Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

anime va manga

Anime (tiếng Nhật: アニメ) phát âm là a-ni-me, là từ vay mượn của tiếng Anh, từ chữ "animation" có nghĩa là "phim hoạt hình"), hay còn được biết đến với tên gọi hoạt hình Nhật Bản, là các bộ phim hoạt hình của Nhật. Anime, cũng giống như phim truyền hình, bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau (hành động, hài, tình cảm, phiêu lưu, ...). Hiện nay "anime" chiếm 60% số lượng phim hoạt hình được sản xuất trên toàn thế giới. Ở Nhật Bản, anime chủ yếu được phát trên truyền hình (ở Nhật, đa phần các kênh truyền hình là của tư nhân). Những bộ anime chiếu trên TV thường được phát theo mùa (season), được gọi là TV series, mỗi 1/2 mùa thường bao gồm 12 tập (episodes), vì thế những TV series thường có 12 tập (nửa mùa) hoặc 26 tập (một mùa), hay 52 tập (hai mùa). Cá biệt có những anime rất dài như Inu Yasha (167 tập), Doraemon, hay Naruto, và mới nhất là Bleach. Anime thường được chiếu vào buổi khuya, trên những kênh nổi tiếng như Tokyo TV, TBS. Sau khi đã công chiếu trên các kênh truyền hình, các công ty sản xuất anime thường cho lồng lại tiếng Anh và phát hành DVDs tại thị trường nước ngoài để kiếm thêm lợi nhuận.

Nhật Bản là nước duy nhất mà khán giả vẫn thường đến rạp rất đông để xem những phim hoạt hình chiếu trên rạp (gọi là Movie). Những phim này có thể có cốt truyện hoàn toàn mới (như Mononoke Hime, hay Spirited Away), hoặc đôi khi chỉ là một phim rút gọn của một bộ TV series (Movie Rahxephon hay Shakugan no Shana có nội dung giống y chang TV series, nhưng được rút gọn còn 90 phút). Hãng làm Movie anime nổi tiếng nhất là Studio Ghibli.

Ngoài ra, các anime còn có thể có "OVA" (Original Video Animation), thường gồm khoảng 3 hay 4 tập. Những OVA này được phát hành thẳng ra thị trường trên DVDs mà không chiếu trên TV bao giờ. Nguyên nhân như sau:

•Có thể sau khi phát hành một TV series, nhà sản xuất muốn làm thêm một vài cốt truyện cũng về các nhân vật đó, nhưng không ăn nhập với cốt truyện chính, vì thế phát hành lẻ.

•Có thể do nội dung của anime quá ngắn, chiếu trên TV có một hai tập không ai chấp nhận, vì thế bán DVDs.

•Có thể do nội dung của anime không phù hợp để chiếu trên TV

Bước khởi đầu

Khác với manga (truyện tranh nhật bản), anime ra đời khá lâu về sau. Xuất phát ban đầu là từ khi hoạt hình phương tây có những bước chuyển biến lớn và tạo ra được hành loạt độc giả hâm mô. Sau đó, các họa sĩ Nhật Bản đã bắt tay vào nghiên cứu cách làm hoạt hình. Anime đầu tiên là một đoạn phim rất ngắn được làm năm 1907, chỉ vỏn vẹn có 3 giây. Công việc này được bắt đầu từ năm 1914, nhưng mãi 4 năm sau, vào năm 1918, anime đầu tiên - "Momotaro" mới được ra đời. Mặc dù vậy, có lẽ là do không thu hút được nhiều người xem do bản thân chất lượng anime lúc đó và thị hiếu của người xem cũng không hướng về nên nền công nghiệp anime bị đình trệ cho đến khi Chikara To Onna No Yononaka - anime đầu tiên có lồng tiếng của Nhật Bản ra đời vào năm 1932.

Nhưng có lẽ đó vẫn là chưa đủ vì vào thời điểm này, hoạt hình phương Tây đã tự đưa mình lên những tầm cao mới khi hoạt hình của Công ty Walt Disney trở nên nổi tiếng và chứng tỏ được vị trí của mình ngang tầm với phim người thật.

Và có lẽ nếu không có 1 người thì không chỉ anime mà cả manga của Nhật Bản đều đã đi vào lãng quên. Người đã làm nên kì tích đó là Osamu Tezuka. Với những tác phẩm của mình, ông đã tạo ra nhiều sự thay đổi lớn cho nền hoạt hình Nhật. Với nét vẽ khá đơn giản, không thực sự phức tạp về chi tiết cá nhân cho nhân vật, manga của Osamu đã trở nên nổi tiếng ở Nhật. Nhưng không chỉ có một mình Osamu mà còn một người nữa đã đóng góp một phần quan trọng cho nền công nghiệp anime của Nhật, đó là Hiroshi Okawa người tạo lập ra hãng Toei Animation. Kéo theo đó là việc hợp tác giữa hãng và Osamu. Điều này đã đưa hàng loạt manga của Osamu lên anime.

Cách mạng Anime:

Gundam.Trong suốt những năm 80 của thế kỷ 20, trào lưu Suparobo anime rất ăn khách, và thể loại mecha chiếm đa số những anime được sản xuất. Những anime về "Super Robot" này bắt đầu với anime Mazinger Z, và sau đó có hàng loạt như Getter Robo, Dancouga, nói chung đại loại là có một nhà bác học tạo được robo khổng lồ do một số cậu/cô bé lái, để chống lại người ngoài hành tinh xâm lăng. Ngày nay các fan gọi thể loại này là oldschool, cổ lổ sĩ, và chán ngắt. Gần đây có một số nhà sản xuất cố gắng khôi phục thể loại Suparobo với những loạt anime như Gao Gai Gar, nhưng thất bại thảm hại

Tiếp theo đó phải kể đến sự ra đời của loạt phim về robot Gundam. Loạt anime Gundam của hãng Sunrise tuy cũng là mecha, nhưng người lớn hơn, có cốt truyện sâu sắc và mô phỏng theo cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Một bên là Amuro Ray, anh hùng của phe Earth Federation (tương tự như phe đồng minh), một bên là Char Aznable của Neo Zeon (tương tự như phe trục). Loạt Gundam cổ điển đã đưa ra những vấn đề lớn và nghiêm túc, như hai phe đều là người, đều có theo đuổi lý tưởng riêng, đều có tình cảm chứ không chỉ là những anh hùng bắn bọn ngoài hành tinh gian ác rồi chiến thắng vui vẻ.

Bộ anime đã làm thay đổi cả thể lại mecha chính là Neon Genesis Evangelion của hãng GAINAX do Hideaki Anno đạo diễn. Bộ phim ẩn chứa nhiều thông điệp mà các khán giả con nít không thể tiếp thu nổi. Chính vì vậy, khi mới chiếu lần đầu, NGE không được hâm mộ mấy, nhưng sau lại trở thành anime luôn xếp trong top 10 anime nỗi tiếng nhất mọi thời đại. Macross cũng là một bộ thể loại mecha khá nổi tiếng trước đó. Anime dần có xu hướng có nhân vật trẻ con hơn là người lớn, và ít bạo lực đẫm máu hơn.

Zero no Tsukaima, đại diện của anime thời đại mới.Bộ anime Cowboy Bebop đã đạt được danh tiếng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, nhờ phong cách cowboy đặc sắc và nhạc jazz và blue. Kéo theo sau đó là hàng loạt phim như Akira, Ghost in the shell... Các hãng phim thi nhau nhảy vào thị trường và các thể loại của anime cũng do đó mà tăng dần. Những anime như Fruits Basket, Tiny Snow Fairy Sugar, Ichigo Mashimaro hoàn toàn không có một chút bạo lực nào cả, đã chiếm được cảm tình nhiều fan hâm mộ, đa phần là nữ. Tuổi của người xem không chỉ dừng lại là trẻ em mà tiến dần đến với người lớn. Ông Taro Aso, chính khách Nhật thừa nhận mình cũng là người rất hâm mộ manga Rozen Maiden

Cách tạo hình nhân vật cũng đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, thay vì các nhân vật được vẽ tối, có gương mặt chi tiết khá giống kiểu cartoon của Mỹ, các nhân vật anime thường có tóc và quần áo màu sáng và rực rỡ hơn, khuôn mặt được vẽ đơn giản nhưng moe (xinh) hơn, với mắt to, mũi và miệng rất nhỏ. Những nhân vật kiểu chibi (nhỏ nhắn) thường được ưa chuộng. Phim hài cũng được ưa thích hơn, và anime thể loại mecha như Full Metal Panic! cũng đã rất thành công khi chuyển thể thành anime comedy với Full Metal Panic! Fumoffu.

Kịch bản anime cũng được chú trọng hơn, và những anime như Ergo Proxy có tính triết lý khá cao, hay Welcome to the NHK! đưa ra vấn đề xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều tốt đẹp, do có quá nhiều anime được sản xuất hàng năm, kịch bản đa phần là nhai lại các thể loại như harem. Các loạt Gundam ngày càng dở, và có cả những anime sao chép nội dung của phim khác như DearS là phim nhái Chobits. Thêm nữa, một số lượng lớn anime bạo lực nhảm nhí và vô số hentai khiến nhiều người nghĩ xấu về anime, như Microsoft viết: "Anime: a Japanese style of animated cartoon, often with violent or sexually explicit content" Microsoft® Encarta® 2007. © 1993-2006 Microsoft Corporation. All rights reserved.

Đặc điểm:

Strawberry Panic!, một trong số ít các phim thuộc thể loại Yuri, đã trở nên rất nổi tiếng và được phát hành game, manga.Ngành công nghiệp anime có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều người. Trước hết là sự kết hợp giữa anime, manga, và game visual novel. Khi một manga được khán giả hâm mộ và trở nên ăn khách, ngay lập tức nó được các công ty làm anime mua bản quyền và tạo thành anime phát lên TV. Nhóm họa sĩ CLAMP có rất nhiều manga được chuyển thành phim. Ngược lại, nếu anime với một cốt truyện mới trở nên nổi tiếng thì sẽ có hàng loạt manga nhiều tập được phát hành ăn theo, ví dụ như The Melancholy of Haruhi Suzumiya. Ngoài ra, những hãng làm game visual novel như TYPE-MOON hay Aqua Plus đã có nhiều game được chuyển thể sang anime như Tsukihime, FATE/Stay night, Comic Party, To Heart. Một số game như Super Robot Taisen cũng đã rất thành công khi ăn theo những loạt anime về robot. Ngược lại, những anime mới nổi tiếng như Zero no Tsukaima, Strawberry Panic! đã được chuyển thể thành game cho hệ máy PS2 không lâu sau khi chúng được phát trên TV.

Nói đến anime ngoài phần hình, không thể không nói đến phần tiếng. Đội ngũ diễn viên lồng tiếng (Seiyuu) là một lực lượng không thể thiếu. Họ là những người chuyên nghiệp được đào tạo trường lớp bài bản. Megumi Hayashibara là một diễn viên lồng tiếng cực kỳ nỗi tiếng, và cũng là ca sĩ, thường thể hiện luôn các ca khúc trong phim. Cô nổi tiếng với vai Lina Inverse trong phim Slayers, hay Rei Ayanami trong Neon Genesis Evangelion.

Mỗi một series anime thường có nhạc phim riêng, được các nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc cho anime viết. Những bản nhạc này được dùng riêng cho mỗi anime đó, và sau đó được phát hành album gọi là OST (Original Soundtrack). Một số OSTs rất nổi tiếng là Cowboy Bebob, Vision of Escaflowne, Noir, hay .hack//SIGN. Những nhà soạn nhạc cho anime nổi tiếng có Yoko Kanno, hay Yuki Kajiura.

Sự khác biệt giữa anime và cartoon:

Không giống như phim hoạt hình của Mỹ, vốn chỉ mhằm vào trẻ em, anime được đông đảo giới trẻ trên thế giới hâm mộ. Các fan của anime chủ yếu từ tuổi teen đến hơn 30 tuổi. Tuy nhiên, phần đông những người xem anime nghiệp dư ở nước ngoài chỉ biết đến những anime thuộc thể loại hành động cho trẻ em hay shounen như Dragon Ball hay Yugi Oh trong khi những phim đó không thật sự có danh tiếng gì ở quê nhà.

Gunslinger Girl Ngoài ra, phim hoạt hình của Mỹ thường không có cốt truyện rõ ràng, muốn kéo dài bao nhiêu cũng được, ví dụ như mèo Tom ví chuột Jerry chạy qua chạy lại, hay Batman đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác. Anime thường có cốt truyện không dài lắm. Mỗi tập anime (episode) trung bình dài 25 phút, kể cả đoạn giới thiệu đầu và cuối phim. Đoạn giữa thường có một khúc ngắt khoảng vài giây gọi là Eyecatch. Cốt truyện anime thường diễn ra và kết thúc trong khoảng từ 12 đến 26 tập như vậy. Tuy một số anime được kéo rất dài (như Naruto chẳng hạn), và những anime này do đó trở nên được nhiều người biết đến, nhưng do nội dung thường chẳng có gì mà cố gắng kéo ra thật dài nên kết quả là chỉ có trẻ con xem.

Một điểm khác biệt nữa là anime thường có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với phim hoạt hình Mỹ, do vậy nên dù truyền thống là vẽ bằng tay, nhưng gần đây các công ty thường chuyển cho các công ty con ở Hàn Quốc vẽ để giảm chi phí, hoặc dùng kỹ thuật 3D để hỗ trợ. Các nhà sản xuất anime thường dùng xảo thuật để giảm chi phí sản xuất, ví dụ như chiếu những góc quay che miệng nhân vật, để khỏi phải vẽ môi nhấp nháy. Cử động của môi các nhân vật anime cũng không bao giờ chi tiết như trong phim hoạt hình Mỹ. Tuy nhiên đặc biệt cũng có những anime có giá thành sản xuất cực đắt như Gunslinger Girl.

Tác phẩm của fan hâm mộ:

Ở Nhật có vô số fan hâm mộ anime, một số hâm mộ quá mức gọi là otaku. Ở Tokyo, những hội chợ anime (conventions) thường xuyên được tổ chức, nơi mà các fan hâm mộ bán và mua những tác phẩm của chính mình, như poster các nhân vật anime, truyện fan tự vẽ (doujinshi), hay búp bê tự làm (idols). Ngoài ra còn có cosplay, etc.

Đối với những fan không sống ở Nhật, việc chờ đợi những anime mới được phát hành sàn Mỹ hay Châu Âu hay chiếu trên TV ở đấy là rất khó khăn. Thường cả năm sau khi chiếu ở Nhật, các anime mới được lồng tiếng Anh xong và phát hành ra nước ngoài. Đối với các fan ở các nước nghèo như VN, vô vọng. Và Fansub là cứu cánh cho các fan tội nghiệp này. Fansub là những anime được phụ đề tiếng Anh bởi những nhóm fan hâm mộ, được truyền tải qua Internet, thường dùng Bit Torrent. Quá trình làm một fansub như sau: hội fansub đó ít nhất phải có một người quen ở Nhật, khi người này xem anime trên TV sẽ thu lại, rồi tải lên mạng. Nhóm fansub sau đó phải dịch các đối thoại trong tập phim, rồi lồng phụ đề vào. Do đa phần các fan nghèo, nên họ dùng Torrent để cho các fan khác tải xuống. Với cách này, các fan hâm mộ ở ngoài nước Nhật có thể xem được phim mới chỉ sau một tuần. Tuy nhiên, các nhóm fansub thường ngừng việc làm khi các công ty anime đăng ký bản Mỹ. Và các bạn sau khi xem fansub, không nên bán lại cho người khác để kiếm lời, cũng như nên mua DVDs chính hãng để ủng hộ các hãng làm anime.

Các thể loại anime:

Cũng như manga, anime gồm nhiều loại khác nhau.

Action: Phim anime hành động (như Naruto)

Adventure: Phim anime phiêu lưu (như Inu Yasha)

Comedy: Phim anime hài (như School Rumble)

Demetia: Những phim thuộc thể loại này thường "điên điên" Fooly Coolly

Detective: Phim anime thám tử (như Thám tử lừng danh Conan)

Drama: Phim anime kịch (như Aria, Honey & Clover)

Hellsing, thể loại "Vampire".Fantasy: Phim anime có bối cảnh tưởng tượng, phép thuật (như Slayers)

Girls-with guns: Phim anime có mấy cô bắn súng (như Noir, Chrno Crusade)

Horror: Phim anime kinh dị (như Jigoku Shoujo)

Mafia: Phim anime có mafia (như Gungrave)

Samurai: Phim anime có samurai (như Rurouni Kenshin)

Sci-Fi: Phim anime viễn tưởng (như Last Exile)

Sports: Phim anime thể thao (như Captain Tsubasa)

School: Phim anime trường học (như Azumanga Daioh)

Parody: Những anime hài hước, nhái hay chọc những anime/manga khác Excel Saga

Vampire: Phim anime có quỉ hút máu (như Hellsing, Vampire Hunter D)

Bishoujo/Moe: Phim anime có các nhân vật chính là nữ, xinh đẹp (như Mai-HiME)

Bishounen: Phim anime có các nhân vật chính nam, nhưng thường được vẽ như nữ (như nhân vật Fay trong Tsubasa Chronicles), hoặc những nhân nữ có nét đẹp nam tính (như Ran The Samurai Girl)

Mahou Shoujo: Phim anime có các nhân vật chính là nữ, có phép thuật, biến hình (như Sailor Moon)

Harem: Phim thường có một nhân vật nam không-có-điểm-gì-đặc-biệt nhưng được nhiều nhân vật nữ hâm mộ (như Love Hina, Ai Yori Aoshi, Happy Lesson, Inukami)

Shoujo: Phim anime dành cho nữ, thường thiên về tình cảm (như Fruits Basket)

Shounen: Phim anime dành cho nam, thiên về các loại như khoa học viễn tưởng, thể thao, hành động, và thường mang tính chất bạo lực (như Dragon Ball)

Kodomo: Phim anime cho trẻ em (như Damekko Doubutsu)

Seinen: Phim anime dành cho lứa tuổi thanh niên, trung niên (như Akira)

Mecha: Phim anime về robot hoặc máy móc (như Gundam)

Shounen ai: Phim anime về tình yêu giữa đồng tính nam, thường nhẹ nhàng (như Graviation)

Yaoi: Phim anime về tình yêu giữa đồng tính nam, có thể có cảnh sex

Shoujo ai: Phim anime về đồng tính nữ, thường nhẹ nhàng (như Strawberry Panic!)

Yuri: Phim anime về đồng tính nữ, thường nhẹ nhàng, có thể có cảnh sex (như Kannazuki no Miko)

Ecchi: Phim anime thường có những cảnh hở hang để gây cười, dụ khán giả, nhưng không có cảnh sex (như Mahoromatic)

Hentai: Phim anime bao gồm sex (cấm trẻ em dưới 18 tuổi) (như La Blue Girl)

Những hãng sản xuất Anime nổi tiếng

Sunrise

GAINAX

Studio Ghibli

GONZO

Bee Train

J.C. Staff

Studio DEEN

BONES

Bandai Visual

Toei Animation

Kyoto Animation

XEBEC

MADHOUSE

Group TAC

GENCO

Pioneer

SHAFT

Studio Comet

Nomad

Manglobe

SOFTX

Victor Entertainment

Ufotable Zippers

Sơ lược về manga : ngày nay , manga được chúng ta hiểu là các bộ truyện tranh Nhật bản. Thật ra , trong tiếng Nhật , nghĩa chính xác của manga theo nghĩa đen là " tranh ảnh thiếu trách nhiệm " (???) . Để được gọi và công nhận là manga , 1 bộ truyện tranh phải đạt đến trình độ chuyên nghiệp cao . tác giả của manga thì được gọi là mangaka

Ngoài ra , tại Nhật bản , có nhiều nhóm người yêu thích manga cuồng nhiệt và ấp ủ ước mơ trở thành 1 mangaka chuyên nghiệp . Khi ấy , họ cùng tập trung lại thành 1 nhóm , và tiến hành sáng tác các mẫu truyện ngắn ăn theo các manga đang nổi tiếng . Những nhóm nguời ấy và những tác phẩm của họ đuợc gọi chung lá doujinshi . doujinshi có nhiều loại từ cao cấp đến kém chất lượng . nhưng đôi khi các doujinshi lại được chính tác giả hoặc nhà xuất bản của bộ manga họ đang "nhái" theo để ý đến và được mời làm phụ tá cộng tác . Để rồi sau đó, khi đã có nhiều kinh nghiệm họ có thể tự mình vẽ - viết kịch bản cho một manga và , rất có thể là họ sẽ thành công ( các bạn nên biết rằng, có nhiều mangaka nổi tiếng hiện nay cũng đã từng khởi nghiệp như thế )

Manga là một loại truyện tranh dành cho mọi lứa tuổi . từ đứa trẻ bảy tuổi mới biết đánh vần cho đến ông già 77 tuổi phải dùng kính lão, thanh thiếu niên , đàn ông , đàn bà ai ai cũng yêu thích manga. Manga có một sức cuốn hút riêng mà không ai giải thích được :

+ Nội dung : tùy theo sở thích của bạn thôi , nếu bạn thích truyện tình cảm sướt mứơt ( tay ba tay tư tay loạn xà ngầu ) xin mời bạn ghé mắt qua shoujo , nếu bạn thích chinh phục, thích đấm đá, thích bạo lực, xin mời bạn ghé mắt qua shounen . Còn nếu bạn thích chuyện không-nói-ra-thì-ai-cũng-biết mời bạn gõ cửa nhà 2 anh Yuri, Yaoi,hent*i ( hoặc yếu bóng vía hơn ban thử "tham khảo" 2 cụ shounen ai và shoujo ai xem sao ? )

+ Nét vẽ : nói đến nét vẽ trong manga chỉ có thể dùng một từ gồm năm chữ cái : great = tuyệt . Nếu bạn biết rằng, tất cả các trang truyện tranh đều được vẽ một cách công phu và tỷ mỷ bằng tay thì bạn sẽ phải cảm phục các tác giả cho đến dường nào ? Đó là chưa kể đến các giai đoạn vẽ chì , tô bóng, tạo mờ của các họa sĩ phụ tá; các khâu biên tập chỉnh sửa lời thoại của các biên tập viên . Nói tóm lại, manga là sản phẩm công nghiệp duy nhất được sản xuất bằng thủ công ( dĩ nhiên là ngoại trừ khâu in ấn )

+ Các sản phẩm ăn theo manga : đã biết sơ lược về manga thì thiết nghĩ các bạn cũng nên biết sơ lược về các sản phẩm này

Đầu tiên và trên hết có lẽ phải kể đến anime : anime có thể lá do chính tác giả bộ manga sản xuất, cũng có thể là không . Nếu xem anime bạn nên xem dạng OAV thì hay hơn là TV Series .

Kế đến là Video Games

Tiếp theo là Art Book

Tiếp nữa là Doujinshi

Còn một vài sản phẩm khá thực dụng và buồn cười ( nhưng rất quen thuộc với các bạn đấy ) : thiệp chúc mừng , ly tách , áo thun, mũ nón, móc chìa khóa, thú nhồi bông ... những sản phẩm này thường được in hình nhân vật manga lên trên ( bạn đừng vội cười , đây cũng là một nguồn lợi nhuận không nhỏ đối với các mangaka đâu , thông thường họ sẽ được thưởng hoa hồng từ các sản phẩm này , có thể là 5 - 10% giá trị sản phẩm ^^ )

Thêm một sản phẩm nữa rất rất rất ... độc đáo , đó là tất-cả-những-gì-có-liên-quan-đến-mangaka ( đấy , bạn lại cười , nhưng tôi nói thật , tôi sẽ không tiếc tiền bỏ ra để mua một cái áo thun từng được Mokona Apapa mặc đâu ß ví dụ thế ^^ ) . Vả lại , bạn cũng nên biết rằng , hầu hết những số tiền bán ra này đều được dành để đóng góp cho quĩ từ thiện

+ Các khái niệm thường gặp trong manga :

- Độc giả : ừm , như đã nói ở trên , manga là loại truyện tranh dành cho mọi lứa tuổi , nhưng ko phải là bạn có quyến đọc loạn xà ngầu đâu nhé . Tại Nhật , mỗi bộ manga ra mắt đều được thẩm duyệt và được phân loại dành cho các lứa tuổi khác nhau . Lấy ví dụ : nếu bạn là U13 , bạn chỉ nên đọc manga dạng bình thường ( ko có các cảnh cool) ; nếu bạn U16 bạn đã có thể đọc được Shuojo/Shuonen Ai ; còn nếu bạn là U18 thì miễn bàn . Bạn có tin rằng có những bộ manga dành cho lứa tuổi U60 ko ?

-Tạp chí manga : ko giống như các bộ comics của phương Tây , manga thường được giới thiệu trước trên các tạp chí truyện tranh . Đầu tiên , manga xuất hiện trên các tuần báo hoặc trên các tạp chí ra 2 tuần / 1 số với những tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau . Nội dung cốt truyện sẽ hình thành dần qua từng kì báo ( trung bình , 1 bộ manga được dành "đất" đăng trên các tạp chí với số trang cực khiêm tốn là 2-3 trang ) , điều này nhằm mục đích kích thích sự tò mò của độc giả để họ đón chờ mua số báo....tiếp theo. Những tạp chí truyện tranh này khá dày và có kích thước tương tự 1 cuốn danh bạ điện thoại ( chính vì thế , nó thường được gọi là manga phonebook magazines ) . Các tạp chí rất rẻ và giấy in cũng ko được tốt lắm . Gọi là tạp chí cũng đúng , vì thường thì mỗi số báo lại cho in từ 10-20 manga của nhiều tác giả khác nhau . Họ cũng cho in các loại truyện cực ngắn ( giống như phần phụ chương ấy ). Mua tạp chí manga rất có lợi , lấy ví dụ, manga mà bạn yêu thích có đến 10 vol , và nếu bạn bỏ tiền ra mua sách gốc của 10 vol ấy thì túi tiền của bạn sẽ bị "viêm trầm trọng" (truyện Nhật đắt lắm) , với cả , đằng nào thì manga ấy nếu muốn ra sách gốc thì cũng phải chờ đến lúc ra đầy đủ hết trên báo rùi mới được in ( điều này là bắt buộc , và cũng là 1 cách để thăm dò thị hiếu của độc giả ) . Nói tóm lại , tạp chí manga là lựa chọn tốt nhất của các otaku ko mấy khá giả , vả lại

chỉ cần mua 1 tạp chí là bạn có thể được đọc từ 10-20 manga khác nhau . Tuyệt .

Các thể loại manga

Trẻ em - Kodomo

Con trai - Shonen

Con gái - Shoujo

Thanh niên (Young men) - Seinen

Nữ đứng tuổi (Ladies) - Redisu

Nữ đứng tuổi + Nội dung người lớn - Redikomi

Nam đứng tuổi + Nội dung người lớn - Seijin

Những truyện nghiêm túc: Gekiga

Kodomo

Kodomo dành cho những trẻ em còn rất nhỏ và đang học đọc. Chúng sẽ sớm chuyển sang đọc shoujo hay shonen, phụ thuộc vào việc chúng là nam hay nữ (tất nhiên! )

Shonen

Shonen manga dành cho con trai từ 6 đến 18 tuổi. Tất nhiên là những tuổi quá vẫn có thể đọc nhưng hiếm khi người ta thấy hai nam, một 15 tuổi, một 30 tuổi cùng đọc chung một tờ magazine.

Với những cậu còn nhỏ thì có những magazine như KoroKoro Komikku (CoroCoro Comic), có đăng bộ nổi tiếng Doraemon của tác giả Fujiko F.Fujio

Với những cậu lớn hơn thì thường đọc Shuukan Shonen Jump (Weekly Boys' Jump), thường có những bộ kiểu như bộ Dragon Balls hoặc sê ri về bóng rổ Slam Dunk.

Shoujo

Shoujo manga dành cho các cô bé 6-18. Tuy nhiên giống như Shonen, nhiều người lớn tuổi hơn vẫn đọc shoujo. Người ta thường bảo là shoujo là dành cho nữ nói chung và shonen là dành cho nam nói chung; cũng không có nghĩa là con gái không được đọc shonen và con trai không được đọc shoujo.

Một trong những tạp chí shoujo nổi tiếng là Nakayoshi (Pals). Người ta biết đến nó bởi sê ri nổi tiếng Bishoujo Senshi Sailor Moon (Pretty Soldier Sailor Moon) của Naoko Takeuchi, câu chuyện về một nhóm chiến binh (thôi nhé... khỏi kể). Nó cũng là tạp chí cho đăng Magic Knights Rayearth của nhóm tác giả CLAMP.

Seinen

Một thể loại khó định nghĩa? Seinen manga dành cho nam từ độ tuổi 15 đến 40.

Để thể loại seinen tồn tại, nhà xuất bản Shougakuken đã cho xuất bản một magazine manga dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Trong tờ magazine Big Comic, họ đã cho đăng một số lớn truyện trong đó có cả Golgo 13 của Takao Saitou, về một sát thủ chuyên nghiệp và bộ Hotel của Shoutarou Ishinomori về cuộc sống ở khách sạn.

Big Comic magazine còn chia ra: Big Comic Original (mọi lứa tuổi), Big Comic Spirits (tuổi 20-25), Big Comic Superior (tuổi 25-30), and Big Gold (tuổi 20-50).

Redisu

Lại một thể loại khó định nghĩa? Redisu là bản dành cho nữ của seinen. Số lượng các chủ đề của redisu cũng nhiều không kém seinen

Một trong những tạp chí đáng xem là Yan Mama Comic, tạp chí dành cho những bà mẹ trẻ cố gắng hoà nhập vào xã hội Nhật Bản. Ví dụ như bộ Kouen no Shikitari (Rules of Behavious in the Park) nói về một bà mẹ đến thăm công viên ở địa phương và cách để được những người mẹ khác ở đây chấp nhận.

Redikomi & Seijin

Loại truyện người lớn... Nếu bạn muốn tìm hiểu về hent*i thì nên tự tìm lấy vì giới thiệu về thứ này rất chi là...

Gekiga

Không phải tất cả manga đều có mục đích giải trí đơn thuần. Nhiều manga được người đọc đọc để hiểu biết thêm về lịch sử, chính trị, hoặc những kiến thức khác... Một trong những magazine như thế là Garo, ra đời từ năm 1964. Câu chuyện đầu tiên là Kamui, của tác giả Sampei Shirato, thể hiện một cách nhìn lịch sử về các ninja và sự bất công giữa các tầng lớp xã hội Nhật thời phong kiến. Hầu hết các truyện đều rất hay và hấp dẫn. Garo bây giờ vẫn tiếp tục xuất bản hàng tháng... sau khoảng thời gian gần 40 năm.

Nhật bản là nước hàng đầu về truyện tranh. Manga Nhật bản được xuất bản khắp thế giới trên các báo và tạp chí. Trước tiên xin giới thiệu vài nét về công nghiệp manga Nhật bản.

Công nghiệp manga ở nhật bản là một cổ máy khổng lồ. Thử tưởng tượng 20% tổng số xuất bản ở Nhật là Manga. Doanh số bán của manga mỗi năm trong thập kỷ 90 là khoảng 600 tỉ Yen, bao gồm 350 tỉ từ tạp chí và 250 tỉ từ đóng tập thành sách. Với dân số 120 triệu người. Có thể tính ra rằng, mỗi người bỏ ra khoảng 2000 Yen mỗi năm cho manga, dưới hình thức này hay hình thức khác.

3 nhà xuất bản lớn nhất về manga là Kodansha, Shogakkan và Shueisha. Theo sau đó là 10 nhà xuất bản: Akita Shoten, Futabasha, Shonen Gahosha, Hakusensha, Nihon Bungeisha và Kobunsha. Đó là không kể hàng hà các nhà xuất bản nhỏ. Các nhà xuất bản lớn ngoài manga còn xuất bản các thể loại sách khác nữa.

Có người tính rằng có khoảng 3000 hoạ sĩ manga chuyên nghiệp ở Nhật bản. Tất cả cá nhân họ đều có xuất bản ít nhất một bộ manga nhưng đa số kiếm sống bằng cách làm trợ lý cho các hoạ sĩ Manga nổi tiếng. Chỉ 300 trong số họ, hoặc 10% là có thu nhập trên mức trung bình dựa vào vẽ manga. Thêm vào đó, có một lượng rất lớn các hoạ sĩ manga nghiệp dư, chỉ vẽ và xuất bản những tạp chí nhỏ có tính cách kiểu fan, gọi là dojinshi.

Manga Nhật Bản khác biệt với truyện tranh ở các nước khác với những tính cách sau:

1. Nhiều tập và thường dài.

Rất hiếm có manga nào ở Nhật Bản mà được sáng tác ra để xuất bản chỉ 1 cuốn. Thường thì được phát hành theo dạng nhiều tập, mỗi tập 20 đến 30 trang. Vì được xuất bản đầu tiên trên các tạp chí nên manga thường ở dạng trắng đen. Các tác phẩm nổi tiếng có thể được tiếp tục lên nhiều năm và lên hơn cả chục cuốn sách.

2. Đa dạng về đối tượng người đọc.

Manga Nhật bản có thể được chia ra các phân loại sau tuỳ theo lứa tuổi của độc giả của các tạp chí: tạp chí cho trẻ em (yonenshi), tạp chí cho tuổi mới lớn (shonenshi) và tạp chí cho "Trẻ" (yangushi, seinenshi). Nhóm thừ 2 bao gồm tạp chí cho người lớn (otonashi). Manga dành cho phụ nữ thì được chia ra làm manga dành cho con gái (shojoshi) và manga cho quí cô (redizu). Manga dành cho phụ nữ mang đặc diểm là tính cách nhân vật phức tạp và kiểu hành văn rất đặc trưng.

3. Dẫn lời tinh tế và phức tạp.

Dẫn dắt câu chuyện hay sutourii-man được phát triển mạnh ở Nhật bản hơn là loại truyện tranh một hoặc 4 khung. Manga đã đạt đến trình độ cao trong việc dẫn dắt câu chuyện và có thể nói là không thua gì fim. Trong khi các thành phần của fim là các cảnh (cut) thì ở manga nó là khung, hay còn gọi là Koma. Kiểu cách sắp xếp các koma rất tinh tế nên cho phép câu chuyện được thể hiện liền lạc. Sutourii-man chú trọng đến sự phát triển tính cách nhân vật trong khi truyện tranh các nước khác, như Pháp chẳng hạn thì chú trọng đến bối cảnh nhiều hơn. Trong manga, bối cảnh, không khi của câu chuyện được thể hiện một cách rõ ràng bằng từ ngữ thể hiện hành động. Do đó độc giả có thể nhập mình vào câu chuyện qua quá trình liên hệ bằng tâm lý với nhân vật. Đây chính là yếu tố thành công và ăn khách của thể loại manga

19 tình huống kinh điển trong Manga, ko có hình ảnh minh họa nên mấy bạn chịu khó nhe mỏi mắt chút nha

Cross Dressing : (cải trang)

Có những gì trong thể loại này ? Hầu hết những manga tôi đọc ở thể loại này sẽ phải có 1 cô bé buộc phải cải trang thành con trai và phải giữ bí mật tuyệt đối ( VD : Cibderella Boy , hanazakari no Kimitachi E) , hoặc là 1 cậu trai buộc phải cải trang thành con gái ( VD : Mint na Bokura , W Juliet) . Loại truyện này thường mang đến cho độc giả những tình huống vô cùng hài hước và oái oăm . 1 tình huống thường gặp nữa là cô bé - cậu trai cải trang sẽ .... thích luôn người bạn thân có cùng giới tình mà họ đang cải trang ( It sounds so fun ^^)

Parents Conveniently : (cha mẹ vắng nhà )

Nói thật rằng tôi ko thích loại truyện nè lắm >_< . Nhân vật chính thường ko may mắn lắm trong đời sống gia đình - mà thường là cha mẹ phải công tác ở nước ngoài ( vd : Kamikaze Kaitou Jeanne ) , chết ( vd : Yume Miru Happa ) hoặc đơn giản là ....ko có ở đây ( vd : Suki daikara Suki ) . Sự thiếu vắng tình thương này buộc họ phải đến sống , tá túc tại 1 nơi xa lạ và làm những việc mà bình thường có cho tiền họ cũng ko làm .

Getting sick / taking temperature : ( bị bệnh )

He he , rất dễ bắt gặp điều này trong shoujo m-a . Thường thì nhân vật chính ( thường là nữ ) sẽ bị bệnh cảm , sốt, nhức đầu .... gì đó ( nhưng phải nhẹ thui ^^) . Và rùi nhân vật nam sẽ lăn quăng chạy đến chăm sóc , điều kì diệu là dù bệnh nặng đến đâu nhân vật kia cũng sẽ khỏi chỉ bằng 1 cái rờ tay lên trán hoặc 1 cái hôn nhẹ ^^

Obligatory Valentine's Day story : (chuyện ngày lễ tình nhân )

Hầu hết shoujo m-a đều đề cập đến cái ngày vô cùng dễ thương này . Tại Nhật , valentine là ngày lễ dành cho các nàng làm/mua chocolates rùi gửi tặng cho chàng trai họ thích . Trong loại truyện này , tình huống thường gặp là cô nàng sẽ mặt mày đỏ lơ đỏ lưỡng lập cập chạy đến tặng chocolates cho chàng , còn chàng thì sẽ vô cùng cảm động và cứ ngắm nghía mãi thỏi chocolates ấy ko thôi ( dù cho nó có xấu hoắc đi nữa , vì cô nàng ko .... đảm đang gì cho lắm ^^)

New transfer student : ( học sinh mới)

Rất nhiều shoujo manga khởi đầu = việc 1 hs mới chuyển trường . Đôi khi học sinh mới chính là nhân vật chính ( Hazakari no Kimitachi E ) hoặc là người muh nhân vật chính sẽ thích ^^ ( Kamikaze Kaitou Jeanne )

Heroin Lacks Clue : ( anh hùng giấu mặt )

Tôi rất thích laoi5 truyện này vì luôn có nhiều bất ngờ rất thú vị . Nhân vật nam trong những series này thường rất bí ẩn , thoắt ẩn thoắt hiện ko rõ tung tích --> để cho nhân vật nữ ( và cả độc giả nữa) .... đoán mò đó mà

Someone is famous : (ai đó nổi tiếng )

Hehehe , các manga loại này thường rất thú vị . Nhân vật chính ( thường là nam) sẽ là 1 người vô-cùng nổi-tiếng ^^ . Lấy vd nhé : trong Cindelera Boy họ là những ca sĩ thần tượng , trong Mika Paradise hay kaikan Phrase hoặc Fly High là những ca sĩ nhạc rock . Điều lạ lùng là họ luôn chọn girlfriend cho mình là 1 cô bé rất-bình-thường nhưng lại có 1 sức cuốn hút mãnh liệt ^^

Disscussions on park swings : (gặp gỡ trong công viên )

Tôi đã phát hiện ra rằng hầu hết các shoujo m-a đều có cảnh này . Thường thì sẽ có 1 nhân vật ( đa số là nữ ^^) đang buồn bã hay thất vọng và cô ấy chạy đến rồi ngồi xuống 1 ghế đá trong công viên để suy nghĩ về vấn đề của mình . Sau đó , sẽ có 1 chàng trai ( he he he) xuất hiện ngồi cạnh cô nàng và trò chuyện cho nàng đỡ bùn <----lãng mạn wé . Tôi nghĩ rằng công viên là nơi tốt nhất để gặp gỡ và trò chuyện . ^^

Soda / coffee can peace offering : ( 1 cốc cafe hay soda là đủ để mang lại hòa bình )

Trong các shoujo m-a , dù cho cô nàng có giận cậu chàng đến đâu đi nữa thì chỉ cần cậu chàng cười tình củm ( hay cười .... ruồi --> ai bít duợc ) và mang cho cô nàng 1 tách /cốc/lon soda/cafe/nước ngọt .... thì mọi chuyện sẽ êm đẹp như chưa từng xảy ra việc gì , thường thì cậu chàng sẽ chạm nhẹ lon nước vào mặt cô nàng .

Best friend opposite : ( bạn thân trái dấu)

Trong dạng m-a này , nhân vật chính và bạn thân của cô/ anh ấy sẽ có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau . Lấy vd nhé : trong CCS , Sak là 1 cô bé thân thiện , hòa đồng và mạnh khỏe . còn Tomoyo - bạn thân của Sak- lại là 1 cô bé duyên dáng và hơi yếu đuối . Trong Marmalade Boy , Miki rất năng động và biết chơi tennis , trong khi Meiko thì trầm tĩnh và uyên bác . Thật ra thì , bạn khó có thể tìm ra 1 cặp bạn có nhiều điều giống nhau hoàn toàn trong các m-a đâu

1 chàng trai đẹp đẽ thông minh iu 1 cô gái vụng về , ngốc nghếch

Loại truyện này hơi bị .... cổ tích 1 chút ^^ và có phần nào giống với loại truyện heroine lacks clue và Someone is famous

The first kiss : ( nụ hôn đầu đời )

Chậc... chậc ... chậc ... nụ hôn đầu đời thường gây 1 ấn tượng mạnh mẽ đối với các cô gái . Hết 99% shoujo m-a có cảnh vô cùng ấn tượng và lãng mạn này ^^

Student - teacher relationships : (tình thầy trò )

Trong dạng m-a này có thể dễ dàng bắt gặp 1 cô học trò dễ thương đang phải lòng anh-thầy-giáo-trẻ-tuổi-đẹp-trai của mình . Tôi thắc mắc ko biết tại sao họ lại kiếm được những anh-thầy đẹp trai như thế ^^ . ( VD : Mondou Muyou , Love Terrorist , Countdown ) , hoặc còn có cả những cô giáo trẻ phải lòng cậu học sinh dễ thương của mình ( vd : My Darling Lion )

Winning love interest moving in next door : ( khi tình yêu chín muồi )

1 dạng hent*i . Bạn đâu cần tôi phải nói rõ nếu bạn thật sự là otaku , hehehe ^^ .

Kiss from a stranger : (nụ hôn từ kẻ lạ mặt )

Nếu nhân vật nữ chính chưa gặp được 1 nửa kia của mình và rồi cô ấy "gặp" được anh ta trong 1 tình huống khá bất ngờ - anh ta túm lấy cô và hôn cô ( nhân vật nam trong shoujo m-a thường rất táo bạo và trơ trẽn >_<) . Và thật ngạc nhiên làm sao khi cô ấy mới chỉ vừa biết mặt , hoặc thâm chí chưa hề quen biết anh ta , thía là tèn...tén....ten , 1 romantic love ra đời . Vd : trong series Marmalade Boy , Yuu đã kiss Miki khi họ chưa biết gì về nhau , hay trong series Ubu Ubu , nhân vật nữ chính đạ bị kiss bơi "3 kẻ lạ mặt" trong cung 1 ngày

Hero- heroine collision : ( sự va chạm giữa chàng và nàng )

Rất nhiều mangaka để 2 nhân vật chính 'gặp nhau' theo cách này , Thường là nhân vật nữ chạy thật nhanh đi đâu đó và ko hề để ý nhìn đường , thế rồi POW --> cái gì tới sẽ tới . Cô ấy sẽ ngẩn ngơ nhìn nếu chàng dễ thương - sẽ tức giận nếu chàng bất lịch sự hoặc sẽ bị sock nếu chàng nổi tiếng .

Nguồn gốc của từ Manga

Truyện tranh ở Nhật Bản được biết đến với từ manga. Thật ra từ truyện tranh tiếng Nhật là komikku, được sử dụng trong giới xuất bản nhưng lại không phổ thông trong công chúng. Manga theo kiểu chữ Katakana bao gồm 2 chữ "vui" và "hình" và ban đầu ám chỉ hình châm biếm và hài hước. Nhưng sự phát triển đột bậc của manga hiện đại vào thập kỷ 60 mở rộng chủ đề ra ngoài châm biếm và hài hước. Từ đó thuật ngữ được sử dụng để bao gồm luôn những chủ đề khác và tạo nên 1 chủng loại được chúng ta biết đến ngày nay: truyện tranh nhật bản.

Hình thành và phát triển của manga Nhật bản

Chủ đề châm biếm và hài hước có nguồn gốc từ thế kỷ 20 ở Nhật bản. Đầu thế kỷ 19 họa sĩ Hokusai rất nổi danh trong thể loại này. Với việc hình thành một đất nước hiện đại vào năm 1858, Nhật bản cũng phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm báo và tạp chí có manga. Nhưng cột mốc phát triển đáng kể nhất là sau thế chiến thứ 2. Do đó manga ngày nay thật sự là manga sau cuộc chiến và có chiều dài lịch sử hơn nữa thế kỷ.

Manga hiện đại phải kể đến công lao của một thiên tài: Osamu Tezuka. Vào năm 1947, Tezuka lấy cảm hứng từ cuốn sách "Hòn đảo kho báu" (Treasure Island) của Robert Louis Stevenson và làm ra 1 manga với tựa đề "New Treasure Island" xuất bản dưới dạng sách. Mặc dù bối cảnh kinh tế suy thoái của ngay sau cuộc chiến và sự tàn lụi của nghành xuất bản, manga của ông đã ngay lập tức trở nên 1 quyển sách ăn khách nhất, bán được 400 ngàn bản. Lúc đó Tezuka chỉ mới 19 tuổi và là sinh viên y khoa. New Treasure Island có 1 lối thể hiện khác hẳn những manga trước và đặt nền móng và ảnh hưởng rất nhiều những thế hệ hoạ sĩ manga sau này. Bản thân Tezuka thì tiếp tục vẽ manga cho tới lúc ông qua đời năm 1989. 1 trong những tác phẩm của ông được biết đến nhiều nhất là Astro Boy.

Thập kỷ sau chiến tranh đã nổi lên rất nhiều họa sĩ manga ngoài Tezuka và bắt đầu mang đến một bùng nổ về manga. Tuy vậy manga lúc đó vẫn chỉ được coi là dành cho trẻ em. Nhưng những ai lớn lên với manga không từ bỏ được manga khi họ trưởng thành. Thế hệ hậu chiến là âu cũng là 1 "thế hệ manga".

Tới cuối thập kỷ 60 thế hệ manga đã trở nên sinh viên đại học và manga hiện đại bước qua một bước ngoặc mới. Đây chính là thời điểm người ta bắt đầu thấy có những manga được vẽ ra để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Phong trào sinh viên nổi lên cũng lấy manga như một phương tiện chuyển tải mục đích và lý tưởng chính trị của họ và trong quá trình, manga hiện đại đã tự chuyển hóa và trở thành manga chúng ta đang đọc bây giờ.

Vào khoảng những năm 80, kỹ thuật manga bắt đầu cho thấy sự gọt dũa và các tạp chí manga mang tính đa dạng như bây giờ. Ngày nay, manga nổi lên như một phương tiện truyền thông cao cấp, thể hiện đủ thể loại từ giải trí như hài hước, giả tưởng cho đến tiểu thuyết, các cuốn hướng dẫn và ngay cả sách giáo dục. Và nó được mọi người đọc và thưởng thức

Sau đây xin giới thiệu một bài viết tống hợp dựa trên cuốn sách Manga manga The World of Japanese Comics của Frederick Schodt.

Tôi thấy ở Nhật Bản truyện tranh có khắp nơi nơi. Người ta có thể tìm thấy manga trên xe lửa, trong tiệm hớt tóc, nhà hàng, văn phòng công ty, các nhà xưởng, thẩm mỹ viện vv và vv. Nhiều hiệu sách bỏ ra phân nữa không gian để trưng bày manga và hẳn là không quên đề dòng chữ "không đọc ké". Đối với những ai chợt lên cơn ghiền manga vào nửa đêm thì đã có những cụm máy bán manga tự động có thể được tìm thấy hầu hết các thành phố lớn.

Thế nhưng tại sao chỉ Nhật Bản mà không phải nước nào khác phát triển truyện tranh với hiện tượng tầm cỡ như vậy ?

Chữ viết

Chữ viết của người Nhật đã tác động mạnh đến sự phát triển của manga. Người dân Nhật chịu ảnh hưởng phương thức thông tin qua hệ thống chữ viết của họ. Lối chữ họa văn được dùng ở Nhật đã thúc đẩy việc vẽ và viết. Mỗi ký tự dưới hình thức cơ bản nhất là một hình họa giản đơn đại diện sự vật cụ thể, khái niệm trừu tượng, cảm xúc hay hành động. Vì vậy nói chữ viết là hình vẽ thật cũng chẳng sai.

50 năm trước, Sergei Eisenstein, nhà làm phim Nga đã chỉ ra mối liên hệ giữa họa văn và cái mà ông gọi là tính "cinematic" nội tại của văn hóa Nhật Bản. Quá trình kết hợp nhiều họa hình để thể hiện những suy nghĩ, ông nói là một dạng của cấu trúc đã ảnh hưởng tất cả nghệ thuật Nhật Bản và ông cũng cho biết thêm việc nghiên cứu họa hình đã giúp ông hiểu thêm nguyên tắc dàn dựng tạo nền tảng cho việc làm phim. Osamu Tezuka từng tự bạch: "Tôi không coi là những hình vẽ - Tôi xem chúng là một dạng của chữ tượng hình....Thực chất, tôi không phải vẽ. Tôi viết một câu chuyện với những biểu tượng riêng biệt"

Lối thể hiện và cách đọc

Độ dài của truyện tranh Nhật Bản cho phép việc sử dụng hiệu ứng hình ảnh thuần túy. Nhờ đó người đọc chỉ cần nhìn lướt qua từng trang để nắm bắt câu chuyện. Theo một biên tập viên của Shonen Magazine, trung bình mất khoảng 20 phút để đọc xong một cuốn tạp chí truyện tranh dày 320 trang. Một phép tính toán chia cho kết quả một khoảng thời gian 3.75 giây để đọc một trang (!)

Hoạ sĩ manga trên các tạp chí thường có khoảng 30 trang để thể hiện phần kỳ mỗi tuần của mình. Và cách thể hiện rất cinematic, có nhiều góc quay, cảnh, sự trôi chảy các khung và trang theo nhịp điệu của truyện để xây dựng cao trào, gợi nên những cảm xúc bằng cách dùng nhiều khung để thể hiện một cảnh.

Giống như thi ca, truyện tranh Nhật Bản xem trọng giá trị nội tại ngầm bên trong. Trong nhiều trường hợp bản thân một hình ảnh thể hiện toàn câu chuyện.Cũng giống vài phút tĩnh lặng được sử dụng trong phim để khắc đậm cao trào, nhiều trang truyện tranh hoàn toàn không có lời dẫn chuyện hay đối thoại. Kozure Okami, manga samurai kinh điển với cốt truyện của Kazuo Koike và vẽ bởi Goseki Kojima là một ví dụ tiêu biểu. Toàn câu chuyện gồm 28 tập, khoảng 8400 trang. Các cảnh đấu kiếm đôi khi được diễn tả kéo dài 30 trang, chỉ với âm thanh của lưỡi kiếm chạm nhau.

Qua năm tháng cách thể hiện được mặc nhiên hiểu ngầm giữa hoạ sĩ manga và độc giả. Thời gian trôi qua thường được thể hiện bởi hình ảnh mặt trời mọc và lặn, thay đổi không gian, địa điểm qua hình ảnh loạt các toà nhà và tình cảm có thể được nói lênt qua hình ảnh cành cây khô héo hay một giọt lệ rơi. Giống như trong phim Nhật, hình tượng rất quan trọng. Khi 2 samurai đấu nhau chí chết, xung quanh họ thường các cây xơ xác lá. Và khi nhân vật chính chết, khung cuối cùng của truyện tranh thường là hình ảnh lá anh đào thất thơ rớt xuống đất, tượng hình cho cuộc sống cứ trôi đi như dòng chảy, như chiếc lá buồn rơi...

Nhu cầu

Truyện tranh không thể trở nên phát triển đột bực nếu không có nhu cầu thật sự. Và nhu cầu này xuất phát và hình thành từ trẻ em. Trẻ em Nhật Bản đọc truyện tranh với cùng lý do như trẻ em ở mọi nơi khác - đọc khi chúng vẫn còn học chữ và vì thích thú. Đối với thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn thì manga dễ đọc và có thể đọc nhanh hơn tiểu thuyết. Một phương tiện cơ động, cung cấp một nguồn giải trí và thư giãn quan trọng trong một xã hội kỹ luật cao.

Nhiều năm trước, Văn Phòng Thủ Tướng Nhật đã thực hiện một cuộc tham dò việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của giới trẻ từ 10 đến 15 tuổi ở nhiều nước khác nhau. Bản thăm dò cho thấy, trẻ em phương tây có gấp đôi thời gian rảnh rỗi trẻ em Nhật và có cơ hôi chơi ngoài trời nhiều hơn. Số xem TV như nhau. Trong khi đó trẻ em Nhật thì dọc truyện tranh gấp 3 lần so với đồng trang lứa ở nước khác.

Có 2 nhân tố lý giải kết quả khảo sát trên. Thứ nhất, Nhật Bản là một nước đô thị, mật độ dân cư cao, những khoảng không nhanh chóng bị phủ lấp bởi các toà nhà cao tầng bê tong cốt thép. Không gian sân bãi cho trẻ em chơi ngày một bị thu hẹp dần. Thứ 2, hệ thống giáo dục buộc trẻ em phải bỏ hầu hết thời gian rảnh rỗi để đến những lò luyện thi cho những kỳ thi cữ gắt gao, xác định thứ hạng và theo đó một cách gián tiếp tới tương lai việc làm của chúng. Thi cữ căng thẳng dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực đối với giới trẻ. Theo thống kê, Nhật Bản tuy không có tỉ lệ tự sát cao nhưng các cuộc nghiên cứu cho thấy khó khắn trong việc học tập là một trong những lý do chính dẫn đến các cuộc tự sát ở nước này.

Và để giải toả căng thẳng sau hàng giờ học tập cật lực các bạn trẻ Nhật đọc manga. Manga mở cánh cửa thoát tức thời vào thế giới fantasy. Không mỏi mắt như đọc tiểu thuyết và người ta dễ đọc manga trong 10 phút hơn là xem 10 phút phim truyền hình mà mỗi tập dài cả tiếng đồng hồ. Đến với manga, trong giây phút các cô bé học sinh có thể phiêu lưu vào những cuộc tình lãng mạn đầy những tình tiết éo le, các cậu con trai có thể nhập vào thế giới những cuộc phiêu lưu, những trận đấu thể thao mà cậu không thể tham gia ngoài đời thật.

Thêm vào đó, đọc manga là một hoạt động thầm lặng và có thể tự thực hiện được một mình đáp ứng với nhu cầu lối sống không gian nhỏ và không làm phiền người khác, một xu hướng chung thể hiện gia tăng các hoạt động nội tâm của một xã hội Nhật Bản đông đúc hiện đại. Không có gì lạ khi một cặp tình nhân trẻ vào một quán cafe, gọi thức uống và sau đó ngồi lặng hàng giờ với cuốn manga riêng của mỗi người mà không nói với nhau lời nhau. Hay cảnh trẻ em đọc một cách ngấu nghiến manga hài hước, không hề mĩm cười hay biểu lộ bất cứ cảm xúc gì trên mặt.

Sự hình thành qua nhiều thế hệ

Sau thế chiến thứ 2, sự phát triển của lối dẫn chuyện với sức thu hút cao đã khiến thế hệ trẻ em hậu chiến lớn lên vẫn không từ bỏ truyện tranh và thế là dẫn đến hiện tượng người lớn bắt đầu đọc các manga dành cho trẻ em. Hiệp hội hợp tác các trường Đại Học Nhật trong cuộc thăm dò đã cho thấy 4 trong số 10 tạp chí phổ biến nhất trong giới sinh viên là Shonen Jump, Shonen Sunday, Shonen Champion và Shonen Magazine - tất cả 4 tạp chí này đều được xuất bản hướng đến đối tượng thiếu niên

Sau khi tốt nghiệp và có việc làm ổn định, các sinh viên này vẫn tiếp tục đọc truyện tranh. Trên xe buýt hay xe lửa không hiếm cảnh nhân viên công sở ngồi đọc manga trong khi chờ đến nơi làm việc. Một nhân viên ăn lương điển hình của một công ty Nhật làm việc trong môi trường coi trong kết quả của tập thể hơn thành quả cá nhân. Căng thẳng từ wa, sự đồng nhất của tinh thần tập thể không cho phép người nhân viên này thể hiện tính chất cá nhân nào. Khi rời khỏi công sở vào buổi tối lên tàu về nhà, anh đọc tạp chí manga mà mình yêu thích. Trong khoảng thời gian dài trên tàu, anh nhập mình vào thế giới fantasy, nơi anh giải toả sự đè nén bằng cách cười cợt sự căng thẳng hàng ngày của bản thân, quyến rũ các cô gái xinh đẹp sexy hay dùng súng máy liên thanh hạ gục từng kẻ thù một.

CopyRight By ACCVN

Manga - không thể thiếu

Manga đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống công chúng Nhật Bản, người ta xem manga như đọc báo, xem TV, nghe nhạc. Do khác biệt nội tại, sự gắn kết của manga với xã hội Nhật khó có thể được nhân rộng với một qui mô như vậy ở những nơi khác. Trên báo đài đã có những tiếng nói quan ngại và dè dặt trước những khía cạnh tế nhị của manga không đồng nhất với phạm trù mỹ tục cổ hữu chung của Việt Nam. Đối với nhiều người, manga chỉ nên được dừng lại như thưởng thức một phần văn hoá đặc sắc của nước bạn và trên một khía cạnh nào đó điều này đúng. Tuy nhiên, đối với lòng đam mê vô bờ bến của otaku thì mọi rào cản và giới hạn đều có thể bị phá vỡ...

LAN RỘNG MANGA:

Sự phổ biến và lan rộng của Manga trên phạm vi toàn cầu là một hiện tượng đáng chú ý trong những năm gần đây.

Bành trướng

Theo tiếng Nhật thì manga có nghĩa là truyện tranh, truyện bằng hình vẽ, thường được xuất bản bằng sách hay tạp chí, rất phổ thông như báo chí và truyền hình. Mọi người có thể đọc bất cứ ở đâu, ngay cả nhà hàng cũng để sẵn dành cho khách đọc. Trong suốt cuộc hành trình của mình, tài xế xe tải cũng thường mang bên cạnh và đọc vào những lúc nghỉ ngơi. Trên xe điện manga cũng luôn được mang theo, già trẻ lớn bé đều có.

Manga không chỉ rất phổ biến ở Nhật mà đã tấn công sang phạm vi châu lục như tại Châu Á, Châu Âu và nhất là Châu Mỹ ! Ngày 26 tháng 11 năm 2002 ấn bản của tạp chí Shonen Jump dầy 300 trang được phát hành bởi VIZ tại Mỹ gồm các truyện tranh đang được ưa chuộng nhất là Dragon Ball và Yu-Gi-Oh. Tạp chí manga Shonen nổi tiếng này xuất hiện đầu tiên ở các sạp báo ở Nhật vào năm 1968 với tên Shukan Shonen Jump. Mặc dù gi á tạp chí này có cao hơn so với ở Nhật Bản, giá mỗi số là 5 đô-la so với 125 yen (khoảng 1 đô 76). Nhà xuất bản tạp chí Shonen Jump hy vọng sẽ tăng số lượng phát hành từ 200 ngàn đến 1 triệu rưởi bản mỗi tháng trong tương lai. Ngoài tạp chí trên phát hành ở Mỹ còn có Raijin Comics của Shukan Comic Bunch, và một tạp chí có thêm phần anime là Newtype đã bắt đầu bán từ tháng 10.

Tạp chí manga Shukan Shonen Jump hiện đang được xuất bản thành nhiều thứ tiếng, phát hành phổ biến ở Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan, và Đức. Riêng ở Đức thì tạp chí đổi tên là Banzai! phát hành đầu tiên vào mùa thu năm 2001 với số lượng 130 ngàn bản mỗi tháng !

Hiệp hội hoạ sĩ truyện tranh Nhật Bản cũng đã tài trợ nhiều cuộc họp mặt, chẳng hạn như hồi cuối năm trước, Cuộc Họp Thượng Đỉnh Manga Lần Thứ 5 của Châu Á đã tổ chức thành công với hơn 15 ngàn người đến từ nhiều quốc gia ở châu Á, tham dự trong 3 ngày để trao đổi về định hướng của các hoạ sĩ manga về nghệ thuật và văn hoá Á châu. Cuộc họp thượng đỉnh về manga này lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1996 tại thành phố Iwaki (Fukushima).

Manga hiện diện rất nhiều trong các thư viện ở Tokyo, có những thư viện chỉ toàn là manga. Ở Kawasaki gần thủ đô có một ngôi chùa trưng bày toàn các loại hình manga, trên lối đi còn viết những hàng chữ: Truyện tranh và con đường đi đến hiện thực .

Trước kia, học sinh Nhật thường không được phép mang manga vào lớp, vì nhà trường cho rằng có thể ảnh hưởng đến việc học. Nhưng sự cấm đoán đó nay đã không còn, năm 1992 giáo trình của học sinh lớp 4 đã có in những hình vẽ manga lấy từ tập truyện nổi tiếng Doremon qua 2 nhân vật được nhiều người biết đến là Doremon và Nobita. Năm 1996, giáo trình lớp 5 cũng có manga của hoạ sĩ Takao Yuguchi với tựa đề Tsurikichi Sanpei (Fishing-crazy Sanpei) như một đề tài để các học sinh suy nghĩ thêm về môi trường thiên nhiên trong cuộc sống. Và manga cũng được đưa vào giảng dạy trong bộ môn nghệ thuật hội hoạ ở bậc trung học.

Manga còn đến cả giảng đường đại học, như trường đại học Kyoto Seika có chương trình 4 năm về manga. Sinh viên được hướng dẫn bởi các hoạ sĩ manga nổi tiếng như bà Keiko Takemiya, người đứng đầu bộ môn nghệ thuật tổng hợp của trường, tác giả của tập truyện manga thuộc thể loại khoa học viễn tưởng Terra e (To earth). Sinh viên được giảng dạy về lịch sử hình thành của manga, phong cách vẽ hiện đại và thủ thuật máy tính. Trường manga của ĐH Kyoto Seika được thành lập từ tháng 4 năm 2000, mỗi năm chỉ nhận khoảng 50 sinh viên cho khoá học này.

Thành phố Kawakami (Okayama) có bảo tàng manga khánh thành từ năm 1994 trưng bày rất nhiều tạp chí manga như các bản gốc của Tetsuwan Atom (Astro Boy) và Tetsujin 28 go (Gigantor) và những tác phẩm manga cổ xưa và quý hiếm khác. Ngoài ra các cuộc thi vẽ manga còn th ường xuyên được bảo tàng tổ chức.

Takarazuka vùng Hyogo cũng có bảo tàng trưng bày những tác phẩm của ông tổ manga Osamu Tezuka (1926-1989), với manga được nhiều người biết đến nhất Astroboy. Astro Boy vừa kỷ niệm sinh nhật thứ 52 của mình hồi tháng 4 tại Robodex 2003 tại thành phố Yokohama. Lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Shonen năm 1951 với cái tựa là Atom Taishi (Ambassador Atom), sau đó đến năm 1952 được đổi tên lại thành Tetsuwan Atom (Astro boy). Astroboy được chuyển tác thành anime từ năm 1963 với tổng cộng 193 tập đã thu hút sự yêu thích của mọi lứa tuổi ở Nhật Bản.

Và còn rất nhiều những bảo tàng manga khác trên đất nước Phù Tang, chẳng hạn như ở thành phố Ishinomaki (Miyagi) với các tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Shotaro Ishinomori (1938-1998), Daiei (Tottori) là nơi sinh ra Thám Tử Lừng Danh Conan (Meitantei Conan) , Shinnizu (Shizuoka) nơi xuất phát tập truyện Chibimaruko-chan (Little Miss Maruko)..v..v..

Tiếng nói phản đối

Sự lan rộng và phổ biến của manga cũng làm cho các nhà phê bình quan ngại, một số người cho rằng đọc manga chỉ uổng phí thời gian , sa ngã vào con đường cám dỗ trụy lạc (!) Phụ huynh của một số em nhỏ đã từng thành lập các hiệp hội để tìm cách cứu con em mình thoát khỏi thế giới nghiện manga. Nhà giáo dục nổi tiếng Mitsuo Matsuzawa lưu ý các bậc cha mẹ rằng manga có thể làm hao mòn suy nhược trí tuệ của con em họ. Vì sao vậy ? Ông lý luận qua những dẫn chứng cho thấy mặt trái của manga trong quyển sách tựa đề Manga hủy hoại trí óc người Nhật, phía dưới còn thêm hàng tựa nhỏ con bạn có an toàn không ?

Ông giải thích có 2 triệu chứng thông thường ở trẻ em đọc manga: "Thứ nhất nó làm giảm đi những khả năng suy nghĩ, động não," Matsuzawa tiếp "chúng có thể khó theo kịp môn toán so với bạn học cùng lớp không bị nghiện manga." Và " điểm thứ hai là khả năng đánh vần sẽ không còn được chính xác, "có thể là chúng chịu cùng ảnh hưởng tương tự trẻ em phương tây, khi ghiền đọc The Hulk (truyện tranh của Marvel Comic ) vốn đầy rẫy ngôn ngữ "đường phố". Thêm vào đó, manga lại chứa đầy "những câu chuyện rất tầm thường, không tốt cho lứa tuổi học trò." Ông cẩn thận lý luận thêm rằng cho dù một số ít manga không tầm thường như vậy, thì chúng vẫn phải cần được lưu ý vì góp phần ngăn chặn sự phát triển của trí thông minh. (!)

Đối với người lớn đọc manga, ông Mitsuo Matsuzawa cho rằng họ cũng gặp vấn đề tương tự như trẻ em. Tuy nhiên người lớn giờ đây đã vô phương cứu chữa. Điều tối thiểu mà họ có thể làm là nhắc nhở con em mình tránh xa manga, ít ra là trong thời gian học hành thi cử.

Cuốn sách trên đã bán hơn 10 ngàn bản trong 5 năm liền, tuy vậy đây chỉ là một con số rất nhỏ nếu so với số lượt phát hành của các manga chỉ trong vài ngày.

Sự thu hút của manga

"Mấy chục năm về trước, manga chỉ in ra dành cho trẻ em, nhưng bây giờ đã khác, manga hướng đến mọi lứa tuổi. Những người lớn đọc truyện tranh vì manga là cầu nối liên kết thời niên thiếu của họ." Nhà biên tập Sosaku Miki của tờ Shonen Magazine đã giải thích vì sao manga lại có số phát hành cao như vậy. "Manga cũng tương tự như những cuốn tiểu thuyết. Cái hay của nó là dễ đọc, dễ hiểu, vì vậy chúng rất dễ lôi cuốn và được mọi người yêu thích."

Trong tập hồi ký của cha đẻ manga hiện đại Osamu Tezuka có viết: "Tôi tin rằng manga không chỉ có khả năng làm cho mọi người thích thú như một phương tiện giải trí mà nó còn khắc ghi cho người ta những ấn tượng sâu sắc không thể quên

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: #mavuongnam