bai 4
BÀI 4: KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG
I. Nội dung bảo hộ lao động trong thiết kế kỹ thuật thi công
- Cơ sở của những giải pháp kỹ thuật về đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cụ thể là :
1. Phương pháp tính toán có liên quan đến : Xác định độ bền và ổn định của các thiết bị, phụ tùng, máy móc xây dựng và cơ khí trong quá trình sử dụng và của các kết cấu khi lắp ghép ; tác dụng của các tải trọng va chạm và ổn định động ; chiếu sáng hợp lý chỗ làm việc ; tác dụng của môi trường lưu động ; tác dụng của các điều kiện môi trường khí quyển v,v …
2. Phương pháp khảo sát thực nghiệm : Quan sát có hệ thống các quá trình thi công xây dựng trên các công trường, cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong quá trình thực hiện các biện pháp thi công đó. Ngoài ra cũng cần chú ý đến điều kiện lao động nói chung trên cơ sở tổ chức lao động khoa học bao gồm.
a. Tình trạng vệ sinh trên các công trường, các xí nghiệp công nghiệp xây dựng.
b. Mức trang bị kỹ thuật sản xuất.
c. Các quá trình thi công xây dựng tiên tiến.
d. Tổ chức chỗ làm việc
e. Chế độ lao động và nghỉ ngơi
f. Tình trạng thẩm mỹ trong sản xuất
g. Sự liên quan tương hỗ trong các quá trình sản xuất, thi công.
v Trong đồ án thiết kế thi công và trong các biểu đồ kỹ thuật cần phải nghiên cứu các vấn đề về bảo hộ lao động như sau :
1. Biện pháp bảo đảm an toàn thi công các quá trình xây lắp, khi tiến hành có khả năng xảy ra tai nạn, cụ thể là :
a. Thi công công tác đất bằng thủ công hoặc cơ giới, chú trọng khi đào sâu.
b. Thi công xây các nhà cao từ 6m trở lên - dựng dàn giáo thi công, làm hệ thống đỡ tạm khi xây ô văng, làm hàng rào và mái che bảo vệ v,v …
c. Thi công công tác bêtông và bêtông cốt thép ở trên cao, trên các công trình đặc biệt, nơi sử dụng cốppha trượt, nơi áp dụng phương pháp sấy điện v,v …
d. Thi công lắp ghép các kết cấu ( thép, gỗ, bêtông ) và thiết bị kỹ thuật, cần chú trọng đối với các kết cấu nặng, kích thước lớn cồng kềnh, chọn phương pháp treo buộc và tháo dỡ kết cấu an toàn, biện pháp đưa công nhân lên xuống, tổ chức chỗ làm việc trên cao.
e. Thi công bốc, dỡ, vận chuyển các kết cấu và vật liệu xây dựng, thiết bị kỹ thuật, máy móc, trang bị cơ giới hoá trên các kho bãi, bảo đảm ổn định nền kho và các chồng đống vật liệu, cần chú ý đến các kết cấu xếp theo phương đứng ( các tấm tường, vách ngăn, dàn vì kèo v,v …).
2. Biện pháp bảo đảm an toàn đi lại, giao thông vận chuyển trên công trường, hệ thống đường xá, chú trọng các tuyến đường giao nhau, hệ thống mạng đường dây cấp điện, hệ thống đường ống hoặc hào rãnh cấp thoát nước.
3. Bố trí hợp lý các máy móc, bảo đảm sử dụng, vận hành máy an toàn, thường xuyên theo dõi tình trạng đường cần trục, sửa chữa ngay những chỗ hư hỏng, có kế hoạch tu sửa máy định kỳ, rào ngăn vùng máy nguy hiểm.
4. Biện pháp đề phòng tai nạn điện trên công trường nói chung, trên mỗi công trình và trong mỗi công việc sử dụng điện nói riêng - thực hiện nối đất, nối không cho các máy móc thiết bị điện, sử dụng thiết bị tự động an toàn trên máy hàn điện, rào ngăn và treo biển báo những nơi nguy hiểm.
5. Làm hệ thống chống sét trên công trường, đặc biệt công trình cao như ống khói trụ đèn v,v …
6. Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy chung trên công trường và những nơi dễ phát sinh cháy, xây dựng nhà cửa, kho tàng, nơi chứa nhiên liệu theo đúng nội quy phòng cháy, quy định nơi được dùng lửa, có đầy đủ và sẵn sàng dụng cụ chữa cháy v,v..
- Tóm lại, để lựa chọn được các biện pháp đề phòng có hiệu quả, phải tiến hành phân tích nguyên nhân tai nạn, hoặc các bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra cho mỗi loại công tác, sau đó nghiên cứu chi tiết các biện pháp tổ chức và kỹ thuật để loại trừ những nguyên nhân đó.
II. Nội dung bảo hộ lao động trong tiến độ thi công
- Khi lập tiến độ thi công cần phải chú ý những điều sau để tránh các trường hợp sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
1. Trình tự và thời gian thi công các công việc phải xác định trên cơ sở yêu cầu và điều kiện kỹ thuật để đảm bảo sự ổn định của từng bộ phận hoặc toàn bộ công trình trong bất kỳ lúc nào. Ví dụ chỉ được phép tháo hệ chống cốt pha khi bêtông đã đạt cường độ cho phép.
2. Xác định kích thước các đoạn, tuyến công tác hợp lý sao cho tổ, đội công nhân ít phải di chuyển nhất trong một ca để tránh những thiếu sót khi bố trí sắp xếp chỗ làm việc trong mỗi lần thay đổi.
3. Khi thi công xen kẽ (cùng một lúc, trong cùng một vùng tiến hành nhiều công việc) không được bố trí công việc làm ở các tầng khác nhau trên cùng một phương đứng nếu không có sàn bảo vệ cố định hay tạm thời ; không bố trí người làm việc dưới tầm hoạt động của cần trục.
4. Trong tiến độ nên tổ chức thi công theo lối dây chuyền trên các phân đoạn bảo đảm sự
làm việc nhịp nhàng giữa các tổ đội, tránh chông chéo gây trở ngại và tai nạn cho nhau.
III. Nội dung bảo hộ lao động trong thiết kế mặt bằng thi công xây dựng
- Trong quá trình thiết kế mặt bằng thi công phải nghiên cứu trước các biện pháp bảo hộ
lao động sau :
1. Thiết kế các phòng phục vụ sinh hoạt cho người lao động ( nhà ăn uống, nghỉ ngơi, tắm rửa, vệ sinh, phòng bảo vệ an ninh v,v …). Khi thiết kế yêu cầu phải tính toán diện tích theo tiêu chuẩn quy phạm để đảm bảo đầy đủ khi sử dụng và tránh lãng phí.
- Để tiết kiệm nguyên vật liệu, các loại phòng phục vụ có tính chất tạm thời có thể làm theo kiểu tháo lắp hoặc di chuyển được Khu vệ sinh phải bố trí ở cuối hướng gió, xa chỗ làm việc nhưng không quá 100 m.
2. Tổ chức đường vận chuyển và đi lại trên công trường hợp lý. đường vận chuyển trên công trường phải bảo đảm chiều rộng như sau: đường một chiều rộng 4m, đường hai chiều rộng 7m. Tránh bố trí giao nhau trên các luồng vận chuyển, chỗ giao nhau giữa đường sắt với đường ô tô phải bảo đảm có thể thấy rõ từ xa 50m từ mọi phía. Đường bộ ở những đoạn gần chỗ giao nhau với đường sắt độ dốc nhỏ, không quá 0,05.
3. Thiết kế chiếu sáng chỗ làm việc cho các công việc làm về ban đêm và trên các đường đi lại.
4. Xác định và rào chắn các vùng nguy hiểm : trạm biến thế, kho vật liệu dễ cháy, dễ nổ khu vực hoạt động của cần trục v,v …
5. Thiết kế các biện pháp chống ồn ở những nơi có mức ồn lớn ( ví dụ đối với máy nghiền đá, xưởng cưa gỗ cơ khí v,v …)
6. Trên mặt bằng phải chỉ rõ hướng gió, đường qua lại và di chuyển cho xe chữa cháy đường thoát người chính khi cháy xảy ra, đường đi tới các nguồn nước tự nhiên.
7. Bố trí hợp lý kho bãi trên công trường. Kho bãi trên công trường phần lớn có tính chất tạm thời, hạn sử dụng từ một đến ba năm. Những nơi chọn để bố trí kho phải bằng phẳng thoát nước bảo đảm sự ổn định của kho. Kho bố trí trên công trường, cần phối hợp chặt chẽ với công tác bốc dỡ, vân chuyển, sắp xếp nguyên vật liệu và cấu kiện trong kho.
- Theo thống kê thì các tai nạn xảy ra trong khâu bốc dỡ và vận chuyển vật liệu thủ công ở trên các công trường chiếm tỷ lệ khá cao. Cơ giới hoá thi công các khâu này sẽ giảm được nhiều công sức và tai nạn xảy ra.
- Các kho hở có thể trang bị cơ giới là :
a) Hầm và kho vật liệu rời ( cát, sỏi, đá v,v …) có thể trang bị cần trục các loại, máy bốc
xếp băng chuyền và các loại khác.
b) Kho vật liệu gỗ trang bị cần trục các loại, máy bốc xếp để bốc dỡ, xếp kho, vận chuyển.
c) Kho kim loại và các kết cấu thép có thể trang bị cần trục đường sắt, cần trục ô tô v,v …
d) Kho các loại thiết bị khác có thể trang bị cầu dỡ hàng và các loại cần trục.
- Ngoài các kho bãi hở, trên công trường còn phải thiết kế các kho kín để chứa các vật liệu
như : ximăng, vôi, thạch cao v,v …
- Các nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm trên công trường phải bố trí gọn gàng đúng nơi quy định, không để bừa bãi lung tung làm cản trở lối đi lại gây tai nạn,vấp dẫm đinh. Để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thi công, nguyên vật liệu phải bố trí thành từng khu vực riêng biệt.
- Đối với các cấu kiện đúc sẵn phải chú ý trình tự sắp xếp cho phù hợp quá trình lắp ghép.
- Đối với các vật liệu rời như cát, đá đổ thành đống, mái dốc phải để theo mái dốc tự nhiên
Chiều cao đống quy định các loại vật liệu như sau : ngói không cao quá 1,5m, gạch xây xếp nằm không quá 25 hàng. Các vật liệu tròn dễ lăn trượt như gỗ cây, đường ống v,v … phải có cọc chống giữ và ràng buộc chắc chắn.
8. Làm hệ thống chống sét cho dàn giáo kim loại và các công trình cao, các công trình đứng
độc lập như ống khói, trụ đèn pha v,v …
IV. An toàn lao động trong công tác đất khi đào hố, hào sâu
1) Những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn khi đào hố, hào sâu
a) Vách đất bị sụt lở đè lên người.
- Hố, hào đào với vách đứng cao quá giới hạn cho phép đối với từng loại đất.
- Hố, hào đào với vách nghiêng mà góc nghiêng quá lớn, vách đất mất cân bằng ổn định do lực chống trượt nhỏ hơn lực trượt dẫn tới bị sạt, trượt lở xuống.
- Cũng có nhiều trường hợp trong quá trình đào hố, vách đất còn ổn định, nhưng qua thời gian đất bị ẩm ướt do mưa hay nước ngầm làm lực dính hay lực ma sát trong đất giảm lực chống trượt không thắng nổi lực trượt, vách đất sẽ bị sụt lở.
- Vách đất còn có thể bị sụt lở do tác động của ngoại lực như : đất đào lên hoặc vật liệu đổ chất đống gần mép hố đào : hố, hào gần đường giao thông do lực chấn động các phương tiện vận chuyển cũng có thể làm cho vách đất bị sụt lở bất ngờ.
- Tháo dỡ kết cấu chống vách không đúng quy định làm mất tác dụng chống đỡ hoặc không cẩn thận gây chấn động mạnh làm cho đất bị sụt lở.
b) Người bị sa, ngã xuống hố, hào do
- Lên, xuống hố, hào sâu không có thang hoặc không tạo bậc ở vách hố, hào ; leo trèo kết cấu chống vách ; nhảy xuống và đu người lên miệng hố, hào.
- Bị ngã khi đứng làm việc trên mái dốc lớn hoặc mái dốc trơn trượt mà không đeo dây đai an toàn.
- Hố, hào ở trên hoặc gần đường qua lại không có cầu, ván bắc qua, xung quanh không có rào ngăn, ban đêm không có đèn báo hiệu.
c) Đất, đá lăn rơi từ trên bờ xuống dưới do
- Đất đào lên đổ sát mép hố, hào.
- Phương tiện vận chuyển qua lại gần làm văng, hất đất đá xuống hố.
d) Người bị ngạt hơi độc
- Người bị ngạt hơi độc thường gặp khi đào các giếng sâu, đường hầm, v,v …
- Hơi khí độc có thể xuất hiện bất ngờ khi đào phải các hang hốc, túi khí có sẵn trong đất. Hơi khí độc có thể nhiểm trong đất, toả ra từ từ rồi tích tụ ở trong hố, nhất là các hố, hào sâu bỏ lâu ngày sau đó tiếp tục thi công.
e) Tai nạn do đào phải bơm, mìn, đường cáp điện và các đường ống ngầm.
f) Tai nạn khi khoan, đào đất bằng phương pháp nổ mìn do
- Vi phạm quy định an toàn khi nổ mìn như nhồi thuốc, đặt kíp mìn, v,v … không đúng.
- Sức ép không khí lên người khi mìn nổ.
- Đất đá văng bắn vào người trong phạm vi vùng nguy hiểm.
2. Các biện pháp an toàn lao động khi đào hố, hào sâu
2.1 Chống vách đất bị sụt lở
a) Đào hố, hào sâu vách đứng không gia cố chống vách
- Chỉ được đào với vách đứng ở đất nguyên thổ, có độ ẩm tự nhiên, có mạch nước ngầm và
xa các nguồn chấn động với chiều sâu giới hạn.
- Theo quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dụng TCVN – 5308 – 1991 thì chiều sâu hố hào đào vách đứng trong các loại đất được quy định như sau :
§ Không quá 1m đối với đất cát, đất tơi xốp, đất mới đắp.
§ Không quá 1,25m đối với đất pha cát.
§ Không quá 1,5m đất pha sét và đất sét.
§ Không quá 2,0m đất rất cứng khi đào phải dùng xà beng
- Trong các trường hợp khác thì hố, hào sâu phải đào với vách dốc, nếu đào vách đứng thì phải chống vách suốt chiều cao.
- Khi đào hố, hào sâu bằng máy ở nơi đất dính có độ chặt cao thì cho phép đào vách đứng sâu tới 3m nhưng không được có người ở dưới. Nếu cần có người làm việc ở dưới thì chỗ có người phải chống vách hoặc đào thành mái dốc.
- Trong suốt quá trình thi công phải thường xuyên xem xét tình hình ổn định vững chắc của vách hố, hào, nếu thấy trên vách có các vết rạn nứt có thể sụt lở phải ngừng ngay công việc, công nhân lên khỏi hố, hào và có biện pháp kịp thời chống đỡ chỗ đó hoặc phá cho đất đó sụt lở luôn khỏi bị nguy hiểm sau này.
b) Đào hố, hào sâu vách đứng có chống vách
- Đào hố, hào sâu ở những nơi đất đã bị xáo trộn, mực nước ngầm cao và vách đào thẳng đứng thì phải chống vách. Để chống vcáh hố, hào phải dùng ván dày 4-5 cm, đặt chúng nằm ngang áp sát vào vách đất theo mức đào sâu dần, phía ngoài có cọc đứng giữ với các văng chống ngang.
- Trong đất độ ẩm cao và đất tơi, gia cố bằng các tấm ván để nằm ngang, hoặc đứng đặt sát nhau.
- Cọc đứng đóng cách nhau 1,5m dọc theo vách hố, hào. Văng chống ngang đặt cách nhau không quá 1m theo phương đứng. Văng phải được đóng cố định chắc vào cọc đứng. Trong các hố, hào có chiều rộng lớn văng chống ngang giữa hai vách hố, hào sẽ dài, chịu lực yếu có thể thay văng chống ngang bằng chống xiên.
- Vật liệu, chiều dài, tiết diện của các bộ phận chống vách phải sử dụng đúng theo thiết kế. Khoảng cách giữa các tấm ván lót, cọc giữ, văng chống phải đặt đúng theo bản vẽ, trình tự lắp đặt phải theo đúng chỉ dẫn.
- Trong quá trình đào đất thủ công hay bằng máy hoặc tiến hành công việc khác không được va chạm mạnh có thể làm xê dịch vị trí hoặc hư hỏng các bộ phận chống vách.
- Trong quá trình thi công phải luôn luôn theo dõi, quan sát kết cấu chống vách. Nếu có điều gì nghi ngờ có thể dẫn tới gãy sập thì phải ngừng thi công. Mọi người ra khỏi hố, hào và có biện pháp gia cố kịp thời bảo đảm chắc chắn an toàn mới được tiếp tục làm việc.
- Khi đã đào xong, hoặc sau khi đã kết thúc các công việc làm ở trong hố, hào thì tiến hành lấp đất. Khi lấp đất vào hố, phải tiến hành tháo dỡ kết cấu chống vách theo từng phần từ dưới lên theo mức lấp đất. Nói chung không được tháo dỡ cùng một lúc quá ba tấm theo chiều cao, còn ở trong đất tơi xốp mỗi lần chỉ được tháo dỡ một tấm. Khi tháo dỡ ván lát cần bố trí lại các văng chống.
2.2. Phòng ngừa người bị sa, ngã xuống hố, hào.
- Khi đào hố, hào sâu công nhân lên xuống hố, hảo phải dùng thang bắc chắc chắn hoặc tạo bậc lên xuống ở những nơi đã quy định.
- Không được nhảy khi xuống, không được đu người lên vách hố, hào hay leo trèo theo kết cấu chống vách để lên.
- Khi phải đứng làm việc trên mái dốc có độ dốc lớn hơn mà chiều sâu hố, hào hoặc chiều cao mái dốc trên 3m hoặc khi độ dốc của mái đất nhỏ hơn mà mái dốc lại trơn ướt thì công nhân phải đeo dây đai an toàn và buộc vào cọc chắc chắn.
- Khi đào hố, hào ở nơi có nhiều người đi lại như bên cạnh đường đi, trong sân bãi, gần nơi làm việc v,v … thì cách mép hố, hào 1m phải làm rào ngăn chắc chắn cao ít nhất 1m và có biển báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.
- Để đi lại qua hố hào phải bắc cầu nhỏ rộng ít nhất 0,8m đối với cầu đi lại một chiều và rộng 1,5m đối với cầu đi lại hai chiều, cầu có lan can bảo vệ chắc chắn cao 1m. Ban đêm phải có đèn chiếu sáng cầu.
2.3 Phòng ngừa đất đá lăn rơi từ trên cao xuống hố, hào.
- Trong lúc nghỉ giải lao mọi người không được ngồi ở dưới hố, hào. Hố, hào đào ở gần đường đi lại, vận chuyển xung quanh mép cần dựng ván chắn cao 15cm.
- Khi đào đất bằng máy đào, trong lúc máy đang hoạt động, cấm công nhân đứng trong vi tầm quay của tay cần máy đào.
- Không được bố trí người làm việc trên miệng hố, hào trong khi đang có người làm việc ở dưới.
2.4. Phòng ngừa người bị ngạt thở khí độc
- Khi đào hố, hào sâu nếu phát hiện thấy hơi khí khó ngửi, hoặc hiện tượng ngườichóng mặt khó thở, nhức đầu, ... thì phải ngừng ngay công việc, mọi người phải ra xachỗ đó hoặc phải lên bờ ngay để đề phòng nhiễm độc, chỉ khi nào đã xử lý xong, bảo đảm không còn hơi, nồng độ không còn nguy hiểm gì đến sức khoẻ thì mới tiếp tụcthi công. Nếu phải làm việc trong điều kiện có hơi khí độc thì công nhân phải sử dụng mặt nạ chống hơi khí độc, bình thở, v,v ...
- Trước khi xuống làm việc ở hố, hào sâu phải kiểm tra không khí xem có hơi khí độc không bằng dụng cụ xác định khí độc
- Khi phát hiện có hơi khí độc thì phải có biện pháp làm thoát chúng đi bằng quạt gió máy nén khí. Tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý nguồn phát sinh.
V. An toàn lao động trong công tác cốt thép
- Thi công công tác cốt thép trong các kết cấu bêtông cốt thép được chia thành hai công
đoạn chính.
§ Công đoạn gia công cốt thép gồm các khâu nắn thẳng, cắt, uốn thành các chi tiết theo kích thước hình dạng thiết kế.
§ Công đoạn lắp đặt, lên kết hàn buộc các chi tiết thành khung lưới cốt thép. Công đoạn này có thể thực hiện ngay tại vị trí của kết cấu công trình, cũng có thể chế tạo trước ở các xưởng cốt thép thành khung lưới sẵn hoàn chỉnh rồi đưa lắp đặt vào vị trí trên công trình.
- Ở mỗi khâu trong các công đoạn nói trên, khi thi công đều xảy ra tai nạn lao động do nhiều nguyên nhân và đều có các biện pháp an toàn lao động cần thực hiện để phòng tránh.
1. Các biện pháp an toàn lao động khi gia công cốt thép
a. Nắn thẳng cốt thép
- Đối với cốt thép có đường kính nhỏ thường được cuộn thành cuộn tròn, còn cốt thép có đường kính lớn dạng thanh khi chiều dài lớn thường bị bẻ gập lại trong quá trình vận chuyển nên khâu gia công đầu tiên là phải nắn thẳng.
- Khi khối lượng công việc ít, có thể nắn thẳng cốt thép bằng dụng cụ thủ công. Để đề phòng vảy gỉ sắt bắn vào mắt và xây xước tay. Khi làm công nhân phải đeo kính và găng tay bảo hộ lao động.
- Khi kéo căng để nắn thẳng cốt thép bằng tời hoặc bằng máy, cốt thép có thể bị đứt gây tai nạn Để đề phòng cốt thép bị đứt do bị căng quá mức thì trên cáp kéo phải có thiết đo lực căng.
- Để đề phòng cốt thép bị tuột thì đầu cốt thép phải được cố định vào đầu cáp kéo bằng thiết bị kẹp không được nối theo cách buộc.
b. Cắt, chặt và uốn cốt thép
- Khi chặt cốt thép thủ công bằng búa, rất dễ xảy ra tai nạn do búa va đập vào người,do cán búa gãy hoặc búa tuột khỏi cán v,v … Để đề phòng các tai nạn này trước hết phải sử dụng các dụng cụ thật tốt như búa cán phải chắc, đục phải sắt v,v …
- Khi cắt, uốn cốt thép bằng máy có thể xảy ra các trường hợp tai nạn do máy cuốn kẹp vào tay công nhân, cốt thép gia công văng bắn vào người, v,v … Nguyên nhân gây ra do tình trạng máy sử dụng không tốt, không có đầy đủ các thiết bị an toàn, không thực hiện nối đất, nối không bảo vệ chống điện giật. Để phòng tránh tai nạn, công nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy an toàn khi sử dụng máy móc.
- Đối với máy cắt dẫn động cơ khí, cấm cắt các đoạn cốt thép ngắn hơn 30cm nếu không có bộ phận che chắn bảo vệ
- Các loại máy gia công cốt thép đều phải thực hiện nối đất, đảm bảo an toàn điện.
- Cốt thép đã được gia công xong cần xếp ngăn nắp vào nơi quy định, không được để trên máy, bên cạnh máy hay trên lối đi lại.
2. An toàn lao động khi lắp đặt cốt thép
- Để liên kết các chi tiết cốt thép thành khung lưới có thể dùng phương pháp hàn hoặc buộc.
- Khi tiến hành phương pháp hàn cần chấp hành đúng các quy tắc kỹ thuật an toàn trong công tác hàn.
- Khi liên kết cốt thép bằng phương pháp buộc phải sử dụng móc buộc, không được buộc bằng tay. Còn lắp đặt cốt thép các kết cấu trên cao để đề phòng ngã từ trên cao, công nhân phải đứng trên sàn thao tác vững chắc có lan can an toàn. Không được đứng trên khung cốt thép để thi công.
- Khi lên xuống phải có thang cố định chắc, không được leo trên khung cốt thép đã lắp đặt. Không đi lại trên khung cốt thép, phải bố trí cầu đi lại riêng rộng 0,3 – 0,4m tì lên các bệ trên cốp pha.
- Không được chất cốt thép lên sàn thao công tác hoặc trên các cốp pha vì có thể làm các kết cấu này bị sụp đổ.
- Trước khi đưa các khung lưới cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn nút buộc và các điểm treo buộc khi dùng cần trục để cẩu chuyển.
- Khi dựng lắp cốt thép gần đường dây điện. Trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép chạm vào dây điện.
VI. An toàn lao động trong công tác cốp pha
1. Những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn trong công tác cốp pha.
Ø Bị chấn thương do sử dụng máy móc gia công và các dụng cụ thủ công không hoàn hảo, đã hư hỏng hoặc do công nhân vận hành, thao tác không đúng kỹ thuật.
Ø Công nhân bị ngã khi lắp đặt và tháo dỡ cốp pha do chỗ làm việc không bảo đảm an toàn, sử dụng dàn giáo không đáp ứng về yêu cầu an toàn chịu lực và ổn định nên bị gãy đổ, sàn thao tác không có lan can bảo vệ.
Ø Cốp pha, dụng cụ, vật liệu đổ rơi từ trên cao xuống, do lắp đặt và tháo dỡ cốp pha không đúng quy trình kỹ thuật, ném, vứt gỗ ván từ trên cao xuống.
Ø Dẫm phải đinh, va quệt vào các cạnh sắc nhọn của cốp pha do sau khi tháo dỡ xong, không xếp gọn gàng vào đúng nơi quy định.
2. Các biện pháp an toàn lao động trong công tác cốp pha
a. Gia công chế tạo cốp pha.
- Khi cưa xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa phải tuyệt đối chấp hành nội quy an toàn khi sử dụng.
- Đối với các dụng cụ thủ công chắc chắn, an toàn, tiện dụng và dùng đúng công dụng Cán gỗ của những dụng cụ này phải làm bằng gỗ cứng và dai. Bề mặt cán phải gia công nhẵn không có vết nứt. Phần làm việc của dụng cụ như đầu búa, lưỡi rìu lưỡi đục phải chắc vào cán và chêm chặt vào đầu cán bằng vòng kim loại. Lưỡi cưa đục, rìu phải sắc không có vết nứt, sứt mẻ.
b. Lắp đặt cốp pha
- Khi lắp đặt cốp pha ở độ cao từ 1,5m trở lên so với mặt đất hay sàn nhà công nhân phải đứng trên sàn thao tác chắc chắn bắc trên khung đỡ, có lan can bảo vệ cao ít nhất 1m và có hai thanh chắn ngang cách nhau 30cm.
- Khi lắp đặt cốp pha cột, dầm, sàn ở độ cao 5,5m có thể dùng giáo ghế di động, nếu cao hơn 5,5m thì dùng giáo cao.
- Khi thi công cốp pha tường bêtông cốt thép bằng cốp pha luân lưu thì ở hai bên tường cứ cách 1,8m theo chiều cao tường phải có sàn thao tác có lan can chắc chắn.
- Đối với cốp pha treo không cần chống đỡ từ phía dưới, loại này thường áp dụng khi thi công các kết cấu dầm, sàn ở độ cao lớn, khi lắp đặt phải giao cho công nhân có kinh nghiệm được huấn luyện kỹ về an toàn làm việc trên cao. Khi làm phải đeo dây đai an toàn cố định vào các kết cấu vững chắc. trước khi lắp đặt cốp pha treo phải kiểm tra sự vững chắc của khung cốt thép và liên kết của chúng với kết cấu chịu lực đứng để phòng bị biến dạng và sập đổ trong quá trình lắp đặt cốp pha và đổ bêtông sau này.
c. Tháo dỡ cốp pha.
- Chỉ được tháo dỡ cốp pha sau khi bêtông của kết cấu đã đạt cường độ cho phép và đượcphép của cán bộ kỹ thuật phụ trách. Khi tháo dỡ phải thực hiện trình tự từ trên xuống dướitháo dần từng bộ phận, không được làm sập một lúc từng mảng lớn.
- Tháo dỡ cốp pha ở trên cao, công nhân phải đứng trên sàn thao tác an toàn phòng chống ngã, nơi nào không có sàn thao tác công nhân phải đeo dây an toàn buộc vào những chỗ vững chắc.
- Cốp pha, cột chống, thanh giằng tháo dỡ xong phải đưa ngay xuống sàn, không được gác lên các bộ phận chưa tháo dỡ và phải xếp gọn gàng không làm cản trở đi lại gây va vấp hoặc dẫm phải đinh. Khi đưa xuống thấp bằng tay phải đưa từng bộ phận Những bộ phận cồng kềnh cần tập trung và đưa xuống bằng phương tiện n6ng chuuyển. Cấm không được ném các bộ phận cốp pha từ trên cao xuống.
- Xung quanh những chỗ tháo dỡ cốp pha ở trên cao, để đề phòng các brộ phận rơi vào người làm việc hoặc qua lại ở phía dưới, phải làm sàn che chắn hoặc cào ngăn hoặc biển báo.
VII. An toàn lao động trong công tác bêtông
- Trong các khâu trộn, vận chuyển, đổ, đầm bêtông, công nhân phải tiếp xúc với các yếu tốđộc hại như : bụi, tiếng ồn, rung động gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, lâu ngày có thểgây ra các bệnh nghề nghiệp
- Để đảm bảo vệ sinh lao động, tuỳ điều kiện cụ thể công nhân được trang bị các phươngtiện bảo vệ cá nhân thích hợp, để chống bụi công nhân phải đeo khẩu trang và kính v,v …
- Khi thi công các khâu trong công tác bêtông, công nhân có thể bị chấn thương, tai nạnliên quan đến sử dụng máy móc, thiết bị gia công điện và làm việc trên cao. Để đảm bảoan toàn lao động phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động.
1. Các biện pháp an toàn lao động trong công tác bêtông
a. An toàn lao động khi trộn bêtông bằng máy
- Chỉ cho phép công nhân nào đã qua đào tạo về chuyên môn và huấn luyện về an toàn lao động mới được vận hành và phục vụ máy trộn.
- Chỉ được làm sạch hố gầu nạp liệu của máy trộn sau khi đã cố định vững chắc gàu ở vị trí nâng, đồng thời cấm công nhân đứng dưới gàu đỡ nâng lên mà chưa được cố định vững chắc.
- Máy trộn phải thực hiện nối đất hoặc nối không bảo vệ để đề phòng điện giật khi máy bị mát điện.
- Không được sửa chữa các hỏng hóc của máy trộn bêtông khi máy đang hoạt động.
- Không được cho xẻng vào trong thùng trộn khi nó đang quay dù là quay chậm
- Sau một đợt trộn phải rử sạch thùng trộn, không để bêtông đông cứng trong thùng. việc cạo rửa làm vệ sinh thùng trộn chỉ được tiến hành khi đã ngắt cầu dao điện và máy đã dừng, cầu dao phải đặt trong hộp kín có khoá. Khi sửa chữa và làm vệ sinh máy phải treo biển báo tại nguồn cấp điện.
b. An toàn khi vận chuyển, đổ bêtông
- Cầu, sàn để vận chuyển phải chắc chắn, ổn định.
- Trước khi đổ bêtông cán bộ kỹ thuật phải nghiệm thu tình trạng cốp pha, cốt thép, cột chống đỡ sàn thao tác để phòng sự cố gãy đổ gây mất an toàn.
- Trước khi vận chuyển đổ bêtông bằng cần trục phải kiểm tra an toàn đối với cần trục, thùng đựng vữa bêtông phải kín, v,v …
- Lúc tháo dỡ bêtông khoảng cách từ đáy thùng hay gàu đựng đến mặt hứng bêtông không quá 1m.
- Khi đổ bêtông từ trên cao quá 1,5m xuống, để tránh hiện tượng phân tầng người ta dùng ống vòi voi hay máng nghiêng để đổ. Phễu hứng, ống vòi voi, máng nghiêng phải cố định chắc vào cốp pha, sàn thao tác.
- Đổ bêtông ở trên cao từ 1,5m trở lên so với mặt đất hay nền sàn công nhân phải đứng trên sàn thao tác vững chắc có lan can an toàn.
- Thi công bêtông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ trở lên, công nhân phải đeo dây đai an toàn.
c. An toàn lao động khi đầm bêtông
- Khi đầm bêtông bằng đầm rung phải có biện pháp đề phòng điện giật và giảm tác hại do rung động của máy đối với cơ thể. Mọi công nhân điều khiển đầm rung đều phải được kiểm tra sức khoẻ khi nhận việc và phải đfịnh kỳ kiểm tra lại sức khoẻ.
- Để phòng điện giật, trước khi làm việc, vỏ đầm rung phải được nối đất qua phích cấm chuyên dùng, còn dây dẫn để cấp điện phải có vỏ bọc bằng caosu.
- Cấm nắm vào dây dẫn điện hay cáp điện để di chuyển đầm bàn , phải dùng dây kéo mềm . cấm ấn tay , chân lên đầm bàn .
- Khi di chuyển đầm bàn đi nơi khác hoặc ngừng việc phải ngắt cầu dao điện .
- Cứ cách 30-35 phút làm việc phải tắt máy cho nguội cấm làm nguội đầm bằng nước .
- Đầm dùi , khi đầm không được để chạm vào cốt thép làm sai lệch vị trí hoặc bung các mối hàn buộc .
- Khi đầm công nhân phải đeo găng tay dày để chống rung .
- Khi kết thúc công việc phải làm sạch đầm và dây điện khỏi bê tông , lau khô cuộn dây dẫn và cất vào nơi bảo quản.
- Lối đi phía dưới khu vực đang đổ đầm bêtông phải rào ngăn và có biển cấm qua lại.
VIII.An toàn lao động khi làm việc trên cao
1. Nguyên nhân tai nạn ngã từ trên cao
a. Các trường hợp ngã cao
- Ở trong tất cả các dạng công tác thi công ở trên cao như xây, lắp đặt, tháo dỡ cốp pha lắp đặt cốt thép đổ đầm bêtông v,v'
- Khi công nhân làm việc ở xung quanh công trình hoặc ở các bộ phận kết cấu nhô rangoài công trình, trên mép sàn, trên dàn giáo không có lan can bảo vệ.
- Khi công nhân lên xuống ở trên cao
- Khi đi lại ở trên cao.
- Khi sàn thao tác, hoặc thang bắc tạm bợ bị đổ gãy.
- Khi làm việc ở vị trí chênh vênh, nguy hiểm không đeo dây đai an toàn.
- Ngã cao không chỉ xảy ra ở công trường lớn, thi công tập trung, công trình cao, mà cả ở các công trường nhỏ, công trình thấp, thi công phân tán.
b. Những nguyên nhân chính gây tai nạn ngã cao
b.1. Công nhân làm việc trên cao không đáp ứng các điều kiện
- Sức khoẻ không tốt, thể lực yếu, người có bệnh về tim, huyết áp v,v …
- Công nhân chưa được đào tạo về chuyên môn hoặc làm việc không đúng với nghề
nghiệp, bậc thợ.
- Công nhân chưa được học tập, huấn luyện đạt yêu cầu về an toàn lao động.
b.2. Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và khắc phục kịp thời
các hiện tượng làm việc trên cao không an toàn
b.3. Thiếu hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn, giày v,v ..
bảo hộ lao động
b.4. Không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như thang, dàn giáo v,v … để tổ chức chỗ làm việc và đi lại an toàn cho công nhân, trong quá trình thi công ở trên cao.
b.5. Sử dụng phương tiện làm việc trên cao nói trên không đảm bảo các yêu cầu về an toàn
gây ra sự cố tai nạn do sai sót liên quan thiết kế, chế tạo lắp đặt và sử dụng.
b.6. Công nhân vi phạm nội quy an toàn lao động, làm bừa, làm ẩu trong thi công.
2. Các biện pháp an toàn lao động khi làm việc trên cao.
a. Yêu cầu đối với người làm việc trên cao
- Người làm việc trên cao phải đáp ứng các yêu cầu sau
§ Từ 18 tuổi trở lên.
§ Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải kiểm tra sức khoẻ một lần. Phụ nữ có thai, người bệnh tim huyết áp không làm việc trên cao.
§ Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đơn vị xác nhận.
§ Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao : dây an toàn, mũ bảo hộ lao động.
§ Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội quy an toàn khi làm việc trên cao.
b. Nội quy kỹ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao
§ Nhất thiết phải đeo dây đai an toàn tại những nơi đã quy định
§ Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện đúng nơi, đúng tuyến quy định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao v,v …
§ Lên xuống vị trí ở trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.
§ Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.
§ Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.
§ Trước và trong thời gian làm việc trên cao không uốg rượi, bia, hút thuốc.
§ Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề cấm vứt ném bất kỳ vật gì trên cao xuống
§ Lúc tối trời, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không làm việc trên cao.
c. Yêu cầu đối với phương tiện làm việc trên cao
- Hầu hết tất cả các công việc xây dựng khi làm việc trên cao đều cần có dàn giáo. Do đó
muốn đi sâu kỹ thuật an toàn của từng loại công việc cần nắm vững kỹ thuật an toàn chung. Đó là kỹ thuật an toàn trong lắp dựng và sử dụng dàn giáo.
- Yêu cầu cơ bản đối với dàn giáo về mặt an toàn là :
§ Từng thanh của dàn giáo phải đủ cường độ và độ cứng, nghĩa là không bị cong võng quá mức không bị gục gãy.
§ Khi chịu lực thiết kế thì toàn bộ dàn giáo không bị mất ổn định, nghĩa là toàn bộ kết cấu không bị nghiêng, không bị sập đổ dưới tác dụng của tải trọng thiết kế.
- để đảm bảo an toàn cho việc dùng dàn giáo cần phải :
§ Chọn loại dàn giáo thích hợp với tính chất công việc.
§ Lắp dựng dàn giáo đúng yêu cầu thiết kế có kiểm tra kỹ thuật trước khi sử dụng.
§ Quá trình sử dụng phải tuân theo kỹ thuật an toàn khi làm việc trên dàn giáo.
- Khi lựa chọn và thiết kế dàn giáo dựa vào :
§ Kết cấu và chiều cao của từng đợt đổ bêtông, đợt xây trát và từng loại công việc.
§ Trị số tải trọng, vật liệu sẵn có để làm dàn giáo
§ Thời gian làm việc của dàn giáo và các điều kiện xây dựng khác.
- Khi lắp dựng và sử dụng dàn giáo, phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn cơ bản sau :
§ Bảo đảm độ bền kết cấu, sự vững chắc và ổn định trong thời gian lắp dựng và sử dụng dàn giáo.
§ Phải có thành chắn để đề phòng người ngã hoặc vật liệu dụng cụ rơi xuống.
§ Bảo đảm vận chuyển vật liệu trong thời gian sử dụng.
§ Bảo đảm các điều kiện về an toàn lao động trên dàn giáo trong thời gian lắp dựng và sử dụng.
§ Chỉ được sử dụng dàn giáo khi đã lắp dựng xong và được sự kiểm tra và đồng ý của cán bộ kỹ thuật.
d. Nguyên nhân sự cố làm đổ gãy dàn giáo và gây chấn thương
d.1. Những nguyên nhân làm đổ gãy dàn giáo.
- Nguyên nhân thuộc về thiết kế tính toán : lập sơ đồ tính không đúng, sai sót xác định
tải trọng v,v …
- Nguyên nhân liên quan đến chất lượng gia công và chế tạo : gia công các bộ phận kết
cấu không đúng kích thước thiết kế v,v …
- Nguyên nhân do không tuân theo các điều kiện kỹ thuật khi lắp dựng dàn giáo như :
§ Thay đổi tuỳ tiện các kích thước thiết kế của sơ đồ khung không gian.
§ Đặt các cột dàn giáo nghiêng lệch so với phương thẳng đứng làm lệch tâm các lực tác dụng thẳng đứng gây ra quá ứng suất.
§ Không đảm bảo độ cứng, độ ổn định, sự vững chắc của hệ dàn giáo với tường hoặc công trình.
§ Dàn giáo tựa lên nền không vững chắc, không chú ý đến điều kiện địa hình và các yêu cầu chất lượng lắp ghép khác.
- Nguyên nhân phát sinh trong quá trình sử dụng dàn giáo
§ Dàn giáo bị quá tải so với tính toán do dự trữ vật liệu trên sàng công tác quá nhiều.
§ Không kiểm tra thường xuyên về tình trạng dàn giáo và sự gia cố của chúng với tường hoặc công trình
§ Hệ gia cố dàn giáo với tường bị nới lỏng hoặc hư hỏng.
§ Các đoạn cột ở chân dàn giáo bị hư hỏng do vận chuyển va chạm gây ra.
§ Các chi tiết mối nối bị phá hoại hoặc tăng tải trọng sử dụng do tải trọng động
d.2. Những nguyên nhân gây ra chấn thương
§ Người ngã từ trên cao xuống, dụng cụ vật liệu rơi từ trên cao vào người.
§ Một phần công trình đang xây dựng bị sập đổ.
§ Chiếu sáng chỗ làm việc không đầy đủ.
§ Tai nạn về điện.
§ Thiếu thành chắn và thang lên xuống giữa các tầng
§ Chất lượng ván sàn kém
e. Yêu cầu đối với vật liệu làm dàn giáo
§ Thông thường dàn giáo có thể làm bằng tre, gỗ, kim loại, hoặc kết hợp gỗ và kim loại. Hiện nay dàn giáo làm bằng gỗ và thép là chủ yếu.
§ Nói chung trên công trường nên dùng các loại dàn giáo đã được chế tạo sẵn hoặc đã được thiết kế theo tiêu chuẩn.
f. Các điều kiện lao động an toàn trên dàn giáo
- Sàn dàn giáo thường làm bằng gỗ, không nên dùng tre. Mặt sàn công tác phải bằng phẳng không có lỗ hỗng, khe hở giữa các tấm ván không được quá 5mm.
- Chiều rộng sàn trong công tác xây dựng không hẹp hơn 2m, trong công tác trát là 1,5m
trong công tác sơn là 1m.
- Sàn công tác không nên làm sát tường
§ Không nên chừa mep sàn và mặt tường để kiểm tra độ thẳng đứng của bức tường khi xây khe hở không rộng hơn 6cm.
§ Khi trát bức tường thì khe hở đó không rộng hơn 10cm
- Trên mặt dàn giáo và sàn công tác phải làm thành chắn cao hơn 1m, phải có tay vịn. Mép sàn phải có tấm gỗ chắn cao 15cm.
- Số tầng dàn giáo làm việc không vượt quá 3 tầng, bố trí sao cho công nhân không cùng làm việc trên một mặt phẳng đứng.
- Để thuận tiện cho việc lên xuống giữa các tầng phải đặt các cầu thang :
§ Khoảng cách từ cầu thang đến chỗ xa nhất không quá 25m theo phương ngang
§ Độ dốc cầu thang không quá
§ Chiều rộng chân thang tối thiểu 1m nếu lên xuống một chiều và 1,5m nếu lên xuống hai chiều.
§ Nếu dàn giáo cao hơn 12m để lên xuống phải có lồng cầu thang riêng.
§ Lên dàn giáo phải dùng thang không được leo trèo.
- Để bảo vệ công nhân khi làm việc khỏi bị sét đánh phải có thiết bị chống sét đạt yêu cầu
kỹ thuật. Dàn giáo kim loại phải được tiếp đất.
- Khi làm việc về ban đêm, chỗ làm việc trên dàn giáo phải được chiếu sáng đầy đủ.
- Dàn giáo lắp dựng cạnh các đường đi có nhiều người và xe cộ qua lại phải có biện pháp để các phương tiện khỏi va chạm làm đỗ gãy dàn giáo.
- Công nhân làm việc trên dàn giáo phải có dây an toàn, đi giày có đế nhám, đầu đội mũ cứng. Không cho phép.
§ Đi các loại dép không có quai hậu, các giày dép trơn nhẵn dễ bị trượt ngã.
§ Tụ tập nhiều người cùng đứng trên một tấm ván sàn
§ Ngồi lên thành chắn hoặc leo ra ngoài thành chắn.
g. An toàn khi tháo dỡ dàn giáo
- Trong thời gian tháo dỡ dàn giáo, tất cả các cửa ra vào ở các tầng trong khu vực tiến hành tháo dỡ đều phải đóng lại.
- Trong khu vực đang tháo dỡ dàn giáo phải có rào dậu di động đặt cách chân giàn giáo ít
nhất bằng 1/3 chiều cao của dàn giáo, phải có biển cấm không cho người lạ vào.
- Các tấm ván sàn, các thanh kết cấu dàn giáo được tháo dỡ ra không được phép lao từ trên
cao xuống đất mà phải dùng cần trục hoặc tời để đưa xuống đất một cách từ từ.
IX. An toàn lao động khi sử dụng, vận hành dụng cụ, máy móc thi công xây dựng
1. Dụng cụ thô sơ cầm tay
a. Những nguyên nhân gây chấn thương
- Có rất nhiều loại dụng cụ thô sơ cầm tay được sử dụng trong sản xuất và đời sống
hàng ngày như : cuốc , xẻng , dao ,kéo , búa ,kìm v,v…
- Khi sử dụng các dụng cụ này có thể bị chấn thương như đứt ,dập , bàn tay ngón tay.do
những nguyên nhân chính sau :
· Sử dụng dụng cụ đã bị hư hỏng .
· Sử dụng không đúng với công dụng của nó .
· Các thao tác khi sử dụng không đúng quy cách .
b. Nội quy an toàn lao động
Để đề phòng chấn thương khi sử dụng các dụng cụ thô sơ cầm tay cần thực hiện
các biện pháp :
b.1. Sử dụng các dụng cụ đảm bảo chất lượng tốt
Trước khi sử dụng phải kiểm tra kỹ chất lượng của dụng cụ :
· Dụng cụ phải được chế tạo từ vật liệu tốt để tránh hư hỏng : cong vênh
gãy , vỡ , sứt mẻ ,… khi va đập.
· Chuôi (cán) gỗ phải làm từ các loại gỗ cứng và dai (sến , lim , dẻ ,…) có độ ẩm không quá 12/100. bề mặt cán phải được gia công nhẵn v,v…
· Phần làm việc của dụng cụ (lưỡi cuốc, xẻng , dao,rìu ,v,v…) phải lắp chắc và chêm chặt vào đầu cán ,không có vết rạn nứt ,sứt mẻ , quằn . lưỡi cuốc ,xẻng ,rìu đục phải sắc để không bị tốn sức khi sử dụng . lưỡi cắt của dụng cụ cắt gọt (dao cưa , kéo v,v…) phải được chế tạo từ loại thép tốt và mài đúng quy cách .
· Mặt va đập của búa , búa tạ phải hơi lồi ra và không bị sứt , vỡ , hoặc vát .
· Dụng cụ đã bị hư hỏng cần sửa chữa hoặc thay thế cái mới .
b.2. Sử dụng dụng cụ theo đúng công dụng của nó
- Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp sử dụng dụng cụ không đúng công dụng sử dụng tuỳ tiện , gượng ép nên đã xãy ra chấn thương . để công việc đạt hiệu quả và an toàn khi sử dụng dụng cụ phải chú ý những điều sau :
· Chọn đúng loại dụng cụ theo công dụng
· Chọn đúng kích cỡ với đối tượng cần thao tác
b.3. Sử dụng dụng cụ phải thao tác đúng quy cách
· Khi sử dụng dụng cụ phải thao tác đúng quy cách mới đỡ tốn sức, đảm bảo an toàn
tăng năng suất và chất lượng công việc .
· Khi dùng kéo, kìm bao giờ cũng đặt tay nắm vào phần cuối cán để lực bóp cắt
được mạnh v,v…
· Khi duøng cưa hay dao để cưa cắt không bao giờ được dùng bàn tay hay ngón tay để
làm cữ
· Khi gia công (cưa, cắt, đục, khoan, bào v,v…) vật phải được đặt lên bàn gia công
chắc chắn . những vật khi gia công có thể bị xê dịch hoặc xoay, trượt thì phải được
giữ chặt bằng giá kẹp, êtô.
· Tóm lại các dụng cụ thô sơ cầm tay khi sử dụng phải đảm bảo chắc chắn an toàn
tiện dụng và dùng đúng công dụng .
2. Dụng cụ chạy điện cầm tay
a. .Nguyên nhân gây tai nạn
- Các dụng cụ chạy điện cầm tay như : khoan, cưa , mỏ hàn điện , v,v … khi sử dụng có thể gây chấn thương hay điện giật do những nguyên nhân chính sau đây :
· Chạm vào các bộ phận mang điện bị hở (cầu dao, ổ găm , v,v…) .
· Dòng điện rò ra vỏ dụng cụ hay vỏ dây dẩn do cách điện không đảm bảo .
· Sử dụng dụng cụ với điện áp lớn hơn quy định an toàn ở những nơi có môi trường nguy hiểm về điện .
· Dụng cụ sử dụng không thực hiện nối đất nối không bảo vệ , hoặc có thực hiện nhưng không đạt yêu cầu an toàn .
· Làm việc với dụng cụ chạy điện cầm tay nhưng sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân không phù hợp .
· Bị chấn thương dưới dạng cơ học (dụng cụ va đập ,v,v…) trong khi thao tác
b. Nội quy an toàn lao động
- Để đề phòng chấn thương , điện giật khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay cần thực hiện những yêu cầu sau đây :
· Chỉ những người đã qua huấn luyện chuyên môn và kỹ thuật an toàn mới được phép sử dụng dụng cụ chạy điện cầm tay .
· Trước khi sử dụng phải kiểm tra kỹ dụng cụ : dây dẩn , phích cắm , v,v…
· Khi đang vận hành nếu bất ngờ bộ phận làm việc của dụng cụ bị kẹt cứng cần ngắt điện ngay .
· Chỉ tháo , lắp , điều chỉnh và sửa chữa dụng cụ sau khi đã ngắt điện và hãm dừng hẳn .
· Cấm đứng trên thang tựa , thang treo để làm việc với dụng cụ chạy điện cầm tay .
· Phải bắc sàn chắc chắn , có thành chắn bảo vệ khi làm việc trên cao .
· Trong lúc tạm nghỉ , cũng như khi di chuyển dụng cụ đến chổ làm việc khác phải ngắt mạch động cơ . khi rời khỏi nơi làm việc phải ngắt điện nguồn .
· Không được nắm vào bộ phận làm việc hay dây dẫn điện của nó để mang xách dụng cụ điện .
· Để tránh hư hỏng , dây dẫn điện phải treo lên hoặc cho vào hộp , máng bảo vệ .
· Nếu trong quá trình làm việc phát hiện thấy dây dẫn bị đứt , hay hở phải lập tức cắt cầu dao .
· Trong lúc mưa hay sương mù cần đình chỉ sử dụng dụng cụ chạy điện ở ngoài trời .
· Không được dùng dụng cụ chạy điện để gia công các chi tiết gỗ tươi , hay ẩm ướt .
· Tuyệt đối không được sử dụng dụng cụ chạy điện cầm tay có chuôi , cán không cách điện .
· Làm việc ở nơi ẩm ướt công nhân phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như găng tay , giày ủng cách điện .
· Để phòng tránh bụi ,mảnh vụn bắn vào mắt , công nhân phải đeo kính bảo hộ
· Sau khi kết thúc công việc trong ca , mọi dụng cụ chạy điện phải được làm vệ sinh sạch sẽ , cuốn dây gọn gang và cất vào nơi khô ráo .
3. Nội quy an toàn vận hành cần trục
· Chỉ những người đã qua đào tạo về chuyên môn và huấn luyện về an toàn lao động mới được vận hành cần trục .
· Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị và cơ cấu quan trọng : thiết bị an toàn , thiết bị phòng ngừa , phanh , cáp ,… nếu phát hiện có trục trặc , hư hỏng phải khắc phục xong mới được vận hành .
· Cần phối hợp chặt chẽ với người làm công việc treo buộc và tiếp nhận tải .
· Không được nâng tải lớn hơn trọng tải ở tầm với tương ứng .
· Không được nâng tải khi tải treo chưa ổn định .
· Không được nâng tải bị vùi dưới đất , bị vật khác đè lên .
· Không được cẩu với , kéo lê tải .
· Không được vừa nâng tải vừa quay hoặc di chuyển cần trục .
· Không được nâng , hạ tải , vượt quá vận tốc quy định .
· Không thả trùng hoặc tháo bỏ dây treo tải khi chưa đặt tải vào vị trí vững chắc .
· Không để cần trục đứng làm việc hoặc di chuyển trên nền đất yếu , đất mới đắp , gần sát mép hố đào hoặc có độ dốc lớn hơn quy định .
· Cấm nâng , hạ hoặc chuyển tải khi có người ở trên tải .
· Cấm dùng cần trục để chở người .
· Không chuyển tải qua người ở phía dưới .
· Không chuyển tải theo phương ngang khi không đảm bảo khoảng cách từ phía tải nâng đến độ cao các vật chướng ngại trên đường chuyển tải tối thiểu là 50cm .
· Không chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi chưa dừng hẳn .
· Không để cần trục làm việc hoặc di chuyển gần đường dây tải điện , vi phạm khoảng cách an toàn .
· Không treo tải lơ lửng trong lúc nghỉ việc .
· Không làm việc lúc có gió mạnh , khi tốc độ gió từ cấp 5 trở lên .
· Không làm việc lúc tối trời , sương mù không đủ ánh sáng .
4. Nội quy an toàn vận hành máy cưa đỉa
· Chỉ người nào đã qua huấn luyện về sử dụng và an toàn lao động mới được phép vận hành máy .
· Chỉ được vận hành máy đã có đầy đủ thiết bị an toàn : dao tách mạch , vỏ bao che , đồ gá kẹp , tay đẩy gỗ ,v,v. nếu thiếu hoặc không đáp ứng các yêu cầu về an toàn thì phải báo ngay cho người có trách nhiệm để xử lý.
· Trước khi cưa xẻ gỗ phải cho máy chạy thử không tải , không có hiện tượng mất an toàn mới được bắt đầu .
· Khi làm việc công nhân phải đeo yếm da , kính chống bụi và các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định (giày , mũ bảo hộ lao động ) .
· Không được xẻ những vật liệu không phải là gỗ cũng như gỗ có đinh hay vật kim loại găm vào .
· Không được xẻ những mẩu gổ ngắn hơn 300mm , mỏng hơn 30mm , nếu không có cữ chuyên dùng . không xẻ gỗ có kích thước khác với các thông số đã quy định của máy .
· Khi thao tác phải đứng lệch về một bên so với mặt phẳng đĩa cưa , không được tỳ bụng hay ngực vào gỗ để đẩy .khi đến gần cuối mạch xẻ phải dùng tay đâỷ để đẩy gổ
· Không được nắm vào đầu thanh gỗ đã xẻ phía sau lưỡi cưa để lôi hoặc chỉnh mạch xẻ
· Nếu thấy tiếng máy kêu khác thường hay máy rung động mạnh phải ngừng xẻ , tắt máy và tìm nguyên nhân khắc phục .
· Chỉ được điều chỉnh , sửa chữa làm vệ sinh máy khi đã ngắt cầu dao điện và đỉa cưa đã dừng hẳn .
· Phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu an toàn điện và phòng cháy chữa cháy .
· Cuối ca phải làm vệ sinh máy và xung quanh . thực hiện chế độ bôi trơn bảo dưỡng theo quy định .
5. Nội quy an toàn vận hành máy dùng khí nén
· Phải đảm bảo độ kín khít và bền chắc ở những chổ nối ống dẫn với nhau giữa ống dẫn với máy nén khí và máy dùng khí nén . phải siết chặt chỗ nối bằng đai kẹp , không được dùng dây để cuốn buộc . phải có đệm kín khít nếu nối kiểu mặt bích bắt bulông .
· Phải kiểm tra và thông ống trước khi nối ống .
· Chỉ được lắp và tháo ống dẫn sau khi đã đóng van ngừng cấp khí nén vào ống dẫn .
· Phải ngừng ngay việc cấp khí (đóng van cấp khí ) khi có sự cố bất ngờ , khi di chuyển máy hoặc khi ngừng việc .
· Cấm để các công cụ cầm tay còn đang được cấp khí nén mà không có người theo dõi
· Cấm kéo căng hoặc gập ống dẫn khí nén khi máy dùng khí nén đang vận hành .
· Không được nối trực tiếp ống dẫn khí nén vào đường ống chính mà phải nối với các van ở hộp phân phốí khí nén hoặc nối vào nhánh ống phụ có van điều chỉnh .
· Không được hướng luồng khí nén về phía mình và người khác khi làm việc hoặc khi thử máy dùng khí nén .
· Không được điều chỉnh , sửa chữa , thay thế các bộ phận khi máy đang hoạt động .
· Không được ngừng cấp khí nén bằng cách bẻ gập ống dẫn khí nén .
· Không được sử dụng máy dùng khí nén khi đứng trên thang tựa , thang dây
6. Nội quy an toàn vận hành máy nén khí
· Chỉ người nào đã qua đào tạo về chuyên môn và huấn luyện về an toàn lao động mới được phép vận hành máy nén khí .
· Chỉ vận hành máy khi có đầy đủ các thiết bị an toàn (áp kế , van an toàn , …) đúng chủng loại và hoạt động chính xác , nếu thiếu hoặc hư hỏng phải báo ngay cho người có trách nhiệm để xử lý .
· Phải nhanh chóng tắt máy khi kim đã chỉ qua vạch đỏ trên mặt áp kế .
· Phải mở van nước để làm mát xilanh trước khi chạy máy .
· Phải kiểm tra và làm vệ sinh thường xuyên bộ phận lọc không khí ở đường ống hút , miệng hút cần đặt cao ít nhất 1,5m so với mặt đất .
· Phải sử dụng dầu bôi trơn đúng chủng loại và đảm bảo chất lượng theo quy định của nhà chế tạo , cấm sử dụng tuỳ tiện các loại khác .
· Phải chiếu sáng tốt chổ đặt thiết bị kiểm tra , đo lường bằng đèn điện có độ rọi tối thiểu là 50 lux .
· Phải kiểm tra , đánh giá chất lượng các bộ phận chịu áp lực của máy nén khí theo quy định định kỳ hay đột xuất khi nghi ngờ thiếu an toàn .
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com