baoduong
I. Mục đích của bảo dưỡng
- Đảm bảo an toàn cho máy bay
- Nâng cao tuổi thọ cho cac thiết bị
- Giảm giá thành cho việc sửa chữa, thay thế.
II. Khái quát về Hàng không Việt Nam và Hệ thống quản lý bảo dưỡng của Việt Nam
1. Hàng không ViệtNam:
2. Hệ thống quản lý bảo dưỡng:
Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay có tên giao dịch là VAECO, được thành lập năm 2006 theo quyết định số 1276/QĐ-TTg ngày 28/09/2006 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở sát nhập hai Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75, A76 và Phòng Kỹ thuật bảo dưỡng thuộc Văn phòng khu vực miền Trung. VAECO là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (TCT), hiện nay có hơn 2000 người, với cơ cấu tổ chức như sau:
2.1. Ban Giám đốc,
2.2. Các cơ quan, đơn vị (sau đây gọi tắt là đơn vị):
Trung tâm Bảo dưỡng Ngoại trường HAN;
Trung tâm Bảo dưỡng Ngoại trường HCM;
Trung tâm Bảo dưỡng Ngoại trường DAD;
Trung tâm Bảo dưỡng Nội trường HAN;
Trung tâm Bảo dưỡng Nội trường HCM;
Trung tâm Bảo dưỡng thiết bị và động cơ HCM;
Trung tâm Bảo dưỡng thiết bị HAN;
Trung tâm đào tạo;
Ban Đảm bảo chất lượng;
Ban Kỹ thuật và CNTT;
Ban Kế hoạch;
Ban Cung ứng vật tư;
Ban Tổ chức và phát triển nhân lực;
Ban Tài chính - Kế toán;
Văn phòng Công ty.
Chi nhánh HCM;
Chi nhánh DAD.
Từ năm 1976 đến năm 1997, A75/A76 đã từng bước quản lý và thực hiện bảo dưỡng tất cả các dạng cho các loại máy bay: AN-24, IL-14, IL-18, Li2, IAK-40, TU-134 thuộc sở hữu của TCT.
Từ năm 1991, A75/A76 đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ kỹ thuật đối với các loại máy bay mà TCT thuê, như B737, B767 và A320. Tháng sáu năm 1998, A75/A76 đồng thời được Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng máy bay theo Quy chế hàng không 145 (QCHK-145) và Cục Hàng không SEYCHELLES phê chuẩn theo Seychelles ANO. Từ đó, A75/A76 được giao điều hành bảo dưỡng và thực hiện tất cả các dạng bảo dưỡng cho các máy bay A320/A321/A330, F70, ATR72 và B777.
I. Các khái niệm cơ bản trong bảo dưỡng máy bay:
II. Các qui định chung liên quan đến bảo dưỡng:
1. Việc thực hiện bảo dưỡng máy bay, thiết bị của Khách hàng phải tuân thủ các giới hạn phê chuẩn của Công ty và các tiêu chuẩn của Nhà chức trách Hàng không nơi máy bay của Khách hàng đăng ký.
2. Công ty ký hợp đồng bảo dưỡng trong đó quy định phạm vi công việc và trách nhiệm cụ thể với các Khách hàng khác nhau. Hợp đồng này được Nhà chức trách Hàng không có liên quan phê chuẩn hoặc chấp nhận.
3. Công ty thực hiện bảo dưỡng máy bay, thiết bị của Khách hàng dựa trên phạm vi hợp đồng bảo dưỡng đã ký kết và các quy trình hướng dẫn của Khách hàng. Nếu phát hiện các công việc không thuộc nội dung hợp đồng nhưng có liên quan đến tính đủ điều kiện bay, Công ty sẽ thông báo cụ thể cho Khách hàng để có phương án giải quyết.
4. Việc bảo dưỡng máy bay của Khách hàng có thể được thực hiện tại các Trung tâm bảo dưỡng của Công ty hoặc tại các trạm bảo dưỡng ngoại trường nơi Khách hàng có hoạt động khai thác.
5. Công việc bảo dưỡng phải được thực hiện theo đúng DLBD của Nhà chế tạo do Khách hàng cung cấp. Mọi sai lệch so với DLBD phải được thông báo đến Khách hàng để phối hợp giải quyết kịp thời.
6. VTPT sử dụng trong quá trình bảo dưỡng do Khách hàng cung cấp phải được các Kiểm tra viên được ủy quyền của Công ty thực hiện kiểm tra chấp nhận theo đúng tiêu chuẩn trước khi được lắp lên máy bay và thiết bị. Trong trường hợp Khách hàng cung cấp các VTPT không phải là VTPT gốc (PMA, EPA hoặc các chi tiết tự chế tạo), Khách hàng phải có quy trình được phê chuẩn cho phép sử dụng loại VTPT này.
7. Việc trì hoãn không thực hiện một nội dung công việc hoặc trì hoãn việc sửa chữa hỏng hóc phải được thực hiện theo đúng các dữ liệu được phê chuẩn và phải được Khách hàng chấp thuận.
8. Các nhân viên thực hiện công việc bảo dưỡng và ký xác nhận của Công ty được huấn luyện đầy đủ các nội dung theo yêu cầu và được Công ty cấp ủy quyền phù hợp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com