Chương 1: Nguồn cơn của mọi thứ là gì?
Có người từng nói với tôi :'' Tự tử không phải là biểu hiện của kẻ hèn nhát mà tự tử là sự giải thoát đối với kẻ bị cho là lập dị''.
Tôi tự cho rằng bản thân là kẻ khác biệt nhưng không rõ là đến đâu. Nó khiến tôi suy nghĩ khác lạ, không hòa nhập được với cuộc sống. Không rõ tôi đã bị như vậy được bao lâu và từ bao giờ nhưng tôi biết tôi sinh ra với tâm hồn bình thường, một suy nghĩ bình thường.
Thật kì lạ khi người phát hiện ra tôi bị như vậy không phải là bố mẹ, anh chị hay người thân trong gia đình. Tôi được phát hiện bởi những người lạ, những người xa lạ khi lần đầu nói chuyện với tôi. Họ phát hiện ra tôi có sự bất thường khác với những đứa trẻ khác.
Còn bố mẹ tôi thì sao? Bố mẹ tôi khi biết được tôi có những suy nghĩ khác lạ thì coi đó là bệnh, bệnh rất nặng. Còn chữa trị hay không thì không quan tâm.
Có đôi lúc tôi không hiểu bố mẹ tôi, đặc biệt là bố tôi đang nghĩ gì.
Bạn đang thắc mắc tôi bị gì mà lại nghĩ bản thân là kẻ khác biệt sao?
Chính tôi cũng không biết bản thân khác biệt chỗ nào mà. Tôi cũng chỉ là một con người bình thường thôi, tôi đâu có muốn bị khác biệt đến mức bị cô lập. Tôi đâu thể sống cuộc của người khác để phát hiện ra bản thân khác biệt đến đâu?
Mọi thứ chỉ được tôi nhận ra khi tôi thấy bạn bè của mình không giống với bạn bè của người khác. Với bạn bè của người khác, họ quan tâm chăm sóc nhau, nói chuyện thoải mái với nhau. Còn tôi thì không như thế. Với bạn bè tôi luôn tỏ ra quan tâm khi họ ốm đau, khi họ gặp chuyện nhưng lại rất khó mở lời khi muốn nhờ họ điều gì. Có quá lắm thì khi nhờ tôi cũng xin lỗi vì làm phiền họ nhiều và cảm ơn rất nhiều lần khi họ giúp tôi.
Tôi cũng thấy gia đình tôi khác hẳn với gia đình các bạn bè của tôi. Hôm nay là 24/4, là ngày thứ 2 tôi bị covid lần 2. Ngày hôm qua khi tôi biết mình bị covid đã thông báo cho các bạn của mình để họ có thể đi test covid. Nghe được điều đó các bạn ấy cũng khá sốc vì bình thường họ tiếp xúc với tôi rất nhiều. Họ lo lắng cho sức khỏe của mình nên đã đi test và ra kết quả âm tính. Họ thông báo về nhà, bố mẹ họ chỉ nói những câu như là: " không sao đâu con, đừng lo gì cả covid giờ nhẹ lắm, chỉ cần ăn uống đầy đủ là được ...''
Nhưng tôi thì khác, dù biết kết quả nhưng tôi vẫn gọi. Khi thông báo cho bố mẹ tôi chỉ nhận lại những câu nói trách móc này kia, trách đi đâu để bị dính, trách tôi ra ngoài nhiều nên mới bị mắc bệnh, tốn tiền thuốc thang, trách tôi không biết giữ gìn sức khỏe này nọ. Tôi nhớ như in câu nói của bố: " Mày bị bệnh mà nghỉ học thì chỉ có chết thôi con ạ. Mày nghĩ đến người ta nhưng chả ai nghĩ đến mày đâu. Đi học đi. Bạn bè kệ chúng nó.'' Trái lại, bố mẹ của bạn cùng phòng tôi lại gọi điện dặn dò bạn tôi là: " Đừng đi đâu cả, ở lại với bạn, ở chung phòng nhiễm cũng nhiễm rồi, không sao. Nhưng đừng để bạn lại một mình, tội bạn lắm.''
Có đôi lúc tôi tự hỏi rằng liệu có phải do sự dạy dỗ của bố mẹ đã khiến tôi như vậy? Tôi nhớ bản thân trong quá khứ từng là một đứa trẻ hồn nhiên, không phải lo nghĩ nhiều chuyện, bố mẹ luôn mỉm cười với tôi. Vậy mà thời gian đã thay đổi tất cả. Không, có thể do vốn dĩ là vậy, chỉ là trẻ con vô tri vốn không hiểu chuyện, lớn rồi lại phải tiếp nhận những " dạy dỗ" của bố mẹ.
Lâu dần, tôi đã biết bản thân đã mắc phải trầm cảm.
Cảm giác đó giống như tải nặng đè lên ngực tôi, khiến tôi khó thở và thở dốc với những công việc mà tôi yêu thích. Tự tin và sự tự giác như đã biến mất hoàn toàn, thay bằng sự lo lắng và sợ hãi về tương lai. Mỗi ngày trôi qua mà tôi lại mơ màng thấy điều gì trước những sự kiện xảy ra xung quanh tôi, và tôi buộc phải lê bước đi tiếp, dù cảm giác mạnh mẽ của sự khó chịu và nỗi đau đang cản trở tôi.
Mỗi ngày trôi qua, khi tôi ngồi trong căn phòng tối của mình, đối diện với máy tính, áp mặt vào sách vở , không có ai để trò chuyện và sẻ chia. Gia đình tôi luôn sống trong hoàn cảnh căng thẳng, họ không thể tạo ra bất cứ tình cảm yêu thương nào đối với tôi. Có thể họ yêu thương tôi là thật nhưng bằng một cách nào đó đã có một bức tường vô cùng dày và chắc chắn nằm ở giữa chắn lại.
Tôi không cảm thấy mình đủ tốt để được chấp nhận, nhưng cũng không biết phải làm gì để thay đổi điều đó. Mỗi bữa ăn đều tràn ngập những lời chỉ trích và sự so sánh chẳng đáng có, tôi ngày càng mất đi sự tin tưởng vào chính mình. Tôi cảm thấy như đang sống trong một cuộc chiến không có hồi kết, và không biết mình sẽ vượt qua những khó khăn này hay không.
Thật sự, bố mẹ tôi là người rất khó tính. Các chị gái của tôi cũng vậy. Trong mắt họ tôi luôn chỉ là một đứa trẻ không lớn, hoặc là có lớn mà không có khôn. Họ biết rõ vấn đề nằm ở chỗ khoảng cách tuổi của tôi và bố mẹ, tôi và anh chị rất lớn, chính chị gái tôi hơn tôi 11-14 tuổi. Nhưng lúc nào họ cũng đòi hỏi tôi phải thông minh, đủ sự lanh trí, của sự tài giỏi như một người bình thường. Dần dần tôi hiểu rằng cái bình thường với anh chị là trí thông minh của một người bằng vai phải lứa, một người đồng tuổi với anh chị, bố mẹ.
Tâm trạng của tôi rất ám ảnh và căng thẳng. Tôi luôn cảm thấy mình bị đè nén dưới gánh nặng của chi phí sinh hoạt đỏ của việc đi học đại học, trách nhiệm gia đình và áp lực trong công việc.
Mỗi ngày, tôi luôn phải thức dậy trong cảm giác mệt mỏi và không có động lực để tiếp tục cuộc sống. Tâm trạng đó còn được gia tăng bởi những lời trách móc của gia đình và học tập khi không đạt được những thành công đáng mong đợi. Tôi luôn cảm thấy mình bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua bắt đầu từ bốn phía.
Điều tệ hại nhất đối với tâm trạng của tôi là tôi không thể giải tỏa những áp lực và căng thẳng trong tâm trí của mình. Tôi không có ai để nói chuyện và không biết cách giải quyết vấn đề của mình. Những ý nghĩ tiêu cực luôn đeo bám tôi và khiến tôi mất đi hy vọng về tương lai. Với tôi tương lai rất xa xăm, rất tối tăm.
Cảm giác này đã dần dần trở nên như một vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Tôi cứ như cuốn vào cuộc chiến với chính bản thân mình và không tìm thấy hướng đi đúng đắn. Đó là tâm trạng của một người trầm mặc vì quá nhiều điều.
Từ lâu, tôi đã mất đi hy vọng sống.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com