Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

bdmbvn

Câu 1 : Các chức năng bảo dưỡng nhìn dưới góc độ ngành công nghiệp;

Xét sơ đồ tổng quan của công việc bảo dưỡng trong ngành công nghiệp hàng không. Hoạt động bảo dưỡng liên quan đến 3 cấu phần chính và có thể coi tương ứng với 3 chức năng cung cấp dịch vụ cơ bản của ngành công nghiệp, đó là:

- Đầu vào, cho biết nguồn gốc của những yêu cầu bảo dưỡng.

- Phần xử lý, cho biết quá trình tiến hành xử lý các yêu cầu.

- Đầu ra, là các hoạt động bảo dưỡng cụ thể.

Đầu vào (input): trên thực tế có hai đầu vào chính của quá trình, từ phía Nhà sản xuất máy bay và từ các yêu cầu của Nhà chức trách khả phi.

- Nhà sản xuất máy bay (aircraft manufacturer) với tư cách là người cung cấp sản phẩm, sẽ đảm bảo yêu cầu về tính an toàn(safety), tính kinh tế (economy), công việc bảo hành (warranty) và hình ảnh (image) của sản phẩm, vì vậy họ sẽ cung cấp cho người mua một bộ những yêu cầu và khuyến cáo bảo dưỡng cần thực hiện đối với máy bay trong quá trình hoạt động, bộ yêu cầu này được gọi là Tài liệu lập kế hoạch bảo dưỡng (Maintenance Planning Document, MPD), dựa trên đó nhà khai thác sẽ soạn ra cho riêng mình một tài liệu bảo dưỡng phù hợp với tình hình khai thác và môi trường hoạt động, gọi là Chương trình bảo dưỡng (Aircraft Maintenance Schedule, AMS).

- Nhà chức trách khả phi (airworthiness authority) với tư cách là đại diện pháp lý của nhà nước, quản lý các hoạt động hàng không tại quốc gia hay vùng lãnh thổ, sẽ lấy tiêu chí hoạt động hàng không là đảm bảo tính an toàn hàng không và trong chừng mực nào đó là chất lượng của các hoạt động liên quan. Vì vậy họ sẽ độc lập hoặc liên kết với các nhà chức trách hàng không khác để đề ra những điều luật hay quy định nhằm bắt buộc các hãng hàng không khác tuân thủ, đồng thời họ cũng có chức năng kiểm tra hay phê chuẩn các hoạt động hàng không nhằm đảm bảo tính an toàn được đáp ứng.

Phần xử lý (processing / processor): công việc của bộ phận này có tầm quan trọng rất lớn tới hoạt động bảo dưỡng nói chung, góp phần quyết định tới năng suất và chất lượng của đầu ra (output) - tức là các quá trình bảo dưỡng. Phần xử lý bao gồm những bộ phận chính như Kỹ Thuật, Kế Hoạch và Kiểm soát sản xuất..., có chức năng phân loại, xử lý những khối dữ liệu đa dạng đến từ đầu vào, cũng như các dữ liệu phản hồi lại từ đầu ra, nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể cho các hoạt động bảo dưỡng. tóm lại,xét về cấu trúc thì phần xử lý có vai trò như 'bộ óc' của bảo dưỡng, nơi chứa đựng kinh nghiệm và 'chất xám' nhiều nhất, giúp hoạt động bảo dưỡng được an toàn và hiệu quả.

Đầu ra (Output): đầu ra ở đây chính là một hoạt động bảo dưỡng cụ thể do một nhóm nhân lực có đủ trình độ, chuyên môn chứng chỉ thực hiện. Cùng với 'phần xử lý' thì 'đầu ra' - với tư cách là bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất dịch vụ bảo dưỡng - sẽ có vai trò quyết định tới chất lượng, tính an toàn và hiệu quả của công tác bảo dưỡng. Ngày nay với áp dụng các logic bảo dưỡng hiện đại, máy móc và các công cụ thông tin đã hộ trỡ nhiều hơn cho người thợ hoàn thành công việc bảo dưỡng của mình. Tuy nhiên với bản chất công việc mang tính thường xuyên và lặp lại, nên sự an toàn và hiệu quả kinh tế cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của từng nhiệm vụ bảo dưỡng được hoàn thành, cũng như vào trình độ và ý thức của mỗi nhân viên bảo dưỡng.

Đầu ra và phân xử lý đề chịu sự giám sát chặt chẽ của một tổ chức độc lập, đó là các phòng ban Đảm bảo chất lượng / Kiểm soát chất lượng, nhằm giúp cho các quá trình bảo dưỡng được đảm bảo an toàn và hiểu quả.

Câu 2 :

Hệ thống bảo dưỡng là gì, theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp? phương thức tổ chức thực hiện những dạng bảo dưỡng định kỳ ra sao (xét ví dụ cụ thể "Hệ thống bảo dưỡng của máy bay A320" )

Hệ thống bảo dưỡng (Maintenance System) có thể được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp với các nội dung đề cập khác nhau.

Theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ hệ thống các chức năng hoạt động và điều hành liên quan đến công tác bảo dưỡng, bao gồm tổ chức bảo dưỡng, con người, chương trình bảo dưỡng, các tài liệu và văn bản pháp lý đi kèm, ..., đáp ứng một tiêu chuẩn xác định.

Theo nghĩa hẹp là thuần túy liên quan đến cách thức phân loại và hệ thống các phương pháp tổ chức bảo dưỡng được áp dụng với một chiếc máy bay cụ thể. Theo nghĩa này, trước hết cần hiểu 'hệ thống bảo dưỡng' là cơ sở hình thành nên 'bộ khung' của chương trình bảo dưỡng, và tài liệu chương trình bảo dưỡng sẽ chỉ được coi là hoàn chỉnh khi nó phản ánh một cách rõ ràng 'Hệ thông bảo dưỡng' mà máy bay áp dụng.

Trên thực tế có nhiều phương thức tổ chức thực hiện bảo dưỡng khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ sự phân loại dạng bảo dưỡng định trước. Nhà khai thác có quyền rất lớn và có nhiều sự lựa chọn trong việc xây dựng chương trình bảo dưỡng (hay 'Hệ thống bảo dưỡng') của riêng mình, làm sao để nó thuẩn tiện và hiệu quả nhất trong môi trường hoạt động của hãng hàng không và tuần thủ tần suất bảo dưỡng mà nhà sản xuất qui định

Ví dụ: trong quá trình xác lập 'hệ thống bảo dưỡng' nhằm xây dựng chương trình bảo dưỡng của loại máy bay A320 chúng ta xác định được những dạng bảo dưỡng chính sau đây:

- Dạng 'A' ('A' check) ứng với 500h bay; 70 task; MB dừng bay 4h.

Các nội dung dẫn xuất của dạng 'A' là:

+ Dạng '2A' ứng với 1000h bay; gồm 22 task; thời gian làm là 2,5h

+ Dạng '4A' ứng với 1500h bay; gồm 18 task; thời gian làm là 3h

- Dạng 'C' ('C' check) ứng với 15 tháng hoạt động; 300 task; MB dừng bay 5 ngày.

- Một số dạng khác liên quan đến kết cấu, chống ăn mòn,...

Theo kế hoạch bay, MB dự định khai thác bay 160h/1 tháng, như vậy mỗi dạng bảo dưỡng 'A' sẽ cách nhay khoảng thời gian là 500h/160h  3 tháng; con số tương tự với các dạng dẫn xất '2A' và '4A' là 6 tháng và 12 tháng. Với 'C' là 15 tháng.

Xét sơ đồ phân tình ở trang 14. Một cách logic có thể thấy rằng tồn tại 2 vòng lặp BD độc lập là 'A' và 'C'. từ sơ đồ cho thấy có rất nhiều phương án BD như sau (câu 3).

Câu 3 :Thế nào là bảo dưỡng theo cụm, bảo dưỡng dàn đều từng phần và bảo dưỡng dàn đều toàn phần? cho ví dụ.

Xét ví dụ xây dựng chương trình bảo dưỡng cho MB A320 có nhưng phương án bảo dưỡng sau:

- Bảo dưỡng theo cụm (blocked maintenance) là một các bảo dưỡng truyền thống.

A01 = 'A' 70 task dừng bày 4h

A02 = 'A' + '2A' 70 + 22 task dừng bày 6h

A03 = 'A' 70 task dừng bày 4h

A04 = 'A'+ '2A' + '4A' 70 + 22 + 18 task dừng bày 8h

C01 = 'A' + 'C' = A01 + 'C' 300 + 70 task dừng bày 5 ngày

... tiếp tục vòng lặp bảo dưỡng "A" và "C" mới

- Bảo dưỡng dàn đều từng phần (split hay partially equalized maintenance) cơ sở của nó là việc chia đều tương đối cá nội dung bảo dưỡng lớn vào những nội dung bảo dưỡng nhỏ hơn nhằm "dàn đều" khối lượng công việc trong mỗi lần BD.

A01 = 'A'+ ½ '2A' + ¼ '4A' 70 + 10 + 5 task dừng bày 5h

A02 = 'A'+ ½ '2A' + ¼ '4A' 70 + 12 + 4 task dừng bày 5,5h

A03 = 'A'+ ½ '2A' + ¼ '4A' 70 + 10 + 6 task dừng bày 5.5h

A04 = 'A'+ ½ '2A' + ¼ '4A' 70 + 12 + 3 task dừng bày 5h

C01 = A01 + 'C' 85 + 300 task dừng bày 5 ngày

... tiếp tục vòng lặp bảo dưỡng "A" và "C" mới

- Bảo dưỡng dàn đều toàn phần.là một biến thể hoản toàn của bảo dưỡng dàn đều từng phần (phased hay totally equalized maintenance) hay còn gọi là hệ thống bảo dưỡng liên tục. ở đây gần như "xóa sổ" khái niệm về một dạng bảo dưỡng lớn như 'C check', bởi vì các công nhân viên bảo dưỡng hàng ngày liên tục có công việc để thực hiện và nội dung các công việc đó chính là của dạng bảo dưỡng 'C' được phân dàn đều ra các ngày (hoặc tuần) trong tháng.

X01 = 1/12'A'+ 1/24'2A' + 1/48 '4A' + 1/60'C'

X02 = 1/12'A'+ 1/24'2A' + 1/48 '4A' + 1/60'C'

X03 = 1/12'A'+ 1/24'2A' + 1/48 '4A' + 1/60'C'

X04 = 1/12'A'+ 1/24'2A' + 1/48 '4A' + 1/60'C'

X05 = 1/12'A'+ 1/24'2A' + 1/48 '4A' + 1/60'C' dừng bày 3h

dừng bày 3h

dừng bày 2.5h

dừng bày 3h

dừng bày 2,5 ngày

X06 = ... và tiếp tục

Câu7 : các yếu tố bảo dưỡng và thực hiện bảo dưỡng? các tham số bảo dưỡng?

Bài làm :

a) trong môi trường của ngành công nghiệp hàng không phát triển không ngừng với sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới và xu hướng kinh doanh mới, VD khái niệm "Outsoursing" ( "tận dụng nguồn bên ngoài" hay " đi thuê nguồn bên ngoài") ... thì việc nhận thức được rõ vị trí và năng lực của cơ sở bảo dưỡng của mình là điều vô cùng quan trọng nhằm hướng tới sự phát triển ổn định và vững chắc. Vậy thì làm sao để làm được điều đó? ngoài một số tiêu chuẩn pháp lý chung như mang tính quốc tế để đánh giá một cơ sởbảo dưỡng ( như JAR, FAR, ... ) thì phía sâu bên trong đó là gì? làm thế nào để đánh giá năng lực và trình độ của bản thân một cách khách quan và chsinh xác? Câu trả lời : hãy xây dựng một thước đo phù hợp! Chi phí bảo dưỡng là thước đo chính mà chúng ta cần quan tâm

Trên thực tế, chi phí bảo dưỡng bị ảnh hưởng đến rát nhiều yếu tố và hầu hết trong số chúng đều có tác động qua lại với nhau.

Hiếm khi có thể đánh giá được một một tham số bảo dưỡng mà ko phải xem xét cẩn trọng đến những yếu tố khác. Điều này tạo ra sự xuất hiện của " các tiêu chuẩn" thực hiện bảo dưỡng, như tiêu chuẩn về nhân lực bảo dưỡng ( man hour), về sj phân bố chi phí của nhân lực và vật tư, về các mẫu hay mô hình kiểm tra bảo dưỡng định kỳ ( check pattern/ template ), về các chu kỳ bảo dưỡng ( check interval ) về số giờ công bảo dưỡng trên một giờ bay , ... Tất cả những tiêu chuẩn thực hiện bảo dưỡng này đều có liên hệ tương tác tương đối với nhau. Nếu nội dung công việc cho một lần bảo dưỡng định kỳ ( thể hiện qua nhân lực cần thiết để thự thi) bị thay đổi thì tất cả, từ sự phân bố nhân lực ( thường được thể hiện qua sơ đồ quạt -pie chart ), đến tổng số nhân lực trực tiếp theo giờ bay, tỉ lệ chi phí nhân công lao động trên chi phí vật tư bảo dưỡng, thời gian dừng bay của máy bay trên mặt đất hoặc các ca kíp làm việc và số lượng công nhân bảo dưỡng, tỉ lệ sử dụng cơ sở vật chất bảo dưỡng... tất cả sẽ thay đổi theo.

b) Chính vì vậy, khi các hà quản lý bảo dưỡng của hãng hàng không so sánh chi phí hay chất lượng thực hiên jbảo dưỡng của họ với các tiêu chuẩn, hoặc chi phí bảo dưỡng của các hãng hàng không khác, thì họ cần phải gộp vào đó hầu hết các tham số bảo dưỡng sau đây cộng với sự so sánh phân tích riêng của mình:

-Chương trình bảo dưỡng của nhà khai thách (aircraft maintenance schedule, AMS): các nội dung bảo dưỡng theo lich trình - bao gồm các kế hoạch và khuôn mẫu tiến hành kiểm tra bảo dưỡng; các khuôn mẫu này được đánh giá dựa theo tính tối ưu các phương án thực hiện

-Gói công việc bảo dưỡng ( Work package, WP): nội dung trọn gói bao gồm nhiều nhiệm vụ, tương ứng với một lần bảo dưỡng theo lịch trình và được trình bày trên các thẻ hay phiếu công việc bảo dưỡng ( Job card, JC)

-Thời gian dừng bay để bảo dưỡng ( ground time ) : thời gian khi máy bay rảnh rỗi không khai thác, nằm trên mặt đất và được đưa vào làm bảo dưỡng.

-Chu kỳbảo dưỡng ( check interval): khoảng thời gian- có thể là giờ bay, chu kỳ cất hạ cánh hay thời gian theo lịch- gần nhất giữa hai lần bảo dưỡngl iên tiếp cùng loại ( vd : chu kỳ bảo dượng dạng 'C' của máy bau A320 là 18 tháng hoặc 5000 h bay bất kể cái nào tới trước )

-Chính sách và triết lý bảo dữơng của công ty ( airline policies and philosophy ): quan điểm của hãng hàng không về những vấn đề như trì hoãn bảo dưỡng ( maintenance deferral) danh mục thiết bị tối thiểu ( minimum Equipment List, MEL) hình thức máy bay (aircraft appearance, gồm nội và ngoại thất ) hoạt động của động cơ ...

-Các quá trình bảo dưỡng sơ cấp ( primary maintenance processes ): quan điểm của nhà chức trách hàng không ( như FAA, JAA,.. ) đối với các quá trình này

- Bảo dưỡng theo hợp đồng và bảo dưỡng hùn chúng ( contract & pool maintenance) : khả năng thuê công ty bên ngoài thực hiện một phần hoặc toàn phần một gói bảo dưỡng ; hoặc khả năng cộng tác trong lính vực bảo dưỡng dựa theo thế mạnh của từng hãng.

- Trình độ kỹ năng & năng suất của nhân viên bảo dưỡgn ( Skill & productivity level ) : khả năng thực hiện công việc đúng chuyên mông chứng chỉ với chất lượng tố trong thời gain ngắn.

-Thời gian giữa 2 lần đại tu của động cơ và thiết bị ( time between overhaul, TBO) Khoảng thời gian giữa 2 lần đại tu gần nhất

- Bảo dưỡng lập mẫu về kết cấu trong một đội bay ( structural sampling): được hiểu là tỷ lệ số lần đã tiến hành kiểm tra lấy mẫu các thành phần kết cấu máy bay của một đội bay trên tổng số 100% số lần kiểm tra, mục đích bảo dưỡng sampling là xây dựng phác đồ nhằm điều chỉnh tần suất bảo dưỡng kết cấu của đội bay trong hoàn cảnh khai thác cụ thể của nhà khai thác.

-Các điều kiện khí hậu (climatich condition) được hiểu là tác động của điều kiện thời tiết khí hậu lên máy bay móc thiết bị và điều kiện làm việc của nhân viên

- Hiệu quả của các thông báo kỹ thuật ( service buletine, SB) và sửa đổi kỹ thuật (MODification, MOD) lợi ích xét về mặt chi phí và hiệu quả áp dụng của việc thực hiện tác thông báo và sửa đổi này đến hoạt động khai thác bay.

- Kiểu loại và tuổi tác của máy bay và động cơ (airplnae & engine model and age) VD boing 777-2000 hay Airbus A320 động cơ Roll Royce, P&W hay GE; khái niệm về tuổi đã trình bày ở trên

-Hoạt động kiểm tra và/ hoặc xác minh về tính năng hoạt động ( performance inspection) xét về mặt chất lượng của những hoạt động này.

- Mức độ phức hợp và kích cỡ của đội bay ( fleet mix & size ) VD đội bay gồm 6 loại máy bay A320,A321,B767, B777 ... Với tổng số máy bay khai thác là 32 chiếc...

- Cấu trúc đường bay ( route structure) và lich trình các chuyến bay ( flight schedule) sơ đồ các tuyến đường bay khai thác cùng với các lịch khai thác thể hiện qua tần suất các chuyến bay tại một ga hàng không.

-Số dặm bay tương ứng với số nhân viên bảo dưỡng của một máy bay ( route miles/ No. of main. Men per air plane)

-Tác động của chiều dài đường bay ( flight length) hoặc chu kỳ cất hạ cánh trong một giờ bay ( landing cycle/ flight hour) đến các chi phí bảo dưỡng

- Hệ số sử dụng máy bay ( aircraft utilisation): hay còn gọi là : giờ khai thác , là số giờ bay trung bìn hhàng năm. Cũng nên lưu ý rằng hệ số sử dụng thấp thôgn thướng tương đương với chi phí bảo dưỡng trực tiếp ( direct maintenance Cost, DMC) theo giờ bay là cao.

-Các phương pháp kế toán chi phí ( accounting cost method): phương pháp kế toán và các chi biến thái ( variation) của nó tại thời điểm tính toán cộng với khoản tiền chênh lệch do mất giá ( lạm phát )

-Dữ liệu về kinh nghiệm bảo dưỡng trong lịch sử ( maintenance hystorical data) VD cơ sở bảo dưỡng đã từng thực hiện D check cho máy bay A320, C check cho máy bay 767 với chi phí là : ///

- Chương trình về các dữ liệu về hỏng hóc ( failure data program) về giám sát trạng thái ( condition-monitoring program ) và/ hoặc độ tin cậy ( reliabilty program) xem chương 2

-Hoạt động lập báo cáo về hỏng hóc hoặc làm việc sai chức năng và các vấn đề trao đổi thông tin bảo dưỡng.

-Tính sẵn có của thiết bị vật tư phụ tùng ( Spare component availability ) tính luôn sẵn có để sử dụng ( đặc biệt là tại các trạm ngoại trường) của các loại vật tư phụ tùng.

Câu 8

Các biện pháp bảo dưỡng?

Bài làm :

Có rất nhiều biện pháp hay nói cách khác 'yêu cầu' ( nhiệm vụ) khác nhau về bảo dưỡng đã được áp dụng nhằm duy trì một đội máy bay luôn ở trạng thái hoạt động an toàn và kinh tế. Sau đây sẽ liệt kê các biện pháp chính và một số biện pháp dẫn xuất của chúng, đi kèm với các mã ký hiệu ( task code, thương nhềiu nhất là 3 ký tự ) để tiện cho việc ứng dụng máy tính hoá và trình bày trên các phiếu nhiệm vụ bảo dưỡng:

- Kiểm tra bằng mắt ( visual check, VC)

- Kiểm tra chức năng hệ thống ( Functional check, FC)

Điều chỉnh và căn chỉnh ( RIGging & ADJustment, RIG hoăc ADJ): dựa trên kết quả những lần kiểm tra chức năng ( FC) đã được làm trước đó để đưa ra những biện pháp điều chỉnh và căn chỉnh cụ thể.

-Phục vụ hoạt động ( servicing, SRV)

-Kiểm tra hoạt động (OPerational Check, OPC)

Đọc và ghi dữ liệu hoạt động ( reading & recording, RCD) VD: Kiểm tra sự hoạt động khi nổ máy thử động cơ và ghi lại những thông số quan trọng

- Kiểm tra (INSpection, INS)

Tìm kiếm, định vị& đưa ra biện pháp giải quyết hỏng hóc ( TRouble Shooting, TRS)

-Phục hồi (restoration. RS)

Tiến hành các sửa đổi ( MODification, MOD)

-Tháo bỏ (DiScard, DS)

Tháo và tháy thế ( remove and replace, R&R) VD tháo và thay thế theo trật tự hệ thống - các bộ phận theo các giới hạn hoạt động của chúng

Những biện pháp nêu trên cần được tiến hành theo phương thức liên tục, có chú ý tới tầm qua ntrọng liên quan của các Zone ( vùng ) và bộ phận thiết bị ( component) cụ thể trên máy bay. Bằng cách này, sẽ cho phép có thể tìm thấy một hỏng hóc nào đó trước một hỏng hóc nào đó trước một khoảng thời gian đủ dài nhằm :

-Ngăn ngừa sự phá hỏng hoặc tai nạn trước khi chúng có thể xảy đến, đồng thời đáp ứng được tất cả những tiêu chuẩn về độ an toàn.

-Giữ cho các chi phí phải gánh chịu là ở mức thấp nhất có thể được

Từ những yêu cầu kể trên có thể thấy rằng chỉ những kiểm tra bảo dưỡng chi tiết thương xuyên và được lập kế hoạch đầy đủ mới đảm bảo phát hiện ra được các hỏng hóc. Nếu công việc này không được làm tốt và hỏng hóc xảy ra thì dù trong điều kiện thuận lợi nấht cũng sẽ dẫn đế các sửa chữa không theo lịch trình( uncheck works) mà kết quả là gây ra tổn thất to lớn về thời gian khai thác sự mất lòng tin của khách hàng, hay trực tiếp hơn là sự tăng chi phí bảo dưỡng

Ta có thể tháy rằng phải cso một hệ thống lập kế hoạch được xây dựng thật tốt mới có thể giúp hoạt động bảo dưỡng được tiến hành hiệu quả; hay nói cách khách là công tác lâp kế hoạch bảo dưỡng có vai trò quan trọng hàng đâu

Câu 9: Các vấn đề vê tổ chức các biện pháp bảo dưỡng.

Sau khi có các biện pháp bảo dưỡng thì việc thực hiện bảo dưỡng là khác nhau đối với nhà sản xuất máy bay và nhà khai thác.

- Nhà sản xuất máy bay: Các biện pháp bảo dưỡng được tổ chức lại thành 2 tập tài liệu: Tài liệu bảo dưỡng máy bay (Aircraft Maintenance Manual, AMM) và Tài liệu lập kế hoạch bảo dưỡng (Maintenance plan document) và được đem bán theo máy bay.

- Nhà khai thác: Bộ phận kế hoạch sẽ thiết lập chương trình bảo dưỡng (AMS) bao gồm nhiều nhiệm vụ bảo dưỡng. Để làm được điều này thì phải thông qua các bước

* Xác định tất cả các yêu cầu bảo dưỡng: Từ AMS, thông báo kĩ thuật, danh mục hỏng hóc.

* Xác định các mức độ và tần suất kiểm tra bảo dưỡng tương ứng với những yêu cầu đó: A check sau 400h bay,...

* Mô tả chu kỳ của các hoạt động bảo dưỡng riêng rẽ bằng cách xác định những giới hạn hoạt động: Kế hoạch bảo dưỡng ngắn, trung, dài hạn...

* Tổng kết và sắp xếp lại tất cả các yêu cầu này vào một nội dung kiểm tra có cùng chu kỳ thực hiện

* Nghiên cứu tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch bảo dưỡng theo một phương án tổi ưu: Do bộ phận Kỹ thuật, Kế hoạch sản xuất và Bảo dưỡng cùng nghiên cứu

Câu 10: Các vấn đề về kiểm tra bảo dưỡng thường lệ

Nhà sản xuất luôn cố gắng "chương trình hóa" hay nói cách khác "kế hoạch và lịch trình hóa" bất kì công việc bảo dưỡng nào. Nhưng có những công việc xảy ra bất ngờ mà chương trình bảo dưỡng không đoán trước được, do đó có 2 loại công việc bảo dưỡng:

- Bảo dưỡng theo lịch trình (scheduled maintenance).

- Bảo dưỡng thường lệ (unscheduled maintenance hay rộng hơn là routine maintenance).

Danh mục những hoạt động kiểm tra bảo dưỡng thường lệ

- Kiểm tra bằng mắt

- Kiểm tra chức năng hệ thống

- Căn chỉnh và hiệu chỉnh

- Định vị hỏng hóc nhờ sử dụng các sơ đồ dò và xử lý lỗi.

- Thay thế một cách có hệ thống các bộ phận thiết bị

- Tiến hành đọc các dữ liệu hoạt động

- Nạp lại nhiên liệu, dầu nhờn, dầu thủy lực,...

- Tiến hành bôi trơn.

- Tiến hành lau chùi vệ sinh

- Sửa chữa kết cấu

- Tiến hành những bảo dưỡng đặc biệt nếu được yêu cầu.

- Thực hiện sửa đổi kĩ thuật.

Câu 11: Nội dung kiểm tra bảo dưỡng lập mẫu.

Kiểm tra lập mẫu (hay kiểm tra lấy mẫu - sampling) là một dạng kiểm tra đặc biệt xuất hiện trong quá trình bảo dưỡng, nhằm điều chỉnh tần suất bảo dưỡng kết cấu của đội bay trong hoàn cảnh khai thác cụ thể của nhà khai thác.

Nội dung của kiểm tra được tiến hành với một phần đội bay nhà khai thác (chính bằng số tỉ lệ sampling) và phải được thực hiện tại dạng bảo dưỡng 'D', chủ yếu với các thành phần kết cấu (structural sampling). Sau đó nội dung này được tiến hành tương tự với các phần khác của đội bay cho đến khi toàn bộ đội bay được kiểm tra.

Trong mỗi lần kiểm tra phải thực hiện trọn vẹn một máy bay.

Nếu trong một lần sampling không đủ 1 máy bay thì chia công việc thành những mục kết cấu dạng đúp và không có tính đúp.

Tổng quát hơn bảo dưỡng lập mẫu sẽ trở thành Chương trình lập mẫu (sampling programs).

Câu 12 :

Hệ thống bảo dưỡng máy bay của VNA, tổ chức năng lực và chức năng thực hiện.

- Đội bay hiện tại(3/2005) gồm 36 chiếc(6loại),72đcơ(6 loại và dẫn xuất chưa tính dự fòng). Do 2 trung tâm bảo dưỡng máy bay A76 và A75 đứng ra phụ trách.

o A76 : 10 A320,5A321,2Fok, 20 CFM56-5B, 10 V2500, 4 RR tay620

o A75 : 9 ATR72, 4B767,6B777, 18 PW124/127, CF6-80C2/PW4060-62,12GE90-94B/PW4084D

- Hiện tại, 2 trung tâm mới bảo dưỡng cho đội bay ở 2 cấp độ: bd ngoại trg và bd nhẹ trg xưởng. Với cấp độ bd nặng trg xưởng thi thực hiện dc ở dạng "4C/5năm" trên máy bay A320 với sự trợ giúp của chuyên gia nc ngòai. ẢT-72 hiện 1 phần phải bd nặng trg xưởng theo hợp đồng với đối tác bên ngòai, 2004 bd nặng 8C/12Y tại A75.

Mức Loại A320 A321 Fokker70 ATR72 B767 B777 Ghi chú

Bd ngtrg PF/TR Thực hiện trước mỗi chuyến bay(pre flight/ transit check)

Service/Layover Check DY,TER,WY DY,WY, 125FH DY,TER, WY DY TER, 100FH, 250FH Daily, Weekly,

...

BD nhẹ 'A' 500FH 500FH 250Fh 500FH 500FH 500FH

Dẫn xuất của A 2A,4A 2A,4A Ko có 2A,3A,

4A 2A,3A,

4A,6A, S1A,S5A 2A,3A,

4A,S1A,

S5A

'C' 15Mo 15Mo 3000FH 4000FH 6000FH 6000FH

Dân xuất của C 2C,3C,4C 2C,3C,

4C, 8C Bội của 3000 2C,4C, 6C 2C,3C,

4C, 8C, S1C,S2C, S3C,S4C, S8C 2C,4C, S2C,S4C, S6C,S8C, S12C, S16C

BD nặng 'D' Hiện tại chưa đn cụ thể. Với VNA, đây là bội của C check với 1 loại kết cấu lớn, thg là sau 5-6 năm hđộng,... Ko có dẫn xuất

Câu 13 Phòng Kỹ thuật máy bay

1. Chức năng: Xử lý các vấn đề lquan đến

a. Các luật lệ quy tắc khả phi

b. Các vấn đề kỹ thuật mbay

2. Nhiệm vụ và các vấn đề lquan

a. Xác định và chỉ rõ nhg ycầu lquan đvói mb và các tbị mb cần đc tìm mua đầu tư trg tlai + xxét các knghiệm trg hđ và bd cua mb hiện thời.

b. Xđ và tiến hành các hđ kthuật để cải thiện tính ktế trg kthác và sd mb

c. Trợ giúp fòng sx bd trg tất cả các vđề ko thể xử lý dc bởi nhg con ng ở bộ fận đó( do thiếu chuyên môn chứng chỉ hoặc lý do khác)

d. Tiến hành cân mb

Để thực hiện dc các nvụ trên cần fải

a. Theo sát sự ptriển trg các lvực KH&CN HK, và cập nhật liên tục kthức về mảng cv fụ trách

b. Năm vững dc về nhgx ấn fẩm Kỹt HK nào sẽ cần dc sd trg cv, và sd ntn

Câu 14: Phòng kế hoạch và lập lịch trình bảo dưỡng :

1. Chức năng : Lập kế hoạch

Lập kế hoạch cung cấp PhươngTiệnSX để giới thiệu cho khách hàng 1 cách:

i. Đúng hạn

ii. số lg hiệu quả

với mb tầm ngắn, trung : tòan bộ bd thành buổi đêm, ít ban ngày. Với mb tầm xa, klg bd thực hiện vào mùa bay thấp điểm.

iii. chất lượng tốt: kthác đúng giờ đúng tiêu chuẩn cao nhất

2. Nvụ và các vđề lquan

a. Ctác lập kh đbảo tối ưu hóa Tam giác kỳ ảo: tính an tòan, ktế, đều đặn. tkế sơ đồ luồng cv phải thực hiện từ 3 nguồn : ghạn hđ, sửa đổi kt, lời phàn nàn, ý kiến.

b. Mô hình lập ksoát và lập kh: KH chiến lược- >5 năm, dài hạn- 5 năm, tầm trung- 1 năm, chi tiết- <1 năm, tại chỗ- hàng ngày, qtrình xét duyệt lại-ltục.

c. Nhg vdề kk : nhiều nvụ bd và chúng đa dạng; nơi tiến hành bị hạn chế về kgian,tgian; việc đáp ứng cả ycầu ktế/tiếtkiệm với kt,antòan là cv khó

Câu 18: Giải thích ý nghĩa một số kí hiệu mã công việc bảo dưỡng?

Sau đây là giải thích một trong các thông số quan trọng trên một thẻ công việc bảo dưỡng điển hình, đó là Task Code:

Task Code ( mã thực hiện công việc )

Một số định nghĩa cơ bản về Mã thực hiện công việc sẽ được trình bày sau đây như là ví dụ về chuẩn hóa các hoạt động thực hành bảo dưỡng, và chúng có thể được lấy làm tham khảo hoặc bổ sung cơ sở dữ liệu các mã thực hiện công việc mà bộ phận kĩ thuật - Kế hoạch đã/đang xây dựng và sử dụng.

GV1 ( General Visual Inspection type 1): Kiểm tra bằng mắt nói chung đối với các bộ phận kết cấu hoặc các hệ thống, được thực hiện từ mặt đất hoặc từ bên trong cabin hành khách/ phi hành đoàn hoặc các khoang hàng. Sự kiểm tra này không yêu cầu đến bất cứ biện pháp tiếp cận hoặc một động tác/ hành động bằng tay nào phải thực hiện ngoại trừ việc mở cửa khoang buồng càng máy bay hoặc thả cánh tà nếu cần thiết.

GV2 ( General Visual Inspection type 2): Kiểm tra bằng mắt sử dụng các biện pháp tiếp cận: ví dụ như cần dùng thang ghế đứng, dàn dock, thang cẩu thủy lực có rọ đưng... và nếu cần sẽ phải mở một số panel nào đó.

GV1 ( General Visual Inspection type 3): Kiểm tra bằng mắt toàn diện, có thể cần dùng đến các biện pháp tiếp cận khác nhau, phải mở các cửa/panel công tác, tháo các tấm ốp, vành đệm, vân vân, và có thể phải thực hiện một công việc nào đó nhằm làm sạch/ làm quang vị trí sẽ kiểm tra. Loại kiểm tra này cũng bao gồm tất cả các công việc thông thường khác như kiểm tra ghép nối đã chắc chưa, có bị long, sờn, nới lỏng không, kiểm tra nhiễu, vân vân...

DIN ( Detailed Inspection with aid ): Kiểm tra chi tiết với sự trợ giúp của các phương pháp kĩ thuật, ví dụ: dùng siêu âm( ultrasonic), dùng tia X (X-ray), dùng dòng xoáy ( eddy current ); dùng bột màu thẩm thấu (dye penetrant); dùng cộng hưởng (resonance); dùng kính phóng đại (magnifying-glass), vân vân. Lưu ý rằng khi kiểm tra thực hiện phương pháp nào thì phải ghi rõ phương pháp đó.

SER(SERvicing): Phục vụ kĩ thuật bảo dưỡng, có thể bao gồm một trong những công việc sau đây

a) Bôi trơn định kỳ sử dụng mỡ, súng phun, bình phun có vòi, chổi quét hoặc bình xịt;

b) Kiểm tra mức chất lỏng công tác/chất dẫn lưu (fluid) để điền/nạp lại đầy nếu cần thiết.

c) Lau chùi, dọn sạch.

OPC (Operational Check): Kiểm tra chất lượng hoạt động, là kiểm tra định tính nhằm xác định một hệ thống hoặc một thiết bị lẻ có đang hoạt động bình thường hoặc theo các cách thức mong muốn hay không. Dạng kiểm tra này không đề cập tới các dung sai về số lượng.

FUC (Functional Check): Kiểm tra chức năng, là kiểm tra định lượng nhằm xác định liệu một hoặc nhiều chức năng của một hệ thống hoặc một thiết bị lẻ có đang hoạt động trong các giới hạn chỉ ra hay không.

ME1 (Measurement without recording): Đo lường/ Đo đạc không ghi chép lại, thực hiện với hành trình, lực xoắn, áp suất, sức căng sợi cáp, vân vân nhằm đảm bảo các giá trị đo được nằm trong các khoảng (dung sai) cho phép.

ME2 (Measurement with recording): Đo lường, đo đạc có ghi chép lại, tương tự ME1 nhưng các con số đo đạc sẽ được ghi chép lại vào tài liệu hoặc thẻ nhớ.

W1C (Check of Wring and Coaxial Cables): Kiểm tra trạng thái bên ngoài của các cụm dây dẫn, cáp đồng trục và các chi tiết đi kèm nhằm xác định tình trạng vật lý, sự sạch sẽ, biểu hiện bề ngoài( đã cũ, bị lão hóa do thời tiết, bị quá nhiệt, bị chà sát, bị biến dạng có thể làm ảnh hưởng đến đặc tính hoạt động) mà không cần mở tung ra các dây buộc/bó/treo và dây tiếp mát.

W1C (Check of Wring and Coaxial Cables, thoroughtly): Kiểm tra toàn diện trạng thái bên ngoài của các cụm dây dẫn, cáp đồng trục và các chi tiết đi kèm. Là dạng kiểm tra W1C nhưng có thể cần tới mở tất cả các cửa công tác và tháo tất cả các panel rời, các tấm chắn, hoặc các bộ phận hệ thống nằm che khuất các bó dây và cụm cáp đồng trục. Nó cũng bao gồm kiểm tra các vòng đệm treo dây, các miếng đánh đầu dây (tag), lớp vỏ phủ ngoài (coating), miếng đệm và các bộ phận bảo vệ. Những bó cụm dây và cáp đồng trục nào bị sàn máy bay, các panel lót sàn và các bộ phận kết cấu che phủ mà để tháo ra cần rất nhiều công sức, thì sẽ được kiểm tra theo phương pháp lấy mẫu thử (sampling inspection), và trong mỗi trường hợp thì mức độ và tần suất thực hiện ( interval) dạng kiểm tra này sẽ phải được chỉ rõ riêng.

Câu 19: Phòng bảo dưỡng: chức năng, nhiệm vụ và vấn đề liên quan "mối quan hệ tổ chức, các ảnh hưởng bên ngoài"?

Phòng bảo dưỡng ( hay còn gọi là bộ phận Sản xuất dịch vụ bảo dưỡng - Production hay Production Services ) thực tế là sự kết hợp của chức năng sản xuất bảo dưỡng với tất cả các chức năng như trợ giúp kĩ thuật, lập kế hoạch, lập lịch trình sản xuất... do vậy đôi khi nó còn được gọi chung là: bộ phận Bảo dưỡng và Kỹ thuật.

Hoạt động Quản lý bảo dưỡng (gồm thực hiện, giam sát, phối hợp và điều hành công việc bảo dưỡng tại chỗ) có tầm quang trọng đặc biệt đối với bộ phận này - vì chỉ có sự quản lý tốt mới đảm bảo chất lượng bảo dưỡng đầu ra ổn định.

Mối quan hệ tổ chức- các ảnh hưởng bên ngoài

Công việc sản xuất dịch vụ bảo dưỡng máy bay do bộ phận Bảo dưỡng và Kỹ thuật thực hiện, tuân thủ theo các nội dung được nêu ra trong Chương trình bảo dưỡng của hãng hàng không. Để có thể thực hiện hiệu quả các công việc, chungs sẽ được lên kế hoạch trước một cách cụ thể ở các quy mô khac nhau từ lớn đến nhỏ và chi tiết - ví dụ với các dạng bảo dưỡng định kỳ, 'A', 'B', 'C', vân vân và bộ phận lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất ( Production Planning & Control ) chính là nơi chịu trách nhiệm chính.

Đồng thời, công tác kiểm tra chất lượng cung cấp dịch vụ và kĩ thuật bảo dưỡng cũng là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển và giám sát Chương trình bảo dưỡng. Bộ phận lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất sẽ lập lịch trình cho các nội dung công việc nhằm thỏa mãn những đòi hỏi của chương trình này, ngoài ra bảo đảm rằng công việc sẽ được thực hiện tới mức tối đa có thể trong các khoảng thời gian phân bổ dừng bay và làm bảo dưỡng định kỳ.

Sản xuất bảo dưỡng máy bay chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thay đổi đến từ bên ngoài, mà với chúng các nhà quản lý sản xuất chỉ có thể kiểm soát một các có giới hạn hoặc hầu như không thể kiểm soát được, trong đó:

• Lịch bay của hãng hàng không nắm quyền ưu tiên cao nhất và có quyền "ra lệnh" cho các hoạt động khác, ví dụ số lượng máy bay sẽ nằm qua đêm tại các trạm bảo dưỡng, thời gian dừng bay tối thiểu giữa các lần cất hạ cánh và lịch hoạt động bay của từng máy bay. Mặc dù bộ phận bảo dưỡng góp một đầu vào trong việc xây dựng lịch bay nhưng thực tế vẫn luôn có áp lực đòi hỏi nhằm giảm bớt thời gian dừng bay của máy bay.

• Các cơ quan chính phủ cũng có thể gây ảnh hưởng tới công việc sản xuất bảo dưỡng máy bay. Ngày càng có thể xuất hiện các điều luật giám sát của chính phủ về các trạng thái như tiếng ồn, an toàn của công nhân và sự ô nhiễm môi trường..., làm đặt ra những giới hạn trong các hoạt động bảo dưỡng.

• Sự cung ứng vật tư, bao gồm tính khả dụng của thiết bị phụ tùng cũng như các phương tiện và dụng cụ bảo dưỡng phù hợp, tác động đến hiệu quả của các nhà sản xuất bảo dưỡng máy bay. Thêm vào đó, các hợp đồng lao động cũ có thể làm giảm khả năng của nhà quản lý để quản lý hiệu quả các hoạt động.

• Cuối cùng, sự hỗn tạp của đội bay ( fleet mix) có một tác động quyết định tới tính hiệu quả của tổ chức bảo dưỡng máy bay. Các hãng hàng không với nhiều đội bay khác nhau và các đội bay lẻ, cũng như với nhiều kiểu loại động cơ và các thiết bị lẻ, đã phải trả giá đắt dưới dạng buộc phải tăng cao mức kiểm kê/ dự trữ kho cũng như sự tăng lên của những yêu cầu về đào tạo.

CAE 20:

Các mức độ sản xuất bảo dưỡng, hoạt động bảo dưỡng ngoại trường và nội trường: hãng hàng không tạo các gói nhiệm vụ bảo dưỡng sau đó hợp thức chúng vào các hệ thống bảo dưỡng khác nhau nhamừ tăng tối đa năng suất và giảm thiểu thời gian dừng bay của máy bay. Hoạt động bảo dưỡng rơi vào hai phạm trù rộng rãi với hai mức độ khác biệt rõ rệt : nội trường( gồm có bảo dưỡng nặng và bảo dưỡng nhẹ ) và ngoại trường ( chia thành các dạng kiểm tra cơ sở bằng mắt và kiểm tra quá cảnh). Tần suất giữa những lần phục vụ bảo dưỡng, thời gian dừng bay và các chi phí ngày công thay đổi theo mức độ mức của những dạng bảo dưỡng .

Các hoạt động phục vụ bảo dưỡng ngoại trường/ nội trường : bảo dưỡng phòng ngừa- bảo dưỡng sửa chữa:

+ Các dạng phục vụ bảo dưỡng mức thấp ( kiểm tra quá cảnh, phục vụ bảo dưỡng dạng A) chủ yếu quan tâm đến việc hiệu chỉnh các hỏng hóc khuyết tật ( báo cáo của phi công, mục được trì hoãn từ lần bảo dưỡng trước...) nhằm duy trì hoạt động của của máy bay trong chuyến bay thương mại.

+ Những dạng phục vụ hoạt động bảo dưỡng mức cao hơn ( dạng kiểm tra B, C, D hay bảo dưỡng nhẹ/nặng)sẽ tập trung nhân lực bảo dưỡng vào các hoạt động bảo dưỡng phòng ngừa.

Luồng công việc của hoạt động bảo dưỡng nội trường bao gồm các giai đoạn: chuẩn bị (Pre check), tiến hành bảo dưỡng( Check) , kết thúc bảo dưỡng và đưa máy bay trở lại sân đỗ (Post-check) tương ứng với 3 nội dung làm việc là : trước khi làm bảo dưỡng ( pre service tasks), trong khi làm bảo dưỡng( in-service tasks) và sau khi làm bảo dưỡng ( post-service tasks)

Các họat động bảo dưỡng ngoại trường

+ các dạng bảo dưỡng kiểm tra bằng mắt hoặc dạng A yêu cầu từ 8-20 giừo công để hoàn thành.

+ các dạng bảo dưỡng nhẹ hoặc B thực hiện mỗi 400-500 giờ bay và yêu cầu 200-500 giờ công để hoàn thành,

+ thay động cơ và APU

+ các sửa đổi kỹ thuật nhỏ

+ 50% nhân lực được dùng để điều tiết cho nhu cầu không mang tính thường xuyên

Danh mục công việc khép kín của bảo dưỡng ngoại trường:

+ phanh đỗ bãi đậu cho máy bay

+ đi bộ vòng quanh để kiểm tra/ kiểm tra sổ nhật ký kỹ thuật bảo dưỡng

+ phục vụ kiểm tra nứoc, toa lét

+ dọn dẹp buồng ca bin, dọn chải thảm

+ nạp nhiên liệu

+ kéo máy bay ra bãi đậu

Câu 21:

phương thức lập kế hoạch và bố trí nhân viên sản xuất bảo dưỡng? lực lượng lao động phục vụ bảo dưỡng nội trường được tổ chức thế nào với các nhà khai thác khác nhau?

theo mô hình với các đầu vào sau

+ số giờ bay dự tính của máy bay

+ những đòi hỏi về bảo dưỡng nội trường theo chương trình bảo dưỡng

+ các quy tắc công việc đối với các lao động theo hợp đồng

+ nhứng yếu tố liên quan đến lao động gián tiếp

+ các ghi chép lịch sử bảo dưỡng / các tiêu chuẩn công việc

các bạn xem hình vẽ trang 71 nhé

ngoài ra có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ ( ví dụ AMASIS của VNA)

lực lượng lao động phục vụ bảo dưỡng nội trường được tổ chức thế nào với các nhà khai thác khác nhau?

bộ phận các nhóm kỹ năng:

nhà khai thác lớn

+ 1. khung sườn kết cấu, 2.bộ phận sinh lực, 3. các hệ thống thủy lực

+ 4. các hệ thống điện tử máy bay, 5. các hệ thống điện

+ 6. nội thất, 7. sơn

nhà khai thác nhỏ

1. cơ giới

2. bộ môn

3. mặt ngoài máy bay

nhà khai thác phức hợp

nhóm chuyên gia bảo dưỡng(cơ giới, bộ môn,)

Câu 22

những vấn đề liên quan đến kiểm soát và ấn định công việc phục vụ bảo dưỡng

a)biểu đồ mốc / phân tích ngày công : so sánh số giờ làm việc thực tế với số giờ công sẵn sang phục vụ( hay sẵn sang đáp ứng về mặt lý thuyết) mà chúng dung để kiểm tra hệ số( tỷ lệ ) sử dụng nhân lực cũng như để giám sát quá trình phục vụ máy bay;

thủ tục xây dựng biểu đồ;

+ trình bày nội dung bảo dưỡng dưới dạng biểu đồ găng, cho thấy tát cả công việc sẽ phải hoàn thành, chỉ ra các mục tiêu lớn và các mốc dữ liệu lớn

+ dữ liệu về số ngày công yêu cầu

+ trong qúa trình bảo dưỡng mỗi giám sát viên phải hoàn thành vào cuối ca làm việc một bản tóm lược số giừo công, sử dụng các mã ký hiệu nhân công thích hợp

+ cuối cùng tiến trình công việc hàng ngày sẽ được tính toán so sánh với kế hoạch , từ đó sẽ thực hiện những hoạt động hiệu chỉnh nếu cần.

b)hệ thống ấn định công việc theo vùng : tạo điều kiện để các ca làm việc khác nhau có thể dễ dàng hoàn thành công việc của mình : ngoài ra sự tách biệt công việc theo vùng bảo dưỡng làm đơn giản hóa và không gây chồng chéo công tác chuẩn bị khi phải đóng mở các cửa công tác để tiếp cận khu vực bảo dưỡng trong uqá trình làm bảo dưỡng. Trong những bảo dưỡng lớn nếu có yêu cầu thì những công việc lớn sẽ được thực hiện bởi nhiều ca làm việc

Câu 23: Khái niệm và nội dung các quá trình bảo dưỡng MSG-2?

MSG: Maintenance Steering Group ( nhóm điều hành bảo dưỡng)

MSG-2 là các biện pháp phân loại cách thức mà một phần tử cụ thể của máy bay được bảo dưỡng.

Các nhà chức trách hàng không (như FAA, JAA), các nhà sản xuất (manufacturer) và các nhà khai thác (operator) đã công nhận ba quá trình bảo dưỡng chính (primary maintenance process) là: Bảo dưỡng theo niên hạn cứng (Hard Time, HT), Bảo dưỡng theo trạng thái (On Condition,OC) và Bảo dưỡng giám sát trạng thái (Condition Monitoring, CM) .

Bảo dưỡng theo niên hạn cứng(H/T): Là quá trình bảo dưỡng cơ bản, mang tính phòng ngừa (preventive maintenance), đòi hỏi đối tượng phải đước tháo khỏi máy bay để sửa chữa đại tu phục hồi, hoặc vứt bỏ trước khi vượt quá giới hạn về tuổi thọ, hoặc thời gian phục vụ.

Quá trình bảo dưỡng theo niên hạn cứng chỉ thích hợp khi ít nhất 1 trong các tình huống sau đây xảy ra:

1- Hỏng gây ra do một tác động trực tiếp và bất lợi đối với sự an toàn bay(tính khả phi)

2- Có một chức năng ẩn nào đó không thể xác minh hay kiểm tra được khi đối tượng bd được lắp trên mb

3- Các thiết bị có giới hạn thọ mệnh (life limited Parts)

4- Khi quan tâm đến vấn đề kinh tế của loại hỏng hóc gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Bảo dưỡng theo trạng thái(O/C): cũng là quá trình bd cơ bản , mang tính phòng ngừa, đòi hỏi đối tượng phải được kiểm tra hoặc thử nghiệm định kì, dựa trên các tiêu chuẩn vật lí thích hợp nhằm xác định liệu nó có còn khả năng phục vụ cho đến lần kiểm tra hoặc test tiếp theo hay không. Nếu không qua được kì kiểm tra này thì đối tượng phải được sửa chữa phục hồi về trạng thái đảm bảo tính khả phi thích hợp trong vòng ít nhất một chu kì kiểm tra định kì tới.

Quá trình bảo dưỡng theo trạng thái chỉ thích hợp khi ít nhất 1 trong các tình huống sau đây xảy ra:

1- Kinh nghiệm cho thấy ở đối tượng được bd có tồn tại một giai đoạn tiến triển xấu đi dần dần.

2- Có thể thông qua kiểm tra hoặc test để xác định được trạng thái mòn hoặc hỏng

3- Do các quan tâm đến vấn đề kinh tế nếu sd dạng bd theo niên hạn cứng

Bảo dưỡng giám sát trạng thái(C/M): cũng là quá trình bd cơ bản, mang tính phòng ngừa, Do vậy , bất cứ dạng hỏng hóc nào thuộc quá trình này cũng ko được phép có bất cứ tác động bất lợi nào đến sự an toàn làm việc. Các đối tượng thuộc dạng bd này được phép " bay cho đến khi hỏng " và không cần một kế hoạch định truwowcsnaof để thao chúng xuống. Thay vào đó sẽ có một hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu của toàn bộ đối tượng bd dạng này nhằm giám sát thường kì đặc tính hoạt động của chúng và so sánh với một tiêu chuẩn nào đó (thường là tỉ lệ tháo RR)

Quá trình bảo dưỡng giám sát trạng thái chỉ thích hợp khi ít nhất 1 trong các tình huống sau đây xảy ra:

1- Hỏng hóc không gây ra tác động bất lợi trực tiếp đến an toàn hoạt động

2- Trong đối tượng bd ko tồn tại các chức năng ẩn

3- Ko có mối quan hệ bất lợi nào giữa thời gian phục vụ và độ tin cậy

Ngoài ba quá trình bd sơ cấp trên, còn một quá trình có tên là bảo dưỡng theo niên hạn mềm (Soft Time, ST), hay còn gọi là quá trình bảo dưỡng thứ cấp. Dạng bd này xuất hiện như một chính sách bd mà nguồn gốc chính là từ sự ra đời của phương thức bảo dưỡng theo môđun đối với hệ thống động cơ của máy bay. Nó đòi hỏi cần tiến hành một quá trình cụ thể nào đó (như đại tu, phục hồi, test hoặc thay thế các thành phần thiết bị chiến lược ) nếu kể từ lần cuối cùng quá trình này diễn ra thì đã vượt quá một giới hạn thời gian mềm định trước tại thời điểm nó được đưa vào xưởng sửa chữa (shop visit). Từ đó đến nay khái niệm bd theo niên hạn mềm đã được mở rộng để bao quát cả các vật tư thiết bị lẻ.

Với dạng bd theo niên hạn mềm sẽ ko có chương trình bd lập kế hoạch trước như trong trường hợp của dạng cứng hay theo trạng thái. Ngoài ra đối tượng dạng ST có thể vượt quá giới hạn mềm này trc khi được tháo khỏi mb. Do đó sẽ thấy rằng những ứng cử viên của dạng bd ST cũng sẽ phải thỏa mãn tất cả các đòi hỏi như đối với dạng bd CM.

Câu 24: Các định nghĩa và nội dung các nhiệm vụ bd MSG-3?

Logic định hướng theo nhiệm vụ bd MSG-3 (task oriented logic) thật ra không hoàn toàn xuất phát từ các khái niệm của quá trình bảo dưỡng của MSG-2, tuy nhiên nó được xây dựng trên khung kết cấu của MSG-2 . Sơ đồ logic vạch quyết định của MSG-3 phản anh một quy trình hợp lý hơn trong việc đưa ra các định nghĩa về mã nhiệm vụ bảo dưỡng (task code definition) cũng như sự tiến triển tuyến tính theo một sơ đồ hình nhánh cây của tiến trình này . Ngoài ra , logic MSG-3 cũng ghi nhận các qui tắc xuất hiện dung sai hỏng hóc được trình bày trong phần các điều luật hàng không FAR 25.571.

Logic MSG-3 cung cấp các định nghĩa :

1- Nhiệm vụ bảo dưỡng (Maintenance taskCard - MC): các hành động hoặc tập hợp các hành động cần thiết để đạt được các kết quả mong muốn, cho phép duy trì và khôi phục đối tượng bảo dưỡng về trạng thái có thể phục vụ . Chú ý rằng việc thanh tra(inspection) và đánh giá trạng thái cũng được bao gồm trong khái niệm này.

2- Bôi trơn và phục vụ (Lubrication & Serviceing - LU/SV): bất cứ hành động bôi trơn hoặc phục nào nhằm duy trì các năng lực thiết kế vốn có

3- Kiểm tra hoạt động ( Operational check - OP): hành động nhằm xác định rằng một đối tượng nào đó đang thực hiện mục đích đã định của nó . Nhiệm vụ này ko đòi hỏi phải đạt đc một thông số vật lý / định lượng hoặc dung sai nào.

4- Kiểm tra bằng mắt (Visual Check - CV) : Hành động quan sát nhằm xác định rằng một đối tượng nào đó đang thực hiện các mục đích đã định của nó . Nhiệm vụ này ko đòi hỏi phải đạt đc một thông số vật lý / định lượng hoặc dung sai nào.

5- Thanh tra (Inspection - IN) Kiểm tra mottj đối tượng bằng cách so sánh với một thông số cụ thể.

6- Kiểm tra chức năng(Functional Check - FC): là hành động kiểm tra nhằm xác định liệu một hoặc một số chức năng của đối tượng bd có đáp ứng đc các thông số vật lý / định lượng cụ thể hay không.

7- Phục hồi (ReStoration - RS): Hoạt động bd nhằm đưa trả đối tượng bd về một thông số vật lý/định lượng nào đó.

8- Tháo bỏ (DiScard - DS ): Hành động tháo bỏ đối tượng khỏi vị trí phục vụ tại một giới hạn thọ mệnh định trước.

Câu 25: Phương thức lựa chọn một quá trình bảo dưỡng thích hợp

Một sự kết hợp giữa nhóm điều hành bảo dưỡng và các khái niệm về kỹ thuật bảo dưỡng tập trung và độ tin cậy bảo dưỡng đã được phát triển nhằm xác định một quá trình bảo dưỡng thích hợp khi không có quá trình nào được coi là ưu đãi. Ví dụ: Trong tường hợp khi có bổ sung một mục mới vào chương trình bảo dưỡng máy bay hoặc khi cần xác minh lại tính phù hợp của một quá trình bảo dưỡng hiện thời đối với một mục thiết bị.

Để tiến hành việc lựa chọn người ta cần xem xét các vấn đề sau đây:

+) Một mối quan hệ bất lợi giữa tuổi thọ phục vụ và độ tin cậy sẽ được xác định bởi các tham số thích hợp hoăc bởi kỹ thuật thống kê phi tham số.Thông thường sự phân tích này nên được dựa vào tập hợp tất cả các kiểu sự cố vì những lý do sau:

-Nhứng kiểu sự cố riêng biệt có thể sẽ khó định nghĩa

-Những kiểu sự cố riêng biệt có thể sẽ phụ thuộc lẫn nhau.

-Nếu như chỉ 1 trong số các kiểu sự cố là có liên quan đến thời gian(khi chúng được cô lập ra để kiểm tra riêng biệt),thì 1 tần suất thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng nào đó trong chương trình bảo dưỡng - được dựa trên kiểu sự cố bị cô lập đó - sẽ chỉ có thể đưa chúng ta tới sự tối ưu hóa cấp thấp về mặt kinh tế trong khi đó tập hợp tất cả các kiểu sự cố lại có thể dẫn tới việc thay đổi tần suất thực hiện của các nhiệm vụ bảo dưỡng khác trong chương trình bảo dưỡng hoặc hơn nữa có thể làm chúng ta kết luận rằng chúng hoàn toàn không liên quan đến thời gian

-Nếu 1 chức năng riêng lẻ bất kì hay 1 kiểu sự cố về chức năng gây ra 1 kết quả bất lợi trực tiếp lên sự an toàn hoạt động hoặt có mang 1 chức năng ẩn nào đó,thì cũng vẫn sẽ đòi hỏi phải có 1 nhiệm vụ bảo dưỡng trong chương trình bảo dưỡng nhằm bao quát vấn đề này,bất kể có bất cứ mối quan hệ nào về thời gian xảy ra sự cố

- Nếu ko có đủ dữ liệu nhằm xác định việc liệu có những sự cố có liên quan đến thời gian hay không thì "không" sẽ là câu trả lời thích hợp cho vấn đề trên

Câu 26:Các bước phát triển và phương pháp xây dựng chương trình bảo dưỡng

*Các bước phát triển chương trình bảo dưỡng:

Nói chung,"chương trình bảo dưỡng ban đầu" cho một kiểu máy bay mới mà nhà khai thác nào đó đưa vào sử dụng sẽ bao gồm những nhiệm vụ bảo dưỡng(task) và chu kỳ bảo dưỡng (interval),và chúng thường đwocj dựa trên chương trình mà nhà sản xuất máy bay giới thiệu.Chương trình ban đầu này được phát triển một cách đặc thì thông qua quá trình các cuộc họp của hội đồng xét duyệt bảo dưỡng (Maintenance Review Board,MRB) hay còn gọi là hội đồng MRB về loại máy bay xem xét,và khi đó nó được tham chiếu đến dưới tên gọi:"chương trình MRB" hoặc các "tài liệu MRB ".Mối quan hệ của chương trình ban đầu với "hội đồng MRB" là đặc biệt chặt chẽ,bởi vì với 1 loại máy bay tương đối mới thì các nhà khai thác vẫn chưa có đủ kinh nghiệm hoạt động để cho phép điều chỉnh các sai lệch quan trọng.Các nhiệm vụ bảo dưỡng va chu kỳ bảo dưỡng bổ sung có thể được yêu cầu thêm thông qua những "thông báo kỹ thuật khả phi (AD) cho máy bay và cho Các giới hạn khả phi đã thiết lập,hoặc các nội dung cấp chứng chỉ xét duyệt bảo dưỡng - là những nhiệm vụ bảo dưỡng bắt buộc thực hiện được đề cập tới trong tài liệu Chúng chỉ kiểu loại máy bay.

Cho đến lúc này việc phát triển chương trình có vẻ dễ dàng.Nhà khai thác đã có 1 tài liệu với những nhiệm vụ bảo dưỡng khác nhau và các chu kỳ bảo dưỡng được chỉ rõNgoài ra có thêm những nhiệm vụ bảo dưỡng bổ sung bị bắt buộc bới các thông báo kỹ thuật khả phi và một số thì bị bắt buộc bới những giới hạn khả phi hoặc những yêu cầu khác của nhiệm vụ bảo dưỡng CMR.Tuy nhiên,vấn đề hoàn toàn không bao giờ chỉ đơn giản như vậy.

Nội dung của các tài liệu lập kế hoạch dựa trên cơ sở"tài liệu MRB" có thể thay đổi đáng kể.Ban đầu,tài liệu này được phát triển trước khi đưa máy bay vào hoạt động.Sau đó thường chúng sẽ được xét duyệt lại để đảm bảo luôn phù hợp với những thay đổi của máy bay.Trên thực tế,việc xét duyệt lại các tài liệu MRB - để đưa vào các hoạt động thực hành bảo dưỡng tốt hơn dựa trên kinh nghiệm hoạt động với các đội bay - có thể diện ra thường xuyên tại 1 vài nhà sản xuất này nhưng có thể lại hoàn toàn không diện ra ở những nhà sản xuất khác.Một vài nhà sản xuất sử dụng những thông báo kỹ thuật tuỳ chọn (SB) để giới thiệu các nhiệm vụ bảo dưỡng mới thay vì tiến hành sự duyệt lại đối với các tài liệi MRB.Có một điều tối quan trọng là triết lí này của nhà sản xuất máy bay cần được hiểu rõ khi ai đó muốn phát triển một chương trình bảo dưỡng.

Trên thực tế,có những sự biến thái khác trong cá tài liệu bảo dưỡng của nhà sản xuất đáng được chú ý

Những biến thái này dựa trên triết lý của các nhà sản xuất và các cơ quan cấp khả phi của mỗi nước,sẽ cần tính đến khi định nghĩa các nhiệm vụ bảo dưỡng và chu kỳ bảo dưỡng ban đầu.Với sự hiểu biết đó sẽ cho phép nhà khai thác xác định ở đâu có thay đổi tiềm tàng với chương trình là có thể hoặc không thể thực hiện,và khi đó có thể cấu trúc nó để chuẩn bị cho sự tinh chỉnh trong tương lại.

Những điểm bổ sung cần xem xét tới khi phát triển một chương trình bảo dưỡng được dựa trên những vấn đề về hoạt động.Nó bao gồm những điều sau:

*Kích cỡ đội bay ban đầu trong chương trình

*Kích cỡ đội bay theo kế hoạch phát triển trong chương trình

*Kích cỡ toàn đội bay

*Giờ bay khai thác và thị trường đề xuất

*Tuổi máy bay trong chương trình (mới, đã sử dụng, đã "già")

*Kiểu loại của tài nguyên bảo dưỡng hiện có (cơ sở trong thiết bị,nhân lực)

* phương pháp xây dựng một chương trình bảo dưỡng:

Đầu tiên,để minh họa cho tầm quan trọng của việc định hướng phương án và việc lựa chọn hoặc chu kỳ bảo dưỡng phù hợp,hãy xét các câu hỏi sau:

+) Nếu như chương trình bảo dưỡng bao gồm nhiều hoạt động kiểm tra bắt buộc về kết cấu sau mỗi 1500 giờ bay,thì phương án nào là thích hợp để cho phép trong khoảng thời gian dừng bay bảo dưỡng định lỳ dạng C ( check) chùng ta có thể hoàn thành những kiểm tra sửa chữa hư hỏng về kết cấu đó?

+) Nếu như đội bay đòi hỏi thực hiện một bảo dưởng định kỳ lớn hơn sau mội 3 năm cho một chương trình bắt buộc về ăn mòn,thì phương án nào là tốt nhất để giảm tối đa thời gian dừng bay?

+) Phương án nào cho phép hoạt động bảo dưỡng có thể tiến hành với một đội bay lớn nhất(nhiều máy bay nhất)?

+) Nếu như đội bay là nhỏ nhưng có thể sẽ phát triển lên,thì phương án nào sẽ sử dụng tốt nhất nhân lực và thời gian dừng bay trong khi vẫn có thể cho phép sự chuyển đổi sang một chương trình với một đội bay lớn hơn?

Tuy nhiên cũng có nhiều nhiệm vụ bảo dưỡng là không cần thiết nếu xét từ quan điểm sự an toàn của chuyến bay,nhưng chúng lại đáng được thực hiện nếu xét từ quan điểm kinh tế.Đồng thời,nhiệm vụ bảo dưỡng có thể có hai giá trị chu kỳ thực hiện,một giá trị được sử dụng cho mục đích tiết kiệm,và giá trị kia lại liên quan đến sự an toàn,và có thể là bị bắt buộc bởi một "giới hạn khả phi"(AWL)

Để phát triển một chương trình bảo dưỡng hiểu quả nhất,thì nhà khai thác cần đánh giá những khoảng chu kỳ bảo dưỡng dựa trên tính kinh tế,nhằn đảm bảo rằng chúng ta có những giá trị KT tối ưu cho hoạt động bảo dưỡng đó. Điều này kéo theo sự đánh giá về các cơ sở trang thiết bị, nhân lực, tuyến đường bay và những vấn đề về độ tin cậy.

- Nếu 1 kiểu sự cố riêng lẻ nào đó được coi là có tầm quan trọng rất lớn về mặt kinh tế thì có thể cần tiến hành một sự phân tích thống kê trên cơ sở của kiểu sự cố đặc biệt này.Nhưng để đảm bảo 1 tần suất bảo dưỡng có tình kinh tế tối ưu tì cũng cần tiến hành 1 sự phân tích sử dụng tập hợp tất cả những kiểu sự cố đã được trình bày ở trên

*Lưu ý:

- Nếu như giám sát trạng thái CM đã là quá trình bảo dưỡng sơ cấp phù hợp thì sẽ không cần đến một sự phân tích nào nữa

- Quá trình bảo dưỡng HT sẽ qua mặt quá trình bảo dưỡng OC ở các tần suất bảo dưỡng cực đại hoặc tối ưu: Lý do là mặc dù có thể sử dụng dạng kiểm tra dạng bảo dưỡng theo trạng thái OC cho mỗi chức năng hay kiểu sự cố về chức năng nhưng vẫn luôn tồn tại khả năng tùy chọn đối với dạng bảo dưỡng theo niên hạn cứng HT vì cách tiếp cận này có thể hiệu quả hơn về chi phí

- Tần suất bảo dưỡng tối ưu được xác định theo cách thức rất đặc thù dưa trên phân tích về tính kinh tế trên cơ sở của dạng bảo dưỡng tối thiểu theo đơn vị giờ bay,lần hạ cánh hoặc theo thời gian lịch,sử dụng hàm số phân bố tích lũy,cùng với những chi phí bảo dưỡng liên quan đến những khối thiết bị hỏng và không hỏng.Chú ý rằng mặc dù có thể thiết lập 1 tần suất bảo dưỡng lý thuyết tối ưu với dạng "OC" hoặc "HT",nhưng người ta thưỡng vẫn muốn lựa chọn này trùng với 1 tần suất kiểm tra bảo dưỡng định kỳ mặc dù giá trị này thấp hơn giá trị lý thuyết tối ưu

- Bảo dưỡng theo niên hạn mềm(ST) tại tần suất tối ưu sẽ được thiết lập trên cơ sở dạng chương trình bảo dưỡng theo"trạng thái"(OC) hoặc theo"niên hạn cứng"(HT) ngoại trừ việc phải dự trù đến khả năng xác suất hỏng hác của mục thiết bị có thể vượt quá giới hạn thời gian tối ưu.

Câu 27: (trang 99)

+ Lập phương án tạo gói bảo dưỡng:

Ví dụ về phương án tạo gói bảo dưỡng:

"C check" mỗi 3k FH, cần 1.5k giờ công và"B check" sau mỗi 500 giờ bay. Các phương án tạo gói bảo dưỡng

 Kiểm tra 'C' dạng cụm, sau mỗi 3k FH: mất 3-4 ngày, 20-22 thợ, 3ca/ngày

 Kiểm tra 'C' dàn đều 1 phần, gồm 2 lần bảo dưỡng sau mỗi 1.5k FH: 2 ngày dừng bay, 25 thợ/ca, 3 ca/ngày.

 Kiểm tra 'C' dàn đều toàn phần, 6 lần làm qua đêm sau mỗi 500 FH: Gồm 1 ktra dạng B và 1/6 ktra dạng C, dừng bay 10 tiếng, làm 2 ca 10h, 40 người.

 Kiểm tra 'C' cụm phân đoạn, làm 6 lần qua đêm liên tục từ 2500FH đến 3000FH: dừng 10h, 25 nguời.

+ Lựa chọn phương án chương trình:

Khi lựa chọn phương án trong chương trình bảo dưỡng cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Cần xét một số vấn đề chính sau:

Nếu chương trình bảo dưỡng bao gồm nhiều hoạt động bắt buộc vè kết cấu thì phương án nào thích hợp để chp phép trog khỏag tgian dừng bay bảo dưỡng 'C' chúng ta có thể hoàn thành những kiểm tra sửa chữa hư hỏng về kết cấu đó?

 Nếu đội bay đòi hỏi thực hiện một bảo dưỡng định kỳ lớn sau mỗi 3 năm cho một chương trình bắt buộc về ăn mòn thì phương án nào là tốt nhất để giảm tối đa thời gian dừng bay?

 Phương án nào co phép hoạt động bảo dưỡng có thể tiến hành với một đội bay lớn nhất?

 Nếu như đội bay là nhỏ nhưng có thể sẽ phát triển lên, thì phương án nào sẽ sử dụng tốt nhất nhân lực và tgian dừng bay trong khi vẫn có ther cho phép sự chuyển đổi sang một chương trình với một đội bay lớn hơn?

Câu 28: (102)

Quá trình xét duyệt của hội đồng bảo dưỡng:

Nhân viên kthuật của nhà sxuất mbay sẽ xét duyệt lại toàn bộ mbay và các hthống bằng cách tiền hành một cuộc Phân tích về độ an toàn và một cuộc Phân tích về kiểu sự cố và hậu quả của nó. Quá trình ptích Độ an toàn nhằm xđịnh ra những nvụ bdưỡng nào đượ ycầu xét từ góc độ an toàn. Quá trình ptích kiểu sự cố và hậu quả sẽ xem xét toàn bộ mbay và từng hthống, xét duyệt lại tất cả những kiểu sự cô đã xảy ra trước đó. Sau khi những kiểu sự cố này được xác định, thì người ta sẽ định nghĩa ra các hậu quả của mỗi sự cố.

Sau khi những kiểu sự cố và các hquả của nó đã đc định nghĩa, qtrình của Hội đồng MBR thực tế mới bắt đầu. Một cách tiêu biểu, thì quá trình MRB này kéo theo sự tham gia của csc đại diện từ phía Nha sản xuất, Nhà khai thác hiện tại hoặc tiềm năng và các Cơ quan kiểm soát luật định

 Các 'nhóm làm việc' đc lập ra bao gồm những chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như kết cấu, các hthống và đcơ chính, và học sẽ đánh giá các mục (tbị, qtrình) có tầm qtrọng lớn về mặt bảo dưỡng dựa theo sđồ logic cụ thể nhằm xét duyệt lại các nhiệm vụ bdưỡng đc đề xuất đã nói ở trên.

 Một nhóm điều hành kiểm kê/dự trữ được lập ra bao gồm các đại diện của nhà sản xuất và các nhà khai thác có nhiệm vụ tổng hợp và biên dịch kết quả đầu ra của các 'Nhóm làm việc'. Họ sẽ đánh giá các nhiệm vụ bdưỡng khác nhau và trình bày ra một Chương trình bảo dưỡng đề xuất tới Cơ quan ksoát luật định.

 Hội đông MBR, bao gồm những thành viên của Cơ quan kiểm soát luật định của đất nước chịu trách nhiệm về vấn đề chứng chỉ, sẽ xem xét lại ctrình này như được giới thiệu bởi ISG và sẽ phê chuẩn nó, hoặc trả lại nó để yêu cầu có thêm những điều tra, xem xét hơn nữa.

Câu 29 (107):

Chức năng nhiệm vụ của Hội đồng bảo dưỡng nội bộ (IMRB)

Một nhà khai thác đan hoạt động dưới sự ksoát của một Chương trình độ tin cậy bdưỡng và bới vậy có thể tiến hành những sửa đồi đối với Chương trình bảo dưỡng của mình mà không cần sự phê chuẩn trước của nhà hcức trách. Khi đó sẽ cần tới Hội đồng xét duyệt bảo dưỡng nội bô để điều hành những thay đổi này.

- Nhiệm vụ đầu tiên của IMRB là lập hồ sơ tài liệu cho những thay đổi đang đc thực hiện. Về cơ bản, nhà khai thác cần một biểu mẫu để sửa đổi ctrình bdưỡng. Mẫu bao gồm sự chứng minh, phương hướng và sự cho phép, và có thể cần đến những giáy tờ bổ sung đi theo biểu mẫu đó. Gói công việc cũng có thể bao gồm các bản sao của những Tài liệu các thông số đặc tính hoạt động cần sửa đồi. Việc chứng minh các dữ liệu là cần thiết để đạt được sự phê chuẩn đới với sửa chữa đề xuất.

- Nhiệm vụ tiếp theo là vạch ra những bước đi cần thực hiện để làm cho sự đề xuất sửa đổi này được phê chuẩn. Sẽ cần tới một hội đồng chính thức haợc một kiểu hội đồng nào đó tùy chọn. Mỗi nhà khai thác phải tự quyết định kiểu cấu trúc phê chuẩn nào đó phù hợp nhất với tổ chức của mình. Những bộ phận thích hợp có thể bao gồm: Kiểm soát sản xuất/công nhật, kỹ thuật, quản lý vật tư, tài chính, đảm bảo/kiểm soát chất lượng, quả lý hợp đồng, liên lạc với nhà chức trách, kế hoạch bảo dưỡng, độ tin cậy bdưỡng và phó chủa tích phụ trách kthuật và bdưỡng, v.v..

Nếu sự sửa đổi phản ánh sự đánh giá đúng mực và cung cấp những dữ liệu có ý nghĩa thì thông thường nó sẽ nhận được sự phê chuẩn cần thiết. Hệ thống này loại trừ hầu hế những kiểu 'đẩy tới' mang tính bốc đông của những đề nghị sửa đổi phát sinh từ những vấn đề cá biệt (không phổ quát), và đồng thời đảm bảo rằng tất cả các ngủ đường đều được giám sát trước khi có một sự sửa đổi xứng đáng được phê chuẩn.

Câu 30: vai trò chức năng cửa chương trình độ tin cậy (Trang 109)

Thông thường, người đầu tiên nhận ra sự cần thiết phải sửa đổi chương trinh bảo dưỡng chính là nhà khai thác bay. Tuy nhiên theo chúng ta đã biết, trước khi có thể tiến hành một sửa đổi nào đó thì cần thực hiên một số thủ tục chính tắc như thu nhập dữ liệu trình lên nhà chức trách cần xin xin sửa đổi. Và chừng nào chưa có sư phê chuẩn của nhà chức trách thi những thay đổi với chương trình bảo dưỡng sẽ không được áp dụng hợp pháp. Điều này thường kéo theo chứng quân liêu giấy tờ và có thể dẫn đến vô số các cuộc họp giữa nhà khai thác và nhà chức trách hàng không. Tóm lại là quá trình sửa đổi sẽ rất mất thơig gian trong khi chương trình bảo dưỡng cũ vẫn có hiệu lực

Căn cứ vào đó nhà chức trách FAA đã cong nhận một khái niệm mới - kiểm soát bảo dưỡng băng phương pháp độ tin cậy. Khái niệm này cho phép một nhà khai thác có thể tiến hành sửa đổi đối với các chương trình bảo dưỡng của mình mà không cần sự đồng ý của nhà chức trách FAA . Thông tư AC120=17A của FAA cung cấp những chỉ dẫn mà nhà khai thác phải tuân thủ nhằm tận dụng khái nbieemj này

Những điểm chính mà chúng ta cần biết

• Tài liệu hội đồng bảo dưỡng liệt kê chi tiết những nội dung mà một chương trình bảo dưỡng ban đầu cần phải có để bảo dưỡng máy bao mới

• Một nhà khai thác có thể thực hiện những thay đổi đối với chương trình bảo dưỡng ban đầu của mình thông qua một trong hai cách sau:

1. xin nhà chức trách hàng không phê chuẩn trước khi tiến hành thây đổi bảo dưỡng

2. nếu nhà khai thác có sử dụng chương trình độ tin cậy, thì có thể tiến hành sửa đổi chương trình bảo dưỡng mà không cần sự đồng ý trước của nhà chức trách hàng không. Trong trường hợp này, nhà khai thác sẽ có một tổ chức cụ thể nhằm quản lý các thay đổi này

Câu 31 : khái niện về hệ thống Kardex may bay và ứng dụng cửa nó(Trang 114)

Khi tiếp nhận một máy bay từ nhà sản xuất để đưa vào khai thác, một vấn đề đặt ra với nhà khai thác là làm sao có thể quản lý bảo dưỡng các khối thiết bị trên máy bay mà không bị rối rắm, nhầm lẫn do số lượng quá nhiều của chúng. Vì số lượng các chi tiết trên máy bau rất lớn và không giống nhà sản xuất, nhà khai thác chỉ quan tâm đến những thiết bị gì có khả năng ảnh hưởng đến hoặt động của họ, nên cần có phương pháp để hình dung về một chiếc máy bay một cách đơn giản phù hợp với khả năng tiếp cận và khả năng công nghệ của nhà khai thác. Kardex chính là một khái niệm như vậy. nó cho phép nhà khia thác quản lý các thiết bị máy bay thống qua hệ thống đánh số vị trí thiết bị trên máy bay, thường la dực trên số muc ATA mà thiết bị đó thuộc vào. Kardex được hiểu nôm na là cấu hình máy bay dưới con mắt của nhà khai thác, được sử dụng để quản lý các khối thiết bị trên máy bay trên cơ sở tính toán hóa, nhằm giúp công tác quản lý bảo dưỡng thiết bị

Các thối thiết bị đưa và Kardex thường có những tiêu chí lựa chọn sau :

• Có khối thiết bị quay vòng hoặc vần kiểm soát thời gian hoặt động

• Những khối thiết bị liên quan bảo đảm an toàn

Thường ban đầu nhà khai khác có thể sử dụng tài liệu Technical Delivery Document mà nhà sản xuất cung cấp lúc bán máy bay để liệt kê và lựa chọn các khối thiết bị cần đưa vào Kardex, sau đó theo kinh nghiệm khai thác có thể cập nhật Kardex

Một số ứng dung của hệ thống Kardex máy bay

do hệ thống Kardex sử dụng phương pháp tổ chức đánh giá mã số một cách khoa hoặc, cho phép truy xuất từ một mã số duy nhất tới nhiều thông số quan trọng khác liên quan trong một cấu trúc thống nhất, nen ứng dụng của nó trong việc quản lý các thiết bị máy bay là rất rõ, cụ thể là :

• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán hóa công tác thiết bị máy bay theo các phân loại cần thiết (theo vị trí)

• Giúp kiểm soát các thiết bị có serial trên máy bay, trong đó :

1. xay dựng mô phỏng cấu trúc quản lý tổng thể cho: máy bay các khối lắp chính, khối lắp dưới và các thiết bị lẻ từ đó giúp mô phỏng mọi chuyển động thao lắp thiết bị tren máy bay nhằm giám sát tuổi thọ hoặt động của thiết bị, giam sát được vị trí hiện tại của thiết bị

2. quản lý tháo lắp thiết bị thao dúng hạn của task trong chương trình bảo dưỡng máy bay , đặc biệt với

 các thiết bị có giới hạn thọ mệnh

 các thiết bị có ảnh hưởng tới độ an toàn

3. quản lý thiết bị thuộc chương trình bảo dưỡng thiết bị

• giúp kiểm soát "quá trình bảo dưỡng" áp dụng tại mỗi vị trí trên máy bay

câu 32: khái niệm khối lắp chính , khối lắp dưới , cấu hình chuẩn của máy bay và các bộ phận cấu thành (Trang 117 và 208)

Khối lắp chính : một số bộ phận thiết bị, khối thiết bị lắp ráp cấp dưới , hoặc tổ hợp bất kỳ của những cái đó kết hợp cùng nhau để thực hiện một chức năng cụ thể và có thể được tháo ra mà không làm pha hủy tính sử dụng thiết kế của nó

Bộ phận cấu thành (conponent):bất kỳ một bộ phận tự chứa , hay tổ hợp các bộ phận , hay khối lắp ráp nhỏ hoặc các thiết bị đơn nào , mà thực hiện một chức năng đặc trưng cần thiết cho hoặt động của hệ thống

Câu33 COSL&LAMS(p 118)

COSL (Components operating & storage limits): Thuật ngữ COSL xuất hiện một cách logic do kết quả của sự phân loại nhiệm vụ bảo dưỡng nhằm mục đích tạo thận lợi cho hoạt động quản lý. Thông thường, nhà khai thác soạn tài liệu AMS (approved maintenance schedule) cho máy bay của mình dựa trên tài liệu MRB và/hoặc MPD của nhà sản xuất máy bay, nhưng các tài liệu này chỉ trình bày những dữ liệu bảo dưỡng ở những định dạng cố định của riêng họ và đồng thời bao quát nhiều seri máy bay và các dẫn xuất khác nhau (vd: MPD của B777 nhưng trình bày chung cho 777-200, 777-300), do đó nếu nhà khai thác giữ nguyên cách trình bày này thì sẽ rất khó khăn trong việc quản lý chương trình bảo dưỡng của mình. Trên thực tế, nội dung của tài liệu AMS tập trung vào hai đối tượng bảo dưỡng chính: máy bay và thiết bị máy bay. Vì vậy người biên soạn tài liệu AMS thường có xu hướng trình bày tài liệu này theo cách thức soa cho người sử dụng có thể nhận thức được tầm quan trọng và sự khác nhau của hai loại chương trình đó: Chương trình bảo dưỡng máy bay và bảo dưỡng thiết bị máy bay. Cũng lưu ý rằng chúng ta cố gắng phân biệt hai loại chương trình này nhưng thực tế chúng đều nằm dưới một tài liệu AMS và đều được nhà chức trách hàng không phê chuẩn như một chương trình bảo dưỡng duy nhất.

LAMS (light aircraft maintenance schedule): máy bay hạng nhẹ được coi là có trọng lượng tối đa cho phép không vượt quá 2730 kg (MTWA nhỏ hơn 2730 kg)). Nhà chức trách hàng không anh quốc (CAA): dựa trên luật hàng không anh ANO/1978, CAA đã phát triển và ấn hành hai dạng lịch trình bảo dưỡng cho các máy bay không vượt quá 2730 kg và được gọi chung là lịch trình Lams Một nhà khai thác nào đó có thể lựa chọn và phát triển một lịch trình bảo dưỡng của riêng họ để đệ trình lên CAA. Sự chấp nhận và phê chuẩn một lịch trình như vậy rất đơn giản, chỉ yêu cầu mức độ bảo dưỡng mà nhà khai thác thực hiện trên máy bay của họ không thấp hơn mức độ bảo dưỡng được qui định trong lịch trình LAMS. Điều muốn nhấn mạnh và nguyên nhân của việc trích dẫn khái niệm lịch trình LAMS là: máy bay hạng nhẹ cũng có các chương trình bảo dưỡng như các máy bay lớn, nhưng chúng đơn giản hơn nhiều và ít có thay đổi, các máy bay đều có một chương trình bảo dưỡng chung do nhà chức trách phê chuẩn, nếu muốn nhà khai thác có thể lấy sử dụng ngay hoặc nếu không có thể dựa trên lịch trình lams để phát triển một chương trình riêng. Nội dung của lịch trình lams thường có dạng một danh mục các thủ tục công việc bảo dưỡng cần làm với tần suất thực hiện cũng như các tham số bảo dưỡng khác.

35. Nội dung và lợi ích của cấu trúc phân rã công việc WBS. Khái niệm và các yếu tố đặc trưng của sơ đồ mạng(p 128)

a. Nội dung: WBS xác định phạm vi công việc trong một dự án bảo dưỡng (maintenance project, MP) hay một gói công việc bảo dưỡng (WP), bằng cách liệt kê tất cả các nội dung chính và phụ hoặc các tài liệu liên quan trong MP hay WP đó. Quá trình phân rã công việc thực chất là xác minh và làm rõ các "nhiệm vụ cấu phần" (tức là component task - ví dụ các nhiệm vụ bảo dưỡng trong chương trình bảo dưỡng: task/job card; các chỉ lệnh kỹ thuật: Engineering order...) tạo nên MP hay WP, cần thực hiện nội dung bảo dưỡng đề ra.

Một WBS chỉ được coi là hoàn chỉnh khi:

- mỗi nhiệm vụ cấu phần đại diện cho một công việc duy nhất, có thể phân biệt nó với các nhiệm vụ khác.

- Mỗi nhiệm vụ cấu phần có thông số về khoảng thời gian thực hiện (duration); ngoài ra các thông số về tổng giờ công nhân lực yêu cầu (total man-hour, M-H) và dụng cụ vật tư sử dụng theo một lịch trình cụ thể cũng là những thông tin hữu ích.

- Mỗi nhiệm vụ cấu phần có một sự phân tách rõ ràng về mặt chi phí, nghĩa là thông số chi phí thực hiện hay đường chi phí gốc phải có thể trình bày qua các đơn vị đo lường cụ thể, như đôla hay số M-H.

- Trách nhiệm và quyền hạn liên quan đến sự thực hiện mỗi nhiệm vụ cấu phần có thể được gán cho một cá nhân hay nhóm cụ thể.

b. Lợi ích: WBS không chỉ cho thấy một cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu về công việc cần thực hiện nhằm hoàn thành một dự án bảo dưỡng, nó cũng cung cấp các mã kế tóan cho toàn bộ dự án bảo dưỡng, thể hiện qua việc gán mã kế toán cho từng cấu phần công việc bảo dưỡng trong dự án. Nói chung các mã này trong WBS sử dụng một hệ thống kế toán đồ mà phòng tài chính của tổ chức bảo dưỡng sử dụng, từ đó cho phép giám sát chi phí bảo dưỡng thông qua việc đánh giá chi phí của từng công việc riêng lẻ.

c. Sơ đồ mạng:

* khái niệm: SĐM (network diagram, ND) là công cụ quản lý một dự án bảo dưỡng, giúp nhóm lập kế hoạch sản xuất trình bày một cách trực quan bản chất các mối quan hệ và những sự phụ thuộc giữa các nhiệm vụ bảo dưỡng trong một WP hoặc giữa các WP trong một MP. Sự trình bày trực quan này sẽ giúp xác định lịch trình/thứ tự thực hiện phù hợp cho các nhiệm vụ bảo dưỡng, từ đó cho phép xây dựng một phương án thực hiện bỏ dưỡng cụ thể.

* Các yếu tố đặc trưng:

- Mối quan hệ phụ thuộc giữa các phần tử: 4 quan hệ phụ thuộc chính được sử dụng trong phương pháp phân tích các mối quan hệ giữa các phần tử (sự kiện, hoạt động) trong mạng. Mỗi phương pháp lập lịch trình thường sử dụng một trong các mối quan hệ này.

+ kết thúc để bắt đầu: hoạt động trước phải kết thúc trước khi hoạt động sau có thể bắt đầu; thường dùng ADM, PDM.

+ kết thúc để kết thúc: hoạt động trước phải kết thúc trước khi hoạt động sau có thể kết thúc; thường dùng với PDM.

+ bắt đầu để bắt đầu: hoạt động trước phải bắt đầu thì hoạt động sau mới có thể bắt đầu; thường dùng với PDM.

+ bắt đầu để kết thúc: hoạt động trước phải bắt đầu trước khi hoạt động sau có thể kết thúc; thường dùng với PDM.

- Độ trễ (float/slack): lượng thời gian mà một hoạt động có thể trễ mà không gây ra sự trễ của toàn bộ hoạt động dự án bảo dưỡng.

- Đường tới hạn/đường đặc tính: đường dài nhất ở đó các hoạt động bảo dưỡng có độ trễ bằng 0 hoặc âm. Những hoạt động này trên đường tới hạn có thể bị trễ mà không gây ra sự kết thúc trễ của toàn bộ dự án bảo dưỡng.

cau 34. Nội dung ý nghĩa và phương pháp xây dựng sơ đồ gantt của hoạt động bảo dưỡng(p 133).

Sơ đồ Gantt liệt kê một danh mục các task của dự án theo trình tự thời gian cùng với tính độc lập hay phụ thuộc giữa chúng, ngoài ra cũng thường cho thấy người chịu trách nhiệm với từng task, các nguồn lực cần đến, vân vân. Nó đặc biệt hữu ích trong việc lập kế hoạch, xác định lịch trình các task, giám sát và xử lý (điều chỉnh) tiến trình triển khai công việc. Sơ đồ Gantt nhấn mạnh đến thời gian nhiều hơn mối quan hệ giữa các task.

Sau đó khi đã xác định lịch trình chi tiết thì sơ đồ Gantt sẽ là một công cụ hữu ích để giám sát và lập kế hoạch triển khai (chiến thuật), nhằm:

-giúp lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong một khung thời gian hẹp/hiện tại (ví dụ, ngày mai sẽ làm nội dung gì, chuẩn bị task nào...)

-cung cấp các dữ liệu làm cơ sở để lên lịch trình chi tiết thời điểm sẽ thực hiện nhiệm vụ đó (ví dụ, đầu tiên là tháo mở cửa công tác, rồi tiến hành lau chùi thiết bị, tiếp đến thì test...)

-cho phép lập kế hoạch phân bổ lại các nguồn lực nhằm thực hiện một nội dung bảo dưỡng hoặc để hoàn thành dự án.

-giúp lập tức xác định lại đường CP của dự án bảo dưỡng và các thông số liên quan trong trường hợp có yêu cầu cần kết thúc công việc bảo dưỡng vào một ngày cụ thể để đưa máy bay ra khai thác.

Tóm lại trong quá trình thực hiện nội dung bảo dưỡng thì sơ đồ Gantt sẽ giúp giám sát để biết được liệu hoạt động bảo dưỡng có tiến triển theo đúng lịch trình không, liệu máy bay có được đưa trở lại khai thác theo đúng kế hoạch không. Nếu câu trả lời là không thì nó sẽ tìm ra những biện pháp hoặc hành động chữa trị cần thiết nhằm đưa toàn bộ quá trình trở lại đúng lịch trình đã định của bộ phận Kế hoạch sản xuất.

Câu 36: nội dung pp phân tích mạng PERT và pp đường tới hạn CPM

Sơ đồ mạng (ND) là một đầu vào quyết định đối với việc tính toán đường tới hạn/đặc tính. ND giúp trình bày bản chất thực của mối quan hệ giữa các nhiệm vụ bảo dưỡng, qua đó cho phép xây dựng một lịch trình thực hiện tối ưu của chuỗi các nhiệm vụ đó.

PP phân tích mạng PERT (Precedence Diagramming Method): sử dụng cách sắp xếp chuỗi mạng theo kiểu thống kê dựa trên những ước tính- có trọng số- về thời gian diễn ra trung bình của các hoạt động. PP này cho phép tính toán rủi ro khi thực hiện công việc.

PP này ra đời khoảng cuối năm 50 thế kỉ XX (1950, tác giả là Willard Frazar), từ quá trình xử lý hoàng loạt nhiệm vụ đặt ra khi phát triển tàu sân bay và hệ thông tên lửa trên tàu ngầm Polaris chạy bằng năng lượng hạt nhân của hải quân Mỹ. Bốn tính chất của nó là:

 Tất cả công việc (JC,...) hoặc gói công việc WP(của dự án bảo dưỡng) trong một cấu trúc WBS được đặt trong một sơ đồ mạng ND.

 Tất cả công việc cấu phần trong sơ đồ mạng ND phải được sắp xếp thứ tự sao cho phản ánh tính phụ thuộc giữa chúng và các tuyến xử lý nhằm hoàn thành nội dung dự án

 Với mỗi công việc phải có được 3 giá trị ước tính về thời gian thực hiện: lạc quan (OP), có khả năng nhất (MI) và bi quan (Pe). Công thức đặc trưng của phương pháp PERT để tính toán thời gian thực hiện công việc này là: (Op+4xMi+Pe)/16

 Cuối cùng là tính giá trị độ trễ của mỗi công việc và xác định đường tới hạn CPM

PP PERT thường dùng ở trường hợp dự án BD chưa từng thực hiện và chưa có thông tin chính xác về thời gian thực hiện mỗi công việc.

PP đường tới hạn CPM : (Critical Path Method) sử dụng logic mạng sắp xếp với những số liệu chính xác (tuy vẫn là ước tính) về thời gian diễn ra hoạt động.

Kỹ thuật CPM ra đời khoảng cùng thời gian và có phương pháp gần giống PP PERT, do tác giả Dupont(thuộc lĩnh vực sản xuất tư nhân ) phát triển với mục đích xác định những hạn chế về nguồn lực gây ảnh hưởng đến sự thực hiện một dự án. PP này có các tính chất giống PP PERT , ngoài trừ tính chất thứ 3, thay vì sử dụng 3 giá trị ước tính về thời gian thì CPM sử dụng 1 giá trị ước tính chính xác về thời gian trong các tính toán về độ trễ và đường Critical Path(CP)

PP CPM hữu ích ở trường hợp dự án bảo dưỡng đã từng thực hiện và có thông tin chính xác về thời gian thực hiện mỗi công việc.

Câu 37: so sánh sơ đồ Gantt và sơ đồ PERT/CPM

Sơ đồ Gantt liệt kê một danh mục các task của dự án theo trình tự thời gian cùng với tính độc lập hay phụ thuộc giữa chúng, ngoài ra cũng thường cho thấy người chịu trách nhiệm với task, các nguồn lực cần đến ... Nó đặc biệt hữu ích trong việc lập kế hoạch, xác định lịch trình các task, giám sát xử lý tiến trình triển khai công việc. Sơ đồ này nhấn mạnh đến thời gian nhiều hơn đến mối gian hệ giữa các task.

Sơ đồ PERT/CPM có dánh vẻ của một sơ đồ khối và tập chung vào mối quan hệ giữa các task(đặc biệt là tính độc lập hay phụ thuộc giữa chúng) và ít tập trung hơn vào luồng thời gian. Nói cách khác, nó nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa các task hơn là về thời gian thực hiện, và có ưu thế về mặt phân tính quá trình. Sơ đồ này đôi khi dc ưa dùng hơn sơ đồ Gantt vì chúng mô tả rõ mối quan hệ giữa các task ~~> khó hiểu nhất là với dự án lớn phúc tạp ~~> trong hoạt động giám sát bảo dưỡng thường dùng sơ đồ Gantt

Hai sơ đồ thường được sử dụng rộng rãi và thường cùng dùng trong một dự án. Phần mềm thường dùng để xây dựng là MS Project.

Quá trình xây dựng và giám sát lịch trình chi tiết cho một nội dung bảo dưỡng:

Ban đầu trong quá trình xây dựng thì PP phân tích PERT/CPM hay CPA là rất mạnh để xác định và đánh giá:

 Dánh sách nhiệm vụ bảo dưỡng sẽ được thực hiện

 Các nguồn lực cần để thực hiện nội dung bảo dưỡng

 Các nội dung và khu vực nơi các nhiệm vụ có thể thực hiện song song

 Thứ tự/ tính phụ thuộc của các nhiệm vụ, lịch trình thời gian và thời điểm tiến hành

 Thứ tự ưu tiên của các nhiệm vụ

 Thời gian ngắn nhất có thể kết thúc công viêc trong nội dung bảo dưỡng

 Cách hiệu quả nhất để giảm bớt thời gian thực hiện bảo dưỡng trong trường hợp cần thiết và các phương án dực phòng để xác đinh lại đường CP trong trường hợp bất khả kháng

Sau đó, khi đã xác định lịch trình chi tiết thì sơ đồ Gantt sẽ là một công cụ hữu ích để giám sát và lập kế hoạch triển khai

Giúp lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong 1 khung thời gian hẹp/hiện tại

Cung cấp các dữ liệu làm cơ sở để lên lịch trình chi tiết thời điểm sẽ thực hiện các nhiệm vụ đó

Cho phép lập kế hoạch phân bổ lại các nguồn lực nhằm thực hiện một nội dung bảo dưỡng hoặc để hoàn thành dự án

Giúp lập tức xác định lại đường CP và các thông số liên quan khi có yêu càu kết thúc công việc để đưa máy bay ra khai thác.

TRong qua trình thực hiện thì sơ đồ Gantt giúp giám sát để biết được liệu hoạt động bảo dưỡng có tiến triển theo đúng lịch ko. Nếu ko kịp thì có biện pháp hoặc hành động chưa trị nhămg đưa toàn bộ quá trình trở lại đúng lịch phòng kế hoạch sản xuất

Câu 38: Nội dung tóm tắt hệ thống thông tin AMASIS

Logistics: liên quan đến hoạt động cung ứng vật tư. Cho phép kiểm soát thông tin liên quan đến vật tư và xuất nhập

Routine Maintenance: liên quan chính đến hoạt động bảo dưỡng ngoại trường, phân xưởng thiết bị , bộ phận kiểm soát bảo dưỡng và hệ thống các chỉ lệnh công việc có ý nghĩa chung trong toàn bộ cơ sở bảo dưỡng ngoài ra còn cung cấp thêm thông tin về cấu hình máy bay

Schedule Maintenance/Production Barcoding: đây là modun quan trọng liên quan đến hoạt động bảo dưỡng định kì, nội trường xây dựng và quản lý chương trình bảo dưỡng. Đồng thời một phần lớn môdun tập chung vào quản lý gói công việc bảo dưỡng và định nghĩa các dạng kiểm tra bảo dưỡng định kì. Chức năng Barcode hỗ trợ quản lý thực thi gói bảo dưỡng

SB & AD & MOD Management : liên quan đến quản lý các thiệt bị kỹ thuật SB AD các hoạt đông sửa đổi kũ thuật và sự phát triển của cấu hình máy bay và thiết bị so với cấu hình chuẩn ban đầu khi tiếp nhận máy bay

Thêm 4 modun phụ:

Auto- Provisioning/Barcoding : hỗ trợ quản lý/ cung ứng vật tư nhờ thiết lập và quản lý mức kho từ đó cho phép tự lập đơn hang nhằm duy trì mức kho.

Assemblies & Sub-assemblies: định nghĩa các khối thiết bị lắp quan trọng nbuw động cơ chính phụ càng ... nhằm giám sát giờ chu kì hoạt động và các lịch sử tháo lắp của chúng. Chức năng này hỗ trợ việc phân rã các khối thiết bị lắp khi đưa vào phân xưởng

Graphic-Documentation Barcoding: quản lý các tài liệu hướng dẫn thực hiện bảo dưỡng và có thể liên kết với các nội dung thẻ (task card) bảo dưỡng cụ thể

Labor-Manhour&Export-Import: quản lý nhân sự bảo dưỡng

Câu 39: Nội dung cơ bản của chương trình ngân sách bảo dưỡng:

Có 2 loại ngân sách cần được xây dựng đó là vốn và và chi phí.

+ Ngân sách vốn giải quyết các vấn đề cho phép đưa thêm vào giá trị công ty và những đối tượng sẽ bị giảm giá trị theo dòng thời gian.

+ Ngân sách chi phí giải quyết các vấn đề mà mà chủ yếu được mô tả như chi phí tiến hành công việc kinh doanh.

Ví dụ mua thêm một máy móc mới thuộc về vốn còn tu sửa, thay thế một bộ phận, chi tiết nào đó thuộc về chi phí.

Ngân sách bảo dưỡng đề cập chủ yếu đến ngân sách chi phí: bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

+Chi phí trực tiếp là những cái được áp dụng trực tiếp cho máy bay ví dụ như thiết bị lẻ được xem xét áp đặt hay công việc sửa chữa một thiết bị lẻ...

+ Chi phí trách nhiệm là những thứ như hoạt động dịch vụ chung ( các tiện ích) hay các vấn đề tiền lương quản lí.

Mỗi chi phí trực tiếp và gián tiếp lại được tiếp tục phân thành 3 loại là: -chi phí nhân công làm việc tại công ty

- chi phí vật tư

- chi phí thuê dịch vụ bên ngoài.

* Quy tắc quan trọng được áp dụng cho việc lập thảo ngân sách là: Ngân sách và những kết quả bảo các phải có cùng khuôn dạng. Đó là cách cách duy nhất để chúng ta có thể thực sự đo đếm và biết mình đang hoạt động như thế nào. Đây cũng chính là điểm tạo ra lý do chung nhất cho thất bại của các ngân sách và cũng chính điều này giải thích tại sao các ngân sách thường để mất đi độ tin cậy và tính hữu ích của chúng. Trên thực tế đa số các công ty luôn không thể nói chính xác họ đang làm gì với ngân sách của mình. Có thể có nhiều báo cáo nói về sự chuyển đổi chi phí dùng trong việc so sánh ngân sách, nhưng kết quả thường là những sự mất mát của dữ liệu và độ chính xác.

* Các phương pháp cơ bản để xây dựng dự thảo ngân sách bảo dưỡng:

+PP so sánh ngân sách

+ PP năm ngoái năm nay

+PP dựa trên cơ sở zero.( cồng kềnh nhưng dùng khá phổ biến)

Câu 40. Nội dung của các chi phí bảo dưỡng.

*Chi phí bảo dưỡng chiếm khoảng 10-15% chi phí hoạt động của hãng hàng không. Sự phân bố của chi phí hoạt động sẽ thay đổi giữa các hãng hàng không, phụ thuộc vào vị trí cấu trúc đường bay và những biến cố khác như chi phí nhiên liệu. Tổng CPBD có 4 phần chính:

+ chi phí vật tư bảo dưỡng trực tiếp

+ chi phí hoạt động bảo dưỡng trực tiếp

+ chi phí bảo dưỡng trực tiếp thuê bên ngoài

+chi phí quản lí bảo dưỡng

* Tổng quan về chi phí bảo dưỡng

- chi phí cơ bản (chi phí gốc). chi phí về khung sườn kết cấu và động cơ.

- Kế hoạch bảo dưỡng: yêu cầu tới thông tin cụ thể từ hãng hàng không về các chi phí bảo dưỡng nào sẽ được tính toán. Ví dụ như tự làm hay khoán, chi phí nhân công lao động.

-Dữ liệu hoạt động: như kích cỡ đội bay, tỷ lệ mức khai thác, chiều dài chuyến bay.

- Các chi phí bảo dưỡng theo tính toán: kết quả tính toàn các chi phí bảo dưỡng sẽ được điều chỉnh thay thế nào đó sao cho phù hợp với hoạt động cụ thể của hãng hàng không giựa vào kinh nghiệm của hãng hàng không.

* Phương pháp tiếp cận vấn đề chi phí bảo dưỡng của nhà sản xuất máy bay.

Thông thường CPBD đối với một loại máy bay cụ thể được nhà sản xuất máy bay đánh giá dựa trên việc sử dụng dữ liệu phản hồi từ các nhà khai thác với kinh nghiệm bảo dưỡng của họ. Những dự liệu này thường phân loại theo chương mục của ATA hoặc theo nhiệm vị bảo dưỡng- được dùng để xây dựng và cập nhật đường cớ sở của chi phí bảo dưỡng trực tiếp.

Sau đó các dữ liệu của đường cơ sở được các nhà phân tích bảo dưỡng điều chỉnh nhằm bù trừ cho những khác nhau về cấu hình, tuổi đời và diều kiện vận hành liên quan đến các các dữ liệu của nhà khai thác.

Dữ liệu của đường cơ sở đối với những máy bay mới được thiết lập và phát triển bằng cách dùng một Mb nào đó với dữ liệu về quá trình hoạt động đã biết và xác định là các hệ số chi phí bảo dưỡng của nó đối với hệ thống, dựa trên những khác biệt của Mb mới và máy bay đã biết này. Các khac biệt có thể là bắt nguồn từ sự khác nhau về tần suất bảo dưỡng thời gian thực hiện, nhiệm vị bảo dưỡng, các tỷ lệ hỏng hóc, các đỏi hỏi vật tư bảo dưỡng... Những nhân tố ảnh hưởng lớn đến chi phí bảo dưỡng Mb:

- Tuổi đời hoạt động: chia làm 3 thời kỳ

+Từ 0-5 năm. Máy bay mới, đang còn hợp đồng về bảo hành đối với vấn đề chi phí vật tư công nhấn sửa chữa. Đòi hỏi ít về hoạt động sửa chữa bảo dưỡng nên tốn ít nhân công và chi phí.

+ Từ 5-12 năm: thơi gian máy bay đạt đến trạng thái ổn định của nó, nghĩa là đạt tới và duy trì ở một mức tương đối ổn định trong khoảng 6-7 năm.

+ Giai đoạn về già: lớn hơn 12 năm. Đặc trưng của giai đoạn này là sự tăng lên ổn định đới với các chi phí bảo dưỡng về khung sườn và kết cấu máy bay do sự tăng lên của tần suất sửa chữa kết cấu. Đối với động cơ thì các thiết bị luôn được thay thế nên trong những lần bảo dưỡng lớn hoặc đại tu nên chi phí bảo dưỡng của động cơ không bị ảnh hưởng bởi quá trình già đi của máy bay. Do vậy vẫn chủ yếu duy trì ở mức chi phi như giai đoạn ổn định trong quá trình hoạt động của động cơ. Đồ thị mô tả các giai đoạn.

-Ảnh hưởng của sự chuyển đổi loại máy bay và sự non nớt ban đầu.

+do sự chuyển đổi loại máy bay. Khi có máy bay mới hay động cơ mới thì hiệu suất làm việc của nhân viên bảo dưỡng kém do non nớt trong kinh nghiệm và tiếp thu kiến thức.

+ do sự mới ra lò của thiết bị, máy bay.Với một máy bay mới ra đời thì các chi phi bảo dưỡng với khung sườn, các hệ thống, động cơ sẽ phát triển theo một đường cong dưới đây. Chỗ nhô lên cao là kết quả của những đòi hỏi thay thế phần cứng những hỏng hóc, sai số lộ ra trong thời gian đầu. Ví dụ: động cơ mới trong giai đoạn hoạt động khi vừa sản xuất ra có thể có các chi phí bảo dưỡng cao tới 160% so với mưc khi nó hoạt động ở trạng thái ổn định. Đây là đặc điểm mà nhà khai thác cần quan tâm nhằm lường trước những yếu tố tác động khi quyết định đầu tư mua một loại thiết bị hay máy bay mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: #tnt