Chương Một
Anh không có bạn....
Tôi bắt gặp anh ta "Nâng niu", sờ mó, vỗ vỗ con Jeep Cherokee màu nâu đời mới nhất xấu xí của mình. Là một người có niềm đam mê kì lạ, thái quá và không uyên thâm một chút nào về những chiếc xe bốn bánh, tôi thật chẳng thể hiểu nỗi cái hãng xe ấy có những tên thiết kế ra những chiếc xe xấu xí như vậy, và lại có những tên chấp nhận cho sản xuất và để những người như tôi đây phải miễn cưỡng lái nó.
"Người mà cậu cần gặp"
Tên vệ sĩ da màu to lớn trong bộ đồ đen đẩy lưng tôi một cái rõ xa lại gần anh ấy hơn, cú đẩy quá bất ngờ khiến tôi suýt chút nữa là nhảy túi bụi xuống nền đất ẩm ướt và dơ bẩn mấy vệt bánh xe sau cơn mưa tầm tã tối ngày hôm qua. Khốn nạn thật, chẳng hiểu sao Chúa không cho mưa ngày nào mà lại cho mưa xuống New York đã mấy ngày trời không mưa nhưng cũng chẳng oi bức, khó chịu gì ngay trúng đêm diễn của 5 Seconds Of Summer hôm đó khiến tôi đi tong hơn một nghìn đô-la tiền vé. Càng khốn nạn hơn khi phải đi lái xe cho một tên ca nhạc sĩ có chiếc ôtô riêng mà tôi cho rằng xấu tệ nhất lịch sử ngành công nghiệp xe hơi và tên vệ sĩ mà tôi cho rằng chẳng biết một chút nào về ý tứ và sự đối xử với con gái. Nếu như áp lực của ngày đầu tiên nhận việc không bó tôi như một đòn bánh bây giờ, tôi đã phóng lên, cho hắn ta một "cuốc", kệ hắn ta to bự giỏi võ đến cỡ nào, kệ xung quanh nghĩ ngợi thế nào để hỏi hắn ta "Mi có bị mù không?". Quả thật, tôi nghĩ rằng hắn ta bị mù. Tôi ăn mặc cũng đâu ra dáng đàn ông lắm đâu. Chiếc áo sơ mi trắng ren, chiếc quần đen ống bó, một đôi Nike cũng đâu hẳn là che đi, át đi mái tóc dài đậm chất con gái của tôi. Vả lại, hắn ta là vệ sĩ, đời hắn chắc gì mà không thấy hết mấy hạng người trên thế gian này, đến cả một đứa con gái như tôi, tuy ăn mặc quả thật có hơi đàn ông đấy, tôi thừa nhận, nhưng hắn ta cũng ít ra phải thấy được người đang ăn diện hơi giống đàn ông này, không phải là một người đàn ông. Nghĩ lại tôi càng thấy cú đẩy ấy như đẩy một thằng con nít vậy. Ôi, quả thật hắn ta bị mù mà. Bực bội chết đi được! Lại ngày đầu tiên nhận việc cơ chứ.
Nhưng mà, cũng có phần an ủi ở đây....
Tôi, là tài xế riêng của Charlie Puth...
Phải, anh chàng ca nhạc sĩ nổi đình, nổi bám, nổi banh trành cả cái xứ âm nhạc Âu Mỹ như người ta nói bây giờ này là khách hàng, "ông chủ" của tôi, là người có chiếc xe ôtô mà tôi cho rằng là xấu nhất quả đất, là người có một tên vệ sĩ chẳng biết gì về ý tứ. Tôi đang đứng gần anh ta, có lẽ vậy. Anh ta đứng kế bên cửa sau xe phía bên phải của tôi, bàn tay phải lướt nhẹ qua tay nắm cửa. Còn tôi, mất mặt thật, điên rồ thật, đưa cả tấm thân ôm lấy khúc đèn hậu phía sau bên trái như kết quả từ cú đẩy vô ý tứ của tên vệ sĩ khốn nạn ấy. Kẻ một đường thẳng từ tôi đến anh, chắc cũng dài khoảng hai, ba, bốn, năm mét gì đó, người ta nói khoảng cách như vậy cũng gọi là "gần" rồi. Anh mặc một chiếc áo sơ mi đen, bên ngoài phủ lấy một cái áo khoác quân đội lắm túi khâu mác "US ARMY" bên vạt phải và quốc kì Mĩ ở vạt trái, theo góc nhìn và tài miêu tả dở tệ của tôi, một chiếc quần Jean đen, một đôi thể thao đen viền trắng ở đế, người như anh chắc phải hàng sang từ Adidas trở lên. Lông mày của anh ta bị sượt một bên khiến tôi cảm thấy chú ý một chút về anh trước khi chú ý đến trang phục của anh. Chẳng hiểu sao lại có người có cặp hàng lông mày như anh chứ? Nhìn kĩ lại, nghĩ kĩ lại, tưởng tượng sâu xa, tôi cũng gật đầu trong lòng chấp nhận để câu hỏi đó vào hư vô. Nhìn anh như vậy cũng thấy hơi bụi bặm và ngầu hơn. Trông anh bây giờ trong "Bộ cánh" ấy cũng khiến tôi liên tưởng đến Justin Bieber và một tên ca nhạc sĩ nào đó cũng đang nổi như anh mà tôi cũng kịp tìm thoáng qua, nhìn thoáng qua là The Weeknd. Nghe đâu cả hai người đều sinh ra ở Canada. Đôi khi tôi cũng tự hỏi, sao người Canada với Úc lại chấp nhận "Vùi thây" quê hương của họ để hát "Nhạc Mỹ" cơ chứ?
"Cô làm nghề này lâu chưa?"
Giọng Canada trầm của anh đi vào tai tôi, xuyên đến bộ não có vấn đề về văn chương miêu tả của tôi cùng với một câu hỏi. Mặc kệ anh chau mày nhìn tôi vẻ không thích sự chờ đợi, tôi đứng đơ ra, không làm gì, để bộ não của tôi chỉ việc "ngẫm" cái giọng nói ấy. Giọng của anh trầm đến mức chẳng như tôi nghĩ chút nào. Anh hát trong See You Again - Cái bài hát đưa anh nổi banh trành ấy một chất giọng cao vút mà tôi thấy chẳng kém cạnh gì Ariana Grande hay Mika. Nhưng không thể ngờ rằng khi nói anh lại trầm như thế này. Charlie Puth trong See You Again và Charlie Puth tôi đang gặp hoàn toàn như hai thực thể khác nhau, dẫu tôi đưa ra cái suy nghĩ đó quá sớm chỉ từ giọng nói và giọng hát. Nhưng trong đầu tôi nói thật, Charlie trong See You Again là một ca sĩ thực thụ. Còn Charlie mà tôi đang nhìn, đang ngẫm, đang chau mày chờ câu trả lời của tôi cho câu hỏi ban nãy là một khách hàng đang dò hỏi về kinh nghiệm làm việc của tôi và người đó đang chau mày khó chịu khi phải chờ quá lâu cho câu trả lời từ một cô gái đang đứng đơ ra đó và chẳng có sự lạc quan nào cho những hành động tiếp theo mà cô gái đó làm, đó nói, đó trả lời.
Nhắc đến chau mày, mình đứng đơ ra bao lâu rồi nhỉ?
"Cô bao nhiêu tuổi?"
Giọng Canada trầm đấy lại đi vào đầu tôi với một câu hỏi, nhưng không phải là câu hỏi trước đó. Và tôi cũng chẳng phải làm gì khiến anh ta chau mày để chờ câu trả lời.
"Hai mươi hai"
Anh mở to mắt, như bao người khác mà tôi đã gặp. Hai mươi hai tuổi, cái tuổi mà Taylor Swift bảo đáng lẽ phải lăng tăng với vui chơi và tình yêu trong cái sáng tác đình đám của cô ấy lại đi làm một cái nghề lái xe, một cái nghề mà ai cũng nói tôi là hư vô và già cỗi. Đơn giản vì ngay cả tôi còn chưa tìm ra được một tên tài xế nào thừa nhận "Tôi mới hai mươi hai tuổi". Huống chi thừa nhận thêm vào "Và tôi là con gái". Nghĩa là tôi chẳng có một người bạn đồng nghiệp nào, chẳng có ai mà ai đó đã nói với tôi rằng "Trau dồi kinh nghiệm, kiến thức, và vài trò chơi bẩn". An ủi một cái là bố tôi lại nói rằng tôi sẽ là người chế ra cái kinh nghiệm ấy để trau dồi cho người khác, chế ra cái kiến thức ấy để trau dồi cho người khác, chế ra, gặp vài chiêu thức chơi bẩn để trau dồi cho người khác. Nhưng tôi phản pháo lại câu nói ấy, trong lòng. Thứ nhất, có thật sự chắc chắn rằng trong tương lai sẽ có một "Người khác" để tôi làm những cái thứ đó cơ chứ. Thứ hai, như đỡ bi quan hơn điều thứ nhất, như là sự an ủi mà tôi tự tạo ra khi chấp nhận làm cái nghề này, vì Chúa làm cho tương lai của tôi và bao con người khác trở nên bí ẩn, có thể trên cái đất New York tám chín triệu dân này, hoặc thậm chí trên cái đất Mỹ bảy tám trăm triệu dân này, tôi, đang là một "Người khác".
"Trẻ nhỉ?"
Anh tựa lên, nghiêng người về phía thành xe, nhíu mắt nhìn tôi vẻ săm soi và nghi ngờ, cái đầu óc ngu dốt văn chương miêu tả của tôi nghĩ vậy.
"Anh cũng đâu phải là bình thường khi bước vào nền công nghiệp âm nhạc và nổi tiếng đâu"
Anh phì cười và lắc đầu trước cái câu nói mà tôi chẳng thấy đáng để phì cười và lắc đầu tí nào. Trông mặt anh ta quả thật tôi thấy anh ta còn rất trẻ. Nhưng nếu anh ta có là một Thomas Brodie-Sangster thứ hai, thì tôi và anh ta, tôi đoán chắc cũng chẳng quan tâm đến cái câu nói mà anh ta đang phì cười, lắc đầu mà tôi chẳng thể nó đáng để phì cười và lắc đầu chút nào cả. Ôi, giờ nghĩ lại, nếu tôi là anh ta, và nếu anh ta có lẽ là một Thomas Brodie-Sangster thứ hai, chắc câu nói ấy cũng khiến tôi lăn lộn trong mấy thứ đó mất.
"Tôi hai mươi ba, nhưng người ta lại coi tôi hai mươi tám, hai mươi chín. Họ muốn so găng tôi với The Weeknd nên như vậy, anh ta cũng xêm xêm tuổi đó. Cô là người đầu tiên nói tôi trẻ, dẫu tôi không biết cô có tìm hiểu về tôi trước đó không. Lên xe đi, chúng ta có cả khối chuyện để bàn đấy."
Anh bước tới cửa xe bên ghế phụ lái và mở ra, mặt anh ra ám hiểu bảo tôi mở cửa bên ghế lái và vào xe.
Tôi nhanh nhảu mở cửa ra. Chiếc Jeep này chẳng đồng quan điểm của tôi về sức nặng của cửa. Có cảm giác nó dường như lìa ra khỏi bản lề khi tôi kéo mạnh nó. Một chiếc xe ẻo lã. Cũng tốt, tôi là một con người ẻo lã mà, tôi là một cô gái.
Mùi vani và hơi ấm bao quanh tôi khi hai bên cửa xe đóng lại. Tôi chẳng thấy ấn tượng với cái mùi Vani từ hộp mùi hương trên điều hòa, tệ hại hơn là nếu anh ta thích thì tôi phải ngửi nó suốt. Nhưng hơi ấm cũng khiến tôi có cảm tình đôi chút, tôi quên mang áo khoác và trời bên ngoài thì lạnh cóng. Hơi tối một chút nhưng rộng và cao vừa tầm lái của tôi, và anh cũng chẳng tỏ ra khó chịu hay phàn nàn khi tôi chạm ngay tới cái công tắc đèn trần phía trên và bật chúng một cách vô tư như tôi chắc nịch là chủ chiếc xe này vậy, tôi đoán thế.
"Họ nói rằng xe này rất dễ lái, cô đây chắc hành nghề lái xe nên lái nó cũng chỉ như mút kẹo, tôi đoán như vậy."
Anh cởi cái áo khoác "quân đội" của mình rồi quẳng vào hàng ghế sau.
Anh ấy nói cũng phải. Chiếc Jeep này, vô lăng thì nhỏ, cần ga, phanh thì trông cũng nhẹ, số thì tự động, tôi cũng chẳng quan tâm và rành lắm vài ba cái nút điều chỉnh, chức năng lặt vặt trên xe, nhưng trông chúng cũng rất là vừa tay và nhẹ, hi vọng không nhẹ tới mức nó có thể bị gãy hay lỏng bất cứ lúc nào. Các tay sửa xe luôn thích những chiếc xe bị hỏng phần nội thất bên trong vì chúng moi tiền của khách nhiều nhất, và tôi cũng chẳng phải ẻo lã đến nổi nào. Như bạn tôi nói, tôi cũng có "chút sắc đá" trong người.
"Hai mươi hai bây giờ trong âm nhạc, cái tuổi này cũng chẳng phải là hiếm. Nhưng tôi vẫn thấy chút gì đó sốc sốc khi tôi nghe tuổi của cô. Tôi chưa từng thấy, hay biết lái xe nào dưới tuổi của tôi cả. Người như cô đây chắc hiếm lắm nhỉ?"
Anh thổi và dùng tay phủi phủi vài cái trên cái nắp ngăn chứa đồ trên táp lô trước mặt.
"Tôi cũng chẳng biết. Bố tôi nói tôi là người đầu tiên, còn tôi không nghĩ như vậy."
"Thế bố cô cũng làm nghề này à?"
"Ông từng làm trong Chính Phủ Mỹ"
"Chính phủ Mỹ?"
Anh ngạc nhiên.
"Ừm. Lái xe riêng cho Ngài Chủ Tịch Thượng Viện"
"Oh"
Anh cười.
"Tôi cứ tưởng là lái xe cho Tổng Thống chứ. Nghe đâu đó là một vinh dự lớn cho những người trong nghề của cô"
"Tôi được nghe kể rằng ông ấy từng được đề bạt điều đó. Nhưng ông ấy không giỏi giữ bí mật. Anh biết đấy, có ai lái xe cho Tổng Thống Mỹ mà nổi tiếng chưa? Thậm chí là biết tên của họ. Cha tôi làm ở đó cỡ hơn ba mươi năm cũng lắc đầu không biết."
"Mĩ là quốc gia của bí mật mà. Tôi trước khi như bây giờ có nghiên cứu về chính trị nên cũng biết một chút về những người mà cha cô chuyên chở và nơi cha cô làm việc. Đại học mà tôi muốn theo học lúc đó cũng về chính trị. Nhưng chính trị rối tung lắm. Tôi thích âm nhạc hơn."
Anh cười khúc khích. Chẳng hiểu sao đầu óc giỏi văn chương miêu tả của tôi lại bảo rằng trông anh ấy cười như một đứa con nít vậy. Khuôn mặt của anh bình thường cũng chẳng khác con nít là mấy.
"Mà tôi thấy cũng kì lạ. Phụ nữ như cô tôi thừa nhận bây giờ cũng muốn lấn sân sang làm mấy cái việc của đàn ông. Nhưng làm tài xế ư? Tôi chưa từng nghĩ tới, thật sự đấy! Nghiêm túc đấy! Cha cô bắt cô theo nghề này à? Cô không có anh hay em trai sao?"
"Thằng em Harry của tôi đang học lớp tám. Tôi là chị cả trong nhà. Hồi nhỏ bố tôi có khiếu đam mê ôtô. Nhà ông ấy có một căn hầm nhỏ trong phòng đọc sách chứa mấy sách báo, tranh ảnh về chúng. Ông ấy thường cho tôi và Harry xem chúng mỗi lúc mà ông rảnh. Hai chị em về sau lớn lên, chôm được cái chìa khóa vào hầm nên chúng tôi hay vào đó suốt, thích lắm! Ông ấy công việc nhiều quá nên cũng chẳng bàn đến việc chìa khóa bị chôm. Sau này nghỉ hưu ông ấy coi như cho tôi luôn cái chìa khóa"
Tôi cười, nắm thử tay lái xe, không đầm cho lắm, trông cũng tương đối dễ sử dụng với người như tôi
"Mẹ tôi lúc đó kịch liệt phản đối việc tôi làm nghề lái xe, nhưng bố tôi cứ ủng hộ việc đó. Ông nói để tôi làm để khi nào ông mất, tôi có thể truyền lại cho thằng em"
"Thằng em cô mê nghề này à? Kể cả cô?"
"Tôi thì có lẽ, nhưng thằng em thì chẳng biết. Nó mê xe, nhưng mới học lớp tám, ngay cả tôi sau này có kiến được tiền không chắc cũng sẽ làm cái nghề này mãi".
Anh xoay người sang đằng sau, cúi người xuống để lấy chiếc áo khoác. Chiếc Jeep này ghế hơi lùn nhưng trần lại cao, anh cũng chẳng cao lắm khi đứng lên nên cũng dễ dàng di chuyển. Cũng tư thế đó, anh móc trong túi ra một thứ trông như chìa khóa. Anh đưa tôi rồi ổn định lại chỗ ngồi như cũ.
"Khởi động đi"
Tôi đưa chìa khóa vào xe và vặn, tiếng động cơ làm xe rung lên một hồi. Màn hình trên xe hiện ra tên vệ sĩ và cả khung cảnh phía sau. Chiếc xe có Camera lùi. Trong thoáng chốc, tôi chợt nghĩ, nếu bây giờ cứ gạt cần lùi và đạp hết tay ga thì sao nhỉ...
Anh không có bạn....
Hôm nay là một ngày xui xẻo của tôi, thật đấy. Chẳng hiểu sao từ sáng tới giờ tôi cứ gặp những người không bình thường và những việc chẳng đâu vào đâu. Sáng sớm mới dậy, vẫn còn ấm ức chuyện đêm qua, đã hoảng hồn vì đã bảy giờ, đồng hồ báo thức đột nhiên hết pin, đường từ đây đến chỗ khách hàng đầu tiên cũng chẳng phải là ngắn gì, chưa kể còn phải bắt taxi đến đó, mà taxi gần chỗ tôi sau tám giờ sẽ chẳng có chiếc nào thèm lui tới. Chân thì đau điếng vì chạm phải sàn lạnh, cái lạnh cũng làm người tôi thấy ớn ớn, chẳng có sức sống này. Vừa mở cửa sổ ra đã thấy một tên khốn đứng đối diện tôi cách một ô cửa sổ. Hắn ta là người lau cửa sổ cho nhà bên, nhìn mặt cũng không phải lớn tuổi cho lắm, tôi ở chung cư, và hắn ta phải đứng bên tôi mới có thể lau được cái viền cửa. Đau thay lúc đó trên người tôi chỉ độc một chiếc áo thun và quần chip. Hắn ta và tôi to mắt nhìn nhau. Khốn nạn, tôi kéo màn lại ngay lập tức. Hắn ta không chỉ che mất tầm nhìn, khốn nạn nhìn tôi trong bộ dạng như vậy, hắn ta còn che mất ánh sáng nữa. Thế là suốt từ chỗ cửa sổ tới công tắc đèn lớn ngay kế bên giừơng cũng đã té mấy hồi. Chưa kể, nước nhà tôi cũng bị tắt đột ngột. May là sau một hồi "Cuốc" cái vòi ống nước trong tức giận, mọi thứ lại đâu vào đó, ngoại trừ bàn tay của tôi bầm dập và đau điếng. Tên khốn nạn Taxi kia cũng làm tôi nổi nóng. Hắn ta đòi tôi gần một trăm đô-la. Phải, một trăm đô-la cho chuyến đi từ Brooklyn đến rìa Thượng Manhattan đáng giá mười hai đô-la tiền xe bus và ba mươi đô-la tiền của những tên taxi đàng hoàng. Trên xe thì mùi nước hoa dỏm của mấy mụ gái bán hoa xộc lên khó chịu, mà cửa sổ thì lại chẳng mở được. Rồi gặp thêm cái tên vệ sĩ mù mắt, đẩy người ta một cú vô ý tứ. Và bây giờ là lái xe cho một tên ca sĩ nổi banh trành ngành công nghiệp giải trí và cũng rảnh rỗi banh trành chẳng kém.
Phải, Charlie Puth, anh chàng ca nhạc sĩ nổi banh trành cả thế giới Hollywood chỉ từ vài nốt nhạc nói về cái người nào đó đã đi xa lắc xa lơ khỏi nhân gian này, trong cái suy nghĩ và cái đầu óc dở tệ văn chương miêu tả của tôi, là một tên rảnh rỗi tới mức không bình thường. Ôm cái tay đau điếng và hai cái cẳng chân nhức cũng chẳng kém cạnh gì từ sáng sớm, tôi phải ôm cái tay lái chiếc Jeep Cherokee nặng trịch không thể tin nổi, quả thật là không thể tin nổi khi tôi còn "phán" rằng nó rất nhẹ và dễ lái trước kia đút chìa khóa vào, và lái xe một vòng New York, không điều hòa. Phải, không có một chút hơi lạnh nào được phép phả ra từ hai dàn điều hòa đời mới nhất suốt một vòng New York bỗng ngập tràn nắng chói sau buổi sớm lạnh còn hơn ở nước Nga vào mùa đông. Nắng chói làm bên trong xe nóng khủng khiếp, nhất là ở chỗ của tôi. Còn anh ta thì im lặng và như một con khỉ, cứ trườn lên trườn xuống giữa ghế phụ và mấy hàng ghế phía sau chẳng hiểu tại sao. Nếu như không lên tiếng, ngoài việc cầm cái vô lăng nặng trịch này ra mà lái thì tôi chẳng được phép đụng chạm gì. Quy định đó là do tôi tự đặt ra, và trong thoáng chốc tôi cảm thấy rằng mình sai lầm là vì điều đó, anh ta đưa xe cho tôi, có nghĩa là tôi toàn quyền được làm mọi thứ đối với nó, chỉ cần đưa anh ta đi đến nơi về đến chốn là được. Và trong thoáng chốc, tôi thấy anh ta cũng chẳng có lỗi gì trong việc này, anh ta bình thường.
Mà anh ta cũng chẳng bình thường chút nào khi cứ trườn khắp nơi trong xe như con khỉ. Trong thoáng chốc tôi nghĩ có lẽ anh ta cảm thấy nóng, tôi cũng chẳng thể nào mà ngồi yên để lái một chiếc xe không bật điều hòa như thế này được. Và trong thoáng chốc tôi thấy anh ta bình thường, và tôi cần phải bật điều hòa đến mức cao nhất.
Mà tôi cũng chẳng thấy anh ta bình thường gì. Anh ta bắt tôi đi vòng quanh New York trong ngày đầu tiên nhận anh làm khách hàng? Trong thoáng chốc tôi chợt nghĩ đó là chuyện bình thường. Anh ta bắt tôi đi vòng quanh một New York nắng chói chang, với những con đường ùn tắc, mịt mù khói bụi và inh ỏi kèn xe trong ngày đầu tiên tôi nhận anh làm khách hàng? Trong thoáng chốc tôi nghĩ, mình đang lái xe ôtô mà, chuyện bình thường. Anh ta bắt tôi đi vòng quanh một New York nắng chói chang, với những con đường ùn tắc, mịt mù khói bụi, inh ỏi kèn xe, rồi lại bắt tôi đi vòng quanh bốn quận của New York, từng quận một, rồi lẽo đẽo đi qua Manhattan rồi đảo thêm một vòng khu WTC trên một chiếc xe với tay lái và mấy cái pedal ga, phanh nặng trịch mà anh ta bảo dễ lái suốt gần hơn nửa ngày trời? Vâng, anh ta không bình thường, thật sự chẳng bình thường, không có lý do nào hiện lên trong cái bộ não dở văn chương miêu tả rằng anh ta hoàn toàn bình thường trong cái chuyện này. Anh ta lại là một tên ca sĩ nhạc sĩ nổi banh trành Hollywood, không bình thường. Và có một tên vệ sĩ không bình thường về mặt y tứ, không bình thường. Khách hàng đầu tiên của tôi là một tên không bình thường và gần hơn nửa ngày làm việc của tôi, nửa ngày làm việc đầu tiên của tôi là nửa ngày làm việc, nửa ngày làm việc đầu tiên không bình thường. Và tôi cũng không bình thường nữa khi chọn cái nghề này. Tôi muốn rút quá! Rút quá đi mất!!!
Và trong thoáng chốc tôi lại thấy mình càng chẳng bình thường khi đòi rút cái nghề không bình thường với tôi này. Không bình thường khi đòi rút cái nghề mà tôi có lẽ yêu thích, càng không bình thường khi tôi đòi từ chối phục vụ người mà bao người muốn phục vụ, tôi nghĩ vậy. Và càng không bình thường khi tôi đòi từ chối mức lương mà anh ta đưa cho tôi. Và bỗng nhiên càng không bình thường khi chấp nhận luôn việc anh ta biến nửa ngày còn lại của tôi trở nên không bình thường chỉ sau khi anh ta làm đầu tôi ngập tràn suy nghĩ ngạc nhiên và phấn chấn về số tiền anh ta sẽ trả tôi một tháng nếu cứ như vậy...
"Năm nghìn đô-la một tháng và sẽ tính từ bây giờ. Lái tới Boston đi."
Anh không có bạn....
"Anh chắc chứ Charlie? Từ New York tới Boston?"
"Năm nghìn đô-la một tháng Lauren, năm nghìn đô-la một tháng".
Tôi rùng mình khi anh ta nhắc tới tên tôi. Tôi còn chưa nói với anh ta về tên của tôi từ lúc gặp anh ta cho đến giờ. Thậm chí từ lúc tôi thức dậy, bước vào cái ngày không bình thường này cho đến lúc này, không ai biết tên tôi và cũng chẳng ai chịu hỏi tên tôi. Tôi chợt nghĩ, có lẽ anh ta là một con người thông minh, có thần giao cách cảm, tôi thường hay thấy nhiều người như vậy ở đủ thứ nơi, dù chưa được gặp mặt. Hoặc có thể anh ta đoán mò. Đoán mò một cái tên mà lại trúng, thần kì. Trong thoáng chốc tôi lại chợt nghĩ, có khi nào anh chàng đang nằm dài ra ở hàng ghế thứ hai mà tôi đang nhìn qua cái gương hậu trên chiếc Jeep của anh ta mà tôi đang lái như là một công việc, Chúa đã lấy mất đi may mắn hôm nay của tôi và đưa cho anh ta? Nếu sự thật là vậy, ôi Chúa ơi, con đã làm gì nên tội chứ!
Dải phân cách bằng bêtông màu trắng đang thu hẹp khoảng cách dần với tôi. Từ xe tôi đến đó chỉ còn một ngã tư để có thể quay đầu xe. Trong thoáng chốc tôi bắt đầu trở thành một con người không bình thường khi dự định đến lợi dụng cái ngã tư ấy, trở về New York và xin nghỉ việc, vì anh ta là khách còn tôi là tài xế, nếu giằng co xảy ra, không quan tâm tôi bị sao nhưng đảm bảo anh ta không có bao nhiêu khả năng về lại New York hay tới Boston một cách bình yên vô sự. Rồi trong thoáng chốc sau đó tôi lại được làm một con người bình thường khi tự cho rằng mình là một kẻ điên khùng. Nếu giằng co xảy ra, anh ta đảm bảo không có khả năng về lại New York hay tới Boston một cách bình yên vô sự, nhưng cái phần trăm cho cái sự "Đảm bảo" đó là bao nhiêu phần trăm khi anh ta là một ca nhạc sĩ nổi banh trành cả Hollywood và có thể là cả thế giới? Vả lại, mình từ khi nào lại không quan tâm tới chính bản thân mình, anh ta có thể bình yên vô sự, và tôi đảm bảo sẽ có chuyện, và tôi dám đưa cái khả năng của cái chữ "Đảm bảo" ấy là trên tám mươi phần trăm. Vả lại, năm nghìn đô la một tháng và được phục vụ người nổi tiếng có thể có qua lại với thần tượng trong mộng của mình? Điên sao mà bỏ.
Và tôi tự cho rằng mình đúng khi cái ngã tư ấy đi qua xe tôi với tốc độ gần sáu mươi cây số một giờ.
Và tôi lại càng dám chắc thêm rằng mình là một con người bình thường bây giờ khi tôi rùng mình thêm.
Dải phân cách bằng bêtông màu trắng, tôi vẫn chưa thấy dẫu theo nguyên lý nó và tôi đang thu hẹp dần khoảng cách với nhau. Nhưng cái dải chắn bằng thép màu bạc phát quang bên trái, và cái ngã tư cuối cùng kia làm tôi rùng mình quá độ. Không thể quay đầu được nữa, tôi chỉ còn một cách là đi đến Boston. Khỉ thật, sao anh ta lại đòi đến Boston vào lúc ba giờ trưa cơ chứ, ăn tối ở đó rồi chụp ảnh lên Twitter để khoe mẽ độ chảnh của mình à? Tôi từng thấy nhiều người làm như vậy và tôi đảm bảo người như anh không có điểm nào như họ, tôi nghĩ vậy. Nắng đã tắt từ lúc nào và cả một dải mây đen ở trước mặt tôi xa lắc xa lơ và bầu trời bên tôi xám trắng cũng đủ khiến tôi cảm thấy ớn lạnh. Tôi ghét mưa, tôi sợ mưa, chẳng hiểu vì sao tay chân tôi nhũn ra khi thấy mây đen, khi biết rằng mình đang đi vào một đám mây bão, tôi chẳng biết tôi có bị hoang tưởng quá mức từ sự sợ hãi hay là không nhưng tôi lại nghĩ đó là một đám mây bão....
Mảng bêtông màu trắng đầu tiên lướt qua tôi, cả hàng bêtông phân cách, cả những gì xung quanh tôi như tối dần đi dưới đám mây đen, tôi đang ở rìa của nó, vài hạt mưa to bự chảng từ từ rơi trên kính trước. Chỉ có một thứ duy nhất còn sáng là vùng mây xám trắng ở phía Đông mà cả khối mây đen khổng lồ đang nuốt chửng dần một cách chậm chạp đến đáng sợ và vài ba thứ kim chỉ, nút vặn linh tinh và đồng hồ trên táp lô xe. Đồng hồ chỉ bốn giờ, trời bắt đầu nặng hạt, tối và mờ thêm. Cẳng chân tôi cứ rung rung, muốn tôi đưa con Jeep này lên một trăm hai mươi cây số trên giờ. Nhưng tôi chẳng thể, một là cảnh sát bắt, hai là đâm vào dải phân cách hay chiếc xe tải thùng màu đen còn hơn cả trời xung quanh trước mặt tôi. Và khi tôi qua đến Stanford, mưa bắt đầu làm mờ đi mọi thứ, để lại tôi, chiếc Jeep, mặt đường, và mấy dải phân cách bêtông nhàm chán và đáng sợ, mưa nặng hạt khiến tôi chẳng còn nghe thấy thứ gì xung quanh kể cả tiếng động cơ xe. Tôi liều mình nhìn anh và gương chiếu hậu bên trong. Và thật khốn nạn, anh ta đang ngủ, nằm dài ở băng ghế ngay sau tôi và ngủ một cách ngon lành trong khi tôi như đang cách Thần Chết vài ba bước chân, trong một tình cảnh mà chỉ cần bất cẩn lạc tay lái, hay vô tình đạp nhẹ phanh và vô lăng, hai người chúng tôi coi như đi tong.
Khi đồng hồ chỉ điểm năm giờ ba mươi, cảnh tượng còn tệ hơn. Tôi chẳng biết mình đã qua được Manchester hay chưa. Bên kia đường, xe chạy băng băng với tốc độ mà tôi thấy rùng mình, nước văng tung tóe lên bên trái xe, làm mờ đi cái dải phân cách qua tấm kính, mưa thì nặng hạt tới mức cần gạt mưa hoạt động hết công sức mà chẳng ăn nhập gì. Trời thì tối dần, đèn xe, bật lên chỉ thấy mưa, mặt đường, và mưa. Sự cẩn thận không cho phép tôi được rời khỏi tay lái, phanh, pedal ga và làm những gì bậy bạ với chúng, khiến tôi chẳng thể động tay gì vào cái điều hòa, lò sưởi hay bất cứ thứ gì ngoài vôlăng, phanh, pedal ga. Máy lạnh cứ thế mà phả hơi lạnh vào con người đang ớn lạnh, đầu óc trống rỗng của tôi. Tôi lại nhìn anh ta và thật khốn nạn khi anh ta vẫn còn đang ngủ. Khỉ thật, mưa và điều hòa có thể khiến anh ta ngủ ngon đến thế sao? Trong thoáng chốc, tôi nhìn chăm chăm vào một điểm trên vôlăng của xe có gắn hình chiếc kèn, hai bàn tay thì ngứa ngáy. Nhưng lại trong thoáng chốc sau đó, tôi nghĩ lại, chỉ có phanh, vôlăng, vành vô lăng thì đúng hơn, và pedal ga.
Sáu giờ ba mươi, tuyệt vời, mọi thứ kết thúc. Biển hiệu kết thúc đường I-90 E xuất hiện, kế bên là một cái bảng xanh to cùng kích cỡ đề chữ "Boston" đi thẳng. Những dãy nhà cao tầng của Boston sáng ánh đèn trắng cũng hiện lên trước mắt. Không sáng lóa bằng New York nhưng có cái gì đó khiến tôi nghĩ rằng đêm nay sẽ là một đêm yên bình, bình thường như bao đêm khác ở New York. Nói là sợ nhưng đi xa riết rồi cũng quen, đây chẳng phải là đêm đầu tiên tôi xa New York, xa nhà, đi một quãng đường dài chán nản và đáng sợ trên Cao Tốc Liên Bang mỗi lúc trời mưa, sợ chỉ là nhất thời, rồi mọi thứ sẽ lại đâu vào đó. Trời cũng đã sập tối, xe cộ nườm nượp tiếng còi chen nhau vào thành phố, tôi chắc cũng chẳng phải là lạ gì khi từ New York đến đây vào giờ này. Mưa dứt hoàn toàn, cảnh vật xung quanh tôi rõ và sáng hơn trông thấy, dẫu đèn xe cứ làm tôi chẳng thể tự do làm gì được như hồi sáng, mà hồi sáng tôi cũng chẳng được tự do là mấy, Charlie bắt tôi đi giữa lúc New York đang giờ cao điểm của giờ cao điểm. Điều hòa cũng đã được tôi vặn tắt, hay vào đó tôi văn lò sưởi lên mức cao, không phải cao nhất.
Và tôi cố gắng cho tâm hồn được "Bình định" hoàn toàn bằng cách...tức giận. Tôi nhìn Charlie vẻ tức giận, tôi tức giận nhìn anh ta từ từ dụi mắt và ngẩng người lên, kết thúc một giấc ngủ yên bình và xem như chẳng có chuyện gì xảy ra. Tôi với tay bật đèn trần lên khi mắt anh ta đảo qua đảo lại cái khoảng không tối tăm phía dưới. Có lẽ anh ta tìm cái áo khoác. Đèn vừa bật, tôi vừa nhìn anh ta, anh ta nhìn lại tôi. Tôi là một người có đầu óc trống rỗng và dở văn chương miêu tả. Nhưng tôi thề rằng tôi có một cái cảm giác gì đó...sến súa một cách khó tả khi tôi nhìn anh, dù chỉ nhìn qua gương. Anh cười, tay tự mò mẫm được cái áo khoác, và anh làm tôi tức giận thêm khiến tôi chút nữa đã lao vào một chiếc Oldmobile màu đen phía trước chỉ từ câu nói của anh ấy.
"Tốt lắm, giờ thì lái theo tôi, chúng ta còn phải đi nhiều nơi lắm..."
Anh không có bạn...
"Trung tâm Boston nhìn như một ốc đảo ấy, cô thấy đấy!"
Charlie, lúc này yên vị ở ghế phụ lái, hai cánh tay cuộn vào chiếc áo khoác "quân đội". Bất chợt anh chỉa ngón trỏ phải về phía những tòa nhà cao tầng còn đang sáng đèn ở nơi anh ta gọi là "ốc đảo". Đồng hồ chỉ điểm gần tám giờ và tôi, và anh đang Đại Lộ 1A giữa một Boston vắng vẻ khiến tôi bất ngờ. Tôi biết Boston, tôi đã nhìn Boston, và đây là lần đầu tiên tôi đi vào trong nội thành Boston. Không gian xung quanh trông ẩm ướt và lạnh lẽo sau cơn mưa tầm tã dẫu tôi và anh đang ở trong một chiếc Jeep ấm áp và khô ráo. Những chiếc xe mà tôi thấy trên đường, chúng đều nằm san sát nhau ở hai bên lề đường. Không có đèn pha hay xi nhan nào được bật sáng, không có động cơ nào được gầm rú, không có tiếng kèn nào được inh ỏi, không có một làn khói nào tỏa ra, không có một vệt bánh xe nào in dấu trên đường. Chỉ trừ chiếc Jeep của anh mà tôi đang lái, và vài ba chiếc xe chạy từ phía "ốc đảo" về. Tôi dám chắc rằng có thể đưa anh và chiếc Jeep của anh qua được cái Đại Lộ 1A với giới hạn tốc độ bốn mươi cây số trên một giờ này một cách an toàn, bình yên vô sự với vận tốc gần một trăm cây số một giờ. Nhưng đó là khi ngưới ta có việc gì gấp gáp nào đó, tôi nghĩ vậy. Và tôi nghĩ rằng anh đưa tôi đến Boston, trên người ngoài một chiếc áo sơ mi đen, một chiếc quần Jean đen, một đôi thể thao đen viền trắng ở đế, một chiếc quần cộc ở bên trong, một chiếc áo khoác quân đội, một chiếc Jeep xấu xí, so với nghề nghiệp của anh ta, một ca nhạc sĩ nổi banh trành Hollywood, không phải vì công việc. Và trong thoáng chốc, đầu óc dở tệ văn chương miêu tả của tôi lại đưa ra một suy nghĩ điên khùng, ngắn gọn, và khó hiểu: Tôi là mục tiêu của anh.
"Tấp xe tại đây đi. Đừng lo, sẽ chẳng có tên cớm nào đâu và thậm chí nếu có họ sẽ chẳng bắt được chúng ta vì cây cầu này có cả chỗ đậu xe một cách hợp pháp. Nhớ dùng phanh tay, nếu cô không muốn, hay không dám lên tới đỉnh"
Anh cười, chỉ tay về cây cầu lớn phía trước. Anh nói đúng, trung tâm Boston quả thật nhìn như một ốc đảo nhỏ dẫu tôi không chắc đây thật sự là một ốc đảo vì tôi chẳng biết thứ khuất sau mấy tòa nhà cao tầng sáng đèn kia trong đêm tối là gì. Chúng tôi bắt đầu đi lên cầu, quả thật đây là một cây cầu lớn, rộng hơn hẳn cả cầu Brooklyn trong tâm trí tôi. Ngoại trừ mấy ánh đèn sáng trưng nhưng mờ ảo của dãy nhà cao tầng trong khu trung tâm phía trước, và ánh vàng sáng trưng của đèn đường hai bên cầu, màn đêm bao phủ chung quanh khiến tôi, dẫu có thể rất điên khùng, nhưng như đang đi trong vũ trụ vậy. Quả thật là rất điên khùng khi vũ trụ có đến mấy vạn tỉ ngôi sao sáng che phủ giữa một không gian đen vô tận len lỏi giữa chúng.
Chúng tôi dừng xe ngay trên đỉnh cầu. Anh nói đúng một cách hiển nhiên, trên cầu có khu vực đậu xe hợp pháp, ngăn cách với lòng đường bằng một vạch màu vàng mỏng manh sáng rạng lên trên mặt đất ẩm ướt dưới ánh đèn đường sáng trưng. Chìa khóa vặn đến ổ "OFF", mọi thứ trong xe đều im lặng và tối đen một cách bất chợt. Tôi chẳng quan tâm đến điều đó, nhưng thật là không bình thường là bây giờ tôi lại không quan tâm đến điều đó.
Charlie mở cửa xe, ánh vàng của đèn đường hắt vào một cách yếu ớt. Tiếng gió, tiếng xe cộ ở bên kia cầu, và nghe đâu thoang thoảng tiếng sóng biển và cả tiếng nói chuyện, ập vào xe một cách bất ngờ và đi vào đầu tôi một cách nhỏ nhẹ không bình thường và không thể hiểu nổi. Trước mặt tôi, và anh, qua cánh cửa xe vừa mở, một hàng rào chắn xuyên suốt cầu, ánh đèn vàng, vỉa hè, và không gian tối đen, tất cả những thứ bình thường và dễ đoán ấy cũng ập vào đầu tôi một cách không bình thường và chẳng thể hiểu nỗi. Tôi lúc đó bất chợt, và không bình thường nghĩ, một con người còn chẳng hiểu được mình, sao hiểu được người ngồi trước mặt mình, một người khách của mình, và bố tôi nói, hiểu người khác là một thứ cần phải có ở một người như tôi. Ngày đầu tiên làm việc trong đời tôi đã nghĩ đến điều đó, và tôi đã bỏ suy nghĩ ấy vào hòm "Coi như hư vô" trong đầu khi điều đó chẳng đúng gì, tôi nghĩ. Và giờ, trong giây phút này tôi lại suy nghĩ đến điều đó, một cách không bình thường. Người ta thường bảo tôi rằng nghĩ bất chợt một việc là đoán trước tương lai một cách mơ hồ nhất, vì việc đó sẽ xảy ra. Đã đến lúc một con người trong đầu có tư tưởng coi những thứ đó là hoang đường, vô lý như tôi nên tin vào điều đó?...
"Ngồi chỗ tôi đi, bên ngoài thì lạnh, còn trên xe chỉ có một chiếc áo khoác."
"Không cần đâu, tôi cần phải ra ngoài để hít thở không khí"
Và rồi tôi chôn người trên cái ghế phụ lái ấm áp hơi của anh khi gió bên ngoài ập vào và sự chán nản của khung cảnh làm tôi ngán ngẩm. Đầu tôi lúc này lại dở chứng không bình thường, đeo bám tôi dòng suy nghĩ "Mày là một con người ngu ngốc". Đương nhiên sẽ là quá ngu ngốc khi ra ngoài xe và "Hít thở không khí trong lành" trên một cây cầu hứng đầy gió biển từ những nơi lạnh giá, xa xôi, tôi nghĩ vậy, và cả không khí lành lạnh sau cơn mưa lớn mà trên người chẳng có một chiếc áo khoác. Ôi, ngồi chỗ của anh mà tôi đã cảm thấy nóng ran cả người và choáng váng sau vài đợt gió thổi vào.
Cảm giác có lẽ tốt hơn khi tôi đóng sập cửa xe lại, yên lặng, trong một không gian kín, im lặng và nhìn anh qua kính. Anh đứng cách xe một khoảng không xa lắm, đủ gần để tôi thấy rõ anh ta đang làm gì. Và tôi thật sự chẳng bình thường chút nào, tôi cảm thấy thế khi nhìn anh rồi liệt kê những gì anh làm, những gì tôi thấy vào trong đầu mà chẳng có một lý do nào. Anh đưa hai tay vào hai bên túi của áo khoác. Cả hai bàn tay của anh ta đang nắm gì đó. Nhưng trời tối chỉ khiến tôi có thể thấy được một cái gói gì đó vuông vức màu trắng ở bên tay phải và một thứ gì đó mà anh ta ngậm vào miệng. Khi anh ta mở cái gói vuông vuông ấy, đầu tôi chợt nghĩ đến một điếu thuốc lá, và khi anh ta cất cái "Gói thuốc lá" ấy trở về vị trí cũ, nhả cái thứ bí ẩn mà anh ta ngậm ban nãy, ngậm "điếu thuốc" trắng thon dài, cúi đầu xuống, hai tay che lại, vài ánh lửa tung tóe nho nhỏ bên trong, và một làn khói phả lên không khí từ miệng anh, tôi mới biết cái thỏi thon dài, trắng trắng ấy là một điếu thuốc, cái gói màu trắng mà anh lấy nó ra là một gói thuốc, và anh châm điếu thuốc bằng một cái bật lửa.
Và anh đang hút thuốc và nhìn xa xăm vào bầu trời tối đen trước mặt. Và tôi nghĩ rằng cái màn ngắm cảnh như thế này của anh chắc kéo dài khoảng độ không phải là mau, và tôi nghĩ rằng thật không bình thường khi quyết định ngắm anh như thế khi xung quanh anh còn có nhiều thứ để xem hơn. Hay nếu ít ra xung quanh anh vô vị, tôi có thể vặn chìa khóa, rồi lái một mạch vào trung tâm Boston, trung tâm thành phố luôn có nhiều thứ vui vẻ, tôi có cảm giác ấy, rồi quay trở ra đón anh. Các khách hàng trước đó, tôi thấy có người còn khó tính hơn anh nhưng họ cũng chẳng trách gì việc lái xe riêng của họ "Chiếm đoạt" chiếc xe và lái nó đi đâu đó tùy sở thích. Tôi không "Chiếm đoạt" xe của họ, họ cho tôi quyền "Chiếm đoạt" chiếc xe của họ, miễn là đối xử tốt với chiếc xe là được rồi, tôi nghĩ vậy.
Và tôi cảm thấy càng không bình thường hơn, không phải vì những suy nghĩ, hành động lố bịch của tôi. Mà là suy nghĩ, hành động lố bịch của anh, tôi nghĩ thế. Và thật sự là lố bịch thật, khi có một người như anh, hả hê hút một điếu thuốc, hả hê phả ra luồng khói thuốc, hả hê ngắm cảnh một hồi, rồi hả hê ngậm lại điếu thuốc, rồi bỗng dưng phun điếu thuốc ra, điếu thuốc phun ra, rơi vào không gian tối đen cùng vài giọt nước bọt thật kinh tởm, rồi hai tay anh tựa lên rào chắn, anh cúi người xuống đó, rồi khụy chân xuống như người bị đột quỵ vậy.
Đột quỵ?
Tôi lao ngay ra khỏi xe. Cầu này dốc thật, mỗi bước chạy của tôi, mười phần sinh lực tôi cảm thấy như bị mất bảy phần, trọng lực như muốn lăn tôi xuống đất, nhất là khi lao lên lề đi bộ xây cao ngất ngưỡng khiến tôi suýt té, chạy lại chỗ anh, tôi như đớt hơi. Tôi té xuống, chân đau điếng, thở dốc, nhắm mắt lại, mọi cảm giác trên người tôi mất đi, rồi tôi khóc, tiếng khóc và nước mắt cứ thế xuất ra rõ từ người tôi. Và thật không bình thường, tôi không khóc. Mở mắt ra, phổi của tôi nhẹ đi trông thấy, tiếng thở cũng đều đều hơn, chân cũng chẳng thấy đau, nhức hay tê tái gì, bàn tay cũng không rát buốt như ban nãy. Nói đúng hơn, bàn tay của tôi không làm tôi rát buốt, chân tôi không làm tôi đau điếng, phổi không làm tôi thở dốc, và tôi không khóc. Bộ óc của tôi nghĩ ra tất cả. Và, khốn nạn thật! Tôi thật chẳng bình thường khi lại nghĩ tại sao Chúa lại cho tôi bộ óc khi nó đã hành hạ tôi gần như cả ngày hôm nay. Vâng, sau gần cả ngày hôm nay, tôi nghĩ tôi đã tìm ra ngồn cơn của sự việc. Và vâng, ngày hôm nay còn đến hơn ba, bốn tiếng nữa, còn nhiều chuyện không bình thường sẽ xảy ra nữa, tôi nghĩ vậy.
Tôi nghe tiếng khóc và nước mắt từ phía anh. Tôi nhìn rõ anh giữa cái ớn lạnh của không khí và một đầu óc trống rỗng suy nghĩ và hành động tiếp theo một cách yên lặng không bình thường. Đôi mắt, thứ duy nhất tôi cảm thấy còn "Sức sống", "Đảo lên đảo xuống" người anh. Cái áo khoác dày không thể che nỗi bờ vai rung của anh. Anh đang khóc, thật sự anh đang khóc, bộ não tôi không vẽ ra một viễn cảnh tưởng tượng nào, tôi cảm thấy thế.
"Charlie, anh không sao chứ?"
Tôi cảm thấy đôi mắt của tôi đang nhìn anh không lý do khi anh đứng lên, hai tay làm gì đó trên mặt mà tôi nghĩ rằng là lau nước mắt. Rồi hai tay anh bám thành cầu, im lặng. Rồi thật bất ngờ khi giữa khoảng tối, tôi thật sự thấy anh ta đang nhìn tôi.
"Đứng lên đi, tôi muốn cho cô xem cái này."
Người tôi "quay trở về trạng thái bình thường", tôi nghĩ vậy, khi nghe câu nói của anh và cố chuyển động nhẹ đôi chân mà tôi nghĩ đã tê liệt nãy giờ. Cái ớn lạnh dường như tôi thấy chẳng còn nữa khi tôi nhìn vào thứ ánh sáng bên dưới cái khoảng không xa xăm trước mặt, nhìn vào ánh đèn ở một nơi nào đó bên dưới cầu.
"Cô thấy gì?"
"Một hải cảng"
Thật không bình thường khi tôi "vô thức" nói ra câu đó, tôi nghĩ vậy. Nhưng mà, không trả lời câu hỏi của anh và vô thức đứng nhìn, trong thoáng chốc tôi nghĩ chuyện đó càng không bình thường hơn.
"Có năm hải cảng ở dưới đó. Đừng đoán, cô thấy gì?"
Đó là lúc tôi nhìn vào ngọn đèn trắng bên dưới, chiếu sáng một vùng mà tôi nghĩ là rộng lớn khi ở dưới đó và nhỏ xíu khi tôi nhìn từ trên cầu. Khỉ thật, cây cầu này như là một thứ gì đó khổng lồ ẩn mình trong màn đêm, nó làm những thứ to lớn bên dưới chẳng khác nào nhìn chúng từ trên một tòa nhà cao tầng trong tâm trí của tôi. Ánh đèn đường màu trắng duy nhất mà tôi thấy được phủ sáng con đường bên dưới, cánh cổng của một nhà kho, tôi nghĩ vậy và một phần nước đang lướt một cách yên bình nhưng làm tôi ớn lạnh, che phủ lên những rặng đá và bêtông lớn bên dưới con đường.
"Một ánh đèn"
"Họ tìm thấy xác anh ta ở đó"
Anh chấm điểm cho câu nói của tôi, góc nhìn mà tôi nghĩ cùng là góc nhìn của anh bằng một câu nói khiến tâm trí tôi hoảng hồn. Quá hoảng hồn đối với tôi khi anh ta có lẽ nói rằng xác, xác chết của một người nào đó mà anh quen biết đã được tìm thấy dưới ánh đèn ấy, gần cánh cổng nhà kho ấy, trên con đường ấy, dưới khoảng sáng của ánh đèn đường ấy. Xác chết của một người mà anh, Charlie Puth, một người nổi tiếng có quan hệ quen biết, trong trí óc, tri thức, kiến thức, tâm trí của tôi, được tìm thấy ở một nơi bất thường, một nơi không bình thường. Trong trí óc, tri thức, kiến thức, tâm trí của tôi, sẽ là bình thường khi một cái xác được tìm thấy trong một chiếc quan tài, hay dưới vài feet sâu trong lòng đất ở nghĩa trang, hay nơi nào đó mà tôi nghĩ là chuyên dụng cho xác chết. Còn ở đây, con đường ấy, kế bên cánh cổng nhà kho ấy, dưới ánh đèn ấy, thật không bình thường chút nào.
"Ai đã giết người đó?"
Một nửa tâm trí tôi rỗng tuếch hai chữ "án mạng". Và một nửa còn lại thì cố gắng làm cho tôi biết rằng một nửa bên kia đã làm tôi phải thốt một câu quá ưa là không nên, không được nói lúc đó, một nửa tâm trí còn lại làm tôi đau đầu vì điều đó cho có, vì lời nói một khi đã thốt ra, thì chẳng thể thu lại được nữa.
"Chiếc Chevrolet của anh ấy"
Hai bên tâm trí của tôi, tôi nghĩ là lần đầu tiên cùng một suy nghĩ với nhau, mách bảo tôi rằng anh đang trả lời câu hỏi của tôi bằng một câu nói trừu tượng về tai nạn giao thông. Và có lẽ, trong thoáng chốc, như một cơn gió lạnh lướt qua luồn không khí se lạnh chung quanh, tôi cảm thấy trí óc tôi dường như chia ba. Vì khi chia hai, làm sao mà biết được trí óc tôi đang chia hai cơ chứ. Và khi hai phần trí óc đang tranh nhau kiểm soát con người tôi, thì phần còn lại chẳng khác nào một ngôi nhà bị cắt điện kế bên hai ngôi nhà còn đang sáng đèn, phần trí óc ấy hệt như nội tâm tôi lúc này vậy, và có lẽ cũng hệt như anh.
"Tai nạn giao thông?"
Anh gật đầu, tay thì dụi mắt lia lịa và sụt sùi. Câu nói của tôi, trong phần im lặng của trí óc tôi, như bụi bay vào mắt anh, hay thứ gì đó đấm vào tim anh, khiến anh không thể chịu nỗi, nhưng không thể dùng hành động chân tay hay cơ bắp để nén cơn đau ấy đi ngoài việc khóc, và có lẽ anh ta biết có một cô gái kế bên đang im lặng nhìn điều đó trong một tâm trí rối bời. Ôi chao, hai phần trí óc còn lại của tôi như thán phục trước tiếng nói, suy nghĩ ở cái phần trí óc im lặng ấy.
"Xe của anh ta bị đứt phanh, tay lái thì cứng ngắc, người thì lại quá hoảng hốt để có thể bình tĩnh mà nhả phanh và gạt cái cần phanh tay ngu ngốc ấy."
Anh nói theo kiểu "Tháp sóng điện thoại", đó là tên mà mọi người hay nói khi câu nói của họ được thốt ra ngoài miệng, ban đầu thì nhỏ nhẹ, rồi bỗng dưng tăng âm lượng lên như muốn thét.
"Anh ấy là ai?"
Tôi nói ra câu hỏi muôn thuở. Charlie có lẽ khóc vì anh ta, có lẽ bối rối vì anh ta, có lẽ đau vì anh ta. Mà tôi chẳng biết anh ta là ai. Trong thoáng chốc tôi nghĩ câu hỏi của tôi là một câu hỏi vô duyên, trong thoáng sau, tôi lại nghĩ chính việc nghĩ câu hỏi đó vô duyên là một điều vô duyên.
"Anh ta là bạn của tôi. Bạn chung phòng."
"Anh với anh ta thân lắm à?"
"Anh ta cũng tên là Charles với tôi, nhưng khác họ?"
Charles? Cùng tên? Charlie cùng tên với một anh bạn tên Charles?
"Anh là Charlie..."
"Đó là tên hiệu của tôi. Tên thật của tôi là Charles, cùng tên với anh ta."
Tôi không có câu hỏi nào để hỏi. Cũng chẳng muốn thốt miệng lên để kiểm chứng lại suy nghĩ, sự hiểu biết của tôi về người bạn của anh. Tôi không phải hạng người hay tò mò. Tôi cũng chẳng còn một lý do nào để đứng hứng lạnh trên cây cầu này nữa. Tôi lười nói chuyện, tôi muốn im lặng, có thể anh cũng thế.
Và anh rất giỏi, Charlie Puth, chàng ca nhạc sĩ nổi banh trành Hollywood, vô tình hay cố ý, làm tôi thấy rằng anh ta là một con người rất giỏi khi níu chân tôi lại. Tôi nghĩ anh ta bối rối với tôi vì anh bạn thân đã mất trong tai nạn giao thông khi anh ta sụt sùi sau bốn chữ "Tai nạn giao thông" mà tôi thốt lên. Tôi nghĩ anh ta định khóc rất lớn, giống như khi anh ta làm tôi chạy ra khỏi xe, chạy hùng hục lên cây cầu cao và lớn này và mất vài ba phút hoa mắt để lấy oxi. Tôi nghĩ anh ta đã định làm thế vì bốn chữ "Tai nạn giao thông" mà tôi nói như bụi bay vào mắt anh, hay thứ gì đó đấm vào tim anh, khiến anh không thể chịu nỗi, nhưng không thể dùng hành động chân tay hay cơ bắp để nén cơn đau ấy. Nhưng có lẽ, òa khóc trước tầm nhìn của một cô gái, tôi nghĩ, từng được nghe nói rằng, đàn ông con trai rất sợ, rất ghét điều đó, sợ chiếm nhiều hơn ghét. Và rồi khi mũi giày của tôi hướng về chiếc Jeep của anh, dường như sự bối rối mất đi, anh có thể khóc. Và không kìm được, anh khóc òa lên như lúc đầu, hai tay anh lại nắm chặt thành cầu, hai chân quỳ xuống đất, gục đầu xuống. Mũi giày tôi hướng về anh trở lại, anh không nhìn tôi, có lẽ hơi lạnh xung quanh không làm anh cảm nhận thấy hơi của tôi, nên anh vẫn khóc. Mà anh nghĩ, òa khóc như vậy, xúc động như vậy, thấy rồi, bối rối còn đâu. Tôi được nghe rằng khi con người ta đang sâu sắc trong một cảm xúc nào đó vì một chuyện gì đó, thế giới mày tỉ người như còn có mình con người đó.
Anh khóc, Charlie Puth, chàng trai nổi banh trành Hollywood đang gục đầu khóc trên một cây cầu đang vắng vẻ dần. Dường như anh đang làm một điều khiến tôi cảm thấy không bình thường và bối rối, và là một điều quá đỗi bình thường đối với vài người lướt qua hai người chúng tôi trong những chiếc ôtô chạy từ phía trung tâm thành phố đang thưa thớt dần, dẫu ánh sáng của trung tâm Boston bên kia cây cầu vẫn không thuyên giảm.
Trí óc tôi ngập đầy câu hỏi "Một cô gái phải làm gì khi đứng trước mặt một người con trai đang đau khổ?", và rồi câu hỏi đó làm tôi cảm thấy nhức đầu khi cả ba phần trí óc bỗng hoạt động mạnh lên, khai thác mọi thứ tri thức mà tôi nghĩ là nhỏ nhoi và hầu như trống rỗng để tìm ra câu trả lời. Hơi lạnh càng làm tôi choáng và đầu đau inh ỏi hơn. Quay lại xe, đóng cửa lại thì vô tâm với anh quá, đứng ở đây, xem anh khóc mà chẳng biết làm gì, chỉ tổ trảng càng hại cho sức khỏe. Mà có sức khỏe thì sao mà lái xe được. Mà tôi không lái, anh lái. Một anh chàng như thế này mà lái xe thì năm ngàn đô la một tháng của tôi coi như đi tong, thậm chí đầu tôi bây giờ, nghĩ tới điều đó càng vẽ ra những viễn cảnh xấu hơn. Tôi từng được nghe rằng thứ sáu ngày mười ba luôn là một ngày không bình thường và xui xẻo đối với nhiều người. Hôm nay chẳng phải thứ sáu ngày mười ba, và hôm nay lại là một ngày chẳng bình thường chút nào đối với tôi.
Người ta nói rằng "Cái khó ló cái khôn", trong tình huống xấu nhất, bí bách nhất, não ta bỗng trở nên thông thái nhất để ta có thể quyết định làm điều đúng đắn và thông thái nhất. Quả đầu của tôi điều khiển cả con người của tôi, người ta nói phải tin lắm thì mới có chuyện như thế. Tôi tin vào bộ óc của tôi, tôi tin vào mọi quyết định của tôi trong "Thời khắc khó khăn" này. Và tôi thử thả mình cho bộ óc tự điều khiển, và bộ óc không phụ lòng tôi, nó đã có cách, và nó đã thực hiện ngay lập tức cách đó như mọi chuyện chuẩn bị trở nên quá muộn.
Và rồi tôi ngẫm nghĩ lại rằng việc tôi tin vào bộ óc của tôi, là một suy nghĩ sai lầm. Tôi đã suy nghĩ như thế, khi mọi chuyện đã rồi, kế hoạch đã được thực hiện, một kế hoạch diễn ra rất chậm rãi, đủ để một con người suy nghĩ ra nhiều thứ. Đủ để tôi cảm thấy hoảng loạn khi suy nghĩ như thế.
Người ta thường nói rằng cái ôm có nhiều ý nghĩa đối với nhiều suy nghĩ của nhiều người. Có thể ôm là một chuyện rất là đỗi bình thường như ăn, ngủ hay là tắm. Có thể ôm là một thứ gì đó mà ai cũng khao khát muốn có. Có thể ôm là một thứ thuốc giải bệnh ngọt ngào mà hiệu quả. Có thể ôm là một thứ gì đó kinh tởm, ngượng ngạo, chẳng mấy ai muốn làm.
Con người tôi hiện tại đang tồn tại hai suy nghĩ về cái ôm. Một cái từ bộ óc thông thái mà tôi đã quá tin tưởng, một cái từ Tiềm thức đã cho tôi cái suy nghĩ ấy khi mọi chuyện đã rồi và kế hoạch đã thực hiện hết. Bộ não của tôi, điều khiển tôi, lại gần anh, cúi xuống, nhìn anh, hai cánh tay chầm chậm, ngập ngừng dang ra, chạm vào người anh lần đầu tiên trong đời, rồi kéo anh cùng chiếc áo khoác lạnh ngắt của anh vào người tôi, bám hai cánh tay ấy vào người anh, bám lồng ngực tôi vào người anh, và mặc cho chuyện xảy ra. Còn Tiềm thức, kẻ đã làm tôi suy nghĩ rằng tôi đã quá cả tin vào một kế hoạch sai lầm, mắt tôi mở to, tim tôi đập nhanh. Và người tôi đơ lại giữa vòng vây mâu thuẫn của hai thứ suy nghĩ đối lập.
Tôi như đang ôm một con thú nhồi bông khổng lồ. Một thế lực nào đó đi vào tâm trí tôi và mách bảo tôi điều đó. Nó cho tôi cảm giác như được ôm một con thú bông nham nhám, mềm mềm, âm ấm bởi những sợi lông khi "Con thú bông" mà tôi có lẽ nghĩ đến lại là một chàng trai mặc một chiếc áo khoác trơn nhẵn, cứng ngắc và lạnh toát. Và bộ óc thông thái bảo tôi đó là anh, thở đứt quãng những hơi nóng cùng vài giọt nước mắt ươn ướt vào lòng ngực của tôi. Bộ óc thông thái của tôi bảo rằng anh đang khóc rất lớn, nhưng tôi chẳng nghe thấy tiếng gào tự nhiên nào cả. Vì Tiềm thức, kẻ đã cho rằng cái ôm này là một thứ kinh sợ hết sức, lại hối thúc hai cánh tay tôi bấu chặt hơn, ôm chặt hơn, và bộ óc của tôi đồng lòng với điều đó. Và tôi cảm thấy mọi thứ trong con người tôi không giống như thường ngày, vì cái thế lực kì lạ khiến tôi ôm anh, tôi nhìn anh, như ôm một con thú bông, như nhìn một con thú bông. Như ôm, như nhìn một thứ gì đó mình yêu, rất yêu. Thế lực của anh...
"Charlie?"
Hơi anh vẫn đứt quãng, ngực tôi vẫn ươn ướt nước mắt. Người tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì cái ẩm của đất, cái lạnh của không khí, cái ngưa ngứa của cánh tay, cái đau của mấy nút áo sơ mi chèn vào ngực...
"Charlie?"
Tên anh tôi ngân chậm hơn, dài hơn, rõ hơn từng chữ, hơi anh vẫn đứt quãng, ngực tôi vẫn ươn ướt nước mắt của anh. Tôi cảm thấy khó chịu hơn, mặt đất ẩm ướt hơn, không khí lạnh hơn, cánh tay ngứa hơn, mấy nút áo sơ mi chèn vào ngực càng thấy đau nhói hơn.
"Charles?"
"Huh?"
Anh bật dậy, mặt như người vừa mới bị dìm xuống nước dưới ánh đèn đường màu vàng. Tôi cảm thấy mình đang trở lại bình thường, con thú bông trong người tôi cũng mất, trước mắt tôi là một con người của Ngành Công Nghiệp Giải Trí, của sự nổi tiếng. Cái bóng của anh bỗng thấy lớn hơn của tôi, tôi bỗng cảm thấy xa anh hơn như quy luật mà con người tự đặt ra và vô thức thực nghiệm, một cách bình thường. Thời gian như trôi trở lại trong người tôi một cách bình thường nhưng bất định.
Mấy giờ rồi nhỉ?
"Mấy giờ rồi nhỉ?"
Tôi trân mắt nhìn anh khi dòng câu hỏi của anh trùng với dòng suy nghĩ của tôi. Và anh thấy khó hiểu trước điều đó. Tôi chẳng quan tâm, hôm nay tôi là một con người không bình thường.
"Anh có đồng hồ không?"
Anh chợt đưa hai cánh tay ra và đảo một vòng quanh chúng. Chẳng có gì trên hai cánh tay.
"Còn cô?"
Tôi bất giác, đảo mắt nhìn quanh hai cánh tay mà ai cũng bảo tôi là gầy gộc trơ xương, nhất là mẹ tôi. Cũng chẳng có gì trên hai cánh tay gầy gộc của tôi, người thừa biết rằng mình chẳng sở hữu một cái đồng hồ đeo tay nào cả, nhưng vẫn bất giác trước câu hỏi liên quan của anh và rảnh hơi kiểm tra hai cánh tay của tôi. Hôm nay tôi là một con người không bình thường.
"Vào xe đi, trong đó có đồng hồ trên táplô, anh biết mà, trời lạnh lắm"
Charlie bỏ lại chiếc Smartphone màu đen vào một bên túi quần khi tay anh sờ vào nút nguồn và định bật lên để xem giờ. Trong thoáng chốc, dường như tôi đủ thông thái đểi biết rằng chắc hẳn anh cũng thừa biết mình chẳng có cái đồng hồ trên tay nào, nhưng anh vẫn soi mói vì câu hỏi của tôi, cũng giống như tôi với câu hỏi của anh. Tôi hôm nay là một con người chẳng bình thường, có lẽ anh cũng vậy. Trong thoáng chốc tôi lại nghĩ rằng điều đó chẳng đúng. Anh là một con người bình thường làm một việc chẳng bình thường trong thoáng chốc. Chỉ có tôi, một mình, chẳng bình thường. Tôi lại nghĩ đến những con người sáng nay trước khi tôi gặp anh, những con người mà tôi cho rằng chẳng bình thường, và bây giờ tôi coi họ như anh, một con người bình thường làm chuyện chẳng bình thường. Và tôi thật sự cho rằng tôi là một con người hoàn toàn chẳng bình thường vào đêm nay. Và thật chẳng bình thường khi lại nghĩ đến chuyện đó, trước khi kịp nhận ra bóng anh vụt qua, bước vào xe, và nói đủ lớn để tôi nghe được:
"Đừng đứng trời tròng như thể tôi đang nhìn thấy tượng vậy. Vào xe đi, tôi có một chỗ giúp tôi, cô, và chiếc Jeep có thể nghỉ được qua đêm đấy."
Anh không có bạn...
Trung tâm Boston không như tôi nghĩ. Những ánh đèn trên những tòa nhà cao tầng hiện đại đã lừa tôi. Chúng vẫn sáng lóa khi những tòa nhà đến gần tôi hơn và những cảnh vật bên trong cũng hiện rõ hơn. Vẫn là những ánh đèn huỳnh quang sáng chóa trên những tầng cao vút, nhưng chẳng có ai. Vẫn là những ánh đèn chùm sang trọng ở sảnh trước những tòa nhà khách sạn gắn quy chuẩn bốn năm sao, nhưng cũng chẳng thấy bóng dáng ai ngoài những người đáng lẽ phải ở đó. Vẫn là những thứ ánh sáng rọi xuống những món đồ xa xỉ và phản phất những vệt cầu vồng ra ngoài những ô cửa kính trong suốt ở những cửa hiệu Chanel, Gucci, hay Louis Vuiton, mà cũng chẳng có ai ngoài những người đáng lẽ phải có mặt ở đó. Những biển hiệu quảng cáo nho nhỏ khiến tôi nhớ đến New York cũng chẳng có ai nghía qua để xem, nói đúng hơn là ngoài chúng tôi ra, xung quanh, trên đường, chẳng thấy bóng dáng ai. Boston bắt đầu khiến tôi sợ hãi trong một phút dừng chờ đèn đỏ ở Quảng Trường Trung Tâm.
Sự đáng sợ là chưa đủ, Boston khiến tôi ngạc nhiên đến quái đản. Sau vài phút lượn vòng vòng cái Trung Tâm Thành Phố "bỏ hoang", anh dẫn tôi đến một nhà hàng sang trọng gần Eagle Street. Nơi mà anh gọi là "Nhà hàng Pháp sang trọng cỡ bốn sao" đông nghịt những con người trong đủ thứ bộ quần áo quanh những chiếc bàn ngập đầy khói đồ ăn bốc lên mấy ánh đèn chùm màu vàng qua ô cửa kính trong suốt đang mờ dân bị che phủ đi ít nhiều bởi những hàng ôtô đủ thứ loại, chẳng khác nào mấy nhà hàng bình dân gắn mấy thứ đồ giả rồi quảng cáo là nhà hàng năm sao cho mọi người. Phải mất gần vài chục phút mới tìm được chỗ đậu xe cách nhà hàng cả mấy con phố. Nhưng một khi cái bụng đã đói meo thì chẳng có gì là không thể, mà nếu không thể thật thì cũng phải làm cho tới cùng đến khi kiệt quệ. Anh nói rất đúng, đây không phải là một nhà hàng "đồ giả" mà tôi nghĩ, thứ cho vào bụng rẻ nhất ở đây đáng giá một nghìn đô la. Và người Boston quả thật là rất giàu có khi biến một nơi đắt đỏ như vậy chẳng khác nào hàng ăn bình dân ở khu ổ chuột. Và bộ óc thông thái của tôi, sau một khoảng im lặng kể từ lúc rời khỏi cây cầu kia, len lỏi tôi dòng suy nghĩ rằng có lẽ người Boston cũng rất là giàu có khi để hoang một Trung Tâm Thành Phố ngập tràn ánh đèn mà không sợ tiền điện đắt đỏ.
Charlie Puth là một ca nhạc sĩ nổi banh trành Hollywood hiện tại, anh là người của Ngành Công Nghiệp Giải Trí, là người của sự nổi tiếng. Tôi có thần tượng một nhóm nhạc nổi tiếng mà tôi nghĩ tầm cỡ anh, một vài người nổi banh trành Hollywood mà tôi nghĩ tầm cỡ anh, một vài người cũng làm trong Ngành Công Nghiệp Giải Trí như anh. Và tôi hiểu thật khó khăn thì họ tạm thời lột bộ áo tài năng, lột bộ cánh của sự nổi tiếng, lột bộ lốt của Ngành Công Nghiệp Giải Trí để trở thành một con người bình thường, làm những việc, những nghề bình thường, trong môtcụôc sống bình thường, ở một thế giới không bình thường. Anh và tôi gọi món, ăn, và trả tiền trong một nhà hàng Pháp sang trọng giữa khung cảnh như một hàng ăn ổ chuột mà chẳng khác nào như ăn ở nhà hàng sân ga và chúng tôi thì là những người sắp bị trễ chuyến. Anh và tôi, ăn vỏn vẹn hai đĩa Lagsana và hai ly cam ép, bữa tối "siêu tốc" của chúng tôi cũng gần bằng một tháng lượng, và anh là người đứng sau cái bữa tối này, nên tôi chẳng có trách nhiệm tích góp một đồng xu nào trong đó. Nhưng tôi cũng góp được hai tờ năm đô cho anh khi tên phục vụ bàn bảo rằng chẳng có tờ tiền mang mệnh giá tương ứng để thói lại cho anh.
"Cô chẳng nên tin vào hắn ta, hắn ta đích thị có hai tờ năm đô đó."
"Thôi nào, nếu anh muốn, khi về lại nhà tôi ở New York, tôi cho anh xem cả xấp tiền lẻ và xu của tôi, hai tờ năm đô đó có gì mà lại làm lớn đến thế."
Tôi thở phào nhẹ nhõm khi anh là người phá vỡ sự im lặng trên xe. Không hiểu sao khi rời khỏi nhà hàng và bước lên xe, tôi cảm thấy có gì đó thật nặng nề và khó chịu với cái sự im lặng thường thấy trong xe mà tôi chẳng có vấn đề gì từ sáng đến giờ. Con mắt của xã hội không cho phép tôi được giải tỏa và phá vỡ cái sự im lặng ấy. Và anh đã làm thế, và tôi rất nhẹ nhõm vì điều đó.
"Chúng ta sẽ đi đâu đây?"
"Cứ đi thẳng đến hết cái Eagle Street này rồi tôi sẽ chỉ tiếp cho cô."
"Sao anh không chỉ thẳng luôn? Một lái xe như tôi cần phải có một cái trí nhớ tốt mà."
"Cô không phải là lái xe đầu tiên của tôi, tôi thừa biết điều đó."
Tôi phanh xe lại, giữa đường vắng vẻ, một cách không bình thường.
"Huh?"
Như thể tự nhiên, anh thấy lạ trước hành động của tôi.
"Tôi không phải là người đầu tiên?"
"Đến cuối phố thì quẹo phải, cứ đi như vậy cho đến khi tôi bảo dừng"
Đôi chân tôi vô thức đạp chân ga, đầu tôi vô thức quay lại về phía trước, và cảnh vật đằng trước tôi cứ di chuyển theo đúng sự di chuyển của chúng. Tôi không biết chuyện này là thế nào, nhưng Tiềm thức của tôi cho rằng đừng nên biết chuyện tôi đang không biết hiện tại. Tiềm thức cho rằng như vậy, phần còn lại thì chẳng lên tiếng, còn tôi thì chẳng có cảm xúc gì ngoài sự khó hiểu, từ Tiềm thức của tôi cho tới lời nói của anh. Thôi thì tôi nghe theo Tiềm thức, tôi là nó, nó là tôi, thà trung thành với tôi thì tốt hơn. Mà khoan đã, ban nãy chẳng lẽ không phải tôi, và Tiềm thức của tôi đang loay hoay hay sao? Làm sao tôi có thể tin vào tôi khi con người tôi chia ra nhiều hướng suy nghĩ khác nhau cơ chứ? Con người tôi, tôi bắt đầu cảm thấy có những suy nghĩ lộn xộn nhất mà tôi từng nghĩ và cảm nhận. Và cũng thật là may mắn khi tôi còn nhận ra được điều đó.
Loay hoay gần một giờ đồng hồ với cái trí nhớ mà tôi nghĩ là thấp kém của anh cùng cái tay lái nặng trịch của chiếc Cherokee, chúng tôi dừng lại ở nơi mà cây sồi rợp bóng hai bên trông thật là đáng sợ dưới màn đêm và trên vài ngọn đèn đường màu vàng nửa hiu hắt, nửa sáng loạng trước mắt tôi.
"Sau cái công viên này là nơi chúng ta sẽ nghỉ chân. Xuống xe đi, chỗ đậu này là tốt nhất đấy."
Anh nói, rồi xuống xe. Anh bảo đây là chỗ đậu tốt nhất - Chắn ngang đường đi mà tôi nghĩ là con đường duy nhất có tồn tại ở đây.
"Tin tôi đi, con đường này chẳng ai dám đi đâu."
Anh mở cửa xe và cố gắng kéo tôi xuống, trước khi nhận thức cộng dây đeo an toàn thắt chéo người tôi.
"Tại sao?"
Tôi vô thức hỏi, và rồi Tiềm thức bổ vào đầu tôi một cái rõ chú ý khi bịt miệng tôi một cách vô hình.
Anh đi trước, còn tôi theo sau, qua từng gốc cây sồi một cách khiến tôi liên tưởng tới như đang đi tránh thú dữ trong rừng vậy. Mà quả thật tôi thấy như tôi đang đi trong một cánh rừng vậy. Đi được cỡ hai ba phút, xung quanh tôi, chỗ nào cũng toàn là cây sồi và bóng tối, và cây sồi, và bóng tối. Ánh đèn đường màu vàng thì chìm dần vào bóng tối còn tôi chẳng thấy một ánh đèn nào ở phía trước, ngoài cái ánh sáng phát ra từ hai cái điện thoại, một của tôi, một của anh. Anh rọi cái điện thoại của anh soi đường về phía trước, bảo tôi soi điện thoại của tôi vào anh. Một phần anh nói là để tránh mất dấu anh giữa nơi mà anh gọi là công viên rộng vài ba trăm mét vuông này mà tôi lại nghĩ là đang lạc vào Công Viên Trung Tâm ở New York, nổi tiếng là đi vào mà gần như là chẳng tìm thấy lối ra. Suy nghĩ của tôi về cái trí nhớ của anh bỗng nhiên xẹt qua làm tôi cảm thấy lo hơn, nhưng ngoài việc rọi ánh sáng điện thoại vào anh cho đỡ sợ, cho tránh bị "Lạc đường" và để anh ta tự mò mẫm đường đi thì chẳng còn cách nào khác, ít nhất là để thoát ra khỏi đây.
"Còn sợ à? Cô đứng như thế này cỡ vài ba chục giây, hồn phách chưa thoát ra khỏi đó à?"
Lời nói của anh làm tôi "Bừng tỉnh" một cách khó hiểu. Ban nãy còn thấy lưng anh, ánh sáng điện thoại của tôi, của anh, mấy gốc cây sồi và bóng tối. Bây giờ mọi thứ khác hẳn. Những ánh đèn đường rọi vào tôi, những chiếc ôtô đậu thành hàng trên con đường bêtông rợp lá, dưới bóng một tòa nhà chung cư lớn với những ô cửa sổ rực sáng giữa trời đêm rực những ngôi sao chớp chớp. Và tôi, như anh nói, đứng khom lưng, tay thì hơ hơ chiếc điện thoại trước mặt, khuôn mặt thì trắng bệch vì sợ, một kiểu cách đứng thật là "Buồn cười suốt vài ba chục giây."
"Thật không bình thường chút nào!"
Tôi nói khi anh vừa dứt lời bằng một trận cười sảng. Xung quanh chẳng có ai, và tôi thì lo sợ nhìn anh khi nụ cười của anh ngày một lớn, và câm lặng lại, như một người điên.
"Tôi đoán bây giờ cũng chẳng phải là giờ để chúng ta vui chơi một cách bình thường ở đây."
Anh đi trước, như là dấu hiệu để tôi tiến theo anh. Chúng tôi tiến thẳng về tòa chung cư đó như là một hành động bình thường. Chung cư mà tôi đảm bảo rằng sẽ nghỉ chân ở đây trước khi trở về New York đảm bảo không dành cho giới nhà giàu như anh, đầu óc dở văn chương miêu tả của tôi đảm bảo không thể cho người ta, thậm chí là tôi, hiểu được về cái sự đảm bảo đó. Nhưng tôi đảm bảo rằng đó là suy nghĩ của tôi. Và tôi cũng nửa ngạc nhiên, nửa bình thường khi chúng tôi nghỉ chân tại đây khi tôi nghĩ đến anh. Một người như anh, Charlie Puth, sẽ là cực kỳ, cực kỳ hoang đường khi không đủ tiền thuê một hai phòng ở một vài tòa khách sạn sang trọng lắp đầy hai bên một con phố ở Trung Tâm Boston mà chúng tôi vừa ban nãy lướt qua, và tôi cũng suy nghĩ thật là hoang đường khi một người như anh lại chấp nhận ở đó.
Thang máy dừng lại ở tầng mười ba. Một suy nghĩ vui vui thoáng qua đầu tôi khi tôi và anh dảo bước trên hành lang vắng vẻ rọi sáng trưng ánh đèn huỳnh quang phía trên, trông vẫn còn rất mới. Hôm nay là một ngày không bình thường đối với tôi. Cũng như bao người khác, tôi nghĩ đó là một điều xui xẻo. Trời xui đất khiến khi người ta gán ghép cái sự xui xẻo vào con số mười ba, và khiến tôi tin, thật sự tin vào điều đó. Có lẽ con số mười ba đỏ chói trên bảng điện tử nho nhỏ đứng góc ở thang máy mà ai cũng ngước nhìn này có lẽ "Ám" tôi, hoặc cũng chẳng sai khi Tiềm Thức của tôi bảo rằng, nó như một dấu hiệu để nói với tôi về cái kết của những chuyện bình thường và xui xẻo trong ngày hôm nay, tôi nghĩ thế, và tôi không nghĩ mình đủ thông minh để biết điều đó sớm, và tôi cho rằng mình đủ thông minh để nghĩ rằng cũng sẽ chẳng thay đổi ngược gì nếu mọi chuyện đi ngược lại.
Mùi điều hòa xộc vào mũi tôi khi cửa phòng 1306 mở ra. Bóng tối trong nơi mà tôi nghĩ chắc rằng là căn hộ nơi tôi và anh nghỉ ngơi qua đêm nay mờ đi dần khi ánh đèn ngoài hành lang rọi vào, không nhiều, quá ít, đủ để tôi thấy được một bộ ghế Salon và một cái màn hình TV nho nhỏ ẩn hiện phía sau. Nhà thì phải có phòng ngủ, một căn hộ bình thường mà đầu tôi hiện lên hai chữ "Quá nhỏ" này chỉ có một phòng ngủ, một chiếc giừơng. Và tôi thấy nhẹ người một chút khi biết rằng tôi sẽ không nằm dưới sàn đêm nay. Tôi tin anh không để tôi phải chịu như vậy, không có người bình thường nào ngoại trừ những tên chẳng có tính người để tôi phải chịu như vậy, và tôi không nghĩ rằng anh là một tên không có tính người. Thật quá hoang đường khi nghĩ như thế.
Chưa đầy sáu mươi phần trăm cho sự tự tin và chắc chắn của tôi khi tôi nghĩ rằng đây là một căn hộ bỏ hoang, khi tôi nhìn thấy những tấm vải trắng phủ kín không có lỗ hổng lên những thứ mà tôi nghĩ là tủ, kệ hay bất cứ gì đó người ta thường hay đặt trong một căn hộ, để sống, ngoại trừ bộ Salon và chiếc TV nho nhỏ đặt trên kệ chi chít những cộng dây cáp, một máy Playstation I và vài ba chồng tạp chí. Thật kì lạ khi chúng không bám một tí bụi nào khi tôi suy nghĩ đến cái lý do thích đáng của việc người ta phủ vải trắng hoặc Nylon lên bất cứ những thứ họ không muốn hoặc không thể mang ra khỏi căn nhà hay căn hộ mà họ muốn bỏ hoang mà tôi thường thấy trên TV. Tôi chưa từng gặp trường hợp này, tôi chưa từng bỏ hoang một căn nhà hay căn hộ nào cả. Toàn bộ gia đình tôi vẫn ở căn nhà cũ ở Ohio. Xem ra nói đúng hơn, người ta gọi tôi là đang "Đi làm ăn xa nhà".
Anh không hề mở những tấm vải trắng phủ đó lên, như thường lệ mà tôi thấy. Mà dẫu sao chúng tôi cũng ở đây một đêm thôi, nhưng mà sự tò mò thì luôn quanh quẩn đâu đây trong người tôi.
"Nếu cô muốn, cô có thể lật những tấm vải đó lên và nghía qua những thứ ẩn đằng sau đó, dẫu sao bà Teresa cũng muốn động đậy tay chân nhiều một chút nên cô không cần lo về việc dọn dẹp lại, chỉ là đừng xáo trộn lên mọi thứ được rồi"
Giọng nói của Charlie và tiếng nước chảy ập vào tai tôi, hướng của chúng dẫn tôi đến gian bếp với cái nhà tắm với cánh cửa gỗ ở phía bên trái. Xem ra căn hộ này cũng không quá nhỏ, một gia đình có thể sống đầy đủ ở đây.
"Bà Teresa?"
Tôi dừng lại, cách cửa nhà tắm một đoạn hơi dài, và vọng lại.
"Bà ấy sống ở căn kế bên. Bà ấy và tôi là hai người duy nhất có chìa khóa của căn hộ này, bà ấy sống ở đây được chừng hơn ba mươi năm rồi."
"Thảo nào chẳng có hột bụi ở đây được tìm thấy"
Tôi nói rồi đảo mắt nhìn một vòng gian bếp, cứ như là đang đi vào một cửa hàng trang trí nội thất vậy, tiếc là không có điều hòa, những ánh đèn chùm sặc sỡ và mấy món đồ gia dụng đắt tiền. Tôi phì cười trước điều đó.
"Anh có mang đồ tới đây à?"
Tôi cảm thấy ngạc nhiên khi anh đang ở trong phòng tắm với tiếng nước xối xả còn tôi thì lại chợt nhớ anh không mang theo bất kì túi hành lý nào.
"Trước khi tới đây tôi có gọi bà Teresa mang vài bộ quần áo treo trong nhà tắm và trong tủ đồ bên trong phòng ngủ, tôi có dặn bà ấy mang vài bộ Pijama cho cô mặc tạm qua đêm và vài chiếc chăn, chắc cô cũng biết mình sẽ ngủ ở đâu đêm nay rồi."
"Thì ra việc qua đêm ở đây đã được anh chuẩn bị hết cả rồi."
"Hình như không lầm tôi đã nói với cô đây là một nhiệm vụ mà."
"Anh chỉ đưa nhiệm vụ cho tôi là đưa anh đến Boston."
"Một lái xe như cô không biết việc từ New York đến Boston rồi quay lại đó trong vòng một sớm một chiều là không thể sao?"
"Anh đúng là..."
Tôi thở dài và đi lên phòng khách.
Charlie Puth thật sự là một con người tài năng. Định nghĩa "Tài năng" cho anh trong đầu tôi lúc này không chỉ gói gọn trong những bài hát mê hoặc lòng người và nhẹ nhàng đưa anh lên từng nấc thang trong con đường nổi tiếng của mình. Anh tài năng ngay cả khi Thế Giới còn chưa biết tên anh. Chiếc tủ kính gỗ gia đình nhàm chán và lạc hậu mà tôi từng nghĩ chi chít những tấm bằng khen và sáng lóa những tấm huy chương hay vài ba hàng cúp khi tôi lật mở một tấm vải trắng gần ghế Sofa. Căn hộ này thật sự khiến tôi có cảm giác hoài cổ đến buồn chán với những bức tranh sơn dầu treo tường vừa tầm với, những chiếc ghế vải nỉ nhỏ đã ngả màu, một chiếc bàn gỗ đơn giản với một bát đựng trái cây và một lọ hoa trên đó, và như lẽ tất nhiên là chẳng có một thứ loại trái cây hay một bông hoa nào mà tôi có thể thấy. Sự hoài cổ đến nhàm chán cũng chẳng mất đi khi nhìn chiếc tủ "Tài năng" của anh với những tấm bằng khen Đại Học, Trung Học, những tờ học bổng đóng cẩn thận trong những chiếc khung gỗ màu giả đồng, những chiếc cúp vô địch những giải khúc côn cầu nhỏ lẻ và hầu hết đều là khúc côn cầu. Điều bất ngờ không phải ở tài năng của anh, càng không trước thời gian xa lơ xa lắc nhưng cũng chẳng xa lắm ghi trên tấm bằng và ghi trên những chiếc cúp, mà là cái tên "Charles Smith" đôi lúc được in bằng những phông chữ đẹp nhất trên những tấm bằng khen, đôi lúc được khắc hay vẽ tay nguệch ngoạc trên những bức ảnh hay những chiếc cúp. Và cái tên "Charles Smith" ấy, có lẽ vô tình, nhưng linh cảm và suy nghĩ của tôi đa phần là chủ ý, đều đặt kế bên một cái tên, cũng đôi lúc đàng hoàng, đôi lúc nguệch ngoạc:
"Lông-mày-không-bình -thường Charles"
Tôi nhìn thật kĩ vào bức ảnh có dòng chữ vàng "Đội khúc côn cầu Stanford 2007-2008" bên dưới. Tôi nhìn vào anh chàng mà Tiềm thức của tôi cứ chê bai là tên lùn nhất và xấu nhất nhóm được khoanh nguệch ngoạc hình như là bằng phấn hay một cây viết dạ quang nào đó. Một dấu mũi tên dài nối từ cái vòng tròn ấy chỉa lên khoảng không nào đó phía trên bức hình với dòng chữ "Lông-mày-không-bình-thường Charles".
Tôi cố gắng tin vào bản thân mình đây là anh, người có lẽ đang tắm ở nhà tắm phía trong bếp. Ngoại trừ lông mày bị sứt một mảnh và màu mắt hay những bộ phận cơ thể con người của anh mà tôi nghĩ suốt đời sẽ chẳng thể nào thay đổi được dưới bàn tay của các nhà phẫu thuật thẩm mĩ mà tôi nghĩ anh chẳng thèm dòm ngó tới điều đó, Charlie của ngày xưa và Charlie của ngày nay khác nhau như buổi sáng và buổi tối trong một ngày. Tôi nghĩ điều đó cũng hơi bình thường khi hầu như cũng chẳng có người nào nhận ra tôi bằng đôi mắt khi nhìn vào những tấm hình xưa cũ của tôi, và tôi cũng có thể tin vào điều đó dẫu đôi lúc đầu óc tôi cũng chẳng bình thường, ít ra là bình thường hơn hôm nay, một ngày tràn ngập những thứ không bình thường.
Tôi lại liên tưởng đến những gì xảy ra một vài tiếng trước khi nhìn vào dòng chữ "Charles Smith". Khí lạnh của biển thoảng thất xung quanh người tôi trong căn phòng mà ban nãy tôi cảm thấy nóng dần lên. Màn đêm của bầu trời thoảng thất xung quanh người tôi trong căn phòng sáng rực ánh đèn. Và cây cầu không lồ ấy xuất hiện, choáng dần đi cả căn hộ nhỏ của anh. Và anh, trong chiếc áo khoác quân đội, chiếc áo sơmi đen, chiếc quần Jean đen, đôi mà tôi nghĩ là Addidas đen viền trắng ở đế, đứng ngay kế bên tôi, làn tóc ngắn chuyển động nhẹ trong gió.
"Charlie?"
"Họ tìm thấy xác anh ta ở đó"
"Charlie Puth"
"Chiếc Chevrolet của anh ấy"
"Charles?"
"Xe của anh ta bị đứt phanh, tay lái thì cứng ngắc, người thì lại quá hoảng hốt để có thể bình tĩnh mà nhả phanh và gạt cái cần phanh tay ngu ngốc ấy."
"Charlie? Anh ổn chứ?"
"Tôi nghĩ người đó là cô. Hãy nghĩ xem có một cuộc trò chuyện nào giữa hai người mà một trong hai người lại nhìn vô thức vào chỗ khác khi nói chuyện mà không nhìn vào người đối diện cơ chứ?"
Mọi thứ trở lại bình thường, ánh đèn huỳnh quang, không khí nóng, căn hộ nhỏ, và anh, trong một chiếc áo thun Addidas xám đẫm nước ở viền cổ, một chiếc quần Short thể thao hiệu Nike màu đen viền vàng. Tấm khăn lớn màu trắng mà anh đang cầm hầu như không thể thấm kịp những giọt nước tứ phía trên tóc, trên người anh đang nhĩu xuống. Anh nhìn tôi, và tôi nhìn anh, hai người chẳng nói gì sau cái câu nói đó của anh, thật là khó hiểu.
"Cô vào tắm đi, nước nóng đã chuẩn bị sẵn hết rồi, đồ phía trong phòng ngủ."
Khoảnh khắc sau câu nói này của anh đưa tôi dường như trở thành robot. Một con robot được điều khiển bằng tâm trí và Tiềm thức của tôi, và tôi đến giờ tin điều đó khi cả ngày hôm nay dường như Tiềm thức và tâm trí đã điều khiển tôi, nhưng mà là điều khiển một con người dẫu chúng cho rằng tôi đã là một chú robot từ sáng tới giờ. Và có lẽ việc tôi tự cho rằng mình là một con robot bị Tiềm thức điều khiển, ít nhất là từ giây phút này, có lẽ khiến người ta tin là đúng. Tôi là một con robot, một con robot thông minh. Sẽ chẳng có một con robot nào thông minh và hoàn hảo hơn cả tôi, một con robot đội lốt người một trăm phần trăm, một con robot được tạo nên từ những bàn tay hư vô có thể đánh lừa ảo giác của những nhà sáng chế thiên tài nhất, một con robot không cần được lập trình sẵn từng li từng tí về thế giới xung quanh vẫn có thể nhận ra những gì đang tồn tại một cách hữu hình, lẫn vô hình. Một con robot, không cần lập trình từng câu lệnh phải làm gì, không làm gì, và làm như thế nào, cũng biết được những thứ cần phải làm, không phải làm, và làm như thế nào. Tôi là một con robot, một con robot thông minh, thông minh bậc nhất trên thế giới. Tôi có thể "Giải mã câu lệnh của anh" có lẽ còn ngắn hơn thời gian chớp mắt của một người bình thường. Con mắt nhỏ xíu của tôi, cái đầu dở tệ và nhỏ bé của tôi có thể nhớ và biết như in từng thứ trong căn hộ này, kể cả những nơi tôi chưa biết.
Tôi như một con robot, tôi đi qua người anh, và tiến vào phòng ngủ nằm khuất sau lối đi bên phải. Lần đầu tiên đến gần anh trong một không gian "Sáng toàn diện" dưới ánh đèn, tôi có thể thấy anh cao hơn tôi gần cả một cái đầu. Hơi ngạc nhiên vì nhìn từ xa trong tầm mắt của tôi, anh không cao đến thế. Phòng ngủ bên trong tối thui nhưng ánh đèn bên ngoài đủ để tôi thấy được nút công tắc để bật đèn bên trong. Cả căn hộ này anh chỉ sử dụng một loại đèn duy nhất dù tôi chưa biết phòng tắm ra sao, kể cả chui đèn và kệ gắn trần. Một bộ Pijama nằm hiu hắt phía góc tủ quần áo làm tôi cảm thấy e ngại khi dự định mặc nó. Nhưng chẳng còn cách nào khác, bộ trang phục của tôi quá khó chịu để tôi có thể ngủ.
"Anh vào ngủ trước đi, bên ngoài để tôi lo liệu."
Câu nói mà tôi nghĩ là cuối cùng phát ra từ miệng tôi ngày hôm nay, dẫu tôi cảm thấy đây chưa phải là kết thúc. Tôi quá mệt mỏi tính đến bây giờ, và tôi nghĩ anh cũng vậy. Loay hoay từ New York tới Boston trong một ngày đầy nắng, đầy mưa, và đầy những thứ không bình thường, ai cũng muốn chợp mắt kết thúc ngay bây giờ, ít nhất tôi nghĩ là vậy.
"Tôi sẽ lấy chăn cho cô"
Tiếng anh vọng vào khi tôi vừa đóng cửa nhà tắm và chốt lại. Nhà tắm của anh là nơi sáng nhất mà tôi thấy trong căn hộ này, với vài ba chiếc đèn trần, hai bóng đèn sưởi trong mùa đông ẩn ở góc tường bên trái, và một tuýp đèn nhỏ gắn chắc chắn trong khung viền màu bạc mà tôi nghĩ là mạ Crom phía trên gương soi. Phòng không có nhiều không gian để nhét một chiếc bồn tắm vào trong khi hai chân tôi run lẩy bẩy vì quá mệt. Bù lại phòng tắm đứng với những mảng kính trong suốt cũng chẳng tệ, nước thì ấm giữa trời lạnh như thế này và như lời anh nói từ trước, những thứ dành cho phụ nữ và sự riêng tư như tôi đều có cả, ngoại trừ những món đồ trang điểm. Tôi không có thói trang điểm, thậm chí tôi cũng chẳng màng nhìn trong gương. Nhưng tôi là một cô sinh viên bình thường, sinh viên bình thường thì có bạn, những cô bạn của tôi thì lại thích trang điểm, và họ cho rằng tôi còn phải chăm chút lại sắc đẹp một chút nếu như không muốn trở thành bà già. Và bản năng phụ nữ lúc đó trong tôi khiến tôi sởn gai óc. Nhắc tới mấy người bạn, tôi là một sinh viên đại học. Bạn thì có, nhưng chẳng nhiều, và cũng không thân. Lại nhắc tiếp tới sinh viên Đại Học, đã một thời gian dài tôi không trở lại Học Viện JFK. Sự thân thiện của thầy Richard khoa Kế Toán khiến tôi không bận tâm gì về hai chữ "Đuổi học". Mức lương năm nghìn đô la mỗi tháng của Charlie cũng khiến tôi nhanh chóng quay lại Học Viện nhanh hơn, dẫu không biết cái khí chất nổi tiếng của anh có đủ để tôi cầm cự một tháng hay lâu hơn không. Tôi bỗng nhớ đến anh, anh từng nói sáng nay anh từng qua đào tạo về chính trị tại Đại Học. Không biết JFK có phải là nơi anh đặt chân tới đó không và luật pháp cơ bản có nằm trong khóa đào tạo chính trị như anh nói hay không. Thời gian dài không động chạm vào sách vở và guồng quay của cuộc sống như lẽ tự nhiên làm tôi bây giờ gần như chẳng nhớ gì cả, nhưng không lầm tôi có biết rằng có một điều luật không thành văn nào đó trong kinh doanh tại Hoa Kì, tôi không thể nhớ nguyên văn hay gợi và tả bất cứ câu văn nào, chỉ biết rằng điều luật không cho anh được phép "Đá mông" tôi khi chưa hoàn thành thời gian tối thiểu, ở đây là một tháng. Khổ nổi đây là luật bất thành văn và tôi với anh chưa có hợp đồng.
Khoan? Chưa có hợp đồng?
Tôi mặc ngay bộ Pijama cùng chiếc khăn màu trắng để giữ ấm và làm khô tóc, bước nhanh ra khỏi nhà tắm. Charlie ngồi trên bộ Salon, mắt chăm chú vào cái màn hình TV giữa bóng tối, tay thì lăm lăm chiếc Remote và chai bia đã bật nắp đặt ngay kế người của anh. Rồi anh quay đầu lại, nhìn tôi khi cảm thấy có ai đó đang nhìn hầm hầm sau lưng anh.
"Uống không?"
Anh đặt Remote xuống thảm, rồi đưa chai bia kế bên trước mặt tôi.
"Tôi không quen, và tôi cần có chuyện muốn nói"
Anh ra hiệu cho tôi ngồi kế bên anh. Anh đang xem một trận đấu bóng đá, và tiếng inh ỏi của khán giả nhỏ dần khi anh vặn nhỏ âm lượng khi anh thấy tôi hầm hầm nhìn anh trong một lúc lâu kể từ lúc tôi ngồi xuống.
"Có vấn đề gì sao?"
Mắt anh quay lại cái màn hình TV.
"Tôi vẫn chưa có hợp đồng"
"Uh huh"
Tay phải của anh dần nâng chai bia lên, một chai Budweiser.
"Tôi vẫn chưa chính thức làm ở chỗ của anh."
"Uh huh"
Mắt anh vẫn hướng thẳng vào màn hình khi anh tu một hơi chai bia.
"Tôi vẫn chưa làm tài xế chính thức của anh."
"Uh huh?"
"Việc tôi đưa anh tới đây là vô nghĩa."
"Và việc tôi chấp nhận cô vào làm và tốn năm nghìn đô-la cũng là vô nghĩa?"
Anh đặt chai bia xuống và nhìn tôi. Không thể hiện cảm xúc, nhưng tôi nghĩ anh đang cảnh báo tôi ngậm miệng lại.
"Cô đang nói một điều nhảm nhí. Bảo vệ của tôi..."
"Không nói gì về hợp đồng"
Và tôi đáp trả lại anh, không thể hiện cảm xúc.
"Khốn nạn"
Anh nói thầm đủ để tôi nghe, gạt mạnh vào cái gì đó màu trắng mà tôi nghĩ là công tắc khi những chiếc đèn phòng khách sáng rực lên. Tiếng TV cũng tắt hẳn.
Charlie bảo tôi ngậm miệng, tôi tôn trọng anh ấy. Anh ấy cũng tôn trọng tôi, anh ấy chẳng nói gì khi tôi có ý đó. Hai chúng tôi chẳng nói gì trong khoảng vài phút. Trong đầu tôi dường như chẳng có ai, vào lúc này, ở tại đây.
"Cô có biết rằng tôi ghét ai nhất không?"
Ơn Chúa khi anh, không phải là tôi với cái đầu óc và Tiềm thức không bình thường của tôi, phá vỡ sự im lặng nửa bình thường, nửa không mong muốn này.
"Cô có biết rằng tôi ghét ai nhất không?"
Anh hỏi lại, và tôi nghĩ người anh nói đến là tôi trong một thoáng, như một định lí bình thường của tự nhiên vậy.
"Quản lí của anh"
Tôi là một người hay "Hiếu kì" đời sống của những người như anh. Ai cũng hỏi một câu hỏi như anh cho họ, và họ cũng trả lời một câu trả lời như của tôi.
Anh gật đầu, nốc một ngụm bia, rồi nheo mắt nhìn chai thủy tinh màu nâu đỏ, một vệt bọt bia lưng lửng nửa chai.
"Ai cũng trả lời như vậy"
"Ai?"
"Những người như anh, những người nổi tiếng, những người tài năng, những người..." - Tiềm thức bịt miệng tôi khi tôi định nói chữ không nên nói.
"Phiền phức và khốn nạn?"
Chúa tôi, những câu chữ đó phát ra từ miệng anh ta y hệt những gì tôi nghĩ. Tôi nghĩ đây là may mắn trùng hợp, hay tôi đang ngồi cạnh một con người tài năng đến nỗi có thể đọc được suy nghĩ của người khác. Chỉ có hiền triết và những người hư cấu mới làm được như thế.
"Ngày đầu tôi được xem là nổi tiếng, hắn ta giãy giụa lên như là thứ gì đó đại loại như thế mà tôi chẳng thể nghĩ ra. Cuộc đời tôi thay đổi, nói sao nhỉ?"
Anh cười, rồi chau mày
"Thay đổi như lời hắn ta nói. Hàng hiệu, phỏng vấn, chụp ảnh, vân vân và vân vân... Nói chung là hắn ta cho tôi biết nổi tiếng của hắn ta là gì"
Anh nốc một ngụm bia, vệt bọt trên chai xuống một khoảng nhỏ nữa
"Khác với những gì tôi nghĩ về nổi tiếng."
"Anh nghĩ gì về nổi tiếng?"
Tôi nhìn trân trân vào chai bia của anh một cách vô thức. Tiềm thức của tôi cảm thấy chua chát cho "câu chuyện" của anh dẫu phần còn lại của tôi chẳng có cảm giác gì sau vài câu chữ ấy.
"Tự do"
Tự do?
"Smith là một người bạn không tưởng."
Smith, Charles Smith, người mà tôi đã nhìn thấy trong những bức ảnh, những tấm bằng, những chiếc cúp, mà anh, Charlie Puth, đang nhìn thấy.
"Tôi và Smith, người ta từng bảo hai chúng tôi là hai con nghiện điện tử và phim ảnh. Nói thật là.."
Anh cười khúc khích
"Người đó thật sự là tôi. Anh ta là một cậu bé ngây thơ, thấy gì làm nấy. Tội nghiệp."
Anh im lặng, rồi nói tiếp :
"Trong những bộ phim chúng tôi từng coi, một con người nổi tiếng luôn bỏ rơi bạn của mình khi họ cố gắng níu kéo người đó. Hay một người bạn luôn bỏ rơi một con người nổi tiếng khi người người đó cố gắng níu kéo ông bạn đó. Hay cả hai. Phim ảnh chỉ là phim ảnh, hai chúng tôi cố gắng không để điều đó xảy ra. Hơi khó khăn một chút, tên Quản Lý khốn nạn ấy cho rằng điều đó là nhảm nhí. Hắn ta là Quản Lý của tôi nên hắn ta có tất cả những thứ để kiểm soát tôi. Hắn điều chỉnh lịch phỏng vấn, hắn sai vệ si, tôi tớ của hắn, hắn làm mấy cái chuyện mờ ám để, cô cũng biết rõ."
Tại sao? Tại sao lại như vậy? Trong đầu tôi mang máng một sự biết trước nào đó vào cái mà tôi tầm bậy tầm bạ gọi là kết cục này. Kết cục về một con người khi nổi tiếng và những suy nghĩ mờ ám điên rồ của những tên Quản Lý chẳng khác nào mấy con quỷ trong truyện cổ tích.
"Sự tự do duy nhất của tôi"
Anh nhìn chao đảo như một kẻ say và buồn ngủ vào một chiếc Nokia phổ thông từ cái áo khoác quân đội đặt ngay trên ghế, tôi đã không chợt bắt gặp nó trong một khoảng thời gian đáng kể
"Hắn ta hầu như chẳng biết gì về sự xuất hiện của nó, kể cả Smith, cậu ta lúc đầu đưa vào danh sách không làm phiền cho đến hồi gặp mới nhất tại đây, tính đến hôm nay đã một năm sáu tháng mười tám ngày."
"Anh quả là một người bạn tốt"
Tôi trầm trồ khi anh cho tôi nuốt chậm từng câu chữ "Một năm sáu tháng mười tám ngày."
"Cậu ta mất cỡ hai tháng sau đó, gia đình cậu ta ở Iowa. Liên lạc với gia đình của cậu ta rất là khó vì cậu ta chẳng hề nói cho tôi nghe về chuyện đó. Cũng may là bà Teresa còn nhớ lại một chút về buổi gặp đầu tiên của bà và họ nên có ghi lại số điện thoại. Mà gặp rồi thì lại muốn không gặp, họ khóc sướt mướt như lẽ bình thường vậy"
Anh nốc thêm một ngụm bia
"Lễ tang của cậu ta tổ chức ở một nhà thờ nhỏ gần với một nghĩa trang, gia đình cậu ta có một mảnh nghĩa trang riêng biệt tại đó. Tên Quản Lý nghe đâu hôm đó có một kì nghỉ ngắn ngủi với một cô gái người mẫu tóc vàng hoe nào đó trẻ hơn hắn ta gần cả chục tuổi, nên tôi theo họ dự tang lễ. Người đưa tang cũng không nhiều lắm, cỡ khoảng năm chiếc Limousine kể cả xe tang của cậu ta. Cậu ta thì nghèo rách túi ở Boston còn gia đình cậu ta, tôi không biết nhưng hôm đó trông họ như quý tộc thế kỷ mười chín, hai mươi vậy"
Anh cười nhẹ, trông có vẻ khúc khích, nhưng cũng thoáng thấy sự mỉa mai đâu đó. Anh lại nốc thêm một ngụm bia, nhưng có vẻ không cảm nhận được gì trong miệng, anh nhìn săm soi chai bia. Nó đã cạn sạch. Anh không tin, há hốc mồm, ngửa mặt lên, và nốc chai bia, vẫy vẫy xuống, cố gắng để một giọt vào miệng, như một người cũng làm như vậy để hứng lấy từng giọt nước giữa một hoang mạc nóng bỏng, vắng vẻ, và đáng sợ. Thoáng chốc, tôi nhìn thấy được một hoang mạc nóng bỏng nào đó, vắng vẻ nào đó, đáng sợ nào đó, hiện diện xung quanh người anh, trong tâm trí anh. Hoang mạc đó rất bí ẩn, nó không giống với bất kì hoang mạc nóng bỏng, vắng vẻ, đáng sợ nào hiện diện trên bản đồ thế giới. Nhưng trong đầu tôi, thế giới địa chất không có nó, thế giới nội tâm, nội tâm của loài người, loài người trên toàn thế giới, đều có nó. Có một sự mâu thuẫn bên trong đầu tôi giữa dòng suy nghĩ này, và con người tôi chấp nhận cái mâu thuẫn ấy. Cũng phải thôi, cuộc đời tôi, trong tâm trí tôi, không phải, hoặc nói cho chắc ăn hơn là không có, tôi chẳng cảm nhận được một cái hoang mạc kì lạ nào trong con người tôi, trong tâm trí và Tiềm thức của tôi. Hoặc tôi có, nhưng đầu óc dở văn chương miêu tả của tôi chẳng thấy hay cảm nhận nó. Đó là một sự quá may mắn, tôi nghĩ vậy. Ai mà chẳng muốn đi trên một hoang mạc cơ chứ, dẫu đích đến của cái chặng đường khó khăn ấy là vàng, là bạc hay cái thứ nào đó mà con người luôn hằng ham muốn. Tôi chẳng muốn đi trên hoang mạc đó, dẫu đích đến của chuyến đi gian nan đó là thứ tôi muốn, hay tôi sẽ bị vùi dập khi không đặt chân trên đó. Có ai dám chắc rằng tôi thất bại, và cũng có ai dám chắc tôi thành công. Có ai dám chắc những điều tôi nghĩ là mơ hồ, và cũng có ai dám chắc những điều tôi nghĩ là sự thật.
"Chúng tôi ban đầu có một kế hoạch điên rồ."
Tay anh bây giờ rỗng tuếch, lần đầu tiên tôi nhìn thấy hai bàn tay anh ta chẳng cầm nắm thứ gì, trong không gian này.
"Cô biết không? Sự ngây thơ của cậu ta khiến cho không có nơi nào dám nhận cậu ta vào làm việc cho họ. Những nơi cậu ta xin vào làm toàn là hàng ổ của những kẻ đa nghi. Thế rồi bất chợt cậu ta nghĩ đến tôi. Lúc đầu tôi nghĩ rằng đó là một sự ngu ngốc. Nhưng bất chợt về sau, sự ngu ngốc ấy lại đúng khi nói về tôi. Nói đúng hơn, như cậu ta nói, sự bất mãn đã điều khiển đầu tôi để vẽ nên một câu chuyện cho tâm trí của tôi về một tên Quản Lý độc ác ngăn cản tình bạn của chúng tôi bằng những thứ lịch trình và kế hoạch dày đặc của một người nổi tiếng. Và tâm trí tôi có lẽ đã nằm lòng câu chuyện ấy, có lẽ vì nó là một câu chuyện có một kết cục có hậu. Thật không may, nó lại có Ngoại Truyện."
Anh và tôi có lẽ giống nhau, tôi nghĩ vậy. Chúng tôi có lẽ là những con người không bình thường cố gắng tin vào một điều rằng mình có suy nghĩ không bình thường ở một thế giới mà sự thật lại gắn mác "Bình thường" cho cái điều "Không bình thường" ấy, một cách không chắc chắn. Chúng tôi chưa chắc là một con người chuẩn. Chúng tôi như là một thể không thống nhất trong một vỏ bọc kiên cố, và không có, nói chắc ăn hơn là hiếm có người nào có thể nhìn rõ sự hỗn độn bên trong, na ná khoảng không dưới ba mươi phần trăm một món thạch tối màu theo quan điểm của tôi. Thể xác, tinh thần, tâm trí, Tiềm thức của tôi, và có lẽ cũng của anh không bao giờ có cùng quan điểm với nhau. Người xưa có câu "Chín người mười ý". Nhưng mà, thể xác có đủ để làm một con người? Tinh thần có đủ để làm một con người? Tâm trí có đủ để làm một con người? Tiềm thức có đủ để làm một con người? Những thứ đó, khi độc lập, có đủ để làm nên một con người, để biến những sự hỗn độn trở thành những điều lẽ bình thường của tự nhiên hay không? Tôi không biết, có lẽ anh không biết. Và cũng có lẽ không ai trên thế giới này, những người có suy nghĩ như tôi đây có thể trả lời được.
"Smith là một chuyên gia về lái xe đường dài. Suốt mấy tháng hè, cậu ta làm tôi sợ bởi những chuyến đi thâu đêm vô nghĩa của cậu ta. Tôi vẫn còn nhớ chuyến đi hai năm trước, cậu ta làm tôi nhiều phen mất ngủ trong xe khi một mạch chạy từ Boston tới Washington. Washington đấy, không phải Washington D.C đâu."
"Vâng, ai cũng biết, nói đúng hơn là tôi biết đích xác nơi anh nói."
Tôi bất chợt nhìn vào chai bia đã cạn, đặt kế bên chiếc Nokia phổ thông của anh, "Sự tự do duy nhất" của anh, thứ mà anh dán mắt từ nãy giờ bằng một đôi mắt mệt mỏi, hoặc buồn chán.
"Cô cũng biết từ đây đến đó là cỡ nào mà."
"Tôi biết"
Tôi và anh, có lẽ như vậy, không muốn nói chuyện chút nào. Cả ngày đi một chặng đường dài, uống bia, nói những câu chuyện không mấy vui vẻ gì và nghe những câu chuyện không mấy vui vẻ gì làm chúng tôi có lẽ mệt mỏi và buồn chán. Chúng tôi, có lẽ, đang buồn ngủ. Tại sao lại không đi ngủ nhỉ?
"Mấy giờ rồi?"
Tôi hỏi một cách lịch sự, như lời của mẹ tôi. Bà ấy nói hãy để người lạ tự nhận thức được câu nói của mình. Họ có lẽ đủ thông minh đến nỗi tồn tại trong đầu mấy cái suy nghĩ vẩn vơ về mấy cái mệnh lệnh vẩn vơ. Và họ chẳng muốn tuân lệnh chút nào.
"Cô có lái được đến cỡ đó không?"
Hết mẹ tôi, giờ đến bố tôi. Ông đã từng dặn tôi, những câu hỏi của cấp trên, những người thông minh, không đơn thuần chỉ là câu hỏi. Chính vì thế, đừng bao giờ có những suy nghĩ đơn thuần về những câu trả lời. Tôi không nghĩ rằng việc trả lời thật lòng, sau đó sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra với công việc của tôi. Charlie biết được tên của tôi khi tôi chưa nói với anh ta, đương nhiên cái tên vệ sĩ khốn nạn của anh đã nói. Nhưng mà, một con người nổi tiếng, công việc dày đặc, nhớ được một cái tên của một người bình thường còn hơi xa lạ tới lúc này, tôi nghĩ anh phải thông minh hơn một số người thông minh. Tôi nghĩ, dối trá với con người này cũng chẳng ích lợi được gì. Tôi từng được dạy phải là một con người cẩn thận, chu toàn cho mọi trường hợp. Mẹ tôi từng dặn nếu ai đó hỏi một câu hỏi khó chịu nào đó, cứ lắc đầu không biết, hoặc im lặng. Một người thông minh hơn một vài người thông minh trong suy nghĩ của tôi, tôi không nghĩ rằng cái lắc đầu không biết hay cái im lặng có thể êm đẹp giải quyết việc này.
Làm sao đây?
"Mấy giờ rồi nhỉ?"
Anh rời mắt khỏi chai bia, chiếc Nokia và nhìn vào hai cánh tay. Chẳng có cái đồng hồ nào trên đó cả. Tôi và anh có lẽ đã biết được điều này ở trước đó, ở đâu đó, lúc nào đó. Và có lẽ chúng tôi đã quên. Tôi nghĩ bây giờ chắc đã gần quá nửa đêm. Và tôi mong cái đồng hồ sinh học trong người anh cũng như tôi.
Anh nhìn tôi, rồi nhìn xuống đất, thở dài. Một chút hi vọng nào đó lóe lên trong tôi.
"Cô giúp tôi làm một việc được không?"
Anh nói lần thứ N câu nói quen thuộc, câu nói đã biến một ngày của tôi trở nên không bình thường, câu nói khiến tôi ở đây, vào lúc này, bên trong một căn hộ xa lạ ở Boston, vào gần lúc nửa đêm, kế bên anh, Charlie Puth, một con người nổi tiếng của Hollywood, của thế giới, một con người đang sống trong một câu chuyện cổ tích có một kết cục có hậu và một Ngoại Truyện bi thảm. Anh làm tôi sởn gai óc, lúc này, vì cái câu nói bảy chữ ấy. Chưa bao giờ tôi muốn kết thúc một ngày, như hôm nay.
"Đưa anh từ đây đến Washington?"
Tiềm thức tôi nghĩ ra câu nói ấy, nhưng phần còn lại của tôi chẳng còn tâm trí nào để làm thêm một cuộc tranh cãi, hỗn loạn, hay đánh nhau nào nữa. Tôi đã mệt mỏi lắm rồi.
Anh lắc đầu, chìa bàn tay phải ra, trông như mời gọi cho một cái bắt tay.
"Làm bạn với tôi nhé, Lauren!"
****************************
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com