Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần 1

Câu 1: Liệt kê nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính, trình bày triệu chứng lâm sàng viêm phế quản mạn tính.
Trả lời:
*Các nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính gồm:
-Khói thuốc lá , thuốc lào
- Môi trường ô nhiễm
-Nghề nghiệp tiếp  xúc với nhiều bụi, khí độc hữu cơ và vô cơ.
-Nhiễm các vi khuẩn và virus đường hô hấp
-Yếu tố cơ địa: cơ địa dị ứng, bệnh di truyền rối loạn bài tiết nhầy.
-Yếu tố thuận lợi: người cao tuổi có hút thuốc lá, môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt.
*Triệu chứng lâm sàng
-Bệnh thường xảy ra ở người >50 tuổi,  nam giới nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh xuất hiện và tiến triển từ từ , lúc đầu nhẹ không ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động, sau nặng dần.
-Quá trình diễn biến từ 5-20 năm, có những đợt cấp và biến chứng.
+ Ho, khạc đờm: ho nhiều vào buổi sáng, đờm nhầy, dính, trong hoặc xanh, đục như mủ. Lượng đờm khoảng 200ml/24h. Đợt ho kéo dài khoảng 3 tuần thường hay xảy ra vào mùa đông, đầu xuân
+ Khó thở: trong giai đoạn đầu của VPQMT bệnh nhân chưa có khó thở, càng về giai đoạn cuối mức độ khó thở của bệnh nhân càng tăng lên, chức năng hô hấp càng suy giảm trầm trọng.
-Đượt cấp của VPQM: thỉnh thoảng co những đợt ho và khạc đờm nặng lên, thường do bội nhiễm. Những triệu chứng trong đợt cấp là:
+ Ho khạc đờm có mủ
+ khó thở như cơn hen, nghe phổi có ran ngáy, ran rít, ran ẩm.
+ Có thể có sốt hoặc không
+ Bệnh nhân có thể tử vong trong đợt cấp do suy hô hấp cấp.
+ Biến chứng có thể gặp là: bội nhiễm phổi( viêm phổi thùy, áp xe phổi, lao phổi), giãn phế nang, suy hô hấp cấp, suy tim phải.

Câu 2: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm phổi
Trả lời:
*Triệu chứng lâm sàng:
-Khởi phát bằng sốt cao đột ngột 39-40( hoặc sốt cừa kèm theo ho khan trong những ngày đầu. Ban đầu khó khạc đờm, sau đó ho khạc ra nhiều đờm mủ xanh, vàng. Đau ngực khu trú ở một vùng nhất định đau tăng lên khi ho.
-Khó thở nhẹ, khó thở có xu hướng ngày càng tăng. Trường hợp nặng bệnh nhân khó thở nhiều.
-Khám phổi : nếu viem phổi thủy sẽ có hội chứng đông đặc(rung thanh tăng, gõ đục, rì rào phế nang giảm), có  thể thấy tiếng thổi ống, đa số trường hợp có ran nổ, ran thải ẩm rải rác 2 bên phổi. Có thể kèm theo nhịp tim nhanh, huyết áp hạ.
* Cận lâm sàng:
- X-quang phổi xác định vị trí tổn thương và mức độ tổn thương để đánh giá điều trị.
-Với viêm phổi thùy: tổn thương là đám mờ đậm, đồng đều, hình tam giác, đỉnh quay về trung thất
-Với viêm phế quản phế viêm: nhiều nốt mờ rải rác ở 2 phổi, tập trung nhiều ở vùng cạnh tim và phía dưới, mật độ nốt mờ không đều nhau.
- Số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng.
-Một số biện pháp soi cấy đờm, chọc hút dịch...để tìm vi khuẩn

Câu 3: Liệt kê nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây tăng huyết áp
Trả lời:
*Nguyên nhân: Có 2 loại tăng huyết áp là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.
-Tăng huyết áp nguyên phát: là THA ko rõ nguyên nhân, loại này chiếm 90-95% các trường hợp THA, thường gặp ở tuổi trung niên và tuổi già.
-Tăng huyết áp thứ phát: chiếm 5-10% các trường hợp THA, bao gồm:
+Bệnh thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, bệnh thận đa nang, viêm thận kẽ, sỏi thận, hẹp động mạch thận...
+Bệnh nội tiết: cường Aldosteron nguyên phát, hội chứng sushing, u tủy thượng thận, bệnh to đầu chi, cường giáp...
+ Nguyên nhân khác: hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén...
*Các yếu tố thuận lợi: Thường liên quan đến THA nguyên phát đó là:
-Yếu tố di truyền, tính gia đình
-Yếu tố ăn uống: chế độ ăn nhiều muối, uống rượu nhiều, ăn ít protit
-Yếu tố tâm lý: tình trạng căng thẳng , stress kéo dài...

Câu 4: Mục tiêu, nguyên tắc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc:
Trả lời:
*Mục tiêu điều trị:
+Mức huyết áp mục tiêu: HA<140/90mmHg; với bệnh nhân đái tháo đường HA mục tiêu <130/80mmHg và bệnh thận mãn tính thì mức HA mục tiêu<125/80mmHg
+Giảm tối đa các biến chứng và tử vong do THA gây ra
+Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm (nếu có)
*Nguyên tắc:
+Điều trị sớm và lâu dài
+Kết hợp điều trị thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý.
+Từ từ đưa huyết áp về mức mục tiêu.
+Chọn thuốc ít tác dụng phụ, phù hợp đối tượng bệnh.
*Các biện pháp điều trị không dùng thuốc(điều chỉnh lối sống)
-Điều chỉnh lối sống là biện pháp điều trị bắt buộc cho tất cả bệnh nhân dù có kèm theo dùng thuốc hay không. Điều chỉnh bao gồm:
+Giảm cân nặng(nếu thừa cân)
+Hạn chế rượu
+Bỏ hút thuốc lá.
+Chế độ ăn: giảm muối, hạn chế mỡ động vật, các thức ăn giàu cholesterol, ăn nhiều rau quả.
+Tăng cường hoạt động thể lực

Câu 5:Triệu chứng lâm sàng thể điển hình loét dạ dày-tá tràng.
Trả lời
*Triệu chứng cơ năng: triệu chứng rất đa dạng tùy thuộc vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân, đợt cấp hay thuyên giảm, phụ thuộc vào vị trí ổ loét: loét dạ dày hay loét tá tràng, loét kèm theo biến chứng. Khi đang có đợt cấp, các triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn.
-Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng chính:
+Đau âm ỉ, hoặc dữ dội, đau bỏng rát
+Đau có tính chất chu kỳ trong ngày và trong năm:
Đau theo nhịp điệu với bữa ăn: đau khi no (loét dạ dày) hoặc đau khi đói, ăn vào đỡ đau (loét tá tràng)
Đau theo mùa trong năm
Đau kéo dài vài tuần rồi hết, vài tháng hoặc cả năm sau lại xuất hiện một đợt đau.
+Càng về sau bệnh càng mất dần tính chu kỳ, số đợt đau tăng dần và trở thành liên tục
-Kèm theo bệnh nhân có ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn, táo lỏng thất thường.
-Suy nhược thần kinh
-Khi có triệu chứng nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen là biểu hiện bệnh đã có biến chứng.
*Triệu chứng thực thể:
-Trong cơn đau co thể thấy các dấu hiệu sau:
+Co cứng cơ vùng thượng vị
+Ấn điểm thượng vị đau trong loét dạ dày.
+Ấn điểm môn vị-tá tràng đau trong loét tá tràng.
-Ngoài cơn đau, bụng mềm không có dấu hiệu gi đặc biệt






Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: