Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

a-Lenghiabk05

Một nông dân mua được một chú gà trống rất hăng. Gà ta đạp mái hết gà mái rồi tới vịt mái khiến chúng đẻ liên tục, nông dân nọ rất hả hê. Một bữa, ông ta đi làm đồng về thấy gà trống đang nằm xụi lơ trên bãi cỏ sau nhà, bên trên là mấy con quạ đang chờ ăn xác. Người nông dân thương xót than thở:

- Ôi chú gà tội nghiệp! Sao mày vội bỏ tao mà đi sớm vậy?!

Gà trống mở hé mắt nói:

- Ông đi chỗ khác đi kẻo lũ quạ mái bay hết mất bây giờ!

Một gà trống đã bị vặt lông đang chờ cắt tiết, nói với con gà mái khác bên cạnh:

- Lúc đầu nghe họ nói chuẩn bị có tiệc, mình cứ tưởng sẽ được dịp nhảy nhót tới sáng, ngờ đâu họ lại cho mình tham gia vào món cà-ri thế này…

Một con gà mái nằm phơi nắng giữa đường bị một chiếc xe kéo cán qua. Gà mái đứng dậy, rũ cánh, lẩm bẩm:

- Thằng cha nào mà khỏe thế không biết!

Sau bữa tiệc mừng năm mới, hai con gà mái gặp nhau trên bãi cỏ. Một con hỏi con nọ với vẻ quan tâm:

- Ồ, trông cô có vẻ không khỏe! Cô bị bệnh hay sao mà trông cô gầy thế?

- Không phải vậy, vừa trải qua đợt ăn kiêng dài ngày ấy mà. Bởi vì tôi còn muốn sống sót qua bữa tiệc.

Vào một buổi trưa mùa hè oi bức, trong trang trại tất cả đều yên lặng. Bất chợt có tiếng ồn ào vang lên. Từ trong chuồng, một con gà trống chạy thục mạng ra ngoài và hét tướng lên:

- Tôi đã nhầm rồi! Tôi đã nhầm rồi!

Ngay sau đó, một con vịt lạch bạch từ trong chuồng bước ra khẽ an ủi:

- Không sao đâu! Chuyện thường tình ấy mà!

Một bà danh giá mời thầy thuốc thú y đến chữa bệnh cho con mèo cái của bà bị ốm. Bác sĩ thú y khám cho con mèo và bảo bà chủ rằng con mèo có thai.

- Vô lý – Bà chủ nói – Nó không hề gần một con mèo đực nào cả.

Ðúng lúc ấy một con mèo to đi vào phòng.

- Thế con này thì sao? – Bác sĩ hỏi.

- Ông đừng nghĩ bậy – Bà chủ nói – Ðó là anh của nó.

ột ông bố chiều con gái, mua cho cô một chú vẹt nói đuợc. Một hôm đi làm về, ông ta hỏi con:

- Ơ kìa, con vẹt bố mua cho con đâu rồi.

- Con "rôti" nó ăn rồi bố ạ!

- Rôti? Con khùng hay sao lại rôti, con có biết con chim đó là một con chim quý biết nói tiếng nguời chứ có phải chim thường đâu?

- Vậy hả, thế sao lúc con sắp sửa "rôti" nó không nói gì, thì làm sao con biết được bố?!!! Một người vụng tay vụng chân đang cắt lông cừu , lúc cắt cao , lúc cắt thấp , lông cừu cắt không được đều , da thịt cừu còn bị cắt phạm vào nhiều chỗ . Cừu nhịn không được, bảo người cắt :

- Nếu anh muốn lấy lông cừu , xin hãy cắt cao một chút ; nếu anh muốn lấy thịt cừu , thì hãy cho tôi một dao phanh thây, đừng có tùng xẻo như vậy tôi chịu không nổi.

Nhà hàng kiểu gì thế này? Thịt bê không có, đến lợn sữa cũng không nốt. Trả tôi cái áo khoác để tôi đi sang nhà hàng khác vậy. 

- Dạ thưa cái áo của ông giờ cũng không có nốt ạ.

- Hãy cho tôi một chú lợn sữa. Đừng quá mỡ nhưng cũng đừng quá nạc. Được quay kỹ nhưng vẫn còn hườm hườm máu. 

- Máu nhóm nào, thưa ông?

- Người phục vụ hỏi. 

- Tôi mất 40 phút để xắn miếng bít tết này đấy, mà vẫn chưa xong.

- Không đi đâu mà vội, thưa ông. Nhà hàng chúng tôi mở cửa đến một giờ khuya. 

Người đàn ông nọ kiên nhẫn ngồi chờ trước cửa một tiệm ăn có treo bảng khuyến mãi: "Miễn phí và tặng quà có giá trị cho người khách may mắn thứ 100". Sau khi cần mẫn đếm tới người thứ 99, ông ta mới bước vào. Ăn xong, người đàn ông vui vẻ nói với chủ tiệm: 

- Tôi là người khách may mắn phải không? 

- Đâu có! Ông chỉ là người khách đầu tiên! 

- Thế còn những người vào trước? 

- Họ vào chỉ để hỏi đến người khách thứ bao nhiêu rồi! 

Ông khách yêu cầu một rượu vang khai vị: 

- Vang trắng hay vang đỏ? Phục vụ bàn hỏi. 

- Gì cũng được, tôi mắc chứng mù màu.  Một ông khách gọi phục vụ bàn và bảo: 

- Này tôi chẳng thấy lát giăm bông trong chiếc bánh mì kẹp nhân này đâu cả. 

- Lạ nhỉ, ông thử cắn miếng nữa xem sao.  Ông khách cắn miếng bánh nữa và nói: 

- Không, vẫn không thấy giăm bông. 

- Thế thì ông cắn quá chỗ có giăm bông mất rồi. 

Tối đêm Noel, một ông độc thân quyết định đi nhà hàng ăn tối. Ông ta gọi món bít-tết. Khi bồi bàn mang đồ ăn ra, ông thấy đó chỉ là một miếng xương, nên bực tức nói:   

- Tại sao anh dọn cho tôi miếng xương này?

- Tôi không biết. Đó là trách nhiệm của đầu bếp.

- Vậy hãy gọi đầu bếp ra đây! Khi đầu bếp tới và hiểu đầu đuôi, ông ta liền thốt lên:

- Ôi, số anh thật là may mắn! Tôi làm ở đây suốt 30 năm nay mà chưa hề được thấy một miếng xương bò nào hoàn hảo đến như thế!

Ta biết nói tiếng Người. Từ nay các người sẽ không bao giờ nghe ta nói một lời nào bằng tiếng chim nữa !

- Ồ, ồ ! – Mấy chị chim Chìa Vôi thốt lên – Thông minh làm sao ! Anh ta chỉ nói bằng tiếng Người ! Anh ta khinh rẻ tiếng chim !

- Anh ta biết nói tiếng Người ư? – Bác Quạ già hỏi – Thì đã sao ! Thế càng tốt ! Nhưng như thế không có nghĩa là anh ta thông minh hơn tất cả những kẻ khác. Tôi cũng biết nói tiếng Người nhưng chưa bao giờ tôi cho mình là một nhà thông thái.

- Thế thì bác nói đi, nói với anh ta bằng tiếng Người đi ! Mấy chị chim Chìa Vôi năn nỉ – Chúng em cam đoan là anh ta chẳng bao giờ nói với bác bằng tiếng chim đâu. Đấy, rồi bác sẽ thấy !

- Nào, để tôi thử xem ! – Bác Quạ nói rồi nhảy sang cành cây, nơi anh Vẹt đang ngồi với vẻ quan trọng.

- Chào anh Vẹt ! – Bác Quạ cất tiếng chào và tự giới thiệu bằng tiếng Người rất rành rẽ – Tôi là Quạ !

Rồi bác Quạ nói tiếp:

- Vẹt là thằng ngu ! Vẹt là thằng ngu !

- Anh Vẹt cũng đáp lại bằng tiếng Người rất trịnh trọng – Vẹt là thằng ngu !

- Bác nghe thấy chưa ? – Mấy chị Chìa Vôi thán phục reo lên – Anh ta đã làm cho bác tin rồi chứ ? Anh ta nói toàn bằng tiếng Người, bác tin rồi chứ ?

- Vâng, tôi tin ! Và tôi công nhận là anh ta nói rất đúng ! Phát hiện một chú bécgiê đang điều khiển chiếc BMW một cách điêu luyện trên xa lộ, cảnh sát giao thông chặn chiếc xe lại: 

- Bằng lái đâu?

Con chó dùng răng chìa ra một chiếc bằng xịn, ảnh của ông chủ nó.

- Không phải bằng của mày! Phạt 100 USD!

Chú bécgiê tinh khôn lại đưa khoản tiền phạt ra. Chiếc xe được đi tiếp. Đồng nghiệp của anh cảnh sát thắc mắc:

- Sao cậu lại để con chó lái xe đi?

- À, còn hơn là để cho cái "con lừa" ngồi ở ghế sau cầm lái.

Một người bước vào hiệu bán chim để mua một con vẹt. Chủ tiệm chỉ ba con vẹt trong lồng, nói: “Con bên trái này giá 500 đô.” 

“Sao, một con vẹt thôi mà đắt thế cơ à ?” Ông khách ngạc nhiên.

Chủ tiệm trả lời, “Chứ sao, con vẹt này nói sõi lắm, không ai cãi lại nổi với nó đâu.”

Ông khách bèn hỏi giá con vẹt thứ hai và được cho biết là 1.000 đô. Con vẹt này không những mồm loa mép giải mà còn biết làm vui lòng chủ bằng những câu nịnh hót.

Ông khách hỏi luôn về con vẹt thứ ba. Giá của nó là 2.000 đô. “Vậy nó có tài gì?” Ông khách thắc mắc.“

"Thú thật với ông là tôi chưa từng nghe nó nói gì cả, nhưng hai con này hễ mở miệng ra là “kính thưa luật sư” với nó."

Mary hay đi ngang qua một tiệm bán thú nuôi. Có một con vẹt trong tiệm thấy Mary, nó ré lên: 

_ Ê, cô kia!

_ Gì?

_ Cô xấu hoắc!

Mary rất tức giận. Hôm sau, cô đi ngang, con vẹt lại ré lên:

_ Ê, cô kia. Cô xấu hoắc!

Mary tức giận lắm. Chuyện này lặp lại đến lần thứ ba thì Mary không chịu nổi. Cô vào tiệm và nói với chủ tiệm:

_ Con vẹt này xúc phạm tôi. nếu ông không dạy dỗ nó đàng hoàng, tôi sẽ kiện!

Hôm sau, Mary đi ngang qua, con vẹt vẫn ré lên:

_ Ê, cô kia!

_ Gì? – Mary quay lại, thách thức.

_ Cô biết rồi còn hỏi! – Con vẹt cười nham nhở.

Hai kẻ móc túi chuyên nghiệp đang ăn trong một nhà hàng. Một tên nhìn sang bàn bên cạnh thấy ông khách đang bực tức vò đầu bứt tóc, quay lại hỏi bạn: 

- Này, lão kia làm sao ấy nhỉ? 

- Kệ ông ta, bị mất ví tiền ấy mà. 

- Sao cậu biết? 

- Thế cậu định chờ lão ta tự nguyện trả tiền cho bữa ăn của chúng mình hay sao?

rong nhà hàng, một bà già đỏm dáng cao giọng gọi: 

- Cho món gà quay nhé! 

- Có ngay, thưa bà! 

- Gà còn non không đấy? 

- Thưa, không được như bà đâu ạ!

Khách hàng vẫy gọi nhân viên phục vụ: 

- Sao ở đây nhà hàng các anh cho ít canh thế? 

- Thưa ông, chúng tôi muốn khách hàng có thể vừa ăn, vừa ngắm hình ảnh trang trí đẹp mắt ở đáy bát.

Hai con khỉ đi vào một quán bar và gọi hai cốc bia. Nhân viên phục vụ chưa bao giờ bán bia cho khỉ nên anh ta rất ngạc nhiên chạy lên lầu hỏi ý kiến ông chủ: 

- Thưa ông! Có hai con khỉ ở dưới nhà đang gọi bia! Tôi phải làm gì bây giờ? 

- Thì cứ phục vụ chúng nó đi, đồ ngu. Ồ, nhưng chờ đã nào. Chúng nó chắc không biết gì đâu, hãy tính giá gấp đôi nhé! 

- Anh phục vụ chạy xuống lại và mang hai cốc bia cho những con khỉ và tính tiến gấp đôi. Tối hôm đó, hai con khỉ lại tới uống bia, thấy vậy, anh phục vụ nói: Ở nhà hàng chúng tôi có ít khỉ lui tới lắm… 

- Con khỉ trả lời: Với cái giá cắt cổ như thế thì điều đó có gì là lạ đâu!!!

Một ông khách gọi phục vụ bàn và bảo: 

- Này tôi chẳng thấy lát giăm bông trong chiếc bánh mì kẹp nhân này đâu cả. 

- Lạ nhỉ, ông thử cắn miếng nữa xem sao. 

- Ông khách cắn miếng bánh nữa và nói: Không, vẫn không thấy giăm bông. 

- Thế thì ông cắn quá chỗ có giăm bông mất rồi.

Người đàn ông nọ kiên nhẫn ngồi chờ trước cửa một tiệm ăn có treo bảng khuyến mãi: "Miễn phí và tặng quà có giá trị cho người khách may mắn thứ 100". Sau khi cần mẫn đếm tới người thứ 99, ông ta mới bước vào. Ăn xong, người đàn ông vui vẻ nói với chủ tiệm: 

- Tôi là người khách may mắn phải không? 

- Đâu có! Ông chỉ là người khách đầu tiên! 

- Thế còn những người vào trước? 

- Họ vào chỉ để hỏi đến người khách thứ bao nhiêu rồi!

Người khách bước vào một nhà hàng có tấm bảng lớn: “Sẽ trả 500 USD nếu không thoả mãn được yêu cầu của quý vị”. 

- Khi người phục vụ hỏi ông khách muốn dùng gì, ông ta trả lời: Cho tôi một cái đuôi voi dùng với bánh mì lúa mạch đen. 

- Một lát sau, chủ nhà hàng chạy ra đến gần bàn khách và đập 5 tờ 100 USD xuống bàn: Lần này thì anh thắng, nhưng tôi muốn cho anh biết đây là lần đầu tiên trong mười năm qua, chúng tôi hết bánh lúa mạch đen.

 Anh phục vụ tiệm ăn hỏi vị khách: Ông dùng gì thưa ông? 

- Anh cho tôi một đĩa cải xào và một đĩa thịt kho. 

- Vâng thưa ông, xin ông đợi một chút, tôi sẽ vào bếp nấu ạ. 

- Ơ, thế ra anh cũng là đầu bếp luôn à? 

- Dạ tôi chỉ làm thay thôi ạ, vị đầu bếp đã được đưa đi cấp cứu từ sáng do sơ ý nếm nhầm một món xào nào đó trong bếp ạ.

Một khách du lịch Nhật bị lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội, anh ta hỏi hai thanh niên Hà Thành đường ra ga. Anh ta hỏi bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ðức và đương nhiên cả tiếng Nhật, nhưng hai người kia đều không hiểu. Anh ta đành nhún vai bỏ đi. Một trong hai anh bảo người kia :

- Này, chúng ta phải học ít nhất một ngọai ngữ chứ.

- Vô ích, - người kia đáp - Cứ trông ông khách du lịch này thì rõ. Biết bốn, năm thứ tiếng mà có ăn thua gì đâu!

***

Hai vợ chồng ngồi trên máy bay đi du lịch.

- Anh biết không, anh yêu - bỗng người vợ nói - hình như em quên rút bàn là ở nhà.

- Ðừng lo, em yêu, - người chồng đáp - Anh cũng quên không tắt vòi nước trong buồng tắm.

***

Vợ đi du lịch Thái Lan về. Cô kể cho chồng nghe những gì cô đã trông thấy.

- Ðoàn em được đưa vào xem thoát y vũ nhé, khiếp lắm anh ạ.

- Thế nó có khủng khiếp lắm không, - chồng hỏi, - hay báo chí người ta viết bịa ra như thế ?

- Anh nhìn nhé ! - ngay trước mặt chồng, cô vợ cởi dần hết quần áo trong tiếng nhạc.

- Ừ, quả là tởm thật ....

***

Hai khách du lịch Mỹ ngồi trên xe đi vào một thị trấn nước Ý.

- John, nhìn xem chúng ta đang ở đâu.

John giở cuốn sách hướng dẫn du lịch nước Ý và đáp :

- Chúng ta ở trang 191.

- Tốt, - người kia đáp - Ta đi tiếp nhé, để hôm nay kịp đến trang 210.

Thông báo

Trong một khách sạn ở New York có dán tờ thông báo: "Đề nghị quý khách tắt thuốc lá! Xin hãy nhớ tới vụ hỏa hoạn ở Chicago".

Phía dưới tờ thông báo ấy có ai đó viết thêm: "Đề nghị không nhổ nước bọt xuống sàn! Xin hãy nhớ tới những trận lũ lụt mùa xuân ở Mississippi".

Hỏng thang máy

Đêm khuya, một ông khách trọ say mềm kêu ầm lên ở phòng lễ tân:

- Nhân viên lễ tân đâu rồi, ở đây thang máy bị hỏng à?

- Thưa ông,- một nhân viên đáp - thang máy vẫn hoạt động tốt, chỉ có điều là ông đang đứng trong buồng điện thoại.

Trên tàu có 1 ông giáo sư bảo rằng cứ đi qua đất nước nào ông ta ko cần nhìn cũng biết.Mọi người ko tin bèn bảo ông ta làm thử. Ông ta thò tay ra ngòai cửa sổ đòan tàu: -Ở đây nóng quá ! Chắc là California Mỹ rồi. Một lúc sau ông ta lại thò tay ra ngòai và bảo: -Chà! Lạnh thật! Đến Matxcova rồi !! Đúng 2h sau ông ta thò tay ra cửa sổ rồi rụt vào nói: -Em mất cái đồng hồ đeo tay.Đúng đây là Việt Nam rồi các bác ơi ..!

IẾT KIỆM

Một anh chàng keo kiệt về quê chơi, anh ta bước lên tàu điện với một va li bự đùng và đặt xuống sàn tàu.

Người bán vé bảo:

-Anh mua vé đi, vé người ba ngàn, vé hành lý cồng kềnh sáu ngàn.

Nghe vậy anh chàng bèn đá va li và nói:

-Chui ra thôi bà ơi! Không ngờ vé hành lý lại mắc hơn vé người!

THÀ VẬY CÒN HƠN

Ông chồng say lần đầu nửa đêm bò về nhà, lần dò mở cửa phòng ngủ làu bàu với vợ:"Anh về rồi đây, em hãy bắt đầu quát mắng đi, chứ để phòng tối đen thế này anh không tài nào tìm ra giường được!".

KHÔN NGOAN

Cô vợ vốn rất sạch sẽ đi làm về muộn vừa bước vào nhà đã thấy sàn đầy vỏ cam vỏ quýt, trên bàn còn có mảnh giấy của chồng:"Xin lỗi em yêu, anh ngủ trước. Ngày mai anh sẽ dậy dọn dẹp!"

Vợ thấy dơ bèn tiện tay quét dọn. Lúc leo lên giường lại trông thấy một mảnh giấy khác để trên gối:" Cám ơn em yêu!

CHỨC VỤ

Mục sư đi truyền đạo tận Châu Phi xa xôi. Dọc đừơng, ông đụng phải một tên trong bộ lạc ăn thịt người tại đây:"Tại sao cứ nhìn tôi chăm chăm thế?" mục sư hỏi

Thổ dân trả lời:"Tôi có nhiệm vụ kiểm soát lương thực trong bộ lạc".

CƯỚP LỊCH SỰ

Trên phố vắng, một thanh niên hỏi người phụ nữ qua đường:

-Thưa bà, bà thấy gần đây có ông cảnh sát nào không ạ?

-Ồ! không có đâu, nhưng có chuyện gì xảy ra thế?

-Không, hãy đưa túi xách của bà ra đây.

CÓ CẢ HAI THỨ

Hai người bạn lâu ngày gặp nhau

-A! Mạnh khoẻ chứ? Có vợ chưa hay vẫn rửa chén quét nhà?

-Ồ vẫn khoẻ! Và có cả hai thứ - vợ và rửa chén quét nhà.

Thân trai tráng đi làm Osin

Vợ chồng mới cưới mà thuê Osin trẻ vạm vỡ thế này thì chắc có nhiều chuyện hay xảy ra lắm đây.

Hai vợ chồng trẻ, nuôi một osin nam, ngày nào cũng bắt anh ta ăn cơm nguội. Osin tức quá, không biết làm thế nào được. Một hôm, người chồng đi vắng, anh ta ngồi ở trong bếp, giả cách vạch quần bắt rận, rồi thở dài mà than rằng:

- Mày mới ăn cơm nguội có một tháng, mà gì... đã to xù, xung mãn thế này cơ à? Thế này thì mấy cô nàng bên hàng xóm mê phải biết.

Cô chủ nghe thấy vậy thì mắt sáng lên như vớ phải vàng. Từ đấy cứ bắt chồng bữa nào cũng phải lẩm cơm nguội, còn cơm sốt thì để cho thằng Osin ăn. Chồng lấy làm lạ, hỏi mãi, vợ cứ nín, sau tức quá, gắt om lên rằng:

- Việc gì mà bữa nào cũng bắt ông ăn cơm nguội, mà hỏi thì lại câm, là nghĩa làm sao?

Vợ nín không được, phải cãi:

- Ăn lắm thì được vào thân nhiều, việc gì mà ỏm tỏi cả lên?

1. Một anh hay khoác lác khoe :

_Trên đời này thứ thịt nào tớ cũng đc ăn

Một bà tò mò hỏi :

_Thưa ông , thế thịt quỷ ông cũng ăn rồi à ? Mùi vị nó ra sao ?

Anh chàng nói trơn tuột :

_Ăn rồi ngon hơn thịt người nhiều !

Đúng lúc đó có 1 viên quan xử án đi wa , nghe thấy anh chàng này nói là đã ăn thịt người , liền cho người lấy cái gông gông vào cổ anh ta , quát :

_ Đi , vào tù , vậy là mày đã thú tội

2.Anh chàng nọ tính rất nóng vội , một hôm vào chợ , vừa vào cửa hàng anh đã quát gọi :

_Tại sao mãi hok mang mì ra đây ?

Chủ quán bưng bát mì ra , để ngay xuống mặt bàn nói : Ăn nhanh lên để tôi còn rửa bát !

Về nhà anh chàng nọ nói với vợ : Tôi tức đến chết mất !

Chị vợ liền thu dọn ngay quần áo , nói : Anh mà chết thì tôi đi tái giá !

Hôm thứ hai sau khi chị ta tái giá , chồng sau đã đòi ly hôn . Chị hỏi tại sao thì anh ta nói : Vì sao cô chưa sinh nở gì cả ?

3. Một ông đi chơi khuya , đến góc phố nhỏ gặp một người đưa tay chặn lại nói nhỏ :

_ Giữa đêm thanh vắng , xin ông nhủ lòng thương kẻ cô độc , lang thanh không nơi trú ẩn , túi rỗng bụng không , trong tay hok có cái gì ngoài cây súng AK-47 này

4.Giữa đêm khuya một ông dắt con *** thật lớn đi ngoài phố . Một người đi đến gần ông , lo sợ hỏi :

_Thưa ông con *** này cắn người hok ?

Ông dắt *** cười đáp : hok đâu nó hiền lém ! Có tôi bên cạnh nó hok dám lôi thôi đâu !

Người lạ mặt cười gằn : Tốt lém , vây xin ông đưa cái ví tiên cho tôi

5.Tên sát nhân bị dẫn ra pháp trường xử trảm , bị mưa bão dọc đường nó than thở : Sắp chết vẫn khổ , bị mưa bão dọc đường !

Người lính áp giải : Mày chỉ khổ lần nay thui con ạ . Còn bọn tao , xã hội nó cử sản sinh ra những thằng như mài thì còn khổ nhiều lần nữa con ạ !

6. _ Anh đã sử dụng súng giảm thanh khi ăn cướp ngoài đường phải hok ? _ quan tòa hỏi bị cáo .

_ Vâng thưa tòa bởi luật pháp hok cho phép làm ồn nơi công cộng

7.Trong một nhà băng :

_Thưa ngài tôi có thể gọi điện thoại ở đây dc hok ?

_ Thật đáng tiếc bởi chúng tôi hok thuê bao điện thoại

_ Nhưng các anh có trả tiền nuôi *** dữ chứ ?

_ Làm gì có chuyện ấy !

_ Vậy lệ phí sử dụng vũ khí thì sao ?

_ Chúng tôi hok đóng khoản ấy

_ Vậy thì mở két ra . Vụ cướp bắt đầu

8. _Tại sao tù nhân số 31 lại trốn thoát ? _ Viên cai ngục hỏi anh lính gác .

_ Thưa ngài nó có chìa khóa ạ

_ Hả ? Nó lấy chìa khóa ở đâu ?

_ Thưa ngài nó chơi bài với tôi và nó đã thắng cuộc

Xạo hả màj ?

Bữa đó các vị nguyên thủ quốc gia của các nước Mỹ, Trung, Anh bàn công việc trên trực thăng. Đang lúc cao hứng, nước Mỹ cầm cái đồng hồ Rolex 1mil USD nói :

- Kao mà wăng sợi dây này xuống, thì cả vùng đất này sẽ sung sướng !

NGuyên thủ của ********** cầm rương châu báu quăng xuống, rùi nói :

- Vì rương châu báu của Ngộ mà cả thành phố này sẽ sung sướng !

Đến phiên nữ hoàng Anh cởi toàn bộ nữ trang ra rãi xuống dưới, cười nụ :

- Chị mà rãi hết nữ trang xuống thì cả vương quốc này sẽ sung sướng 

Nói đến đây viên Phi Công người Việt nói : tui mà wăng 3 người xuống là cả thế giới sẽ sung sướng 

♥♥♥Ai Nghèo Hơn ?

Tổ Chức lương thực thế giới mở một cuộc thi hội hoạ , quy tụ tất cả danh hoạ của tất cả các nước mô tả sự nghèo đói của nước mình để tranh thủ được khoản tiền viện trợ của Hội Đồng các nước.

Vào đến vòng chung kết, chỉ còn có 3 nước : Ấn Độ, Tiểu vương quốc Bắc Phi và Việt Nam.

Bức tranh thứ nhất của Hoạ Sĩ Bắc Phi vẽ cảnh xương trắng ngập đường, đất đai khô cằn, những đứa trẻ phải gặm từng khúc xương bên đường trông thật thê thảm. Giám khảo nhất trí cho giải 3.

Bức tranh của hoạ sĩ Ấn Độ vẽ cảnh một người ăn mặc rách rưới đang ăn thịt bò. Vì là quốc gia đạo hồi nên đạo đức người Ấn Độ không được ăn thịt bò, thế mà người này đói đến nỗi vừa ăn mà nước mắt cứ tuôn trào .... Thật là một cảnh bi ai thế gian hiếm thấy. Tất cả giám khảo nhất trí cho giải nhì

Bức Tranh thứ 3 của hoạ sĩ Việt Nam, sau khi xem xong tất cả đều nhất trí cho giải nhất mà ko cần suy nghĩ. Cảnh của bức tranh này rất đơn giản : Một cái ****** chăng đầy mạng nhện.

♥♥♥ Hết cách luôn ^o^

Trên Con Tàu Victoria đủ quốc tịch, Thuyền trưởng báo động khẩn cấp tàu sắp chìm, nhưng không ai chịu mang áo phao nhảy xuống biển hết. Đang lúc rối trí, viên phó chỉ huy liền thủ thỉ "sếp cứ xuống trước đj, em có cách cho mấy đứa này nhãy xuống".

Quả nhiên sau 5 phút, tất cả mọi người đều nhãy xuống biển. Được hỏi, viên phó chỉ huy cười mỉm nói :

- VỚi người Anh, tôi nói "nhảy cầu là môn thể thao quý tộc, lại rất hợp thời trang, mời ngài nhảy ạ" . 

- Với người Đức, tối nói "Anh phải nhảy, đó là mệnh lệnh tối cao"

- Với người Nga "Đó là một hành động cách mạng rất đáng khen"

- Với người Pháp "anh khôgn thấy làm vậy rất lãng mạng sao"

- Với người Mỹ "yên tâm, anh đã đóng Tiền bảo hiểm rùi mà"

- cuối cùng tới người Việt Nam : "bọn họ nhãy hết cả rùi, mình cũgn nhãy luon đj ha"

♥♥♥Xạo pà kố

Cả thế giới đều sợ người Mỹ vì người Mỹ đã nói là sẽ làm

Người Mỹ sợ người TQ vì TQ vừa nói là làm liền

Người TQ sợ người Nhật vì im im chưa nói đã làm

Vậy NHật sợ ai hỉ ? Đó là Việt Nam, vì nói 1 đàng làm 1 nẻo, bố ai biết đường nào mà lần

♥♥♥Ai liều hơn

Hôm đó các vị tướng của Mỹ, **********, Việt Nam đang ngồi ... nhậu với nhau. Lúc cao hứng, cả ba liền đề nghị thử xem lính của ai gan dạ hơn.

Đầu tiên vị tướng Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ nói với tên lính hầu cận : Mày leo lên tàu, chạy ra ngoài khơi nhảy xuống cho cá mập ăn đj. Tên lính gật đầu "sure" , nhảy xuống bể cá mập, máu loang tung toé.

Vị tướng Pháo binh của TQ cũgn không vừa, nói với người lính của mình : Mày leo vào khẩu pháo, cho tao châm ngòi bắn vào bức tường kia nhen. Tên lính mặt tái méc, leo vào khẩu pháo. Vị tướng châm ngòi, pháo nổ cái bùm, máu thịt văng cái phọt, dính vào pức tường cái pẹt .... nhầy nhụa gớm ghiếc ko thể tả.

Vị tướng thứ 3 của Việt Nam, way wa nói với lính của mình : Mày làm gì cũng đc, mà phải can đảm hơn 2 thằng hùi nãy nghen. Người lính way wa nói : Cục Cức, ** làm 

♥♥♥Hội thi lặn :

Thế giới mở cuộc thi lặn 5 năm 1 lần quy tụ toàn các tay lặn đẳng cấp cao. Luật thi đấu rất khắc nghiệt :Thí sinh dự thi phải bị nhốt vào lồng sắt, khoá kĩ lại rồi đem dìm xuống nước. Trong lồng có một sợi dây nối lên trên bờ, nếu thí sinh nín thở không nổi nữa có thể giật dây, sẽ có người kéo lồng lên.

Đầu tiên Vận Động viên ( VĐV ) nước Mỹ chui vào lồng. Mọi người nín thở hồi hộp chờ xem .... 30 giây .... 60 giay .... 5 phút .... đến 10 phút trôi qua, VĐV Mỹ được đưa lên trong tình trạng hôn mê sâu, nhưng vẫn còn sống sót. Một nửa số VĐV các nước còn lại thấy vậy đều lắc đầu bỏ cuộc.

Đến phiên VĐV **********, người này đưa ngón tay cái lên ra dấu "chiến thắng" rùi chui vào lồng sắt. 11 phút sau, lồng sắt kéo lên. Tất cả mọi người hoan hô nhiệt liệt, báo chí chụp ảnh loạn xà ngầu. VĐV ********** bước lên cầm cúp chụp hình ngon lành.

Thấy mọi người bỏ về gần hết, VĐV Việt Nam liền chui vào lồng sắt, trổ hết bản lĩnh. 5 phút ... 10 phút ... 15 phút .... 20 phút .... Khi mọi đối thủ đều đã bỏ về hết, người ta kéo lồng sắt lên, VĐV Việt Nam trèo lên với vẻ mặt đắc thắng. Mọi người đều ngỡ ngàng trước kỉ lục mới này. Khi được phóng viên hỏi bí quyết nào giúp anh đoạt chức vô địch, lập kỉ lục thế giới mới, VĐV Việt mím môi **** đổng : thằng Sh*t nào cắt mẹ sợi dây òi, mém chết đuối lun >_<

♥♥♥ Ai Keo hơn ?

Trong một quán Bar hạng trung, có 4 người : Anh, Mỹ , **********, Việt Nam đều kêu 1 ly Heiniken .

Bỗng có 4 con ruồi đánh bom cảm tử lao thẳng vào 4 cái ly.

Người Anh : Nhăn mặt bước thẳng ra khỏi quán.

Người Mỹ : Kêu chủ quán lấy ly khác.

Người ********** : vớt con ruồi ra ... uống tiếp ^o^

Người Việt Nam : Cũng vớt con ruồi ra, **** vào mặt nó : Đjs pố màj dám uống bia của tao àh ? Nhổ hết bia ra mau !!

Món ngon trong ký ức

Chủ nhật 08/11/2009 08:44

(ANTĐ) - Quê tôi vùng núi cao cách Hà Nội ba trăm cây số, mấy chục năm về trước giao thông còn khó khăn nên người nào được ra khỏi bản, đến Thủ đô khi trở về đều phải kể chuyện cho cả bản nghe. Hà Nội lúc nào cũng lung linh rực rỡ, cái gì cũng đẹp, món gì cũng ngon. Đặc biệt là món bánh tôm Hồ Tây, thơm vàng ròn béo ngậy, chỉ ở Hà Nội mới có. Người già chép miệng tiếc nuối vì cái bóng tuổi già đã đổ sập xuống như mặt trời đi qua núi. Còn lũ trẻ chúng tôi, hình dung về chiếc bánh tôm luôn trở đi trở lại trong giấc mơ suốt một thời ấu thơ nghèo khó.

Ngày bước chân xuống Hà Nội thi đại học, tôi được mẹ động viên bằng một bữa bánh tôm Hồ Tây nhớ đời. Niềm háo hức của đứa trẻ đồng rừng lần đầu tiên được đến với Hà Nội, lần đầu tiên được thưởng thức món ăn mà mình khao khát, thèm thuồng khiến tôi ngó ngoáy ngồi không yên. Quán rất đông, tôi ngại ngùng không dám nhìn xung quanh để “xem trộm” món bánh mình đã gọi nó như thế nào. Thế là trong khi chờ đến lượt mình được ăn, tôi đành đưa mắt nhìn xung quanh. Quán bánh tôm ven Hồ Tây rùm ròa những tán cây cổ thụ, chim hót líu lo, sóc chuyền cành vui nhộn. Bên đường dòng người ồn ào hối hả đi lại, xe cộ, quần áo với đủ màu sắc tươi tắn, bắt mắt. Còn ngay bên mép quán, sóng nước Hồ Tây cứ mặc sức vỗ bờ. Phía xa xa, nơi sương mờ lãng đãng, những con vịt trắng nhấp nhô như muốn cuốn tầm mắt tôi ra xa, xa mãi...

Đĩa bánh tôm đã hiện ra trước mắt. Những con tôm đỏ au bằng ngón tay út cong mình cuộn trong lớp bột vàng rộm xếp chồng lên những tàu xà lách, rau sống xanh non mỡ màng, chưa ăn đã thấy ngon mắt. Cắn một miếng, thấy vị giòn tan, vị béo ngậy, vị ngọt của tôm hòa quyện với chút cay, chút mặn, chút chua của nước chấm pha rất khéo tan vào trong miệng, lại kèm thêm miếng dưa góp được làm từ dưa chuột, đu đủ cho giảm bớt độ ngấy... Loáng một cái, đĩa bánh tôm đã hết veo. Đĩa khác, rồi đĩa khác nữa... Chiều Hồ Tây tím dần cũng là lúc tiếng gọi thêm bánh tôm từ các bàn trong quán càng trở nên dày hơn. Tôi trở về quê hương vùng cao với ước mơ cháy bỏng là đỗ đại học, để được học tập ở Hà Nội, và để thường xuyên được ăn bánh tôm, món bánh đã ăn một lần là không thể nào quên.

Rồi tôi cũng đạt được ước mơ của mình. Suốt những năm tháng sinh viên, quán bánh tôm Hồ Tây trở thành địa chỉ quen thuộc của chúng tôi, những người trót yêu món bánh ấy như yêu một nét đặc trưng của Hà thành. Thích nhất là những ngày chớm đông, khi cái lạnh se se theo gió Hồ Tây thổi vào, vừa xuýt xoa vừa nhắc chị phục vụ tăng thêm độ cay trong nước chấm, đĩa bánh tôm nóng giòn đã làm cái rét đầu đông thêm thi vị. Bạn bè tôi từ các tỉnh xa xôi về thăm Hà Nội, sau một vòng dạo chơi thăm thú phố phường, điểm đến cuối cùng của người “hướng dẫn viên du lịch” là tôi chọn cũng là quán bánh tôm ven Hồ Tây, để vừa được ăn, vừa được thu vào tầm mắt một góc rất đặc biệt của mảnh đất nghìn năm tuổi, dù bên cạnh bánh tôm, Hà Nội còn có hàng trăm món ăn ngon, đặc sắc khác.

Rồi tôi chuyển vào Nam sinh sống, mang trong mình biết bao nhiêu hoài niệm về thành phố lưu giữ những cảm xúc đầu đời. Năm tháng cứ thế cuốn đi. Cái nắng, cái gió dần cũng quen, nhưng đôi khi lòng chợt xốn lên khi nghe tin gió mùa đông bắc xa. Thế là cứ bần thần ngồi một mình, tưởng tượng ra những con phố xao xác lá me, lá bàng trong những trận mưa phùn đầu đông rét ngọt.

ầu đông năm nay, Hà Nội chẳng mưa phùn gió bấc, chẳng bão rớt ngập đường mà cái rét cứ thế ngấm dần, ngấm dần dù nắng như mật ong vẫn chan hòa khắp các nẻo đường. Tôi lại trở về đây, thu mình trong chiếc bàn kê sát mặt hồ Tây. Những chiếc mành thâm xỉn thời gian được buông hết xuống mà gió hồ vẫn thỏa sức tung hoành. Chỉ chưa đầy năm phút, đĩa bánh tôm đã được bê ra. Vẫn màu vàng rộm của bột, vẫn xanh non của đu đủ, vẫn đỏ tươi của ớt, chỉ khác, những con tôm không đỏ au mỡ màng mà là những xác tôm riu, tôm nhỡ màu nâu nhạt, thi thoảng mới điểm vào giữa mênh mông là... bột. Cắn một miếng, chiếc bánh nguội lạnh, giòn khô tan trong miệng, để lại vị ngấy, vị hôi của mỡ chứ tuyệt nhiên chẳng thấy vị ngọt, vị tanh của thịt tôm như ngày nào.

Cảm giác háo hức, thèm thuồng như bị dội gáo nước lạnh. Đẩy đĩa bánh tôm hầu như còn nguyên ra, tôi lại nhìn xung quanh. Hóa ra, nhà hàng bánh tôm bây giờ không chỉ bán nguyên bánh tôm. Thực khách đên đây để ăn nộm, ăn cá quả, cá chép, để thưởng thức đủ mọi thủy hải sản và các món ăn hấp dẫn khác. Nhìn mãi ở góc cuối nhà hàng, mới thấy một bàn có hai đĩa bánh tôm. Người khách trông có vẻ từ xa đến, giữ ý, uể oải gắp miếng bánh tôm lên ăn trong khi ông chủ sành điệu giọng Hà Nội cứ vồn vã: “Ăn đi, ăn đi. Bánh tôm Hồ Tây, chỉ Hà Nội mới có thôi đấy”.

Tôi lủi thủi ra về. Lòng chợt buồn như vừa bị mất một cái gì đó, nhỏ bé thôi mà quý giá vô cùng.

Những múi mít và sơ mít luộc kĩ có màu vàng thâm thâm, xám xịt trông chẳng hấp dẫn, màu mè như bao món sơn hào hải vị khác, nhưng cứ mỗi khi mùa mít chín rộ, khi những chiếc se đạp thồ những quả mít vàng ươm đường bày bán dọc đường Hồ Tây là lòng cứ xốn xang, thúc giục tôi về với bà.

Bây giờ có đi khắp mọi nơi tôi cũng không tìm đâu ra được cái mùi mít luộc ấy. Còn nhớ, quê tôi xưa nghèo lắm. Nhà bà lụp xụp, chỉ vẻn vẹn có ba gian nhà tranh như nghiêng ngả theo từng cơn gió Lào. Nhà thì bé mà vườn rộng thênh thang, tôi thích nhất vườn cây ăn quả của bà. Nào là ổi, na, dừa, xoài… nhưng tôi yêu lắm cây mít bà trồng góc vườn. Không hiểu bà tôi chăm sóc thế nào mà nó sai quả lắm, quả lớn địu quả bé chi chít.

Bố tôi thoát ly đi làm ăn xa quê nên kinh tế cũng hơn các chú bác trong nhà. Mỗi lần hè đến là tôi đòi bằng được bố cho về thăm bà. Mặc dù, sáng nào hai bà cháu cũng dậy sớm đi chợ nhưng bà hỏi ăn gì tôi cũng lắc đầu, tôi đã quá chán ngấy những món chiên rán béo ngậy rồi. Tôi chỉ muốn chiều nào cũng được ngồi đùn rơm để luộc mít. Đấy là món khoái khẩu của tôi mỗi khi về thăm bà. Bà ngồi đun bếp mà tôi cứ lành tranh đòi đun, tôi lấy cái que cả bắt trước đùn rơm vào nấu như bà nhưng chỉ được vài phút là bếp lại tắt ngúm, khói nghi ngút khiến nước mắt tôi giàn giụa. Nhìn thấy tôi vừa cúi gằm mặt xuống đất, miệng chu ra để thổi bụi mù mà bếp vẫn tắt ngúm, bà cứ móm mém nhai trầu và cười.

Mỗi khi ra Hà Nội, tôi lại nhớ biết bao hương vị ngọt thơm ấy, nhưng dường như nồi mít tôi luộc trên bếp ga không quyện với mùi khói rơm nên không ngon giống nồi mít của bà. Mà có lẽ cũng bởi những quả mít nơi đây không được hút các chất dinh dưỡng từ những thớ đất của đồng ruộng miền Trung nên không có hương vị riêng biệt như mít ở quê.

Lần đầu tiên được ăn món mít luộc của bà là lúc tôi 12 tuổi. Trước đây tôi có hỏi vì sao bà lại không để mít chín hẳn rồi ăn nhưng bà chỉ cười bỏm bẻm chứ không trả lời. Sau này lớn lên chút nữa tôi mới nhận ra rằng bà thích ăn mít nhưng vì mít dai nên bà luộc lên để ăn cho mềm. Có lẽ từ đó mà tôi thêm yêu cái mùi nồng nồng của những miếng mít luộc ấy. Mít luộc nhừ hết cả ra mà bà ăn vẫn phải móm mém làm mắt tôi cứ cay xè trong khói bếp. Mùa hè là mùa mít chín rộ vì thời tiết quá nóng nên những quả mít cũng chín nhanh hơn. Ngày nào tôi cũng trèo leo để bứt ổi, xoài và cả mít nữa trong vườn bà để đem sang cho các anh chị nhà chú, bác. Vậy mà sáng nào tôi cũng đèo bà lóc cóc đi chợ, khoác trên ghi đông cái bị đựng mê man nào là ổi đào, mít để bán. Biết tôi cũng khoái món mít luộc nên bà lúc nào cũng chọn quả to nhất, nhiều múi nhất để cho tôi. Cứ chiều đến khi mặt trời lấp ló sau những ngọn dừa là bà cháu tôi lại lục đục chuẩn bị bữa cơm chiều. Bà lại bắc thêm một nồi nước bên cạnh nồi cơm để đun nước luộc mít. Hai bà cháu mặt lấm tấm những tàn tro xám, mồ hôi nhễ nhại nhưng khi ăn những miếng mít có mùi nồng hoi hoi hương khói rơm ấy lại thấy ngon lạ lùng. Ăn hết thịt múi, tôi còn nhặt ăn hết cả những cọng sơ mít còn sót trên rá.

Những múi mít và sơ mít luộc kĩ có màu vàng thâm thâm, xám xịt trông chẳng hấp dẫn, màu mè như bao món sơn hào hải vị khác, nhưng cứ mỗi khi mùa mít chín rộ, khi những chiếc se đạp thồ những quả mít vàng ươm đường bày bán dọc đường Hồ Tây là lòng cứ xốn xang, thúc giục tôi về với bà. Mười lăm năm đã trôi qua, một khoảng trời nghi ngút khói bếp cứ lởn vởn trong kí ức tôi. Nơi ấy, có mùi hăng hăng, nồng nồng của mít sắp chín luộc trên bếp tro bay bụi mù, khét lẹt. Mười lăm mùa hè đi qua với bao buồn vui lẫn lộn nhưng chưa mùa hè nào tôi không về thăm bà, chưa mùa hè nào cây mít bà trông thiếu quả, chưa mùa hè nào tôi không cắm cúi thổi bếp luộc mít cùng bà. Mùa hè thứ mười sáu này tôi vẫn không quên được mùi mít luộc ấy. Nhưng tôi chẳng còn được cặm cụi gạt rơm bụi mù và châm lửa thổi, cũng không còn ai ngồi để lành hanh đòi luộc mít nữa, bởi bà đã đi xa rồi.

Hè này lại đến với những xe mít ven hồ Tây, mỗi lần qua nơi này, những cơn gió hồ mát rượi như xua tan đi những cái ngột ngạt của mùa hè nhưng trong lòng tôi vẫn nồng đượm vị khét, khê của rơm ám vào những múi mít luộc quê bà. Vẫn đâu đây khói bếp làm cay xè đôi mắt…

Mướp “đỉa” đeo món ngon...

(iHay) Trong “chuyến đò quê hương” của mỗi người, hình ảnh cầu ao có giàn mướp hương mát rượi - rập rờn ong bướm, cùng bụi tre già liêu xiêu xõa tóc... như chốn bình yên tuyệt đẹp. Nơi đó, vẳng nghe lời mẹ ru ngọt hơn mía lùi, đủ đầy món ngon chân quê. Tất nhiên, mướp “đỉa” phải kể đầu tiên!

>> Vẩy cá nên thuốc

Ăn... ác nhơn!

“Bầu em non nè anh! Lấy đi!" - "Xúi dại, ở tù chết! Tôi cần mướp đỉa" - "Chiều anh luôn!”...Bốn giờ rưỡi sáng, theo chân anh Quốc Việt đi chợ P.5, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang nghe mấy câu đối đáp nhau giữa khách và chị hàng chợ thiệt thú vị. 

Có bà cụ lụm khụm bên mớ rau đắng đất, nhúm dền hương non mướt chờ khách mối... Mua những loại rau này anh Việt luôn trả cao gấp 2 - 3 lần so với giá thường (cùng loại). 

rái mướp nụ lúc lớn hơn ngón tay cái vẫn cong queo, da mốc (phấn trắng) xanh tựa con đỉa trâu, nên dân gian quen gọi là mướp “đỉa”. Ăn mướp “đỉa” có hơi ác, nhưng thời điểm này vị mướp mới “ngọt ngất”, ăn là ghiền! 

Chứng tỏ một kiểu ăn khôn của dân Nam bộ, thời thừa mứa sản vật. Mặt khác khi hái nhanh mướp non, sẽ giúp mướp mẹ tranh thủ sinh mướp nụ. Càng ngon! Nhà vườn thêm cơ hội tích góp “đồng mốt, đồng hai”.

Ngon thổn thức

Ngày hè oi bức, một số văn nghệ sĩ và doanh nhân thường về quán Tạ Hiền, gần chùa Vĩnh Tràng, TP.Mỹ Tho xì xụp món canh tập tàng với nhiều loại rau dại: dền hương, đọt choại, bù ngót... mướp “đỉa”, thêm ít tép tươi. Món canh bình dị, dễ ăn dễ nấu và dễ cảm! 

Bởi trong ký ức, không ít người từng húp lấy húp để tô canh tương tự do mẹ, chị... nấu ngày mưa bão hay thủa cơ hàn. Mùi rau ngay ngáy quyện trong làn khói mỏng đã “chở” người ăn về chốn xưa, có dáng mẹ lưng còng, tay run run hái từng nhúm rau má, cải trời... trong chiều gió bấc hoặc trưa hè gắt nắng!

Một phiên bản khác của canh tập tàng mướp “đỉa” là nấu với trứng vịt bắc thảo. Mùi hương của trứng rất hợp tông với mùi rau dại. Đồng thời vị trứng lại béo bùi. Gặp lúc nắng mưa thất thường, húp tô canh này với ít tiêu sọ giã, trán rịn mồ hôi - vừa sướng thần khẩu vừa “đuổi” cảm hiệu quả.

Mặt khác, nhịp sống phố thị luôn vội vã. Còn cánh mày râu thường “ngậm đắng nuốt cay” (cà phê, bia...) nên thường nghe... nóng trong người. Một bữa ăn có nhiều rau xanh như nắng hạn gặp mưa to, phần nào giúp gan giải độc. Nhờ vậy người ăn nghe mát lòng mát dạ vô cùng.

Đồng thời, mướp “đỉa” còn đeo nhiều món hấp dẫn khác.

Mướp đỉa “hỏi cưới” bò cỏ

Mướp hương được xếp hàng vua trong các loại mướp, ngoài vị ngọt đậm còn có mùi thơm quyến rũ. Và chỉ có loại mướp “đỉa” của giống này mới xứng đôi với bò cỏ tơ cùng các món xào, gỏi...

Bò cỏ là giống bò ta nhỏ con, thường được thả rong, cho thịt ngọt thơm đặc trưng.

Gặp đầu bếp giỏi canh lửa, món bò cỏ xào mướp “đỉa” chỉ vừa chín tới. Quá lửa, lượng Viatamin nhóm B, C cùng các khoáng tố vi lượng bổ ích trong mướp non sẽ bị bay hơi. Còn thịt bò sẽ dai. Món này thơm nức mũi và ngọt tuyệt vời. Chan muỗng nước xào ăn kèm với bún, rưới chút nước tương thôi cũng đủ mê ly.

ới ai thích nhâm nhi, món gỏi mướp “đỉa” sẽ hợp hơn. Dĩa gỏi lấp lánh sắc màu: xanh non của mướp “đỉa” phối cùng trắng tươi và tím sẫm của ít bắp cải, điểm xuyết màu đỏ hồng của trứng luộc... Vị gỏi chua thanh lẫn beo béo. Sợ thiếu bạn hiền sẽ bớt ngon!

Bên cạnh đó, mướp “đỉa” còn rất thiết thực với phái đẹp.

Thuốc ngoài giàn

Cái hay của y thực Việt là ăn ngon thay vì uống những chén thuốc đắng nghét. Ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thầy thuốc nam giỏi ở Gò Vấp, TP.HCM, bật mí: Mướp “đỉa” là một trong những rau đậu độc đáo giúp các bà phi triều Nguyễn đẹp da, giải độc hiệu quả. Ông Viên còn khuyên khi chế biến, nên giữ cả lớp phấn trên vỏ trái và giữ luôn cuốn mướp sẽ càng nên thuốc.

Về nguy cơ nhiễm độc, BS Lương Lễ Hoàng giải thích rõ hơn trong bài “Mặt trước, mặt sau”, Thuốc Đắng Giã Tật, tập 2, trang 34 - 37. Cụ thể: “Với cuộc sống đầy dãy mầm bệnh ngoại lai: vi trùng, siêu vi, ký sinh, khói xăng dầu, khói thuốc lá, tia tử ngoại trong ánh nắng gay gắt, hóa chất gia dụng, chất bảo quản trong thực phẩm công nghệ..., cơ thể đương nhiên không thể tránh khỏi hậu quả bị nhiễm độc thường xuyên. Chính vì thế, hệ thống kháng bệnh phải làm việc liên tục ngày đêm với mục đích giảm thiểu tối đa lượng độc chất sao cho hàm lượng tích lũy đừng vượt quá mức độ có thể sinh bệnh...”.

à muốn hệ thống này khỏe mạnh thì cơ thể phải dung nạp đầy đủ về chất và lượng hai thành phần “hầu như chỉ được cung ứng từ thực phẩm: Sinh tố, như tiền sinh tố A, sinh tố E, C, D... và khoáng tố, như selen, kẽm, magnesium, vanadium...”.

Còn dược sĩ Bùi Kim Tùng ghi: “Quả mướp có tính thanh nhiệt, nhuận tràng, chống dị ứng, thông sữa... Quả mướp non nấu chín lấy nước dùng cho người đau dạ dày để thấp nhiệt (dư acid). Chất nhày lót thành dạ dày làm dịu đau và chóng lành vết loét... Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy mãn tính hãy kiêng mướp.” (theo Món Ăn Bài Thuốc, tập 3, trang 171 - 173).

Ngoài ra, theo đông y, gần như tất cả các bộ phận của giây mướp hương đều là thuốc. Đơn cử, lá chữa viêm họng, ho hen kéo dài, bằng cách: rửa sạch ít lá, giã nhõ với ít muối, vắt lấy nước uống. Thân dây mướp (lấy từ mặt đất trở lên khoảng 1m) chữa viêm xoang mũi, bằng cách: đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu trắng...

Tiếc rằng, giống mướp hương ở miền Trung và Tây Nam bộ đang hiếm dần. Do nhà vườn chuộng trồng những giống mướp mới cho năng suất cao hơn, mặc dù chất lượng kém hơn.

Ấm lòng khoai nướng đầu đông

Mi Lan

Khoai nướng, sắn nướng giờ đã không còn xa lạ với chốn thị thành tấp nập như Hà Nội. Vào một ngày chớm đông se lạnh, dễ dàng bắt gặp một hàng khoai nướng ấm cúng nơi góc phố nào khuất gió, quây quần tụm năm tụm ba những cô cậu sinh viên ngồi sưởi ấm, vừa ăn vừa thổi miếng khoai bở bùi đang ngọt dần trong miệng.

Khoai nướng, sắn nướng giờ còn có mặt trên những chiếc xe đẩy cũ kĩ chở một chiếc bếp than liu riu lửa, bên trên là những củ khoai mập tròn xém vỏ xếp ngăn nắp vào vỉ, khách mua khoai luôn có thể lựa những củ còn nóng mang về hay ăn ngay tại chỗ. Cũng có khi là ngô nướng, chuối nướng xen lẫn với khoai cứ thơm lừng cả dãy phố dài.

Củ khoai dân dã của nhà quê, giờ đã góp mặt với nền ẩm thực hà thành như một lẽ dĩ nhiên. Những hàng bánh khoai chiên không khi nào vắng khách trong những ngày chớm đông gió lạnh. Chỉ với bát nước chấm chua ngọt với bí quyết nêm nếm gia vị khéo léo của chủ quán, chẳng khó gì để giữ chân những thực khách khó tính ở lại hàng bánh của mình. Khoai nướng giữ được vị ngọt tự nhiên của khoai, phần vỏ xem xém cháy lại tạo nên mùi hương đặc trưng để ta dễ dàng nhận thấy khi có một hàng khoai nướng đâu đây. Khoai luộc dân dã, là món ăn vị thuốc tốt cho tiêu hóa. Khoai lang chiên giòn, món ăn chơi tuyệt vời cho những ngày tiết trời giá lạnh.

Lại nhớ về những ngày thơ ấu, khi củ khoai còn là món chính trong bữa ăn hàng ngày, khi ấy, chỉ mong sao một ngày nào đó được ăn nguyên một bát cơm trắng không độn bất cứ thứ gì. Tháng ngày lam lũ với ruộng đồng quê xưa, nhiều khi nghĩ lại vừa thấy thương, vừa thấy sợ những năm vụ mùa mất trắng, may còn có khoai để mà ăn qua ngày. Khoai là bạn của nhà nông đấy, thế nhưng kí ức về những món ngon chế biến từ khoai lại càng ít thấy. Khoai hấp cơm, độn cơm là món thường phải ăn dai dẳng hết ngày này qua ngày khác. Khoai nướng thì có vẻ sang hơn, buổi trưa đợi mẹ nấu xong nồi cám lợn, kiểu gì cũng phải vùi lấy dăm ba củ khoai vào bếp than còn hồng lửa, đến chiều dậy là đã có khoai để ăn lót dạ trước khi dắt trâu ra đồng. Ngày ấy, đến mỡ để ăn cũng là đồ khan hiếm, làm gì dám nghĩ sẽ có ngày được ăn món khoai chiên thơm lừng và giòn tan nơi đầu lưỡi.

Tuổi thơ chỉ thích nhất khi cùng lũ bạn rủ nhau nhóm củi rồi nướng khoai trên đồng. Những củ khoai vừa bới còn vương những lấm đất, cứ thế đem vùi dưới đống than hồng vừa kịp tắt lửa. Cả lũ bạn ngồi quây quần xung quanh sưởi ấm, đôi lúc vì giành nhau củ khoai mà cãi nhau đấy, rồi cũng lại quên được ngay. Buổi chiều hôm sau đã thấy í ới gọi nhau đi dắt trâu ngoài bãi. Tuổi thơ nhọc nhằn qua đi mà ăm ắp những kỉ niệm.

Khoai nướng, sắn nướng hay ngô nướng, chẳng có gì cao sang mà níu giữ bao bước chân người qua phố. Lẫn trong những nhộn nhịp của phố phường lộng lẫy, chợt bắt gặp mùi hương thơm nồng mà bình dị của hồn quê dân dã, dường như những khoảnh khắc yêu dấu in sâu trong kí ức tuổi thơ lại ùa về. Thèm lắm một bếp lửa hồng và mái gianh ấm cúng cho mùa đông sắp tới.

Ký ức món “thịt luộc” quê nghèo

09/05/2012

        Sinh ra và lớn lên tại những vùng quê xứ Quảng và đã là người con của “đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm” thì có lẽ từ khi còn nằm nôi đã nghe bà, nghe mẹ ầu ơ câu hát ru:

                                                                     “Ai về nhắn với nậu nguồn

                                                            Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên”

        Một sự đúc kết kinh nghiệm ẩm thực từ bao đời nay để nói về một món ăn hết sức đơn giản, dân dã được chế biến từ một sản vật của miền núi và một sản vật từ biển cả, đó là: mít non và cá chuồn. Người dân quê tôi ai cũng biết cá chuồn nấu với mít non là ngon, là đúng điệu nhưng cá chuồn đâu phải lúc nào cũng có và thêm vào đó ngày xưa cuộc sống ở quê tôi còn nghèo khó, chật vật chạy từng bữa ăn nên năm khi mười hoạ mới có bữa cá tươi. Còn mít non thì từ khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch khi những con chim tu hú gọi bầy vang trong những khu vườn thì đồng thời trong các khu vườn của người dân quê tôi, mít đậu trái đúng mùa từ cuối năm ngoái đến nay đã thành mít non. Những trái mít tròn lẵng, gai mở vừa nhu nhú ra trái đầy từ gốc đến ngọn. Quê tôi ngày đó nhà nào cũng có ít nhất vài ba cây mít trong vườn và mặc dầu không có cá chuồn nấu kèm nhưng không vì thế mà trong những bữa ăn quê nghèo lại thiếu những món ăn chế biến từ mít non được, nào là mít non kho, mít non kho hoặc nấu canh với lá lốt, mít non trộn... Riêng đối với gia đình tôi luôn khoái khẩu với món mít non luộc chấm với mắm cái, món ăn mà anh em tôi hồi đó thường ví như là “thịt heo ba chỉ luộc”. Cái hương vị dân dã, mộc mạc của món “thịt heo” quê nghèo này cho đến tận bây giờ vẫn còn đọng mãi trong ký ức tôi về những bữa cơm gia đình tuy đạm bạc nhưng đầm ấm, bình yên và tràn đầy niềm yêu thương của một thời khó khăn, vất vả.

        Hồi đó vườn nhà tôi trồng rất nhiều mít, những cây mít cao to cành lá xum xuê nghe ba tôi bảo do ông cố trồng lâu rồi. Mỗi khi đến mùa mít thì cây nào cây nấy trái treo lũng lẵng từ gốc đến ngọn. Mẹ thường bảo anh em tôi rảo quanh vườn để hái mít non. Theo lời chỉ dạy của mẹ anh em tôi thường chọn những trái mít không quá to, vỏ mít có gai nhỏ đều để mít không quá nhiều xơ, hạt vẫn còn non, múi mít vẫn nhỏ và không dày. Hái mít xong thì tiện tay cắt thêm tàu lá chuối để mẹ lau mủ mít khi gọt vỏ.

        Mít gọt xong cắt bỏ cùi, lau sạch mủ rồi xẻ theo chiều dài của cuống mít và cắt mít thành từng miếng lớn. Bắc nồi nước sôi cho mít vào luộc chín. Mít ngon phải là loại mít có màu trắng ngà, luộc chín phải mềm. Mít luộc chín để nguội rồi xắt thành từng miếng nhỏ như xắt thịt heo rồi trang điểm vài cộng rau thơm có sẵn trong vườn như rau húng, rau răm... Mít luộc có ngon hay không, có bắt cơm hay không thì không thể không kể đến chén mắm cái để chấm. Cứ hễ đến khi nào ngoài vườn có mít non thì hủ mắm cái cá cơm, cá nục mẹ tôi muối cứ vơi dần theo từng bữa ăn của gia đình. Hũ mắm mẹ muối đã nêm nếm gia vị đầy đủ bởi vậy mỗi khi ăn chỉ cần dằm vài trái ớt hiểm, giã thêm chút gừng và thêm một ít tiêu bột là đã có ngay một chén mắm cái thơm ngon, hấp dẫn và đầy quyến rũ. Mỗi chén mắm cái mẹ múc ra từ hũ có cả cái lẫn nước hòa quyện vào nhau, con cá muối không bị nát, có màu hồng, tỏa hương thơm mời gọi, mới ngửi thấy mùi thôi mà bụng đã sôi réo rắt.

        Bới chén cơm nóng hổi vừa thổi vừa và cơm vừa nhón tay gắp miếng “thịt heo mít luộc” kẹp vài lá rau thơm rồi chấm sâu miếng mít vào chén mắm cái và bỏ vào miệng sẽ cảm nhận được vị bùi, ngòn ngọt của mít quyện với cái vị mằn mặn, đậm đà của mắm cái, vị cay nhè nhẹ nơi đầu lưỡi của ớt, của tiêu, của gừng và vị thơm của rau ăn kèm. Cứ thế rỗ mít luộc và chén mắm cái – món ăn chủ lực trên bàn – cứ vơi dần cho đến khi nồi cơm cạn đáy. Mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen nhưng sao lúc nào cũng thấy lạ miệng, cũng thấy ngon đến lạ...

        Tuổi thơ anh em chúng tôi êm đềm trôi qua với những ký ức khó quên nơi quê nghèo với những bữa cơm cả nhà ngồi quây quần quanh rổ mít non luộc và chén mắm cái dậy mùi thơm do chính tay mẹ muối... Anh em chúng tôi lớn lên mỗi đứa một phương vất vả bương chải với bao toan tính đời thường. Có đôi khi trong cuộc sống hằng ngày thỉnh thoảng cũng được ăn những món được chế biến từ mít non. Và những lúc ấy ký ức ngày xưa lại ùa về, chợt quay quắt nhớ cái hương vị quê nhà phảng phất trong bữa ăn, thấy quê hương dường như gần lại...     

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: