C20 - Cac chat chua chay
Chương 20 .
CÁC CHẤT CHỮA CHÁY , DỤNG CỤ , PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY .
ß.1. CÁC CHẤT CHỮA CHÁY .
Các chất chữa cháy có nhiều loại khác nhau : ở thể lỏng ( nước , dung dịch nước muối ), thể khí hoặc bọt khí . Mỗi chất chữa cháy đều có phạm vi sử dụng và hiệu quả riêng . Tuy nhiên tất cả các chất chữa cháy đều có yêu cầu cơ bản sau :
@ Có hiệu quả cao , tiêu hao ít trên một đơn vị diện tích .
@ Tìmkiếm dẽ dàng và rẻ tiền .
@ Không gây độc , nguy hiểm với người sử dụng và bảo quản .
@ Không làm hư hỏng các thiết bị chữa cháy và các thiết bị đồ đạc được cứu chữa .
1. Nước :
Nước là chất chữa cháy rẻ tiền và phổ biến nhất . Nước là chất thu nhiệt lớn . Khi tưíi nước vào chỗ cháy , nước sẽ bao phủ bề mặt cháy hấp thụ nhiệt độ chất cháy xuống dưới mức nhiệt độ bắt cháy . Nước bị nóng và bốc hơi làm giảm lượng khí và hơi cháy , làm loóng ôxy trong không khí , làm cách ly không khí với chất cháy , hạn chế quá trìnhôxy hoá , do đó làm đình chỉ đám cháy . Tưíi nước vào đám cháy có thể thực hiện bằng cách phụt mạnh vào đám cháy hoặc phun đưíi dạng mưa để dập tắt đám cháy . Dùng phương pháp phụt mạnh để dập tắt đám cháy của các chất rắn , thể tích lớn , đám cháy trên cao , xa . Dùng phương pháp tưíi dưới dạng mưa có tác dụng tăng bề mặt tưíi , làm giảm lượng nước tiêu thụ , áp dụng để chữa cháy các chất như than , vải giấy , phụtpho , các chất rời rạc .v.v.
+ Không dùng nước chữa cháy các thiết bị có điện , các kim loại có hoạt tính hoá học như : K , Ca , Na , Đất đèn .
+ Không dùng nước chữa cháy các chất lỏng dễ cháy mà không hoà tan với nước như xăng , dầu háa vì nước có tỷ trọng lớn hơn sẽ chìm xuống dưới mất tác dụng bao phủ bề mặt cháy .
+ Có thể dùng nước chữa cháy cho các chất lỏng dễ hoà tan với nước như axêtôn , một số loại rượu .v.v. cũng có thể dùng nước chữa cháy cho các chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy > 60 0 C ( ma dỳt ) .
2. Hơi nước :
Hơi nước dùng để chữa cháy chỉ có hiệu quả ở chỗ không khí ít thay đổi , hoặc trong buồng kín , đám cháy ngoài trời nhưng diện tích nhỏ . Nồng độ hơi nước ở trong không khí làm tắt lửa vào khoảng 35 % ( theo thể tích ) .
Dùng hơi nước chữa cháy cho các xưởng gia công gỗ , buồng sấy , trên tàu thuỷ .v.v.
3. Dung dịch nước muối :
Để tăng cường thu nhiệt của nước người ta dùng các chất hoá học hoà vào nước để được dung dịch muối nặng . Các loại dung dịch muối được dùng phổ biến là amôniăc , natri hiđrôcacbônat . Muối rơi vào bề mặt cháy sẽ tạo ra một màng cách ly , hấp thụ thêm một lượng nhiệt của chất cháy để phân tích chúng , đồng thời làm thoát ra một lượng khí trơ , làm tăng hiệu quả dập tắt đám cháy .
4. Bọt chữa cháy :
Các bọt chữa cháy phổ biến là bọt hoá học và bọt hoà không khí . Tác dụng chủ yếu của bọt chữa cháy là cách ly hỗn hợp cháy với vùng cháy , làm lạnh vùng cháy . Bọt chữa cháy chủ yếu dùng chữa cháy xăng dầu , chất lỏng cháy , các hầm tàu , tuy nen , hầm nhà . Cầm dùng bọt chữa cháy để chữa cháy thiết bị có điện , chữa cháy kim loại , đất đèn và đám cháy có nhiệt độ cao > 1700 0 C .
a) Bột hoá học được tạo thành bởi 2 thành phần chủ yếu :
+ Phần “A “ : alumin sunfat Al2(SO4)3 .
+ Phần “ B “ : natri bicacbụnat NaHCO3 .
Khi chữa cháy dung dịch A sẽ chến lẫn dung dịch B tạo thành bọt theo phản ứng :
Al2(SO4)3 + 6H2O – 2Al(OH )3 + 3H2SO4
H2SO4 + 2NaHCO3 – Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
Khi xảy ra phản ứng hoá học alumin hiđrôxit tạo ra các màng máng và nhờ có CO2 mà tạo thành bọt . Bọt có tỷ trọng 0,11- 0,22g/cm3 nên có khả năng nổi trên bề mặt chất lỏng . Thành phần của bọt có khoảng 80% bọt khí CO2 , 19,7% nước , 0,3% chất tạo bọt do đó nó có thể dập tắt đám cháy cho các chất lỏng như xăng , dầu , các chất lỏng dễ cháy khác .
b)Bọt hoà không khí là loại bọt được tạo thành bằng cách khuấy trộn không khí với dung dịch tạo bọt .
VD :
+ Chất tạo bọt PO - 1 của LX cũ gồm các chất : dầu hoả , keo xương , cồn êtylen , sut ăn da .
+ Chất tạo bọt PO - 6 của LX cũ gồm : máu da súc có sừng , sut ăn da , 10% dung dịch axit sunfuaric , sunfua sắt và fllorua natri .
c) Từ năm 1968 nước ta đó SX được bọt hoà không khí BN – 70 được chiết từ một loại quả có nhiều ở miền Bắc nước ta . Thành phần chủ yếu của bọt này là Sabonin và nhựa quả chiếm 90% , các chất làm bền bọt , chống thối , độ bền của bọt có thể đạt 20 phút
5. Bột chữa cháy :
Các chất bột khô chữa cháy là các chất rắn trơ dưới dạng bột : kali cacbônat , natri cacbônat , natri hyđrôcacbônat , cát khô .
Tác dụng chữa cháy của chúng là bao phủ chất cháy bởi một lớp có độ dày nhất định , ngăn cách vùng cháy với chất cháy , cản trở ôxy không lan vào vùng cháy . Các loại bột dùng để chữa các chất cháy không dùng nước như kim loại kiềm và kiềm thổ rất hiệu qủa .
6. Các loại khí :
Các loại khí dùng chữa cháy là khí trơ gồm có : khí cácbonic , nitơ , agon , hêli , hơi nước và những không khí không cháy khác .
Tác dụng chữa cháy của các loại khí này là pha loóng nồng độ cháy , ngoài ra nó còn có tác dụng làm lạnh , hạ thấp nhiệt độ cháy cản trở quá trìnhcháy làm tắt đám cháy .
VD : Khí CO2 phun ra dưới dạng tuyết có nhiệt độ – 78 0 C .
7. Các chất halogen:
Các chất halogen dùng để chữa cháy có hiệu quả rất lớn . Tác dụng chủ yếu của nó là ức chế cháy . Ngoài ra halogen còn có tác dụng làm lạnh đám cháy . Các chất halogen dễ thấm ướt vào vật cháy nên thường dùng để chữa cháy các loại như bông , vải , sợi .v.v Các chất halogen đưa vào vùng cháy nó sẽ được phân huỷ , sản phẩm phân huỷ sẽ tiếp tục tham gia vào phản ứng cháy làm thay đổi chiều của phản ứng cháy : từ phản ứng toả nhiệt sang phản ứng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ bốc cháy có thể dập tắt đám cháy .
ß. 2 . DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY .
1. Phân loại phương tiện , dụng cụ chữa cháy :
Phương tiện dụng cụ chữa cháy cơ giới gồm loại di động , loại cố định .
Loại phương tiện , dụng cụ chữa cháy di động gồm : các loại xe chữa cháy , xe chuyên dùng , xe thang , xe thông tin , xe ánh sáng , xe chỉ huy .v.v.
Loại phương tiện , dụng cụ chữa cháy cố định gồm : hệ thống phun bọt , hệ thống nước chữa cháy , hệ thống phun bọt , khí tự động .v.v.
2. Xe chữa cháy , máy bơm chữa cháy
Xe chữa cháy bao gồm nhiều loại như xe chữa cháy , xe thông tin và ánh sáng , xe phun bọt hoà không khí , xe rải vũi , xe thang và xe phục vụ .
Xe chữa cháy có các trang thiết bị chữa cháy như lăng , vũi , dụng cụ chữa cháy , nước , thuốc bọt chữa cháy , ngăn ngồi chiến sỹ , bơm ly tâm . Bơm có công suất 90 – 300 mó lực , lưu lượng phun nước 20 – 25 l/s , áp suất trung bình 8 – 9 at , khối lượng nước mang theo (900 – 4000 ) l .
3. Phương tiện chữa cháy và báo cháy tự động :
Phương tiện báo cháy tự động dùng phát hiện cháy từ đầu và báo địa điểm cháy vè trung tâm . Có các loại máy báo cháy sau :
@ Máy báo cháy bằng nhiệt : Máy sẽ làm việc khi nhiệt độ nơi đặt máy tăng .
@ Máy báo cháy bằng khói hoặc bằng ánh sáng : Máy sẽ làm việc khi nơi đặt máy có khói hoặc ánh sáng .
@ Máy báo cháy tổng hợp : Máy sẽ làm việc khi nơi đặt máy có cả khói và ánh sáng .
4. Phương tiện chữa cháy thụ sơ:
Để dập tắt đám cháy có thể dùng sức người với các dụng cụ như xô thùng múc nước tưíi dập lửa , dùng xẻng hất cát vào vật cháy , dùng bao tải ướt chùm kín đám cháy nhỏ . Dụng cụ chữa cháy thụ sơ còn bao gồm các bình chữa cháy : bình bọt , bình chứa CO2 .
a) Bình bọt hoá học :
Nó gồm hai bình : bình sắt bên ngoài đựng dung dịch natri cacbônat dung tích 8- 10 l, bình thuỷ tinh bên trong đựng dung dịch alumin sunfat dung tích ( 0,45 – 1 ) l , vỏ bình chịu được áp suất 20kg/cm2 . Khi có cháy xách bình tới chỗ cháy , dốc ngược bình cho 2 dung dịch hoá chất trộn lẫn nhau sinh bọt và tạo thành áp suất , mở khoá hướng vũi phun vào đám cháy , bọt sẽ phun ra dập tắt đám cháy . Bình này dựng chữa cháy cho các chất lỏng .
b) Bình bọt hoà không khí :
Bình bọt hoà không khí gồm 2 bộ phận chính là vỏ bình đựng dung dịch tạo bọt và bình thép đựng không khí . Ap suất vỏ chịu tối đa 15kg/cm2 , áp suất bình nén khí chịu tối đa 250 kg/cm2 . Khi có cháy chỉ cần mở van bình khí nén cho không khí chến lẫn với dung dịch để tạo bọt để chữa cháy .
b) Bình chữa cháy bằng khí CO2 :
Vỏ bình làm bằng thép dày chịu được áp suất 250kg/cm2 . Khi có cháy phải đưa bình tới chỗ cháy một tay cầm loa phun hướng vào đám cháy , cách tối thiểu 0,5m , tay kia mở van bình khí CO2 sẽ được phun vào đám cháy , dập tắt đám cháy .
Nhưng chúng ta phải nên ghi nhớ một điều “ Phòng hoả hơn cứu hoả “ . Đó chính là phương châm của chúng ta trong SX và sinh hoạt .
Hà nội - thỏng 2 – 2000 .
Ths – Gvc : Lờ công Chính .
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com