Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần Không Tên 2


1. Giao lưu tiêpa biến văn hóa có tác dụng như thế nào đối với văn hóa Việt Nam trong lịch sử

Một cộng đồng dân cư không chỉ sống trong mối quan hệ với tự nhiên mà còn luôn phải quan hệ với các dân tộc xung quanh – đó là môi trường xã hội. Trong việc tiếp biến văn hóa, với vị trí ngã tư đường của các nền văn minh, người Việt Nam đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa nhân loại. Từ xa xưa, cư dân trên manh đất Việt Nam đã sớm có những tiêpa xúc và tiếp xúc lâu dài với các nền văn hóa lớn. Điều này đã mang lại nhiều tác động tích cực cũng như là một sự tác động tích cực đến nền văn hóa Việt Nam.

Điều kiện địa lí tự nhiên (địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, địa chất, khí hậu thời tiết, thuỷ văn, hệ sinh thái tự nhiên) đã tác động đến văn hóa thông qua chu thể văn hóa (các tộc người), làm thay đổi nhận thức của họ và tùy vào nhu cầu và mục đích sống buộc họ phải thích nghi hoặc sáng tạo ra cách thích nghi với môi trường tự nhiên. Và khi sự sáng tạo không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống thì từ đó dẫn tới sự tiêpa biến văn hóa. Chủ thể tự nhiên bị tác động dẫn tác không gian văn hóa cũng bị ác động theo, từ đoá dẫn tới sự thay đổi của các văn hóa vật thể, là tiền đề hình thành và biên đổi văn hóa phi vật thể.

Sự giao lưu văn hóa thường dẫn đến tiếp biến văn hóa, tức là sự tiếp thu, biến đổi những yếu tố du nhập từ bên ngoài thành những yếu tố văn hóa dân tộc. Để được chấp nhận, những yếu tố văn hóa mới du nhập không thể đối chọi với văn hóa truyền thống của tộc người. Và trong khi tiếp biến văn hóa, bản thân nền văn hóa tiếp nhận cũng sẽ biến đổi từng phần để thích ứng, dung hợp với những yếu tố văn hóa mới. Noi cách khác, chính nhờ sự giao lưu văn hóa mà các nền văn hóa và các tộc người chủ thể mới có thêm các nguồn lực ngoại sinh để tự điều chỉnh, cách tân, phát triển. Khi các tộc người thích nghi với không gian văn hóa lâu đời, họ có khả năng khai thác tự nhiên tốt nhất, từ đoá họ thích nghi hoàn toàn với tự nhiên. Nhưng ngược lại, khi họ sống quá lâu ở một nơi thì con người sẽ dần ăn mòn, hủy hoại không gian văn hóa do ai lực dân sự gia tăng quá nhanh và con người bị cầm tù trong không gian tự nhiên ấy. Người Việt khi di cư xuống đồng bằng thì họ đã bị cầm từ trong nền văn hóa đồng bằng, họ quay lưng lại với rừng núi. Nhưng khi tiến vào tiếp biến văn hóa Chăm học học hỏi những điều kiện kĩ thuật canh tác, sản xuất mới, tộc Việt dần mơ rộng địa bàn, họ tiến lên rừng và mơ rộng ra biển. Điều kiện giao lưu tiếp biến văn hóa đã tác động đến chủ thể văn hóa. Nó tạo ra tri thức mới, phương tiện mới, văn hóa mưu sinh mới và tôn giáo mới. Khi thiên cư từ trung tâm Đông Dương đến vùng Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ Việt Nam, nhóm Tiền Việt – Mường đã tiếp biến văn hóa của người Tày cổ để phát triển nền nông nghiệp lúa nước trong thung lũng và đồng bằng châu thổ và tiếp biến ngôn ngữ của người Tày cổ để hình thành tiếng Việt – Mường chung. Trong thời kì Văn Lang – Âu Lạc, văn hóa Việt – Mường đã đạt tới những đỉnh cao rực rỡ về phát triển nông nghiệp lúa nước trên đồng bằng châu thổ, về luyện kim đồng – sắt, về tổ chức cộng đồng làng – Nước, về tin ngưỡng thờ cúng tổ tiên, về ý thức tộc người. Những thành tựu này của văn hóa Việt – Mường đã làm nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam về sau. Trước kia, người Việt độc canh cây lúa nước nhưng sau khi tiếp biến với văn hóa ngoại lai, họ biết được trên vùng đất mình sinh sống lại có thể trồng thêm Cây công nghiệp. Ngày xưa, họ cho biết đánh bắt tôm cá (tận dụng nguồn lợi của tự nhiên) nhưng ngày này nhờ tiếp biến với các nền văn hóa mới họ học được các kĩ thuật nuôi trồng. Giao lưu tiêpa biến văn hóa còn góp phần tạo ra nhu cầu mới. Ví dụ như từ khi điện thoại ra đời con người không cần gặp mặt nhau nữa mà họ có thể tiếp xúc gian tiếp với nhau thông qua điện thoại. Như vậy, chính sự tác động vào chủ thể văn hóa đã làm thay đổi tập quán, thói quen, biến đổi phong tục của một cộng đồng. Ngoài ra, giao lưu văn hóa còn tác động trực tiếp vào văn hóa vật thể. Giao lưu văn hóa bắt đầu từ vật phẩm tiêu dùng và tôn giáo. Khi xuất hiện những vật phẩm tiêu dùng mới thì cũng sẽ tan động tới nhu cầu của con người, từ đó làm thay đổi văn hóa phi vật thể. Đó là những tác động tích cực của việc giao lưu tiếp biếnvăn hóa.

Tuy nhiên, sự tiếp biến văn hóa cũng có mặc tiêu cực. Vì có tác dụng làm biến đổi văn hóa tộc người, nên ở mức độ cao nhất, tiếp biến văn hóa cũng có thể dẫn tới đồng hóa văn hóa, làm tiêu vong cả tộc người, hình thành tộc người mới. Nguy cơ này đặc biệt rõ khi những yếu tố văn hóa mới du nhập đi cùng với chủ nhân của chúng là một số lượng di dân áp đảo có tiềm lực kinh tế, văn hóa và quân sự mạnh, dẫn tới sự tiếp biến văn hóa cưỡng bức đối với các tộc người bản địa. Khi tiếp biến văn hóa với bên ngoài, văn hóa nội tại phai có đủ sức để đồng hóa văn hóa ngoại lai. Hơn 1000 năm Bắc thuộc, các tộc người Bắc Việt ở Giang Nam đã bị đồng hóa văn hóa Hán, nhưng ngược lại, người Việt – Mường đã đồng hóa được văn hóa Hán. Ở thời phong kiến, người Việt tiếp thu văn hóa Hán và hệ tư tưởng nhớ giao dẫn đến việc hình thành các tư tưởng tiêu cực như trong nam khinh nữ, tạo ra hệ thống khoa cử lạc hậu, kiềm hãm sự khác triển kĩ thuật. Trong thời nhà Nguyễn, trong khi Việt Năm và Nhật Bản đều gặp phai những khó khăn về kinh tế, xã hôi giống nhau thì Thiên Hoàng Minh Trị đã thức hiện chính sạch mở cửa giao lưu với bên ngoài thì Việt Nam do chịu ảnh hưởng quá nặng của Nho giáo lại thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng làm cho tình hình đất Nước ngày càng trì trệ. Vì vậy, sở dĩ Nhật Bản duy tân thành công là nhờ ít ảnh hưởng văn hóa Hán hơn nước ta. Đó là những tác động tiêu cực của giao lưu tiếp biến văn hóa đối với nước ta trong lịch sử.

Vì vậy, để có thể giao lưu tiếp biến văn hóa mà không bị diệt vong văn hóa, các nền văn hóa và các tộc người chủ thể văn hóa cần phải có sức mạnh văn hóa nội tại, đồng thời phải có khả năng cho lọc, chuyển hóa những yếu tố văn hóa mới du nhập để bồi bổ cho sức mạnh văn hóa nôi tại. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: #hoc