Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tập 47 NẾU CÓ THỂ BỐ THÍ TÂM MỚI CÓ THỂ HÀNH THÂM TRÍ TUỆ 18/4/2020

⭐ BẠCH THOẠI PHẬT PHÁP ⭐ TẬP 47

🌈Bạch Thoại Phật Pháp là cách Đài trưởng Lư sử dụng ngôn ngữ của cuộc sống để giảng giải Phật pháp uyên thâm
🔹Giải thích triết lý của nhân sinh từ việc sử dụng các ví dụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày
🔹Trong Bạch Thoại Phật Pháp lĩnh hội được các lý luận Phật học ở mức độ cao huyền bí
🔹Khởi dậy Phật tính của tất cả chúng sinh và sửa đổi số phận của chúng ta
☘️Mời quý vị đón đọc Bạch Thoại Phật Pháp của Đài trưởng Lư

🙏Lời cầu nguyện trước khi đọc Bạch Thoại Phật Pháp:

"Cảm tạ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Xin gia trì cho đệ tử __(họ tên) để con đọc và hiểu được nội dung của Bạch Thoại Phật Pháp, để năng lượng của Bạch Thoại Phật Pháp gia trì bổn tánh của con, phù hộ cho con khai sáng trí tuệ, tiêu trừ nghiệp chướng, mọi điều kiết tường. Cảm tạ Bồ Tát".

---------------

Tập 47
NẾU CÓ THỂ BỐ THÍ TÂM
MỚI CÓ THỂ HÀNH THÂM TRÍ TUỆ
18/4/2020

Kinh Phật là kiệt tác như thế đó. Một người đã chứng ngộ thành đạo có khả năng khéo phân biệt mọi pháp tướng. Tuy trong lòng họ biết, chuyện này đã có cãi vã, dù tốt hay xấu, thì họ cũng có ý niệm này, dù họ có nghĩ đến nhưng không bị dính mắc vào nó, nghĩa là tuy có ý tưởng này nhưng họ vẫn chưa bước vào trong giai đoạn hình tướng bị dính mắc, nên được cho là tánh “Không”. Sư phụ đã giảng cho mọi người trong mấy tập trước về Tánh Không - Vô tướng - Vô tác. Khi tâm của quý vị đã trống rỗng và biết được mọi thứ đều là nhân duyên, thì quý vị sẽ không tham gia vào những cuộc cãi vã ở nhà người khác, quý vị sẽ trống rỗng. Nếu quý vị đã trống rỗng thì có phải là Vô tướng không? Quý vị nghĩ người vợ tốt hay người chồng của người ta tốt hơn? Vô tướng, thì sẽ không chấp vào tướng nữa, không vì mình là bạn của chị vợ mà nói người vợ tốt hay vì mình là bạn của anh chồng mà nói người chồng tốt. Nếu không chấp trước vào hình tướng thì tiếp theo đó sẽ không có hành động tạo tác và sẽ không nói xấu người khác, cũng sẽ không đi khuyên ngăn, chỉ có thể mỉm cười, đây là đạo lý mà quý vị hiểu rất rõ, và đó chính là “Tam Giải Thoát Môn” được nhắc đến trong kinh Phật.

Nếu người khéo phân biệt sẽ biết dùng sự phân biệt như như bất động tốt đẹp này, vì bổn tánh của bản thân hiện tại là trống rỗng, nên sẽ không còn dính mắc vào mọi thứ trên thế gian, đây là nghĩa thứ nhất, chính là nghĩa đế thứ nhất của Phật học, tức là: Chân đế. Chân đế chính là “Tam Giải Thoát Môn” mà chúng ta nói đến, vì bản thân nó là trống rỗng, nên nó Vô tướng và Vô sinh. Trong “Tâm Kinh” chính là nói về Vô sinh và Vô tướng, vậy nên chân đế của Phật học hoàn toàn không phải là hình thức hay hình tướng của người tu đạo, tức là không phải là thể hiện hình thức của Đạo Phật, mà là thể hiện trí tuệ của nội tâm chân chính. Theo những lý giải của triết học hiện đại, người học Phật thường nói về bản thể là gì, thực ra bản thể là chân đế, chính là điều mà trong lòng quý vị nghĩ rằng rốt cuộc sự việc này đang xảy ra chuyện gì, là chân đế trong bổn tánh của quý vị và là chân đế không ai có thể thay đổi được, chân lý chính là như thế. Trước đây thường hay có câu: Nói 18 câu đạo lý chỉ có 1 câu là chân lý (nói nhiều điều hay nhưng chỉ có 1 câu là thật) chính là đạo lý này. Bời vì trong lòng quý vị đã rõ ràng hiện hữu một chân lý chân thật không hư vọng rồi, cho nên “nếu người khéo phân biệt, đệ nhất nghĩa bất động". Nếu quý vị có thể phân biệt và giải thích rõ ràng mọi pháp tướng (tất cả hiện tượng) trên thế gian ngày nay thì đây chính là “đệ nhất nghĩa bất động” trong tâm quý vị, nghĩa là quý vị có bổn tánh như như bất động, quý vị biết được chân đế nên sẽ không thay đổi dù thế nào đi nữa, chính là ý đế đầu tiên.

Cảnh giới tâm ý thức của phàm phu thay đổi theo hoàn cảnh bên ngoài, người khác nói người này tốt, quý vị cũng nói người này tốt, người khác nói người này xấu, quý vị cũng có thể nói họ xấu, nhưng người có trí tuệ họ có tâm thanh tịnh và sau khi tâm thanh tịnh lại được thì mới có thể đạt tới tất cả các trạng thái Thiền, nghĩa là "tâm tịnh dĩ độ chư Thiền”. Khi tâm quý vị hiểu được chân đế thì sẽ có Thiền định trong tâm quý vị, và tất cả thiền định sẽ hiện ra. Vì vậy, “Dĩ vu chư pháp đắc tự tại” (Đã đạt được tự tại trong mọi pháp), với tất cả pháp tướng trong thế gian, nếu quý vị có thể nhìn thấu, nhìn rõ tất cả các tướng và có thể giác ngộ, tất nhiên quý vị sẽ cảm thấy vô cùng tự tại. Ví dụ như hai người cãi nhau đã lâu, quý vị mỉm cười cho rằng đây là nhân quả, ngày mai họ sẽ ổn. Vài ngày sau quý vị đến gặp lại, đảm bảo họ sẽ rất tốt với nhau. Khi quý vị biết được nghĩa đế này, thì làm sao lại bị vướng vào cuộc mâu thuẫn này?

“Có khả năng khéo phân biệt mọi pháp tướng” có nghĩa là hành vi và hành động tạo tác của quý vị “đệ nhất nghĩa bất động” (dù là câu mang ý nghĩa đệ nhất cũng không động lòng). Tại sao đạo Phật dạy chúng ta phải như như bất động? Đừng thay đổi quan điểm của mình vì những gì người khác nói; đừng thay đổi ý định ban đầu của mình vì những gì người khác đang làm; đừng để trái tim mình thăng trầm vì những gì người khác đang nghĩ. Đây là lời Sư Phụ nói với mọi người, có khả năng quý vị nghe được người khác nói gì về mình, nên nghĩ “Tôi phải kiềm chế”, điều này là đúng. Nếu quý vị nói người khác đang làm điều gì thì có nghĩa là quý vị đã thấy và đã nghe, đây là một sự thật. Nhưng những gì người khác đang nghĩ, quý vị cho rằng: "Tôi không nhìn thấy, cũng không nghe thấy, tôi cũng không thấy anh ấy có hành động gì và cũng không nghe thấy anh ấy nói gì, nhưng tại sao tôi lại tức giận và khó chịu đến như vậy?". Vì suy nghĩ của người khác sẽ ảnh hưởng đến quý vị, trong cách thể hiện nội tâm rất tinh tế của cuộc sống, họ sẽ dùng những biểu hiện và hành vi tế nhị để khiến quý vị cảm thấy họ ghen tị, căm ghét hoặc khen ngợi quý vị. Đây là ngôn ngữ cơ thể trong tâm lý học (body language). Vì vậy, giữa người và người với nhau “Tâm hữu linh tê nhất điểm thông” (trong lòng có điểm sừng tê để cảm thông) “Linh tê” này thực chất ám chỉ ý thức thứ sáu của chúng ta. Mắt, tai, mũi, lưỡi và thân là năm loại ý thức, là ý thức đơn nhất, còn ý thức thứ sáu là ý thức toàn diện. Cảm xúc của quý vị, ngay khi tiếp xúc với người này, quý vị sẽ biết người này có thiện ý hay ác ý. Đối phương chưa nói lời nào nhưng quý vị biết hôm nay người đó không phải là người tử tế, đây chính là “linh tê” của con người và là giác quan thứ sáu.

Sau khi hiểu được điều này, chúng ta phải như như bất động trong thế gian này, chúng ta hiểu rằng mọi thứ trên thế gian này tất cả đều là hư ảo. Chỉ khi tìm được cảnh giới của Phật, thì chúng ta mới có thể tự tại mà không bị chấp trước, và chúng ta mới có thể biết rằng tất cả những điều này sẽ trôi qua. Cho dù hôm nay khó khăn có lớn đến đâu, ngày mai vẫn sẽ là một ngày tươi đẹp; cho dù những phiền não hôm nay có lớn đến đâu, chúng cũng sẽ qua đi vào ngày mai, bởi vì chúng là vô thường. Điều này là để dùng sự vô thường của năng lượng tích cực để lý giải cuộc sống của quý vị, thay vì hằng ngày chỉ dần dà cho qua ngày tháng và nghĩ “dù sao thì nó cũng vô thường, tôi không quan tâm”. Cho nên “đây là pháp khể thủ”, có nghĩa là người nào hiểu được Tứ Diệu Đế đều phải cúi đầu đúng mực. Chúng ta nói "Khể thủ quy y tô tất đế", khể thủ có nghĩa là khấu đầu. Trong “Tâm Kinh” nói về việc “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, ngũ uẩn chính là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Làm thế nào chúng ta có thể soi sáng được tánh Không của ý thức mình? Là chúng ta phải có sức mạnh của Bát nhã, sức mạnh của Bát nhã chính là trí tuệ.

Cuối cùng, Sư phụ muốn kể cho đại chúng nghe một câu chuyện. Một việc thiện có thể hóa giải trăm tai họa trên thế gian, vì vậy đừng nghĩ rằng làm một việc tốt nhỏ là không có công đức gì.

Trong kinh điển Tây Tạng, có một người Ấn Độ hái một bông hoa trong vườn hoa bên đường, ông chưa bao giờ thấy một bông hoa nào đẹp đến thế, bông hoa có màu vàng kim và rất trang nghiêm, ông muốn cắm nó lên đầu trước để làm trang nghiêm cho chính mình. Sau đó ông nghĩ: “Cái đầu của tôi là vô thường,” và rồi ông lại nghĩ: “Nếu tôi chết, cái đầu này sẽ bị chó, cáo, hoặc các loài động vật khác ăn thịt. Uhm, tôi không đáng để cắm bông hoa này lên đầu.” Thế là ông ta không cắm bông hoa lên đầu mình nữa.

Ông ấy nâng niu bông hoa đẹp như thế trên tay và bước vào chùa, khi nhìn thấy tượng Phật Thích Ca Mâu Ni rất trang nghiêm, ông liền niệm Phật: “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật…” Vì công đức niệm Phật, mà thân thể ông bỗng nhiên nóng bừng, các lỗ chân lông đều mở ra, nóng vô cùng và rất dễ chịu. (Giống như những người học Phật chúng ta bây giờ tụng kinh, nếu tụng tốt thì sẽ cảm thấy ấm áp khắp người.) Khi vừa dâng hoa, ông vừa nghĩ: “Đức Phật là đại từ đại bi, đức Phật rất có trí tuệ, đức Phật là đấng có đầy đủ hai điều Phước Huệ.” (Vừa có Phước và vừa có trí tuệ), nếu tôi cúng dường hoa với tấm lòng như vậy, Đức Phật chắc chắn sẽ gia trì cho tôi.”

Cúng dường xong, ông đặt bông hoa trước mặt Đức Phật và nói: “Con cúng dường bông hoa đó thì có được bao nhiêu công đức?” Trong lòng ông so đo công đức của việc cúng dường bông hoa. Không biết mình có được bao nhiêu công đức nên đã tìm một vị Tỳ kheo và hỏi: “Thưa đại đức, vừa rồi con với tâm trạng như vầy: mọi lỗ chân lông trên cơ thể của con lập tức phản ứng với sức nóng, khi con dâng một bông hoa như vậy cúng dường lên Đức Phật, Ngài xem thử công đức lớn đến mức nào ạ?”. Vị Tỳ kheo này nói: “Tôi mới xuất gia và thọ giới cách đây không lâu, tôi chỉ biết nỗi đau khi rời khỏi thế gian, ngoài ra tôi không biết gì khác. Và tôi cũng không có đạo đức gì, cũng chưa bao giờ đọc bất kỳ kinh sách nào, cũng không có học hành gì, nếu ông hỏi tôi điều này, tôi không thể trả lời ông, ông đi tìm một vị pháp sư đã từng đọc kinh mà hỏi xem sau khi ông cúng dường bông hoa này sẽ có được bao nhiêu phước đức. Ông ta lại đi đến gặp một vị pháp sư đang đọc kinh và hỏi: “Thưa sư phụ, con cúng dường bông hoa này thì có công đức gì?” Vị pháp sư này trả lời ông: “Tôi không biết ông có bao nhiêu công đức khi cúng dường bông hoa này và tôi cũng không có thần thông, tôi chỉ tụng kinh và cầu phước đức cho mình mà thôi. Kinh nói cúng hoa có công đức, còn cúng hoa này có bao nhiêu công đức thì tôi không biết. Bên kia có một vị A La Hán đang ngồi thiền, ông hãy đi hỏi xem, vị ấy có thần thông và đã chứng đắc quả vị A-la-hán."

Việc này xảy ra không lâu sau khi Đức Phật nhập niết bàn, có rất nhiều người đắc đạo đã đạt được quả vị A-la-hán. Vì vậy, người cúng dường hoa bước tới và hỏi vị A-la-hán đã đắc sáu năng lực: “Thưa đại đức, Ngài đã đắc quả vị A-la-hán. Xin Ngài cho biết tôi sẽ nhận được bao nhiêu lợi ích từ việc cúng hoa?” Vị A-la-hán này đã nhập định, khi nhập định hồn phách sẽ đi ra ngoài quan sát, sau khi quan sát xong, Ngài nói: “Ta đã thấy ngươi cúng dường bông hoa này. Sau khi ngươi từ bỏ Báo thân của mình, ngươi sẽ được hưởng phước ở trời, cuộc đời của ngươi kéo dài hàng ngàn tỷ kiếp, đó là một đại kiếp.

Từ một đại kiếp đến tám vạn đại kiếp, chỉ vì ngươi cúng bông hoa này mà phước của ngươi vẫn chưa dùng hết, về tương lai thì ta không biết. “Ông ấy có công đức đấy”. (Thần thông của A-la-hán có thể thấy được tám vạn đại kiếp. Tại sao ở nhân gian có người chỉ thấy được âm phủ mà không thấy được thiên thượng? Có người chỉ thấy được ma quỷ mà không thấy được Bồ Tát? Có người chỉ thấy được Bồ Tát, nhưng không nhất thiết thấy được ma? Tất cả điều này tùy thuộc vào mức độ công đức tu tâm lớn nhỏ của vị ấy.) Bởi vì thần thông của vị A-la-hán chỉ đạt đến tám vạn đại kiếp, và cao hơn nữa thì họ không biết được. Dân chúng tụ tập chung vui quanh đó hỏi vị A-la-hán: "Thưa sư phụ, thưa sư phụ, Thầy có thần thông, nếu thầy không trả lời được thì thầy có thể lên trời hỏi Di Lặc Bồ Tát được không?". Để vị A-la-hán này có thể lên nơi cao hơn nữa hỏi Bồ Tát.

Thế là, vị A-la-hán ngồi đó và nhập định, linh hồn và thần thức của ông đi đến Đâu Suất Thiên để cầu hỏi Di Lặc Bồ Tát. Di Lặc Bồ Tát nói: “Người này chỉ thọ phúc thế (tức là người này chỉ hưởng phước báo của thế gian) khi quả báo thiện chưa tận (tức là vì công đức cúng dường hoa của ông lớn đến mức, đã hưởng phước thế gian đến tận bây giờ mà vẫn còn phước phần và quả báo thiện chưa dùng hết). Chuyện các ngươi muốn hỏi thì chỉ có Phật và Phật nải năng cứu cánh (tức là chỉ có Phật mới có được kết quả, mới có thể khám phá ra được rốt cuộc có bao nhiêu phước phần khi cúng dường bông hoa này), còn các vị Bồ Tát  bổ ngoại đều không thể biết được kết quả (Bổ ngoại có nghĩa là vị trí dự bị, chưa đạt đến vị trí của Phật)." Ý của Di Lặc Bồ Tát là chỉ có Đức Phật mới có thể biết được điều tối thượng về những sự việc này, và ngay cả các vị Bồ Tát dự bị cũng không thể biết được điều đó, tất cả đều không biết và không thể nhìn thấy được tận cùng. Di Lặc Bồ Tát mỉm cười và nói: “Đợi khi ta hạ thế và thành Phật rồi ta sẽ nói cho ngươi biết.” Nghĩa là: “Đợi sau khi ta xuống nhân gian cứu nhân và thành Phật rồi, ta sẽ nói cho ngươi biết.”

Câu chuyện này dạy cho chúng ta rằng, ông chỉ dâng một bông hoa với tâm tình cúng dường Đức Phật, mà ngay cả Di Lặc Bồ Tát cũng không thể diễn tả được phước đức của ông. Cúng dường một bông hoa sẽ có được công đức như vậy. Công đức của việc bố thí sẽ giúp quý vị được theo ý muốn, ngày hôm nay sau khi quý vị dâng tặng một bông hoa, thì có nhiều việc sẽ diễn ra suôn sẻ. Trong mắt chúng ta, vẫn còn quá chú trọng vật chất, ông nói: “Tôi muốn cúng dường hoa, thì tôi có được gì …” Nhưng trong mắt Bồ Tát, không coi bông hoa này đó là điều quan trọng lắm, vì Bồ Tát nghĩ rằng cúng hoa là chuyện bình thường và vật chất là tùy duyên.

Câu chuyện này dạy chúng ta rằng dù có cúng dường gì đi nữa, cũng giống như vị cư sĩ vừa rồi, chúng ta phải cúng dường bằng cả tấm lòng của mình. Cảm thấy mình chưa đủ xứng đáng, ông muốn dâng bông hoa vàng kim mà ông cho là rất đẹp này lên Đức Phật vĩ đại. Đó không chỉ là cúng dường bông hoa này mà còn phải có pháp cúng dường, ý nghĩa của pháp cúng dường là dùng tâm để đối xử tử tế với người khác và cúng dường người khác bằng tâm của mình, bởi vì với cách cúng dường này, quý vị sẽ không còn tham lam những phước đức ở thế gian, thậm chí cả trí tuệ cũng không tham nữa. Nhưng nếu quý vị không tham thì quả báo thiện này có tồn tại không? Câu chuyện này dạy mọi người rằng chỉ cần không tham thì sẽ có được công đức vô lượng vô biên, phước đức và trí tuệ vô lượng vô biên. Nếu quý vị cúng dường mọi thứ một cách cẩn thận và tận tâm, chắc chắn sẽ thành tựu được Phật quả, nên không có cách nào để nói ra công đức này. Dâng một bông hoa nho nhỏ lên cúng dường Đức Phật vĩ đại mà chỉ có Phật và Phật với nhau mới biết được kết quả cuối cùng, hay nói cách khác chỉ có Đức Phật mới biết được việc cúng dường bông hoa này có được bao nhiêu công đức, còn con người chúng ta không thể biết được có bao nhiêu công đức khi cúng dường bông hoa này.

Những người học Phật chúng ta, phải biết dùng tâm của mình, làm việc gì phải sâu sắc, phải làm bằng tâm (đó là nội tâm). Đây chính là “hành thâm” được nhắc tới trong “Tâm Kinh” – hành phải sâu, “Hành thâm Bát nhã ba La mật đa thời”. Khi quý vị làm điều này, Quán Thế Âm Bồ Tát nói: mới có thể “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Nói cách khác, quý vị càng học Phật một cách nghiêm túc thì càng có thể chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Mong rằng mọi người hãy học Phật cho tốt và nếu có thể chiếu kiến ngũ uẩn giai không thì quý vị sẽ có khả năng đạt được Chánh đẳng Chánh giác và sau này còn có thể thành Phật - tức là vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Được rồi, bài giảng hôm nay xin tạm dừng tại đây. Hy vọng có thể giảng cho đại chúng cách "chiếu kiến ngũ uẩn giai không" vào lần tới. Cảm ơn đại chúng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com