chìm trong không khí đầy đe dọa, chết chóc. Năm 1959 Mỹ Diệm cũng cho ra chính sách thiết lập và xây dựng các trại tập trung gọi là "Khu Trù Mật" (tiền thân của Ấp Chiến Lược năm 1961), gia tăng đàn áp khắp miền Nam, nhiều cơ sở cách mạng miền Nam bị dẹp, nhiều người bị bắt bớ, đánh đập, tra tấn, đày ra Côn Đảo, hoặc đưa lên máy chém như thời trung cổ. Trong giai đoạn này Mỹ Diệm cũng gây ra nhiều cuộc thảm sát.
Sau năm 1962, Mỹ nhiều lần làm đảo chính để thay người, đỉnh cao là cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm năm 1963. Nhưng Dương Văn Minh ko được người Mỹ tin dùng, ông ta lâu nay vẫn được xem là một sĩ quan Pháp, là người của Pháp, ông ta lại có vẻ thân Cộng và có người em là cộng sản, chưa kể ông có vẻ bất phục tùng Mỹ, được xem là "con ngựa bất kham", nên Mỹ một lần nữa làm cuộc "chỉnh lý", đưa Nguyễn Khánh lên. Năm 1964, Khánh ký "Hiến chương Vũng Tàu", nịnh Mỹ ra mặt, kêu gọi Mỹ đưa thực binh vào miền Nam, và tuyên bố xanh rờn "Quân đội là cha quốc gia!", lộ rõ bản chất độc tài và bán nước, nên bị biểu tình chống đối dữ dội.
Mỹ thay người như thay áo, sau khi thử nghiệm 2 con bài nữa là Trần Văn Hương và Phan Huy Quát ko thành, Mỹ quyết định đưa liên danh Thiệu - Kỳ lên, coi như đã chọn được một giải pháp lâu dài. Do Thiệu khéo léo ko mất lòng ai, có quan hệ tốt với các tướng lĩnh, còn Kỳ thì được giới tướng trẻ ưa thích, ủng hộ. Thiệu - Kỳ cũng là 2 người "ngoan ngoãn", dễ bảo, và trung thành nhất với Mỹ khiến họ yên tâm.
Năm 1965, Mỹ mở cuộc "Chiến Tranh Cục Bộ", đổ quân chính quy, quân chủ lực tấn công vào miền Nam Việt Nam và trực tiếp xông vào chiến đấu. Từ đó, ngụy quyền luôn phải hỏi ý của Hoa Kỳ trước khi làm việc gì. Họ ko được đưa ra quyết sách lớn, họ ko được tham khảo ý kiến về các quyết định của Mỹ về miền Nam Việt Nam và "nước VNCH", ví dụ năm 1965 Mỹ muốn đưa đại quân vào tham chiến thì cứ tự nhiên đưa, ko cần hỏi ý ai cả, ngụy ko có quyền gì cả.
Thế là trong giai đoạn này quân Mỹ đã dần dần trực tiếp đánh thay cho quân ngụy, do họ chiến đấu ko hiệu quả như Mỹ muốn, và ngụy quân lúc ấy chỉ còn là lực lượng giữ an ninh 1 cách thụ động tại những vùng tạm chiếm.
Như vậy giai đoạn này là từ một chế độ thực dân mới dưới thời Mỹ Diệm (người Mỹ chỉ đứng ngoài giám sát, xem tay sai làm, cần thì thay người chứ ko trực tiếp vào làm), đã trở thành một chế độ gần như là thực dân cũ của thời Pháp thuộc, đó là người Mỹ trực tiếp nhúng tay vào làm, đại binh trực tiếp tham chiến, từ vai trò lãnh đạo và định hướng ở ngoài theo cách nói của dân gian miền Nam thời bấy giờ là "giữ cho đàn chim bay đúng hướng", sau năm 1964 thì họ đã trực tiếp xông vào quản lý, điều hành mọi việc, ngụy quyền, ngụy quân chỉ còn là những kẻ có cái vỏ ngoài, và là kẻ thừa hành, chứ ko còn quyền lực như trước.
Như vậy, cơ sở của chủ trương đánh Mỹ thắng Mỹ sau năm 1964 có lẽ là như lời Bác nói: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Theo đó, ta phải đánh làm sao cho thực binh Mỹ cút khỏi, làm cho họ "hóc xương", nuốt ko nổi, nhả ko ra, sa lầy trên chiến trường miền Nam, du kích miền Nam liên tục quấy rối, làm hao mòn lực lượng, đánh vào tâm lý, tim óc kẻ thù, sau đó gây sức ép chính trị để đối phương tự rút quân, được hiện thực hóa qua hiệp định Paris về Việt Nam 1973. Thực binh Mỹ cút đi, rồi từ đó mới đánh cho ngụy nhào. Đánh đổ tay sai bao giờ cũng dễ hơn là đánh trực tiếp với người chủ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com