Trích sách: "CHĂM SÓC TÂM TRẠNG CỦA BẠN: TRẠNG THÁI TỐT KHÔNG CÓ NHỜ NHẪN NHỊN
Trích sách: "CHĂM SÓC CHO TÂM TRẠNG CỦA BẠN: TRẠNG THÁI TỐT KHÔNG CÓ NHỜ NHẪN NHỊN"
Cụm từ "người trưởng thành" như một câu thần chú giam cầm, có thể nghĩ lại thử xem, bạn đã từng trải qua tình huống như thế này chưa:
Một buổi sáng, thứ khiến bạn thức giấc không phải là đồng hồ báo thức, mà là từng tin nhắn với yêu cầu mới trong nhóm Wechat của công ty, không kịp phản ứng, lập tức trả lời "Dạ được". dù sao không có những yêu cầu này thì sẽ mất đi chén cơm. Hai giờ sáng, về đến nhà, chuẩn bị nằm xuống ngủ một giấc, sếp gửi hàng loạt tin nhắn thoại đến, trả lời hay không trả lời, chắc là sự lựa chọn khó khăn nhất của đời người.
Trong một mối quan hê tình cảm, thường vì những việc vụn vặt mà cãi vã, để giảm xung đột về ngôn từ, giữ gìn mối quan hệ, bạn lựa chọn im lặng, nuốt xuống tất cả những cảm xúc, đổi được một câu của đối phương "Anh/Em nói gì đi chứ!" Bạn nghĩ rằng phương pháp ổn định mối quan hệ này hình như có hơi sai.
Trên đường tan làm, nhận được một cuộc điện thoại an ủi của mẹ, lần nào cũng không dám nói thẳng nói thật rằng mình sống không tốt, sợ bà ấy sẽ lo lắng theo, lại tái phát bệnh cũ.
Đối diện với sự vui vẻ, người trưởng thành cũng sẽ chọn cách nhịn, dù sao thì "vui quá hóa buồn", chúng ta không xứng được cười lớn một cách vô tư.
Thế giới của người trưởng thành, dường như có một luật bất thành văn, bạn phải bình tĩnh, điềm đạm, kiềm chế, không thể kích động, như vậy mới biểu hiện được mình có phong độ tốt, EQ cao, đằng sau một nụ cười mỉm là vô số những lần nuốt xuống những cảm xúc không thể nói thành lời.
Thế nhưng bạn thực sự có thể chống lại nó sao?
Chắc mọi người cũng đã biết, thời điểm trước ở Hàng Châu có một thanh niên chạy xe ngược chiều bị cảnh sát giữ lại, sau khi gọi điện thoại cho bạn gái thì đập vỡ điện thoại, gục xuống và khóc lớn. Áp lực đến từ công việc và sự thúc giục của bạn gái khiến anh ta bỗng nhiên sụp đổ.
Điều này có vẻ cực đoan, nhưng nó phản ánh sự thật về vấn đề cảm xúc mà người trẻ tuổi hiện nay đang gặp phải:
Ở nơi làm việc người ta thường không dám biểu lộ cảm xúc của mình, muốn hét lên là "không" nhưng cuối cùng lại biến thành "dạ được", sợ rằng cảm xúc dễ tổn thương của mình bị người khác biết, sợ bị người khác gắn mác yếu đuối, càng sợ mất đi một công việc để kiếm sống.
Trong lúc xử lí các mối quan hệ thân thiết, không thể tìm được cách điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp, hoặc là sẽ kìm nén một cách mù quáng để bản thân chịu thiệt, hoặc là không ngừng bộc lộ cảm xúc tiêu cực với những người xung quanh, làm tổn thương đến người khác và cũng làm tổn thương đến mình, từ đầu đến cuối không tìm được cách để cân bằng cảm xúc, có nhiều sự tiêu cực hơn là sự tích cực.
Để có trách nhiệm với công việc, gia đình, các mối quan hệ, thế giới của người trưởng thành không dám có sự cố ngoài ý muốn, cảm xúc luôn bị đè nén, có thể ngày mai chỉ vì một chuyện nhỏ vụn vặt, ví dụ như đá vào chân bàn, hoặc trên tàu điện có người nhắc một câu "bạn ép trúng người tôi rồi", cũng có thể khiến bạn ôm đầu bật khóc hoặc cũng có thể là lớn tiếng chửi thề.
Chuyện thất lễ là việc nhỏ, chuyện sức khỏe của cơ thể mới là chuyện lớn, đè ép cảm xúc có thể dẫn đến các bệnh lý về cơ thể, cũng có thể mắc các bệnh về tâm lý.
Thế nên, đối mặt với những vấn đề về cảm xúc, mỗi người trưởng thành đều phải học một số cách cơ bản để điều chỉnh, tìm ra giải pháp cho những cảm xúc khác nhau, có được dũng khí để đối mặt với cuộc sống đầy khó khăn, dù sao thì trong từ điển của người trưởng thành cũng không có 2 chữ "dễ dàng".
CẢM XÚC - MỘT LOẠI TRẢI NGHIỆM TÂM LÝ CÓ GIÁ TRỊ
Tôi thường xuyên nhận được những câu hỏi: "Những chuyên viên tư vấn tâm lý đối diện với cảm xúc tiêu cực của bệnh nhân có phải sẽ cảm thấy rất áp lực, nếu tiếp nhận quá nhiều loại cảm xúc này có phải sẽ cảm thấy rất đau khổ? Chuyên viên tư vấn có khi nào bị cảm xúc tiêu cực của người bệnh chèn ép không?" Mỗi khi thấy câu hỏi như vậy, trong long tôi âm thầm nở một nụ cười, tôi biết những người đặt câu hỏi như vậy có chỗ hiểu chỗ không về các nhà chuyên viên tư vấn tâm lý, nhưng không hiểu được nỗi khổ não thật sự của bọn họ là gì. Câu hỏi này thực ra đã phản ánh được sự cự tuyệt của con người đối với cảm xúc tiêu cực, thái độ bài trừ và sợ hãi, cũng có nghĩa là họ không hiểu được giá trị thực sự của cảm xúc.
Tôi còn nhớ có lần tôi xem được một tiết mục phỏng vấn, có một màn như sau: một người thợ mỏ bị mắc kẹt trong hầm mỏ hơn mười ngày vì tai nạn do thuốc nổ đã sống xót một cách thần kỳ, sau đó tiết mục này mời anh ta đến tham gia phỏng vấn. Trong lúc phỏng vấn MC có hỏi về cảm giác khi bị mắc kẹt dưới hầm mỏ, người công nhân nói anh ta không sợ hãi chút nào, cũng nhấn mạnh bản thân chưa từng có cảm giác lo lắng. Cách trả lời này không khỏi khiến cho MC, thậm chí là các khán giả ngạc nhiên và bái phục, mọi người đồng loạt vỗ tay cho anh ấy.
Chắc rằng mỗi người đều khát vọng có thể gặp chuyện vẫn bình tĩnh không biến chuyển, người công nhân này rất phù hợp với lí tưởng ấy, nhưng vấn đề là anh ta thật sự không căng thẳng sao?
Cảm xúc bao gồm phản ứng sinh lí và trải nghiệm chủ quan, không căng thẳng với không trải nghiệm được cảm giác căng thẳng không giống nhau, vế trước là thực sự không có phản ứng căng thẳng, bao gồm phản ứng sinh lí và trải nghiệm chủ quan, mà vế sau lại là một loại cách ly cảm xúc: có phản ứng sinh lí căng thẳng nhưng không có trải nghiệm căng thẳng. Thông qua một loại cơ chế phòng vệ tâm lý, cảm giác căng thẳng đã được che dấu đi.
Làm chuyên viên tư vấn tâm lý nhiều năm, do sự nhạy cảm nghề nghiệp, tôi phỏng đoán rằng người công nhân này có thói quen cách li cảm nhận của bản thân, không phải là không căng thẳng. Nếu lúc đó có một thiết bị đo lường được huyết áp và nhịp tim, có lẽ sẽ phát hiện huyết áp của anh ấy tăng cao, nhịp tim nhanh hơn, đây đều là phản ứng sinh lý khi căng thẳng. Nếu sự phỏng đoán của tôi là đúng, vậy người công nhân này đã cách xa cảm xúc của anh ta, không thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ cảm xúc của bản thân.
Cách xa cảm xúc của bản thân không phải rất tốt sao, điều này chẳng phải sẽ khiến chúng ta bớt gặp rắc rối bởi những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, trầm cảm, tội lỗi sao, để chúng ta bớt không còn bị những cảm xúc tiêu cực quấy rối và có thể đầu tư tinh lực vào những việc càng có giá trị hơn? Hoặc giống như người công nhân ấy, Cách li cảm xúc khiến anh ấy trốn tránh được nỗi sợ hãi bị mắc kẹt sâu dưới lòng đất và sống sót một cách thần kỳ?
Là một cơ chế phòng vệ tâm lý, trốn tránh đương nhiên có chức năng bảo vệ, nhưng mà chúng ta cần nhìn toàn diên về cái giá phải trả cho nó. Có một cuốn sách tên "The Body Never Forgets" (Cơ thể không bao giờ quên), nội dung chủ yếu về tác động của chấn thương tâm lý vào thể chất và khối óc của chúng ta. Cuốn sách ghi lại quá trình nghiên cứu của bác sĩ tâm thần Henry Kristal, người đã điều trị cho hơn 1000 người sống sót trong thảm họa Holocaust (là một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái), bởi vì sự ảnh hưởng của tổn thương tâm lý, dẫn đến những người này đều trốn tránh cảm xúc của bản thân. Nhiều người đạt được thành công hay những bước tiến trong công việc vì trốn tránh cảm xúc đau khổ mà đâm đầu vào làm việc. Thế nhưng, khả năng gần gũi của họ rất kém, thường thiếu hành vi tự bảo vệ, có khả năng cao trở thành nạn nhân, càng quan trọng hơn là, họ rất khó để cảm thấy vui vẻ, cảm nhận khoái lạc hay cảm giác về mục đích của cuộc sống.
Nhiều năm thực hành lâm sàng đã khiến tôi có một quan điểm rằng: Trốn tránh hoặc cách ly cảm xúc mắc dù có một giá trị tương ứng nhất định, nhưng lại có thể làm giảm cảm giác hạnh phúc, phá hủy mối quan hệ giữa người với người, thậm chí còn xuất hiện rào cản tâm lý. Thế nên, chúng ta cần nhận ra giá trị quan trọng của cảm xúc, cải thiện mối quan hệ với nó, học cách chung sống hòa bình với nó, khiến nó trở thành tài nguyên để nhận thức và nâng cao bản thân đồng thời thấu hiểu người khác. Tôi sẽ nói về giá trị quan trọng của cảm xúc từ bốn khía cạnh.
1. Xác định và tìm hiểu cảm xúc để nhận thức rõ hơn về bản thân và xử lý các mối quan hệ.
Thực ra, cảm xúc là con đường tắt để tự nhận thức. Ở đây có một ví dụ, Tiểu Điền và chồng cũ của cô ấy cãi nhau vài năm thì li hôn, cô ấy đưa con trai đi cùng mình. Có những lúc cô ấy sẽ vô duyên vô cớ nổi giận với con trai, cô vừa yêu con trai mình, lại vừa ghét cậu bé, mỗi lần phát giận với con trai xong cô liền cảm thấy hối hận.
Tại sao Tiểu Điền lại ghét con trai của mình? Thực ra có liên quan đến chồng cũ. Trên người con trai có bóng dáng người chồng cũ, mỗi lúc cô ấy thấy được bóng dáng này, Tiểu Điền sẽ không tự chủ được mà nhớ đến những oán hận tích lũy nhiều năm về chồng cũ. Rất nhiều đứa trẻ ở gia đình đơn thân đều phàn nàn rằng bố hoặc mẹ thường xuyên nổi giận với mình, nguyên nhân đằng sau đó là kết quả của những oán hận tích tụ mãi chưa tiêu tán hết về người chồng/vợ cũ của mình.
Khi Tiểu Điền phát hiện nguyên nhân dẫn đến cảm giác ghét bỏ này, cô ấy có một góc nhìn lí tính hơn. Cô ấy nhận thức rằng chồng cũ và con trai là 2 cá thể hoàn toàn khác nhau, cô ấy cần phải tự chủ động xử lí những phẫn nộ tích tụ chưa biểu đạt ra ngoài, chứ không phải là đem sự phẫn nộ đó chuyển dời sang con cái. Loại nhận thức và phân biệt cảm xúc này rất quan trọng đối với việc cải thiện khả năng điều chỉnh cảm xúc. Sự tự nhận thức đã giúp cô ấy giải quyết xung đột trong các mối quan hệ, tình cảm giữa hai mẹ con cũng được cải thiện hơn nhiều.
Thực ra, mỗi một lần cảm xúc phát ra là một cơ hội để hiểu hơn về bản thân, trong mối quan hệ cũng khiến ta hiểu rõ hơn về đối phương. Từ đó, khi cảm xúc ghé đến, hãy thử phân tích xem đó là cảm xúc gì, là phẫn nộ, uất ức, tổn thương, tự trách, xấu hổ? Dưới những cảm xúc đó, cơ thể của bạn phản ứng ra sao: Tức ngực? Ghê tởm? Đau đầu? Bụng dạ khó chịu? Đồng thời, bạn cũng có thể tự hỏi bản thân: Cảm xúc này có hàm ý gì? Điểm nào khiến tôi tổn thương? Có khi nào tôi chuyển dời loại cảm xúc nào đó mà người khác gây ra lên người đối phương? Phương pháp này khiến bạn tiếp cận gần hơn với cảm xúc chân thật của bản thân, phòng ngừa tình huống vì cảm xúc bị chặn lại mà phá hỏng mối quan hệ với người khác.
2. Trải nghiệm và thể hiện cảm xúc để nâng cao sức sống.
Một người đàn ông bị cảm xúc lo lắng đè nặng, sắc mặt trắng bệch, xương khớp đau nhức, hiệu quả học tập thấp. Sau khi tìm hiểu sâu hơn, vì bị trải nghiệm ở tuổi thơ ảnh hưởng, anh ấy rất khó để cảm thấy và biểu lộ sự phẫn nộ, khi người khác bắt nạt, cười nhạo anh ấy, anh ấy không giống người bình thường cầu cứu hoặc phản kích mà sẽ rất nhanh rơi vào trầm lặng, không bao giờ biểu lộ ra ngoài. Sau một thời gian dài, những phẫn nộ bị đè nén chuyển hóa thành lo âu kéo dài.
Trong lúc khám lâm sàng tôi phát hiện một số người có khó khăn về cảm xúc lo âu hay trầm cảm khi mới tiếp xúc thì họ có cảm xúc rất kịch liệt, nhưng thực ra trải nghiệm cảm xúc của họ bị hạn chế. Ví dụ, có một số người sau khi thất tình thì trầm cảm, họ rất khó để phẫn nộ với người đã bỏ rơi mình, người dễ cảm thấy sợ hãi hoặc giật mình lại thường rất khó để cảm thấy hoặc biểu đạt cảm xúc phẫn nộ với một đối tượng nào đó, khi tình cảm tính dục hoặc công kích xuất hiện trong tiềm thức, một số người sẽ cảm thấy rất lo âu, nhưng không biết đằng sau là những cảm xúc bị đè nén.
Khi làm đánh giá tâm lý cho một số người cảm xúc bị hạn chế, tôi thường hay hỏi: "Lúc đó bạn cảm thấy như thế nào?", một số người được hỏi sẽ bị đơ ra, cũng có một số người sẽ trả lời một cách giận dữ: "Tại sao anh lại phải hỏi vấn đề này!", trong khi những người khác sẽ trả lời: "Tôi cảm thấy nói về vấn đề này chả có ý nghĩa gì!" Nguyên nhân ở đằng sau là do: Đối với những vấn đề liên quan đến trải nghiệm cảm xúc đã động vào cơ chế cách ly cảm xúc để phòng vệ của họ, khiến họ cảm thấy lo âu.
Ngược lại, những người cảm xúc không bị hạn chế khi được hỏi về câu hỏi này, họ có thể nói ra rất nhiều loại cảm xúc: phẫn nộ, tội lỗi, sợ hãi, xấu hổ, đau buồn, tự trách,... Người tư vấn cũng có thể từ đó mà nắm bắt cảm xúc của họ một cách rõ ràng, tạo ấn tượng về một trải nghiệm sống động.
Nói chung, người có thể cảm nhận và biểu đạt các loại cảm xúc có thể giải tỏa một cách hiệu quả sự khó chịu về tâm lý và thể chất mà cảm xúc gây ra, cũng sẽ có sức khỏe tâm lý và thể chất tốt hơn cũng như có tuổi thọ cao hơn.
3. Nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, khiến cuộc sống trở nên tràn ngập ý nghĩa
Cảm xúc tích cực có thể làm phong phú hơn ý nghĩa của cuộc sống. Tôi lấy một ví dụ: Một tiến sĩ thông minh như tiểu Trương phải chịu đựng sự quấy rầy của cảm xúc trầm cảm trong một thời gian dài, anh ấy không cảm nhận được giá trị của bản thân, không tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống, thường có những suy nghĩ muốn t.ự s.á.t. Cuối cùng, anh ấy không thể chịu đựng nổi sức nặng của những cảm xúc tiêu cực nên quyết định dùng cách t.ự s.á.t để kết thúc sinh mệnh.
So sánh với tiểu Trang thì cuộc sống của phần lớn mọi người đều tràn ngập niềm vui và ý nghĩa, cảm xúc tích cực nhiều hơn cảm xúc tiêu cực. Trong cuốn: "Chủ nghĩa lạc quan: Hi vọng là cơ sở của sinh vật học", tác giả Tiger đã chỉ ra rằng: dùng thái độ bi quan hay thực tế để ứng phó với tương lai và những nguy hiểm không thể tránh khỏi, bệnh tật và cái chết của con người thì sẽ thiếu đi động cơ để sinh tồn, mà người lạc quan tin tưởng rồi mọi thứ cũng sẽ tốt hơn, sẽ có tín niệm mãnh liệt hơn về sự sống.
Các nhà nghiên cứu lâm sàng phát hiện tỉ lệ ung thư xảy ra cao hơn với những người suy nhược tinh thần lâu dài, lo âu, trầm cảm, bi thương, những người có cảm xúc lo lắng như sợ hãi, buồn bã,.... Ngược lại những người tính tình vui vẻ, cởi mở, lạc quan, thản nhiên, ... sẽ có tỉ lệ bị ung thư thấp hơn. Những người lạc quan khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, hệ thống miễn dịch của họ cũng hoạt động hiệu quả hơn, dù có bị bệnh, cũng sẽ hồi phục rất nhanh chóng và dễ dàng.
Tận tụy với công việc, chơi game, giải trí, học tập, thể thao, tập thói quen sống lành mạnh, duy trì mối quan hệ giữa người với người, trong quá trình này chúng ta sẽ không ngừng cảm nhận được cảm xúc tích cực như cảm kích, tự hào, yên bình, yêu thương, ...
4. Phát triển thái độ không đánh giá cảm xúc, trở thành người được yêu mến hơn.
Tiểu Lý là một anh chàng "trai thẳng" chính hiệu, có gì nói đó, không biết quan tâm đến thể diện của người khác. Dù anh chàng có thành tích rất tốt nhưng lại không có nhiều bạn bè, gần đây lại có một người bạn thân vì bị lời của anh ấy chọc tức mà không còn qua lại nữa. Tiểu Lý trở thành người bị cô lập không có bạn bè ở trong lớp.
Nguyên nhân chính dẫn đến các mối quan hệ của tiểu Lý trở nên tồi tệ là vì khả năng đồng cảm của anh ấy quá thấp, và anh ấy phớt lờ cảm xúc của người khác. Khi bạn kể cho người khác về những cảm xúc đau khổ mà bạn phải trải qua, và họ lắng nghe cũng như thấu hiểu, đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời.
Lắng nghe và an ủi một cách có hiệu quả là điều rất quan trọng để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, điều cốt lõi ở đây là: Dùng thái độ không đánh giá để đối mặt với cảm xúc yếu đuối, cũng tôn trọng, chấp nhận và thấu hiểu sự yếu đuối đó chứ không phải đánh giá, khuyên ngăn, dạy bảo,...
Chúng ta xem xét đoạn hội thoại dưới đây:
Hội thoại 1:
Con gái: Hôm nay con tức giận với bạn học của con, bạn ấy đem chuyện của con kể hết cho mọi người nghe. Hôm qua con nói với cô ấy chuyện đi công ty A thực tập, hôm nay rất nhiều người đến hỏi con chuyện này. Thật bực mình!
Mẹ: Đừng đem mọi thứ kể cho người khác, xem xét vấn đề của bản thân nhiều hơn đi!
Hội thoại 2:
Cô gái: Chồng của mình rời đi rồi, cuộc đời của mình cũng chấm dứt rồi. Một mình cô đơn sống trên thế giới này, thật là sống không bằng chết, mình không muốn tiếp tục nữa.
Bạn của cô gái: Người đã đi không thể sống lại, bạn đừng bao giờ nghĩ quẩn như vậy, tại sao phải làm khổ bản thân chứ?
Trong hai đoạn hội thoại trên, người lắng nghe đã thử tìm cách giúp đỡ người kể, nhưng vì họ lờ đi và đánh giá cảm xúc yếu đuối của đối phương, khiến cho người gặp vấn đề không thoải mái.
Đương sự cảm thấy mình không tìm được sự thấu hiểu, thậm chí cảm thấy xấu hổ hoặc tức giận. Khi này, giữa người nghe và người kể đã mất đi sự liên kết về mặt tình cảm.
Nếu như trả lời thế này sẽ tốt hơn:
Hội thoại 1:
Con gái: Hôm nay con tức giận với bạn học của con, bạn ấy đem chuyện của con kể hết cho mọi người nghe. Hôm qua con nói với cô ấy chuyện đi công ty A thực tập, hôm nay rất nhiều người đến hỏi con chuyện này. Thật bực mình!
Mẹ: Bạn cùng phòng đem chuyện của con đi kể khắp nơi với người khác, điều này đúng là khiến người ta tức giận thật.
Hội thoại 2:
Cô gái: Chồng của mình rời đi rồi, cuộc đời của mình cũng chấm dứt rồi. Một mình cô đơn sống trên thế giới này, thật là sống không bằng chết, mình không muốn tiếp tục nữa.
Bạn của cô gái: Chồng cậu mất rồi, cậu phải một mình đối diện với cuộc sống, cậu cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng, mất đi dũng khí để tiếp tục sống, mình hiểu.
Trong các câu trả lời trên, người nghe dùng thái độ không đánh giá đối mặt với cảm xúc yếu đuối của đối phương, đưa ra sự tôn trọng, chấp nhận và thấu hiểu, thái độ này có thể đem lại sự an ủi lớn cho đối phương. Họ cảm thấy bản thân được hiểu, và có tình cảm tích cực hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com