8-7
Machi.Babie
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành
“Rừng xà nu” là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Trung Thành, đồng thời cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho đề tài Tây Nguyên trong những năm chống Mĩ cứu nước. Viết truyện ngắn “Rừng xà nu” năm 1965, Nguyễn Trung Thành muốn khẳng định chân lý của thời đại chống Mĩ: phải dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ lực lượng phản cách mạng như lời nói cụ Mết- nhân vật trong truyện đã từng nói: “Chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo mác”. “Rừng xà nu” tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn sử thi. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm này là nhân vật Tnú- một nhân vật anh hùng trong cả một tập thể anh hùng của buôn làng Xô-man... Thông qua nhân vật Tnú, Nguyễn Trung Thành đã bộc lộ những tài năng trong việc xây dựng một nhân vật sử thi, mạng đậm cốt cách đồng bào Tây Nguyên.
1.Khái quát nhân vật Tnú:
Tnú là một điển hình trong văn học. Anh mang đậm tính cách của con người Tây Nguyên. Chất Tây Nguyên thấm đẫm trong con người anh từ ngôn ngữ đến hành động. Ngôn ngữ của Tnú là ngôn ngữ đối thoại: nói chắc như đinh đóng cột, nói sắc như dao chém đá. Hành động của Tnú dứt khoát, quả cảm. Anh có thế đi đứng ào ạt như thác núi cao nguyên chiếm trong lồng ngực anh là sức mạnh mênh mang hoang dại của núi rừng Tây Nguyên; cháy trong huyết quản của anh là dòng máu anh hùng của Tây Nguyên bất khất. Tnú được ví như một cây xà nu lớn, một loài cây chỉ có ở xứ sở Tây Nguyên. Nhưng có lẽ chất Tây Nguyên trong con người anh được, bộc lộ rõ hơn cả thông qua tính cách của Tnú.
2.Tính cách của Tnú:
a, Trung thực, gan góc, dũng cảm:
Ấn tượng đầu tiên của bạn đọc khi tiếp cận nhân vật Tnú là đức tính trung thực, gan góc, dũng cảm. Đức tính này nhất quán trong con người anh được bộc lộ ngay từ khi Tnú còn nhỏ. Khi đi làm liên lạc, Tnú và Mai được anh Quyết dạy con cái chữ. Học chữ thua Mai, Tnú đập bảng, lấy đá ghì vào đầu mình đến chảy cả máu để tự trừng phạt mình. Đây chỉ là một tiểu thuyết trong truyện ngắn “Rừng xà nu” nhưng chi tiết này đã góp phần bộc lộ được Tnú là người trung thực với chính lòng mình.
Đặc biệt đức tính gan góc, dũng cảm của Tnú chỉ được bộc lộ khi anh đối mặt với kẻ thù. Đi làm liên lạc, Tnú bị giặc bắt, chúng tra tấn anh một cách dã man. Chúng hỏi: “Cộng sản ở đâu?”,Tnú đặt tay vào bụng trả lời đầy quả cảm: “ Cộng sản ở đây này!” Đằng sau câu trả lời ấy của Tnú thì lưng anh dọc ngang những vết chém của kẻ thù.
b, Đôi bàn tay của Tnú:
Có lẽ ấn tượng hơn cả đối với độc giả bạn đọc khi tiếp cận truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành là đôi bàn tay của nhân vật Tnú. Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã dùng nhiều bút lực để mô tả đôi bàn tay mang tníh cách nhân vật này. Đây cũng là một đặc điểm của văn học miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ, khi viết lên những nhân vật anh hùng trong tập thể anh hùng, các nhà văn thường bị ám ảnh bởi một số chi tiết thể hiện tính cách nhân vật. Nếu trong tiểu thuyết “Hòn đất” của nhà văn Anh Đức, tác giả bị ám ảnh nhiều bởi mái tóc chị Sứ- nhân vật chính trong truyện thì ở đây, Nguyễn Trung Thành lại bị ám ảnh bởi đôi bàn tay Tnú.
Đôi bàn tay của Tnú trước khi bị giặc tra tấn đó là đôi bàn tay nghĩa tình: đôi bàn tay ấy biết cầm nên phấn viết cái chữ mà Đảng dạy cho, anh Quyết dạy cho; từng biết đập bảng; lấy đá ghì vào đầu khi học chữ thua Mai. Đôi bàn tay ấy làm Mai xúc động khi Tnú trốn khỏi ngục Kon Tum trở về, Mai ra đón anh tận đầu làng, chị cầm đôi bàn tay của Tnú mà giàn giụa nước mắt.
Còn khi giặc tra tấn anh, chúng tẩm nhựa xà nu thiêu cháy mười đầu ngón tay của anh. Mười đầu ngón tay của Tnú là mười ngọn lửa, mười ngọn lửa ấy liên kết lại châm bùng lên ngọn lửa Đồng Khởi của đồng bào Tây Nguyên để dập tắt cuộc chiến tranh đơn phương của đế quốc Mĩ.
c,Tnú là người có tính kỉ luật cao và tuyệt đối trung thành với cách mạng
Là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, Tnú lớn lên bằng tình yêu thương của những người trong buôn làng Tây Nguyên, anh lớn lên cùng cánh rừng xà nu thân thiết. Quê hương anh, gia đình anh chính là làng Xô Man, nơi ấy có cây xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình để che chở cho làng trong những năm bom Mĩ dội. Ba năm đi lực lượng, anh luôn mang trong tim mình hình ảnh của Xô Man. Khi về đến đầu làng, nghe thấy tiếng chày giã gạo của người phụ nữ Xtrá, bao gương mặt thân quen đã hiện về trong tâm trí anh, Tnú vấp ngã mấy lần. Anh yêu làng Xô Man là thế, yêu cánh rừng xà nu là vậy, thế mà Tnú chỉ ở lại làng có : một đêm như giấy phép cấp trên đã quy định. Điều này chứng tỏ Tnú có tính chất kỉ luật cao bởi anh luôn trung thành tuyệt đối với cách mạng. Lại nói đến lòng trung thành, đây là một cảm hứng dồi dào, bất tận của nhà văn Nguyên Ngọc. Ông đã về mảnh đất bazan với tiếng cồng chiêng âm vang trong hạt bụi vàng lấp lánh. Dù đói, dù khát trong chiến tranh thì họ vẫn mang trong mình hai chữ “trung thành” với cách mạng. Và cũng không phải ngẫu nhiên khi quay trở lại viết “Rừng xà nu” , nhà văn Nguyên Ngọc lại lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành. Một lần nữa, sự gan góc của Tnú lại được bộc lộ khi anh cần kề với cái chết. Đúng là “bản chất của con người thường bị bánh xe của số phận che đậy, còn một khi lao vào bão tố thì dù tốt hay xấu tự nó cũng được bộc lộ”- nói như Bandắc. Khi bị giặc tra tấn thiêu cháy mười đầu ngón tay, thiêu cháy hệ thần kinh, thiêu cháy ruột gan Tnú nhưng anh không thấy lửa ở tay mình, anh chỉ thấy ngọn lửa ở lồng ngực mình, ở bụng mình: chứng tỏ ngọn lửa kia đã bước qua ranh giới không gian của nó để trở thành ngọn lửa căm thù đang hừng hực cháy trong lòng anh. “Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi, răng anh cắn nát môi anh rồi”. Trong hoàn cảnh ấy, Tnú không kêu van nửa lời là bởi anh thấm nhuần lời dạy của Đảng, của anh Quyết: là người cộng sản không thèm kêu van. Là người có lòng trung thành tuỵet đối với cách mạng nên Tnú tin cuộc cách mạng ở Tây Nguyên sẽ nhất định thắng lợi. Anh nhớ rõ lời của cụ Mết: Đảng còn thì núi nước này còn.
d, Tnú là người sống nghĩa tình
Bên cạnh những đức tính gan góc, dũng cảm, anh hùng ấy, Tnú bộc lộ rõ là người sống rất nghĩa tình. Anh có tình yêu sâu sắc với buôn làng, với gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ, anh là người bạn tốt của Mai. Lớn lên trưởng thành anh là người yêu chung thủy; người chồng, người cha đầy trách nhiệm. Phải chứng kiến giặc tra tấn đánh đập mẹ con Mai một cách dã man, Tnú xông vào kẻ thù với niềm tin dũng mãnh như vậy? Động lực ấy là gì nếu không phải được xuất phát từ trái tim rực lửa yêu thương và cháy bỏng lòng căm hờn? Tnú xứng đáng là tấm gương để cụ Mết giáo dục thế hệ trẻ.
e, Tnú mang trong mình ba mối thù sâu sắc với giặc:
Là một nhân vật điển hình, Tnú mang trong mình ba mối thù sâu sắc với giặc đó là: mối thù của cá nhân, mối thù của gia đình, mối thù của buôn làng.
Bản thân anh bị giặc thiêu cháy mười đầu ngón tay, ngón trỏ chỉ còn lại hai đốt. Dọc lưng anh đầy những vết dao chém của kẻ thù, đó là mối thù của cá nhân mà Tnú phải mang theo suốt cuộc đời này.
Vợ con anh bị giặc giết một cách thảm khốc dưới cây gậy sắt. Đó là mối thù của gia đình mà Tnú kiên quyết không đội trời chung với giặc. Tnú đã tâm niệm: “Còn thằng Mĩ thì không còn thằng Tnú”
Buôn làng Xô Man biết bao con người anh yêu thương đã bị giặc tàn sát, giết hại. Cánh rừng xà nu bị bom đạn cày xới, băm vằm, hàng vạn cây cây nào không bị thương. Đó là mối thù của buôn làng, của quê hương mà Tnú không bao giờ nguôi ngoai.
Mang trong mình một lúc ba mối thù lớn, Tnú tay không quyết đi tìm giặc để trả thù. Với Tnú, đã là thằng giặc thì thằng nào cũng là thằng Dục cả. Không phải ngẫu nhiên ở phần cuối câu chuyện, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã để cho nhân vật của mình với đôi bàn tay cụt bóp chết tên chỉ huy đồn giặc ngay trong hầm cố thủ của hắn với một điều tâm niệm: đó là thằng Dục. Chi tiết này một mặt thể hiện lòng căm thù mang cốt cách dân tộc nhưng mặt khác nó cũng thể hiện chân lý “ác giả ác báo”. Kẻ thù gây ra chứng tích ở mười đầu ngón tay của Tnú thì phải chết dưới chính cái chứng tích mà chúng gây ra.
g, Tnú là nhân vật mang ý nghĩa biểu trưng
“Rừng xà nu” là truyện của một đời người được kể trong một đêm và gói gọn thành một truyện ngắn. Cuộc đời ấy chính là cuộc đời của Tnú- một nhân vật giàu ý nghĩa biểu trưng. Trong buôn làng Xô Man, biết bao nhiêu gia đình, bao nhiêu thân phận phải chịu cuộc đời bi kịch như Tnú: có những người bị giặc chặt cụt đầu treo trên cây vả ở đầu làng, có những người bị cột tóc trên đầu súng. Nhưng cuộc đời thất bại của Tnú thể hiện rõ tính biểu trưng. Mặc dù mang trong mình ba mối thù sâu sắc với giặc; mặc dù Tnú vững chãi như một cây xà nu lớn; chiếm trong lồng ngực anh là sức mạnh mênh mang hoang dại của núi rừng Tây Nguyê, cháy trong huyết quản của anh là dòng máu anh hùng của Tây Nguyên bất khất nhưng Tnú tay không đi tìm giặc để trả thù nên anh đã gặp thất bại. Tnú có tình yêu thương gia đình sâu sắc vậy mà anh đành bất lực không cứu được vợ con mình; anh yêu buôn làng Xô Man là thế nhưng Tnú cũng không cứu được ai, bản thân anh cũng bị giặc bắt và tra tấn. Nhưng thiêu cháy tay anh là thứ nhựa xà nu thân thiết. Điều này muốn khẳng định rằng: Một khi Tnú tay không đánh giặc thì ngay thứ nhựa xà nui thân thiết kia- một khối chất thơm ngào ngạt như đồng nắng quê hương ấy cũng trở thành vũ khí để hủy diệt chính đôi bàn tay vẫn hàng ngày chăm sóc, vun xới cho cánh rừng xà nu.
Từ những thất bại của cuộc đời Tnú, Nguyễn Trung Thành đã khẳng định: thời đại chống Mĩ nếu chỉ có lòng căm thù cùng với sức mạnh bộc phát cá nhân thì chưa đủ. Thời đại này, cần phải có sức mạnh tập thể với vũ khí trong tay mới có thể chiến thắng kẻ thù, nghĩa là phải dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ bạo lực phản cách mạng như lời của cụ Mết trong truyện đã nói: “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”. Cuộc đời của Tnú cũng như buôn làng Xô Man và Tây Nguyên chỉ có thể cứu được khi đồng bào các dân tộc Tây Nguyên liên kết làm một cuộc “Đồng khởi” với vũ khí trong ta, đi đầu là cụ Mết ào ạt xông lên chém kẻ thù.
h, Tnú là một nhân vật mang đậm tính sử thi.
Một nhân vật mang tính sử thi là nhân vật phải mang được khát vọng của dân tộc, của cộng đồng. Tnú là một kiểu nhân vật sử thi bởi khát vọng của anh là khát vọng giải phóng dân tộc, đó là khát vọng của đồng bào Tây Nguyên và khát vọng của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa ở nhân vật Tnú hội tụ đầy đủ những tính cách của Tây Nguyên anh hùng mà ta thấy rõ ở trong trường ca “Đam San Sinh Nhã” và nhát là ngừơi anh hùng Núp trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”. Cuộc đời của Tnú dần được tái hiện qua lời kể của cụ Mết với giọng kể khan của già bản bên ánh lửa xà nu bập bùng cháy trong mỗi đêm thiêng. Điều này đã làm tăng thêm tính sử thi cho nhân vật này.
Như vậy, thông qua truyện ngắn “Rừng xà nu” , thông qua nhân vật Tnú, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã đưa nghị quýêt trung ương 15 năm 1959 đến đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành xứng đáng là người chiến sĩ trên mặt trận văn chương như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com