buikhacduy
Câu 1: Những tư tưởng chủ đạo của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X?
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X là Đại hội của “Khát vọng tuổi trẻ dựng xây đất nước”. Đại hội
biểu thị quyết tâm chính trị của Tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới ra sức phấn đấu vươn lên,
vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vững tâm thế đẩm nhận vai trò chủ thể xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại hội triển khai hai phong trào hành động cách mạng “Xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” trên cơ sử kế thừa, đúc rút kinh
nghiệm của hai phong trào “Năm xung kích”, “Bốn đồng hành” để thể hiện quan điểm vừa phát
huy, vừa chú trọng chăm lo, bồi dưỡng thanh niên.
Đại hội khẳng định tiếp tục kiên trì thực hiện một số phương châm, phương thức trong công tác
tuyên truyền giáo dục của Đoàn, như: giáo dục thanh niên qua hành động thực tiễn, qua việc
tham gia tạo dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo động lức phấn đấu cho thanh niên gắn với
phát huy yếu tố tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi đoàn viên thanh niên, giáo dục qua các tấm
gương điển hình tiên tiến…
Đại hội khẳng định nhiệm vụ cấp thiết của Đoàn trong thời gian tới là củng cố, xây dựng tổ chức
Đoàn vững mạnh, trong đó chú trọng chất lượng tổ chức cơ sở, đội ngũ cán bộ và mở rộng mặt
trận đoàn kết, tập hợp thanh niê, nhất là ở địa bàn dân cư, trong các khu công nghiệp, khu chế
xuất, doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Câu 2: Tiêu đề báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá IX tại Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ X và khẩu hiệu hành động của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X có nội dung, ý
nghĩa gì?
Tiêu đề báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá IX tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ
X: “Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, tăng cường bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo
dức, lối sống, cổ vũ thanh niên thi đua học tập, rèn luyện, lao động, sáng tạo, xung kích, tình
nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Ý nghĩa của tiêu đề cũng là yêu cầu đặt ra với tổ chức Đoàn trong giai đoạn mới, đó là:
} Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X thể hiện ý chí và nguyện vọng của thế hệ trẻ Việt Nam được
đem tài năng, sức trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh phải thực sự vững mạnh về tổ quốc, đủ năng lực đoàn kết, tập hợp và đồng
hành với thanh niên trên bước đường phát triển và hội nhập.
} Đoàn phải tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho
thanh thiếu nhi, xứng đáng là người bạn, người đồng chí thân thiết, chăm lo cho thanh niên, bảo
vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; cổ vũ và định hướng cho thanh niên lập thân,
lập nghiệp.
} Tổ chức Đoàn phải huy động đông đảo các lực lượng thanh thiếu niên, phát huy tinh thần xung
kichs, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế } xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Việt Nam xây dựng hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết,
sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Ý nghĩa của khẩu hiệu thể hiện yêu cầu của thời đại, sực kỳ vọng của Đảng, của dân tộc đối với
thế hệ trẻ Việt Nam, đó là: phải nuôi dưỡng ước mói, có hoài bão, phải biến ước mơi thành
hành động để không ngừng học tập, rèn luyện trở thanh những người thanh niên Việt Nam có
“Tâm trong – trí sáng – Hoàn bão lớn” hết lòng, hết sức cống hiến cho Tổ quốc, phụng sự nhân
dân.
Câu 3: Công tác giáo dục của Đoàn trong nhiệm kỳ 2007]2012 đã đạt được những kết quả cơ
bản nào?
Công tác giáo dục được triển khai đồng bộ, có nhiều đổi mới về phương thức và nội dung, góp
phần bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật
cho thanh thiếu nhi.
Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác được thực hiện sáng tạo hiệu quả,
trở thành nội dung xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn, tạo được chuyển biến tích cực
trong nhận thức và hành động của cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Các cấp bộ Đoàn đã
tôn vinh58.581 tập thể và 1.035.295 cá nhân điển hình tiên tiến làm theo lời Bác; tổ chức 81.466
lớp nghiện cứu chuyên đề về đạo đức Hồ Chí Minh với hơn 10.000.000 lượt đoàn viên, thanh
niên tham gia; xây dựng 56.062 tủ sách “Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác”…
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng tiếp tục chú trọng. Hình thức tổ chức học tập, quán triệt các
nghị quyết, chủ trương của Đảng, giáo dục chủ nghĩa Mác – Le6nin, tư tường Hồ Chí Minh và
việc học tập lý luận chính trị có nhiều đổi mới. Tiêu biểu như Thành đoàn TP.Hồ Chí Minh tổ
chức cuộc thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trực tuyến qua mạng
internet “Tầm nhìn xuyên thế kỷ”, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Công an đội tuyên truyền thanh
niên về Nghị quyết Đại hội Đảng XI dưới hình thức sân khấu hoá…
Công tác giáo dục truyền thống tiếp tục được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức sáng tạo,
gắn với sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn. Nhiều hoạt động được tổ chức đồng loạt, rộng khắp, có
sức lan toả, thu hút sự tham gia đông đảo của đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân, góp phần
bồi đắp lòng tự hào dân tộc, truyền thống hào hùng của quê hương, đất nước như: các hoạt
động kỷ niệm 120 năm ngày sinh nhật Bác, 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước;
1.000 năm Thăng Long – Hà Nội; Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng, 80 năm ngày thành lập
Đoàn; hoạt động “Thắp nến tri ân” được tổ chức đồng loạt tại tất cả các nghĩa trang liệt sĩ vào
tối 26/7 hàng năm.
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống được chú trọng, đề cao lòng nhân ái, đạo lý uống nước nhớ
nguồn, lối sống văn hoá, nghĩa tình, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Nổi bật là các
mô hình như: chương trình “Khi tôi 18”, “Học làm người có ích”, “Học kỳ trong quân đội”, “Học
từ thiên nhiện”, “Trải nghiệm nông thôn”… Bên cạnh đó, các báo của Đoàn đã chú trọng xây
dựng các chuyên mục, chuyên trang, tin bài nêu gương người tốt, việc tốt..
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu nhi tiếp tục được duy trì với các mô
hình hiệu quả, như: Mô hình câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin”, câu lạc bộ “Tuổi trẻ với pháp luật”,
“Mô hình 1}1}1”: Mỗi cơ sở Đoàn thành lập ít nhất 1 đội thanh niên tình nguyện thắp sáng niềm
tin, mỗi đội giúp đỡ ít nhất 1 thanh niên chậm tiến bộ trong vòng 1 năm… góp phần hình thành
thói quen “Sống làm việc theo pháp luật” trong thanh thiếu niên, cảm hoá được nhiều thanh
niên chậm tiến.
Câu 4: Công tác xây dựng tổ chức của Đoàn trong nhiệm kỳ 2007 – 2012 đã đạt được những
kết quả cơ bản nào?
Trong công tác đoàn viên, các cấp bộ đoàn đã chủ động, tích cực nghiên cứu giải pháp duy trì,
phát triển đoàn viên, nâng cao chất lượng đoàn viên. Tổ chức kết nạp “Lớp đoàn viên Lý Tự
Trọng”, “Lớp đoàn viên 80 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”. Trong nhiệm kỳ, toàn Đoàn
đã kết nạp 4.250.715 đoàn viên mới, nâng tổng số đoàn viên hiện nay là 7,03 triệu. Ban Thường
vụ Trung ương Đoàn đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên với 5
tiêu chí rèn luyện và 10 tiêu chí hành động.
Trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã ban
hành Nghị quyết số 02 NQ/TWĐTN, tiếp tục triển khai cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn vững
mạnh” và tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chi đoàn, Đoàn cơ sở,
Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã ban hành Kết luận số 127 KT/TWĐTN về một số giải pháp
nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn. Tổ chức Đoàn cơ sở xã,
phường, thị trấn, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực dịch
vụ từng bước nâng cao chất lượng chi đoàn, Đoàn cơ sở. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã
ban hành Kết luận số 127 KL/TWĐTN về một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động. Nội
dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn được đổi mới theo hướng có chủ đề, chủ điềm, thiết thực,
phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa
phương, đơn vị.
Công tác cán bộ Đoàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc ban hành tổ chức thực hiện Quy
chế cán bộ Đoàn đã giúp đội ngũ cán bộ Đoàn từng bước được trẻ hoám chuẩn hoá, chất lượng
được nâng lên. Công tác luân chuyển cán bộ Đoàn được tăng cường góp phần đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ thông qua hoạt động thực tiễn. Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ được chú
trọng hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ được thực hiện thường xuyên, có sự
phân cấp và gắn với chức danh, nhiệm vụ công tác cụ thể. Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam
được Thủ tướng Chính phủ quyết định trở thành cơ sở giáo dục đại học công lập, chương trình,
giáo trình đào tạo từng bước chuẩn hoá.
Câu 5: Mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên của Đoàn trong nhiệm kỳ 2007 – 2012 đã đạt
được những kết quả cơ bản nào?
Công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên tiếp tục có nhiều đổi mới về nội dung,
phương thức, đối tượng tiếp cận được mở rộng trong nhiều lĩnh vực, địa bàn. Cùng với sự phát
triển số lượng đoàn viên, số lượng hội viên các tổ chức thành viên tập thể của Hội LHTN Việt
Nam không ngừng gia tăng. Hiện nay, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có khoảng 8,2 triệu hội
viên.
Tổ chức Đoàn, Hội các cấp đã tập trung phát triển các chi hội, đội, nhóm thanh niên theo ngành
nghề, sở thích; xây dựng lực lượng cốt cán và tăng cường công tác tập hợp đoàn kết thanh niên
dân tộc, tôn giáo thông qua tổ chức các hội nghị đoàn kết thanh niên; hỗ trợ thanh niên yếu thế
trong cơ hội phát triển.
Điểm mới trong tập hợp đoàn kết thanh niên nhiệm kỳ qua việc phát triển rộng rãi các tổ chức
thành viên tập thể của Hội LHTN Việt Nam. Hiện nay, Hội LHTN Việt Nam có các tổ chức thành
viên tập thể là: Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và một số Ban vận
động thành lập các hội thuộc Hội LHTN Việt Nam: Hội Thanh niên khuyết tật, Hội trí thức khoa
học công nghệ trẻ, Hội kiến trúc và xây dựng trẻ, Hội công nghệ và tin học trẻ, Hội Tài chính và
ngân hàng trẻ Việt Nam; bước đầu tiếp cận tập hợp cộng đồng thanh niên trên mạng, học sinh,
sinh viên học tập ở nước ngoài; tăng cường phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.
Câu 6: Công tác phụ trách Đội và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng trong nhiệm kỳ 2007
– 2012 đã đạt được những kết quả cơ bản nào?
Công tác phụ trách Đội và chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng có nhiều chuyển biến tích cực.
Các cấp bộ đoàn đã thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống, định hướng giá trị, hình thành
nhân cách cho thiếu nhi thông qua cộng vận động “Vì đàn em thân yêu”, “Thiếu nhi Việt Nam thi
đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”,
phong trào “Kế hoạch nhỏ”, “Nghìn việc tốt”…
Nội dung, phương thức giáo dục thiếu nhi tiếp tục được nghiên cứu đổi mới, giáo dục kỹ năng
được đầu tư với nhiều mô hình hay như “Trại hè xanh”, “Hành trình về với thiên nhiên”…
Chương trình Rèn luyện đội viên tiếp tục có nhiều đổi mới, thực hiện hiệu quả. Các cấp bộ Đoàn,
Đội đã xây dựng, nhân rộng và tuyên dương các gương điển hình thiếu nhi học tập tốt, rèn luyện
tốt, chỉ huy Đội giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ, phụ trách Sao giởi; đẩy mạnh các hoạt động bảo trợ
sáng tác văn học, âm nhạc cho thiếu nhi; phối hợp có hiệu quả với các cơ quan báo chí, truyền
thông trong tuyên truyền, giáo dục thiếu nhi.
Câu 7: Những kết quả nổi bật của phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế ] xã hội và bảo vệ
Tổ quốc”?
} Các hoạt động xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế } xã hội được đẩy mạnh. Phong
trào “Sáng tạo trẻ” đã khuyến khích, cổ vũ đoàn viên, thanh niên phát huy sáng kiến, ý tưởng
sáng tạo, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lao động sản xuất. Các phong trào thi đua
thực hiện nhiệm vụ chính trị của thanh niên trong các lĩnh vực: xây dựng các mô hình kinh tế, tổ
hợp tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng,
xây dựng nông thôn mới trong thanh niên nông thôn; tham gia xây dựng văn minh đô thị, bảo
đảm an toàn giao thông của thanh niên đô thị… tiếp tục phát triển, mang lại nhiều kết quả thiết
thực. Các cấp bộ đoàn đã củng cố và phát triển triển được 8.439 câu lạc bộ, quỹ, gải thưởng hỗ
trợ sáng kiến, đã hỗ trợ gần 290 tỷ đồng cho 370.140 đoàn viên; đăng ký đảm nhận 56.268 đề
tài nghiên cứu khoa học, làm lợi trên 274 tỷ đồng…
} Phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng tiếp tục mở rộng về quy mô, nội
dung phong phú, hình thức đa dạng, ngày càng đi chiều sâu, thực sự là môi trường rèn luyện của
tuổi trẻ. Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, tình nguyện mùa đông, xuân tình nguyện hè, tình
nguyện mùa đông, xuân tình nguyện, hành trình nhân ái vì sức khoẻ cộng đồng, tiếp sức mùa
thim tiếp sức đến trường, các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, hiến máu
tình nguyện, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo gia đình chính sách, tham gia xoá
đói, giảm nghèo… thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia góp phần giải quyết những
khó khăn, bức xúc ở cộng đồng.
} Các hoạt động xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
được các cấp bộ đoàn triển khai có hiệu quả qua việc xây dựng các đội hình thanh niên xung kích
tham gia đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vận động thanh niên lên đường nhập
ngũ. Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, phong trào “Đoàn kết 3 lực lượng” đã tạo sự
gắn kết giữa thanh niên lực lượng vũ trang với các lực lượng thanh niên trên địa bàn dân cư.
Phong trào “Thanh niên quân đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng danh Bộ
đội Cụ Hồ”, phong trào “Thanh niên Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy –
Xung kích, sáng tạo, tình nguyện, lập công vì an ninh Tổ quốc” được tổ chức có chiều sâu với
nhiều cách làm sáng tạo góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững cuộc sống bình yên của nhân dân.
} Các hoạt động tham gia cải cách hành chính được các cấp bộ đoàn quan tâm triển khi, góp
phần đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trẻ và chính đội ngũ cán
bộ đoàn, tạo sự chuyển biến tích cực về tinh thần, ý thức, thái độ làm việc, xây dựng lớp cán bộ,
công chức, viên chức hiện đại với những tố chất năng động, sáng tạo, giỏi nghề, tận tuỵ và cầu
thị. Phong trào “Ba trách nhiệm” được cụ thể hoá với những mô ình “Công sở văn minh”, “Nụ
cười công sở”, “Văn hoá doanh nghiệp”…
} Các hoạt động xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh. Các cấp bộ đoàn có
nhiều hình thức động viên thanh thiếu niên tích cực học tập ngoại ngữ, tin học, trang bị kiến
thức, kỹ năng cần thiết trong hội nhập; tăng cường cung cấp thông tin về thị trường văn hoá, thị
trường lao động, thị trường tài chính trong và ngoài nước cho đoàn viên, thanh niên; hỗ trợ
thanh niên tiếp cận phương thức sản xuất mới, tiên tiến để tạo ra sản phẩm hàng hoá có tính
cạnh tranh cao.
Câu 8: Phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” đạt được kết quả như
thế nào?
} Các hoạt động đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn, nghiệp vụ:
+ Đã trợ giúp thiết thực cho đoàn viên, thanh niên trong khối trường học thực hiện nhiệm vụ
học tốt, dạy tốt, nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng môi trường học đường lành mạnh như
Cuôc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực”…
+ Các cấp bộ Đoàn đã có nhiều hình thức giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó kăn đến trường;
phát triển quỹ khuyến học, khuyến tài, các loại học bổng và giải thưởng trong lĩnh vực học tập,
nghiên cứu khoa học (trong 4 năm (2004}2012), đã hỗ trợ học bổng cho hơn 612.973 lượt đoàn
viên, thanh niên với tổng giá trị 719,515 tỷ đồng);
+ Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo, ngân hàng chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi
để học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn tín dụng học tập (đến 31/12/20011, tổng
dư nợ đạt 30.036 tỷ đồng, tạo điều kiện cho trên 22,1 triệu học sinh, sinh viên của gần 1,8 triệu
hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường).
+ Hỗ trợ thanh niên công chức, viên chức, thanh niên lực lượng vũ trang, thanh niên trong các
doanh nghiệp vươn lên làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, thanh niên nông thôn tiếp cận tri
thức, công nghệ mới (tổ chức 31.130 lớp học tập nâng cap trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
952.883 đoàn viên, thanh niên; 30.307 lớp chuyển giao tiến bộ KHKT cho 1.361.727 đoàn viên,
thanh niên; 26.397 lớp phổ cập tin học, ngoại ngữ cho 772.936 đoàn viên, thanh niên; xây dựng
được 2..426 điểm truy cập intrernet cho thanh niên nông thôn, miền núi).
} Các hoạt động đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm:
+ Tổ chức sâu rộng các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ thanh niên khởi sự
doanh nghiệp; khuyến khích, vận động thanh niên chủ động góp vốn và liên kết trong sản xuất,
kinh doanh, tự tạo việc làm, giúp nhau lập nghiệp. Trung ương Đoàn đề xuất với chính phủ phê
duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm, giai đoạn 2008}2015” và tích cực phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
} Các hoạt động đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khoẻ thể chất và đời sống văn hoá
tinh thần:
+ Được triển khai rộng khắp với nhiều mô hình mới, sáng tạo, có sức lan toả như: Ngày hội
thanh niên Việt Nam, đồng diễn thanh niên làm theo lời Bác, ngày hội thanh niên khoẻ… Các
hoạt động văn háo văn nghệ , thể dục thể thao ở cơ sở được tổ chức với nhiều hình thức đa
dạng, phong phú, từng nước đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần của đoàn viên, thanh
niên. Các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, thanh niên, phòng,
chống HIV/AIDS, phòng, chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội trong thanh niên, đặc biệt
là thanh niên yếu thế, thanh niên chậm tiến ngày càng được quan tâm.
} Các hoạt động đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội:
+ Bước đầu xây dựng lực lượng cán bộ nòng cốt trong phát triển kỹ năng xã hội cho đoàn viên
thanh thiếu niên. Đoàn, Hội các cấp đã tổ chức được gần 8000 lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ
nòng cốt về kỹ năng xã hội cho hơn 600.000 cán bộ tham gia; tổ chức 515 trại huấn luyện kỹ
năng cấp tỉnh và 3 trại huấn luyện kỹ năng cấp Trung ương với gần 65.000 cán bộ Đoàn, Hội
tham gia.
+ Từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên về vai trò của kỹ năng
xã hội trong bối cảnh hội nhập; hình thành các kỹ năng cần thiết cho thanh niên trong học tập,
lao động, giáo tiếp và các hoạt động xã hội. Nhiều mô hình giáo dục kỹ năng đã có kết quả tích
cực, được xã hội thừa nhận như: Mô hình Học kỳ quân đội, chương trình Đào tạo Lãnh đạo trẻ
tương lai, Học từ thiên nhiên, Học làm người có ích, hoạt động của Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu…
Câu 9: Nhiệm kỳ 2007 – 2012, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi còn những hạn
chế, yếu kém gì?
Đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm và chỉ ra 5 điểm hạn chế, yếu kém của công tác Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi là:
Thứ nhất, công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn tuy đã có đổi mới nhưng chưa tác động
sâu sắc đến đông đảo đoàn viên, thanh niên; công tác tuyên truyền, định hướng lý tưởng, giáo
dục đạo đức lối sống, nên gương người tốt, việc tốt cho thanh thiếu nhi chưa thường xuyên;
công tác năm bắt, định hướng tình hình tư tưởng thanh niên có lúc, có nơi thiếu kịp thời. Việc
tổng kết và nhân rộng các mô hình tư tưởng thanh niên có lúc, có nơi kịp thời. Việc tổng kết và
nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong công tác giáo dục của Đoàn còn hạn chế.
Thứ hai, một số nội dung của hai phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế } xã hội và bảo vệ
Tổ quốc”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, như: xung kích cải cách hành
chính, xung kích hội nhập kinh tế quốc tế, đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã
hội, chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả chưa rõ nét, chưa đáp ứng nhu cầu thanh niên và
nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Mặc dù đã có cố gắng song những hoạt động đồng
hành hỗ trợ, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của thanh niên nông thôn đi làm ăn xa có tính thời vụ,
thanh niên công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, và việc gần gũi giúp đỡ để cảm
hoá thanh thiếu niên chậm tiến, còn gặp khó khăn.
Thứ ba, công tác quản lý đoàn viên còn yếu kém; nội dung và hình thức sinh hoạt chi đoàn chậm
đổi mới; chất lượng tổ chức và hoạt động của Đoàn trên địa bàn dân cư thấp; công tác đoàn
kết, tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh
kết quả không cao; công tác không được sơ kết, tổng kết kịp thời; vẫn còn tình trạng hành chính,
hình thức trong hoạt động của Đoàn; một số cấp bộ đoàn và cán bộ đoàn chưa thẳng thắn trong
đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, sai trái; vai trò của tổ chức Đoàn trong đấu tranh phòng
chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm còn hạn chế.
Câu 10: Những bài học kinh nghiệm của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ
2012 – 2017?
Từ thực tiễn phong phú của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua, Đại hội
đã rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn tâm huyết, gắn bó với thanh niên, có trình độ, kỹ năng,
phương pháp công tác, sáng tạo, dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sang đảm nhận
việc mới, việc khó.
Hai là, luôn quán triện kịp thời và sâu sắc các chủ trương, nghị quyết và sự lãnh đạo của Đảng;
biết kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, không ngừng đổi mới để
xây dựng Đoàn thực sự vững mạnh, thống nhất về nhận thức, tổ chức và hành động.
Ba là, xác định nội dung phong trào hành động cách mạng bám sát đòi hỏi của thực tiễn cuộc
sống, phù hợp với lợi ích của thanh niên và yêu cầu giáo dục thanh niên qua thực tiễn hành
động.
Bốn là, chủ động tham mưu cho Đảng về công tác thanh niên; tích cực phối hợp với các cấp
chính quyền, đoàn thể, phát huy vai trò tham gia của toàn xã hội đối với công tác Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi.
Năm là, nhạy bén, linh hoạt, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, sự phát triển của thanh
niên để ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương công tác phù hợp với thực tiễn; chỉ đạo,
điều hành quyết liệt, tập trung cho cơ sở, đến với thanh niên, có trọng tâm, trọng điểm, có điểm
nhấn, tạo hiệu ứng xã hội rộng lớn thông qua các hoạt động đồng loạt; kịp thời sơ kết, tổng kết
các nghị quyết, chương trình công tác.
Câu 11: Thời cơ với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hiện nay là gì?
Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay đang đứng trước những
thời cơ lớn, đó là:
} Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhiệm kỳ 2011 – 2016 tiếp tục khẳng định vai
trò to lớn của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đảng xác định thanh
niên là người chủ hiện tại và tương lai của đất nước, là đội quân xung kích cách mạng trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xuất phát từ quan điểm đó, Đảng, Nhà nước, các cấp, các
ngành và toàn xã hội luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đối với thanh niên và tổ chức
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
} Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh, các hoạt động của Đoàn bám sát nhiệm vụ
chính trị của đất nước, phù hợp với từng đối tượng thanh niên, phát huy vai trò xung kích, tình
nguyện của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế } xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn từng bước quan
tâm, chăm lo tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên, trở thành người bạn gần
gũi của thanh niên. Hoạt động của Đoàn ngày càng được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.
} Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, thanh niên là lớp người được đón nhận nhiều
nhất những cơ hội. Hội nhập quốc tế và cánh của mở ra cho thanh niên những cơ hội để khẳng
định bản lĩnh, tài năng, thực hiện những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ. Môi trường cuộc sống
sôi động, đầy tính cạnh tranh là điều kiện bắt buộc thanh niên phải có sự nỗ lực vươn lên trong
học tập, rèn luyện.
} Năm năm tới giai đoạn kinh tế nước ta sẽ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời gian suy
giảm; hội nhập quốc tế sẽ ngày càng sâu rộng và thực chất; khoa học công nghệ tiếp tục có
những bước phát triển mạnh mẽ. Những chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà
nước về thanh niên tiếp tục được hoàn chỉnh, bổ sung và tổ chức thực hiện, mở ra cho thanh
niên những có hội để phát huy tiềm năng, cống hiến và trưởng thành.
Câu 12: Những thách thức đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hiện nay?
} Các thế lực thù địch tiếp tục thực hện âm mưu “Diễn biến hoàn bình”, sử dụng các chiêu bài
“dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong đó, mũi tấn công
nguy hiểm là chia rẽ thanh niên, kích động, lôi kéo thanh niên tham gia các hoạt động gây mất
ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước.
} Trên thới giới, dự báo tình hình sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc
khó lường ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế } xã hội nước ta. Trong nước, nguy cơ tụt hậu xa
hơn vè kinh tế so với nhiêu nước trong khu vực và trên thới giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái
về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tiêu cực
xã hội, tệ quan lieu, tham nhũng, lãng phí cùng với những vấn đề xã hội của thanh niên về học
tập, việc làm, thu nhập, vui chơi, giải trí; lối sống thực dụng, thờ ơ trước các vẫn đề xã hội của
một bộ phận thanh niên… là lực cản ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thế hệ trẻ.
} Tình trạng thanh niên khu vực nông thôn thiếu việc làm, thu nhập không ổn định và phải đinh
làm ăn xã đang phổ biến. Trong từng đối tượng thanh niên đang có sự phân hoá, chênh lệch rất
lớn về mức sống, trình độ học vấn, điều kiện học tập, vui chơi, giải trí… Điều đó tác động rất lớn
tới tâm tư, nguyện vọng và ý thức chính trị của thanh niên.
Câu 13: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X xác định mục tiêu, phương hướng công tác Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2012 – 2017 như thế nào?
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X đã xác định mục tiêu công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu
nhi nhiệm kỳ 2012}2017 là:
} Góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính
trị, ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cách mạng và lối sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, khát
vọng đưa đất nước vươn lên, có tri thức, sức khoẻ, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm
chủ khoa học công nghệ hiện đại.
} Tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên;
phát huy vai trò xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hó theo hướng hiện đại vào năm
2020.
Để đạt được mục tiêu đó, Đại hội đã chỉ ra phương hướng thực hiện như sau:
} Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng, truyền thống, lịch sử dân tộc, văn
hoá, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu nhi. Xác định nội dung xuyên suốt
trong công tác giáo dục của Đoàn là bồi đắp lý tưởng, ước mơ, hoài bão, niềm tin, khát vọng cao
đẹp của thanh niên đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; góp
phần hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế thừa trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng của Bác Hồ.
Chú trọng giáo dục thanh thiếu nhi thông qua điển hình tiên tiến, thực tiễn phong trào hành
động cách mạng; tăng cường đối thoại giữa cán bộ đoàn với đoàn viên, thanh niên qua các diễn
đàn tuổi trẻ.
} Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong thanh thiếu nhi, phát huy mạnh mẽ trí tuệ,
sức lực, tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; chăm lo tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của tuổi trẻ. Lựa chọn nội
dung, phương thức phù hợp và chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm để các phong trào thi đua
trong thanh thiếu nhi được triển khai đúng định hướng, sâu rộng, thiếu thực và hiệu quả, thực
sự là môi trường giáo dục, rèn luyện của thanh niên.
} Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, trọng tâm là chất
lượng cơ sở, chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn và mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.
Phát huy vai trò đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lượng trung kiên, gần Đảng nhất, tích cực tham
gia xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm chăm sóc, giáo
dục thiếu nhi; mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác quốc tế thanh niên.
Câu 14: Những chỉ tiêu cơ bản đã được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X thông qua?
Đại hội xác định trong nhiệm kỳ 2012 – 2017, trên các mặt công tác của Đoàn, phấn đấu đạt
được 09 chỉ tiêu cơ bản sau đây:
1. 100% cán bộ, đoàn viên và 80% thanh niên được học tập, quán triệt, tuyên truyền về các Nghị
quyết của Đảng, của Đoàn.
2. 100% Đoàn cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tương,
tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, đơn
vị.
3. 100% tổ chức Đoàn các cấp có công trình, phần việc thanh niên.
4. 100% các Đoàn xã thành lập được ít nhất 01 câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế.
5. Tư vấn, hướng nghiệp cho 8.000.000 thanh niên, học sinh; tham gia dạy nghề, giới thiệu việc
làm cho 1.200.000 thanh niên.
6. Tham gia xây dựng mới hoặc nâng cấp 2.000 điểm tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học
công nghệ và truy cập internet đạt chuẩn cho thanh niên nông thôn.
7. 100% tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc triển khai được các mô hình trang bị kỹ năng xã hội
cho thanh thiếu niên.
8. 100% tổ chức Đoàn xã, phường, thị trấn có mô hình giáo dục, cảm hoá thanh thiếu niên chậm
tiến.
9. Kết nạp mới 5 triệu đoàn viên; giới thiệu 1,5 triệu đoàn viên ưu tú cho Đảng; trong đó, ít nhất
650.000 đảng viên trẻ được kết nạp từ đoàn viên, thanh niên.
Câu 15: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X đã thông qua những chương trình, đề án quan trọng
nào?
Để tập trung các giải pháp và nguồn lực triển khai có hiệu quả công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án do Đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ IX quyết định, trong nhiệm kỳ 2012}2017, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây
dựng và triển khai thực hiện 07 đề án và 03 chương trình cụ thể sau đây:
1. Đề án tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu
nhi trong giai đoạn hiện nay.
2. Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn.
3. Đề án Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới.
4. Đề án hỗ trợ thanh niên công nhân.
5. Đề án Đoàn tham gia bảo đảm an toàn giao thông.
6. Đề án đào tạo lãnh đạo trẻ tương lai từ đội ngũ chỉ huy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh.
7. Đề án phòng, chống ma tuý trong thanh thiếu niên.
8. Chương trình Đoàn tham gia phát triển nguồn nhân lực trẻ.
9. Chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo và nhà tránh lũ.
10. Chương trình hỗ trợ thanh thiếu niên vùng nông thôn phát triển kỹ năng sử dụng máy vi tính
và Internet.
Câu 16: Công tác giáo dục của Đoàn nhiệm kỳ 2012 – 2017 tập trung vào những vấn đề cơ bản
nào?
} Thường xuyên tổ chức cho đoàn viên, thanh niên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nội dung, hình thức phù hợp. Tiếp tục triển khai sâu rộng
Chương trinh “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”; phát hiện, tôn vinh và nhân rộng những
gương điển hình tiên tiến, đồng thời đấu tranh, phên bình, uốn nắn các nhận thức lệch lạc, biểu
hiện sai trái trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên.
} Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chính trị
tư tưởng, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt chủ trương, đường
lối và các nghị quyết của Đảng, của Đoàn; triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi”.
} Chú trọng tuyên truyền, giáo dục về truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo và khát
vọng vươn lên trong mọi hoàn cảnh, bồi dưỡng, xây dựng lớp thanh niên có bản lĩnh, tự tin đảm
nhận vai trò chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân
tộc, của Đoàn, ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá, truyền thống cưa quê hương, gia đình,
tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại; đấu tranh với các biểu hiện, hành vi đi ngược
với truyền thống dân tộc.
} Chủ động phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho
thanh thiếu nhi; làm cho thế hệ trẻ hôm nay biết yêu cuộc sống, giàu lòng nhân ái, kế thừa và
phát huy những giá trị nhân văn của dân tộc, ứng xử văn minh, thanh lịch, nghĩa tình; triển khai
có hiệu quả chương trình giáo dục ý thức công dân “Khi tôi 18”.
} Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho thanh thiếu niên, xây dựng thói quen “Sống và
làm việc theo pháp luật”. Tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tệ nạn xã
hội; quan tâm, gần gũi, động viên, cảm hoá, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến. Tăng cường
tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh, nâng cao trách nhiệm, ý thức bảo vệ chủ
quyền đất nước, lợi ích quốc gia, dân tộc.
} Kiên trì phương châm giáo dục thông qua các phong trào hành động cách mạng, qua điển hình
tiên tiến, khuyến khích ý thức tự rèn của thanh niên gắn với tham gia sinh hoạt trong tổ chức
Đoàn.
} Phát huy ưu thế của phương tiện truyền thông hiện đại, đa phương tiện, hệ thống báo chí,
xuất bản của Đoàn và báo chí chính thống của Đảng, Nhà nước trong công tác giáo dục; sử dụng
có hiệu quả các hình thức, công cụ giáo dục mới như Internet, mạng xã hội…
} Khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội trong công tác giáo dục thanh thiếu nhi; thường xuyên
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, duy trì và
phát triển đội ngũ cộng tác viên trong công tác giáo dục của Đoàn.
Câu 17: Việc xác định hai phong trào lớn là “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế ] xã hội
và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” dựa trên những cơ sở
nào?
Thứ nhất, trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải kiên trì thực hiện
chức năng trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu
lòng yêu nước, có bản lĩnh, có lý tưởng cách mạng và lối sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, khát
vọng đưa đất nước vươn lên, biết kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá tốt đẹp
của đất nước, con người Việt Nam.
Thứ hai, Đảng và Nhà nước luôn coi thanh niên là rường cột của nước nhà và luôn đòi hỏi thanh
niên phải là lực lượng xung kích cách mạng. Đoàn cần xác định rõ nhiệm vụ xung kích trên các
lĩnh vực cụ thể của phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế } xã hội và bảo vệ Tổ
quốc”.
Thứ ba, hai phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế } xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn
đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” do Đoàn phát động tại Đại hội Đoàn toàn quốc
lần thứ IX nhiệm kỳ 2007 – 2012 đã khẳng định sức sống và sự lan toả mạnh mẽ, phát huy vai trò
xung kích, tình nguyện của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế } xã hội, giữ vững quốc
phòng an ninh, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời chăm lo các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng
của tuổi trẻ, cùng với các lực lượng xã hội tạo điều kiện và môi trường cho sự phát triển toàn
diện của thanh thiếu nhi. Tuy nhiên, một số nội dung của 02 phong trào này vẫn chưa đước triển
khai đồng bộ, hiệu quả chưa rõ nét. Kế thừa và phát huy hai phong trào trên, Đại hội Đoàn toàn
quốc làn thứ X đã xác định tiếp tục triển khai sâu rộng trong toàn Đoàn hai phong trào “Xung
kích, tình nguyện phát triển kinh tế } xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập
thân, lập nghiệp”.
Tên gọi của hai phong trào đã được điều chỉnh để tăng tính linh hoạt trong việc triển khai thực
hiện tại các cấp bộ Đoàn; các nội dung của hai phong trào đề ra cụ thể, thiết thực. Việc triển khai
thực hiện 02 phong trào giúp Đoàn tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi
trẻ, đồng thời là người bạn gần gũi, góp phần bảo vệ, chăm lo lợi ích chính đáng của thanh niên,
vì sự phát triển của thanh niên và đất nước.
Câu 18: Nội dung chính của hai phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế ] xã hội
và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” là gì?
Nội dung chính của phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế } xã hội và bảo vệ Tổ
quốc” là:
} Xung kích phát triển kinh tế } xã hội và hội nhập quốc tế.
} Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
} Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
} Xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ.
} Xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Nội dung chính của phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” là:
} Đồng hành với thanh niên trong học tập, nghiên cứu khoa học.
} Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm.
} Đồng hành với thanh niên nâng cao sức khoẻ thể chất và đời sống văn hoá, tinh thần.
} Đồng hành với thanh niên phát triển kỹ năng xã hội.
Câu 19: Tổ chức Đoàn, đoàn viên, thanh niên cần làm gì để thực hiện nội dung “Xung kích phát
triển kinh tế ] xã hội và hội nhập quốc tế”?
} Đoàn vận động thanh niên thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, chuyên môn ở từng
địa phương, đơn vị; cụ thể hoá phong trào trong từng đối tượng thanh niên.
+ Thanh niên trường học thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần xây dựng xã hội học tập, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Thanh niên, cán bộ, công chức, viên chức triển khai có hiệu quả phong trào “Ba trách nhiệm”,
tham gia cải cách hành chính.
+ Thanh nien công nhân thi đua thực hiện có hiệu quả phong trào “Bốn nhất”, rèn luyện tay
nghề, thi thợ giỏi.
+ Thanh niên nông thôn xung kích thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông
thôn mới”.
+ Thanh niên đô thị đi đầu trong “xây dựng văn minh đô thị”…
+ Xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của lực lượng thanh niên xung phong trong phát triển
kinh tế } xã hội.
} Tổ chức Đoàn các cấp chủ động tham mưu đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh
niên, các chương trình, đề án, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, vùng
khó khăn, biến giới, hải đảo.
} Lực lượng doanh nhân trẻ, trí thức trẻ, cán bộ, công chức trẻ, học sinh, sinh viên trong nâng
cao kiến thức, kỹ năng, nhất là ngoại ngữ, tin học cần chủ động, tự tin trong hội nhập quốc tế;
rèn luyện bản lĩnh, tâm thế, tác phong, ứng xử của người thanh niên thời hội nhập trên nền tảng
văn hoá dân tộc. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Thanh niên Việt Nam đồng hành cùng hàng
Việt Nam”, tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp trẻ
trên thị trường quốc tế.
Câu 20: Tổ chức Đoàn cần làm gì để thức hiện “Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng
đồng”?
} Tiếp tục phát triển các hoạt động tình nguyện cả về chất lượng và quy mô đa dạng hoá các loại
hình tình nguyện;
} Kết nối, hỗ trợ và định hướng các đội hình tình nguyện tự phát trong thanh niên.
} Đẩy mạnh hoạt động tình nguyện tại chỗ song song với phát triển các chiến dịch thanh niên
tình nguyện mùa hè, mùa đông.
} Thông qua hoạt động tình nguyện, trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề lớn của đất nước
như bảo đảm an sinh xã hội, tham gia phát triển y tế, giáo dục ở tuyến cơ sở…
} Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và hoàn
thiện mô hình quản lý và điều phố ở cấp quốc gia đối với các hoạt động tình nguyện, nghiên cứu
đề án xã hội tình nguyện, mở rộng hợp tác quốc tế về công tác tình nguyện; kiến nghị với các cơ
quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy hoạt động tình nguyện trong
thanh thiếu nhi và xã hội.
Câu 21: Tổ chức Đoàn sẽ làm gì để vận động thanh niên xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội?
} Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường giáo dục cho thanh niên về trách nhiệm và nghĩa
vệ Tổ quốc, ý thức cảnh giác cách mạng; phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
} Tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc; đẩy mạnh hoạt động các đội hình thanh niên xung kích tham gia phòng chống tội phạm
và tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
} Tiếp tục triển khải có hiệu quả cuộc vận đông “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”.
} Động viên đoàn viên, thanh niên lực lượng vũ trang nhân dân hăng hái rèn luyện, phấn đấu,
gương mẫu đi đầu và làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội; Tích cự học tập về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, làm chủ vũ
khí, thiết bị kỹ thuật hiện đại, huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao.
} Tuyển chọn, hướng nghiệp cho những tài năng trẻ gia nhập quân đội, công an, tham gia trực
tiếp vào các lĩnh vực mũi nhọn khoa học công nghệ phục vụ quốc phòng, an ninh, góp phần xây
dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Câu 22: Đoàn sẽ làm gì để khuyến khích, cổ vũ thanh niên xung kích lao động sáng tạo, làm chủ
khoa học công nghệ?
} Với phương châm “Ở đâu có đoàn viên, thanh niên và hoạt động đoàn, ở đó có hoạt động sáng
tạo”, các cấp bộ Đoàn tiếp tục định hướng, cổ vũ đoàn viên, thanh niên đẩy mạnh phong trào
“Sáng tạo trẻ” và các hoạt động sáng tạo trong từng đối tượng, lĩnh vực; cổ vũ thanh niên
nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ vào sản xuất đời sống, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
} Tiếp tục nâng cao chất lượng giải thưởng sáng tạo, tôn vinh, biểu dưỡng, hỗ trợ ứng dụng các ý
tưởng, sản phẩm sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học trong thanh thiếu nhi.
} Tham mưu với Đảng, Nhà nước xây dựng và ban hành chính sách bồi dưỡng, sử dụng và phát
huy tài năng trẻ. Phát hiện, thu hút, tập hợp, tạo môi trương và cổ vũ tài năng trẻ trên các lĩnh
vự, đóng góp tích cực cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Câu 23: Những giải pháp chính nhằm triển khai có hiệu quả nội dung “Xung kích bảo vệ môi
trường, ứng phó biến đổi khí hậu” là gì?
} Các cấp bộ đoàn tuyên truyền, vận động, giáo dục thanh thiếu nhi nâng cao nhận thức, ý thức
thanh thiếu nhi nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ứng phó
với biến đổi khí hậu.
} Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên xung kích tham gia trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn
nước, bảo vệ dòng sông quê hương, vệ sinh môi trường nông thôn, đô thị…
} Nghiên cứu ứng dụng mô hình “kinh tế xanh”, “văn phòng xanh”, thân thiện với môi trường
trong các cơ quan, doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện các mô hình, đội hình thanh niên xung
kích tuyên truyền, đấu tranh chống các hành vi xâm hại môi trường, tham gia phòng chống và
khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ.
Câu 24: Tổ chức Đoàn sẽ đồng hành với thanh niên trong học tập, nghiên cứu khoa học như
thế nào?
} Tổ chức sâu rộng trong trường học các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học; tiếp
tục phát triển các câu lạc bộ học thuật, các sân chơi, các diễn đàn trực tuyến giúp học sinh, sinh
viên tự trang bị phương pháp học tập, nghiên cứu, kỹ năng tư duy độc lập, sáng tạo, tiếp cận các
nguồn học liệu trong và ngoài nước, tìm hiểu thực tiễn, tham gia xây dựng môi trường giáo dục
thân thiện, lành mạnh.
} Hỗ trợ thanh niên ngoài nhà trường học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ; khuyến khích thanh niên ra nước ngoài học tập, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến phục
vụ đất nước. Hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt, vận động, giúp
đỡ học sinh bỏ học tiếp tục đến trường; xây dựng các quỹ học bổng hỗ trợ học sinh, sinh viên
nghèo vượt khó; hướng dẫn thành lập và tạo điều kiện hoạt động cho các văn phòng hỗ trợ học
sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
} Tích cực tham gia xây dựng, giám sát chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo; phối hợp
triển khai chương trình hỗ trợ thanh niên học tập, nghiên cứu khoa học.
Câu 25:Tổ chức Đoàn “Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm” như thế nào?
}Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên về nghề nghiệp, việc làm; tư vấn,
hướng nghiệp từ bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông; hỗ trợ thanh niên nghèo tham giaa
xuất khẩu lao động; quan tâm giúp đỡ thanh niên khuyết tật, thanh niên chậm tiến, lầm lỡ được
học nghề, có việc làm ổn định để hòa nhập cộng đồng.
}Nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu
việc làm của Đoàn; chủ động phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh dạy nghề và giải quyết
việc làm cho thanh niên. Tham gia xây dựng và giám sát việc thực thicac1 chính sách về dạy
nghề, học nghề, giới thiệu việc làm, vay vốn phát triển kinh tế và tạo việc làm cho thanh niên.
}Tăng cường các hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, phát triển các mô
hình hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp, khuyến khích, động viên thanh niên nông thôn lập
nghiệp tại quê hương; tổ chức các hội thi tay nghề, thao diễn kỹ thuật trong thanh niên công
nhân; phát hiện, bồi dưỡng, bình chọn và tuyên dương các tấm gương Người thợ trẻ giỏi.
Câu 26: Tổ chức Đoàn “Đồng hành với thanh niên nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn
hóa, tinh thần” như thế nào?
}Đẩy mạnh tổ chức các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng cơ
sở; quan tâm chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên nông thôn, vùng sâu, vùng xa,
vùng miền núi, khó khăn, thanh niên công nhân, thanh niên lao động tự do. Phát hiện, đào tạo
và bồi dưỡng các tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật và thể thao. Xây dựng
và hình thành văn hóa đọc trong thanh thiếu nhi.
}Tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy, bia rượu và
các chất kích thích; triển khai các chương trình giáo dục giới tính, chăm sóc, giáo dục sức khỏe
sinh sản, phòng chống HIV/AIDS; vận động thanh niên thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa
gia đình; tổ chức các hoạt động tư vấn, khám chữa bệnh, phát thuốc cho thanh thiếu nhi yếu
thể.
} Phối hợp và đề xuất với các cấp chính quyền tăng cường quản lý nà nước đối với các hoạt
động văn hóa, thể thảo, phòng chống sự xâm nhập văn hóa, thể thao, phòng chống sự xâm nhập
của văn hóa phẩm độc hại, thông tin xấu trên mạng Internet; tham mưu cơ chế, chính sách quy
hoạch, khuyến khích các lực lượng xã hội đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của
các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở vui chơi, giải trí làm mạnh cho thanh thiếu nhi.
Câu 27: Những công việc mà tổ chức Đoàn các cấp tổ chức để “Đồng hành với thanh niên phát
triển kỹ năng xã hội”?
} Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thanh thiếu nhi và phụ huynh về vai trò của kỹ
năng xã hội; nhân rộng các hình thức huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng xã hội đã được triển khai
thành công trong thời gian qua thư “Học làm người có ích”, “Học kỳ quân đội”, “Học từ thiên
nhiên”, “Trải nghiệm nông thôn”…, xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt về kỹ năng xã hội ở các
cấp.
} Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo, ngành văn hóa thể thao và du lịch chuẩn hóa khung
chương trình, giáo trình, huấn luyện kỹ năng phù hợp với đặc thù tâm lý lứa tuổi; tham gia triển
khai các chương trình huấn luyện kỹ năng trong nhà trường. Tham mưu cơ chế, chính sách, xã
hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế trong huấn luyện kỹ năng cho thanh thiếu nhi.
Câu 28: Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và phụ trách Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X xác định như thế nào?
} Đại hội xác định: Xây dựng Đội là xây dựng Đoàn trước một bước. Đoàn tiếp tục thực hiện cuộc
vận động “Vì đàn em thân yêu”; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng xã hội, định
hướng quá trình hình thành nhân cách cho các em; thực hiện chương trình “Rèn luyện đội viên”;
xây dựng đội ngũ các bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh giỏi kỹ năng nghiệp
vụ, năng động, nhiệt tình, yêu trẻ. Đề cao tính tiền phong, gương mẫu của đoàn viên làm gương
cho thiếu niên, nhi đồng.
} Đổi mới phương thức sinh hoạt Đội, hoạt động thiếu nhi phù hợp với các loại trường, lớp và
địa bàn dân cư; củng cố và phát triển hệ thống Cung, nhà thiếu nhi, hình thành văn hóa đọc
trong thiếu nhi; hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị học tập, vui chơi giải trí và sinh hoạt Đội, sinh
hoạt Sao Nhi đồng; xây dựng các công trình dành cho thiếu nhi dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa, cùng khó khăn, vùng căn cứ cách mạng. Kịp thời bảo vệ, lên án các hành vi xâm hại thiếu
niên, nhi đồng, vi phạm quyền trẻ em.
Câu 29: Tổ chức Đoàn cần làm gì để thức đẩy công tác quốc tế thanh niên trong nhiệm kỳ tới?
Tiếp tục phát huy tinh thần sẵn sàng là bạn với thanh thiếu nhi và các tổ chức thanh niên trên
thế giới, phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; Đoàn tập trung vào
một số giải pháp cơ bản sau:
} Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức thanh niên các nước láng giềng, bạn bè
truyền thống trong khu vực ASEAN, Châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác. Tiếp tục
tham gia các trách nhiệm vào các hoạt động của Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới, phong
trào thanh niên tiến bộ thế giới; tích cực tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước, các tổ
chức quốc tế đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Việt Nam, góp phần nâng cao
vị thế quốc tế và quảng bá hình ảnh đất nước, con người, đặc biệt là thanh niên Việt Nam.
} Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, kiên trì thực hiện công tác tập hợp thanh
niên ngoài nước. Trang bị kiến thức, kỹ năng cho các bộ, đoàn viên, thanh niên trong hội nhập
quốc tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động quốc tế do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ
chức hoặc tham gia. Tăng cường khai thác các dự án quốc tế phục vụ công tác Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi trong nước.
Câu 30: Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đoàn viên và chi đoàn, Đoàn cơ sở
trong tình hình mới?
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục xác định “Chất lượng cơ sở là trọng tâm; cán bộ là then chốt;
đoàn kết, tập hợp thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu”. Trong công tác xây dựng Đoàn phải nắm
vững nguyên tắc, bám sát thực tiến, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu đổi mới.
*Giải phát nâng cao chất lượng đoàn viên:
} Đoàn viên phải thường xuyên rèn luyện nâng cao nhận thức chính trị, tính tiên phong gương
mẫu và khả năng đoàn kết tập hợp thanh thiếu nhi.
} Các cấp bộ đoàn, nhất là chi đoàn, đoàn cơ sở tăng cường tổ chức các hoạt động tạo môi
trường để đoàn viên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
} Triển khai có hiệu quả chương trình “Rèn luyện đoàn viên” theo hướng sát đối tượng, phát huy
yếu tố tự rèn luyện của đoàn viên.
} Tập trung xây dựng và quản lý có hệ thống cơ sở dữ liệu đoàn viên.
* Giải pháp nâng cao chất lượng chi đoàn, Đoàn cơ sở:
} Tiếp tục sắp xếp mô hình, cơ cấu tổ chức Đoàn phù hợp, linh hoạt với điều kiện hoạt động, gắn
với địa bàn.
} Kiên trì các giải pháp xây dựng chi đoàn mạnh. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đổi
mới nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động chi đoàn, Đoàn cơ sở gắn với nhu cầu, nguyện
vọng của thanh niên, gần gũi, hấp dẫn thanh niên và tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn của
địa phương, đơn vị.
} Quan tâm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn về nhận thức, cơ chế hoạt động, động ngũ cán
bộ đối với Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn và các khu vực đặc thù.
Câu 31: Những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới?
} Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, vai trò thủ lĩnh trong tập thế thanh niên của cán bộ đoàn
các cấp. Tiếp tục tham mưu hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế cán bộ đoàn đảm bảo sát
với tình hình thực tiễn. Chú trọng đồng bộ các khâu từ tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, đánh giá, bố trí, luân chuyển cán bộ; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng nguồn cán bộ
đầu vào của các cấp bộ đoàn.
} Đầu tư tạo bước đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn, trọng tâm là quy định
và thực hiện đào tạo cán bộ đoàn theo chuẩn chức danh công tác. Đẩy mạnh thực hiện phân
cấp, nâng cao trách nhiệm của từng cấp bộ đoàn trong đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ.
Đào tạo cán bộ gắn với quy hoạch, sử dụng cán bộ.
} Tiếp tục đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn ở các tỉnh, thành; phát huy
vai trò của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trong công tác đào tạo cán bộ đoàn các cấp, chú
trọng đào tạo trình độ đại học và trên đại học. Xây đụng Viện Nghiên cứu thanh niên trở thành
cơ quan nghiên cứu, tham mưu có hiệu quả cho Đoàn, cho Đảng và Nhà nước về thanh niên,
chính sách thanh niên.
Câu 32: Để tiếp tục mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, tổ chức Đoàn phải đổi
mới nội dung và phương thức hoạt động như thế nào?
Tiếp tục đa dạng hóa nội dung, phương thức hoạt động hơn nữa, thông qua đó thu hút tập hợp
đông đảo thanh niên, tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng
thanh, cụ thể:
} Phát huy vai trò hạt nhân, nòng cốt chính trị của Đoàn trong công tác xây dựng tổ chức Hội
LHTN Việt Nam và các tổ chức thành viên tập thể của Hội. Tiếp tục thành lập các tổ chức Hội
thanh niên theo ngành nghề, sở thích. Tăng cường tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích
của thanh niên trên địa bàn dân cư, trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
} Thành lập tổ chức Đoàn, Hội với mô hình phù hợp trong thanh niên công nhân khu chế xuất,
khu công nghiệp, thanh niên lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước, thanh niên đi học
tập, công tác, lao động ở nước ngoài; tập hợp thanh niên qua mạng Internet. Xây dựng đội ngũ
cốt cán trong thanh niên dân tộc, thanh niên tôn giáo.
} Phát triển và tăng cường kết nối các tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên tự phát theo ngành
nghề, sở thích, góp phần định hướng cho thanh niên trong tình hình mới.
Câu 33: Đoàn cần làm gì để tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn
thể nhân dân; tham gia quản lý nhà nước về công tác thanh niên?
Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể nhân dân là vinh dực và
trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Với vai trò và chức năng của mình, Đoàn tham gia xây
dựng Đảng, chính quyền bằng việc:
} Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên về Đảng;
bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
} Thực hiện tốt Cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam”. Bổ sung cho Đảng lực lượng đảng viên trẻ có chất lượng. Tăng cường bồi dưỡng
tạo nguồn cán bộ có chất lượng bổ sung cho cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp.
} Tích cực tham gia xây dựng, góp ý các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên; trước mắt, trong nhiệm kỳ cần
tham mưu tiến hành sơ kết Nghị quyết 25 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa”, góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ
sung Luật Thanh niên và các văn bản pháp luật liên quan.
} Thực hiện nghiêm túc, có hiệu lực, hiệu quả chế độ kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật,
chính sách, pháp luật, chính sách đối với thanh niên và công tác thanh niên; kiến nghị các cơ
quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với những hành vi xâm hại thanh
thiếu nhi. Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể chính trị } xã hội
trong công tác thanh niên.
Câu 34: Các cấp bộ Đoàn cần làm gì để đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tham mưu,
phối hợp, chỉ đạo?
} Tăng cường tính chủ động, mở rộng không gian sáng tạo cho cơ sở, đề cao chỉ đạo vĩ mô và
tham mưu chiến lược của cấp Trung ương. Đổi mới triệt để việc ban hành và tổ chức thực hiện
các chủ trương công tác của mỗi cấp bộ Đoàn. Kiên trì phương châm: tập trung cho cơ sở, đến
với thanh niên; khắc phục tình trạng ban hành nhiều chủ trương hoặc chủ trương chồng chéo;
chỉ ban hành chủ trương để giải quyết những vẫn đề mới nảy sinh hoặc vấn đề bức xúc đạt ra ở
cơ sở. Tăng cường hướng dẫn, chuyển giao mô hình mới cho cơ sở.
} Đổi mới mạnh mẽ phong cách làm việc và phương pháp công tác của cán bộ Đoàn, giảm tính
hành chính; tôn trọng thanh niên, gần gũi thanh niên và có tinh thần trách nhiệm với thanh niên,
thực sự “Nói đi đôi với làm”; lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá cán bộ và tổ chức.
} Đổi mới công tác thông tin trong hệ thống Đoàn, tin học mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, điều
hành, đảm bảo nhanh, chính xác và thống nhất. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng,
đảm bảo khen thưởng đúng người, đúng việc, có tác dụng nêu gương và cổ vũ phong trào thanh
thiếu nhi.
} Phối hợp và triển khai có hiệu quả các chương trình, nghị quyết liên tịch với các bộ, ngành, các
tổ chức kinh tế, xã hội trong giáo dục, bồi dưỡng, chăm lo và phát huy thanh niên. Tiếp tục nâng
cao chất lượng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các chủ trương, cơ chế, chính sách đối với
thanh niên.
Câu 35: So với Điều lệ Đoàn khóa IX, bố cục của Điều lệ Đoàn khóa X có sự thay đổi như thế
nào?
Điều lệ Đoàn khóa X gồm 12 chương, 42 điều (tăng thêm 01 chương và 04 điều so với Điều lệ
Đoàn khóa IX).
} Chương I: Đoàn viên.
} Chương II: Nguyên tác, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Đoàn.
} Chương III: Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
} Chương IV: Tổ chức cơ sở Đoàn.
} Chương V: Đoàn Khối, Đoàn Ngành, Đoàn ở ngoài nước.
} Chương VI: Tổ chức Đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.
} Chương VII: Công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn và Ủy ban Kiểm tra các cấp.
} Chương VIII: Khen thưởng và kỷ luật của Đoàn.
} Chương IX: Đoàn với các tổ chức Hội của thanh niên.
} Chương X: Đoàn phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
} Chương XI: Tài chính của Đoàn.
} Chương XII: Chấp hành Điều lệ Đoàn.
Câu 36: Quy định về việc Đoàn viên tham gia sinh hoạt nơi cư trú có điểm gì mới?
Điều lệ Đoàn khóa X có bổ sung quy định “tham gia sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú” vào khoản 3,
điều 2, và xem đây là một trong những nhiệm vụ của đoàn viên. Việc quy định thêm nhiệm vụ
này có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn ở địa bàn dân cư; nâng cao
chất lượng đoàn viên (đặc biệt là đoàn viên khối trường học, không tham gia sinh hoạt Đoàn tại
trường trong kỳ nghỉ hè). Ban Thường vụ Trung ương Đoàn sẽ quy định cụ thể việc tham gia sinh
hoạt Đoàn tại nơi cư trú theo hướng:
} Đoàn viên đăng ký tham gia sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú và báo cáo với chi đoàn nơi đang học
tập, lao động, công tác.
} Chi đoàn, Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động để đoàn viên có điều kiện
tham gia sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú: hoạt động tình nguyện phát triển kinh tế } xã hội; chăm
sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng; xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; xây dựng chi đoàn
mạnh.
Khi tham gia sinh hoạt, hoạt động đoàn tại nới cư trú, đoàn viên được tham dự và đóng góp ý
kiến tại đại hội, hội nghị của chi đoàn. Nếu được tín nhiệm thì được ứng cử để bầu vào cơ quan
lãnh đạo của Đoàn nơi cư trú.
Câu 37: Về quy định cho rút tên và bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn các cấp trong
Điều lệ Đoàn khóa X có sửa đổi, bổ sung gì so với Điều lệ Đoàn khóa IX?
Điều lệ Đoàn khóa X có sửa đổi quy định về việc cho rút tên Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn các cấp
tại khoản 3, điều 9 như sau: “Ủy viên Ban Chấp hành chuyển khỏi công tác Đoàn thì thôi tham
gia Ban Chấp hành và cho rút tên trong kỳ họp Ban Chấp hành gần nhất. Trường hợp đặc biệt do
Ban Chấp hành xem xét quyết định”.
Với quy định này, Ban Chấp hành được tăng thêm thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định
các trường hợp cụ thể khi Ủy viên Ban Chấp hành chuyển khỏi công tác Đoàn.
Cùng với việc sửa đổi quy định về việc cho rút tên, Điều lệ Đoàn khóa X cũng sửa đổi quy định về
việc bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành các cấp tại khoản 4, điều 9: Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh
trở xuống khi khuyết thì được bổ sung không quá số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn khi quyết định; Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khi khuyết thì Hội nghị Ban Chấp hành
bầu bổ sung nhưng không quá 2/3 số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội Đại biểu toàn
quốc quyết định.
Câu 38: Những điểm mới trong quy định thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương quyền
của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tại Điều lệ Đoàn khóa X?
Điều lệ Đoàn khóa X có bổ sung quy định: “Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được thực hiện thí
điểm một số chủ trương mới xuất phát từ thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu
nhi” tại khoản 2, điều 12.
Nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần là 5 năm, trong thời gian đó thực tiễn công tác Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi có những biến động, nhiều vấn đề mới nảy sinh. Đó là tất yếu khách
quan để phù hợp với thực tiễn phát triển ngày càng phong phú của đất nước trong quá trình hội
nhập quốc tế. Có những vẫn đề nảy sinh từ thực tiễn nhưng không thể điều chỉnh ngay trong
nhiệm kỳ vì chỉ có Đại hội, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đoàn mới có quyền sửa đổi, bổ sung
Điều lệ Đoàn.
Do vậy, bổ sung quy định trên để giao cho Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thẩm quyền được
thực hiện thí điểm chỉ đạo một số nội dung mới nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác
Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong điều kiện hiện nay.
Câu 39: Điều lệ Đoàn quy định các hình thức kỷ luật trong Đoàn như thế nào?
Điều lệ Đoàn khóa X sửa đổi quy định về hình thức kỷ luật áp dụng đối với cá nhân và cơ quan
lãnh đạo của Đoàn (Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn các cấp, Ban Bí thư Trung ương Đoàn)
tại khoản 2 điều 32.
“}Đối với quan lãnh đạo của Đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
} Đối với cán bộ Đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách thức, khai trừ (nếu còn là đoàn viên).
} Đối với đoàn viên: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.”
Đồng thời bỏ quy định tại khoản 2, điều 28 Điều lệ Đoàn khóa IX “Đối với tổ chức Đoàn: Khiển
trách, cảnh cáo, giải tán” vì tổ chức Đoàn tồn tại khách quan, độc lập với việc vi phạm kỷ luật của
cán bộ, đoàn viên; bản thân tổ chức Đoàn, mà chỉ kỷ luật đoàn viên hoặc cơ quan lãnh đạo của
Đoàn ở cấp đó, vì buông lỏng quản lý, giáo dục, rèn luyện đoàn viên vi phạm kỷ luật.
Câu 40: Việc bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội trong nhiệm kỳ X có điểm gì thay đổi so với nhiệm
kỳ IX?
Bổ sung tại khoản 4, điều 8, Điều lệ Đoàn khóa X quy định: “Đại hội đoàn và Đại hôi Đoàn các cấp
được trực tiếp bầu Bí thư khi được sự thống nhất của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy Đảng
cùng cấp”.
Trong nhiệm kỳ 2007 – 2012, việc bầu trực tiếp chỉ được áp dụng với Đoàn cơ sở và Chi Đoàn
xếp loại khá trở lên. Tại Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2012 – 2017, Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn đã có chủ trương chỉ đạo Đại hội bầu trực tiếp bí thư ở 3 cấp cơ sở, huyện, tỉnh. Đại hội
Đoàn trực tiếp bầu Bí thư góp phần tăng cường quyền dân chủ trực tiếp của cán bộ, đoàn viên
trong việc bầu Bí thư Đoàn các cấp; phát huy trách nhiệm, trí tuệ của cán bộ, đoàn viên trong
việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự bầu chức danh Bí thư; khắc phục tình trạng dân chủ hình thức,
cục bộ, được cấp ủy Đảng, cán bộ, đoàn viên thanh niên đánh giá cao. Như vậy, với quy định
này, việc Đại bài trực tiếp bí thư sẽ phổ biến hơn so với nhiệm kỳ trước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com