câu 10:
Câu 10:Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp(1945 - 1950)?Vì sao phải kháng chiến toàn dân ,toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh?
☻ Khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam: Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nhưng mang tính dân chủ mới. Trong quá trình kháng chiến, phải từng bước thực hiện cải cách dân chủ và thực chất của vấn đề dân chủ lúc này là từng bước thực hiện người cày có ruộng.
☻ Xác định kẻ thù nguy hiểm nhất là bọn thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai. Cuộc kháng chiến nhằm vào kẻ thù chính là bọn thực dân phản động Pháp đang dùng vũ lực cướp lại nước ta, giành độc lập tự do và thống nhất thật sự, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
☻ Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải đánh Pháp, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là tiếp tục sự nghiệp của cuộc cách mạng tháng 8, nên có tính chất dân tộc giải phóng.
☻ Đề ra phương châm kháng chiến "toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính". Chúng ta đề ra đường lối này là do khi so sánh lực lượng tương quan,chúng ta yếu hơn rất nhiều.
- Lực lương: có 6 vạn quân chính quy và hơn 20 vạn Pháp kiều.
- Chất lượng quân đội: Quân Pháp là một đội quân chính quy, được đào tạo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm chiến đấu nên rất thiện chiến.
- Vũ khí: Được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, tối tân, quân đội được trang bị đầy đủ vũ khí và các phương tiện chiến tranh.
- Tiềm lực kinh tế: Pháp là một nước lớn, có nền kinh tế phát triển. Mặt khác, Pháp lại còn nhận được sự ủng hộ và viện trợ tích cực từ 2 cường quốc là Anh và Mĩ.
- Lực lượng: 6 vạn quân chính quy và khoảng 30 vạn dân quân, du kích.
- Chất lượng quân đội: Quân đội ta vừa mới ra đời, còn non trẻ, không được đào tạo bài bản, chính quy, không có tính chuyên nghiệp, còn rất thiếu kinh nghiệm chiến đấu.
- Vũ khí: Vũ khí lạc hậu và rất thô sơ, quân đội không được trang bị đầy đủ vũ khí và phương tiện chiến tranh.Vũ khí có được chủ yếu là cướp được từ quân địch.
- Tiềm lực kinh tế: Kinh tế nhỏ bé, lạc hậu và thiếu thốn về mọi mặt, hơn nữa từ 1946 đến 1949 chúng ta bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
- "Kháng chiến toàn dân" tức là thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp, toàn dân đánh giặc, đánh giặc bằng bất cứ thứ vũ khí gì có trong tay và đánh giặc ở bất cứ nơi nào chúng tới.
+ Thực tiễn: Xét về thực lực, chúng ta yếu hơn hẳn Pháp về mọi mặt nên phải kháng chiến toàn dân để huy động được sức mạnh của cả dân tộc vào cuộc kháng chiến. Một quân đội dù mạnh đến đâu nhưng nếu phải đối đầu với cả 1 dân tộc thì sớm muộn gì quân đội đó cũng phải chịu thất bại.
+ Lí luận: Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử vì quần chúng nhân dân là người tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội; là lực lượng quan trọng nhất của tất cả các cuộc cách mạng xã hội. Đảng quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, dân là gốc rễ của mọi vấn đề, cách mạng có phát triển được hay không thì đều phải dựa vào quần chúng nhân dân.
+ Biểu hiện: Kháng chiến toàn dân được biểu hiện qua các phong trào như "tiêu thổ kháng chiến", "vườn không nhà trống", "3 không: 0 đi lĩnh cho Pháp, 0 chỉ đường cho Pháp, 0 bán lương thực cho Pháp", chiến tranh du kích.
+ Kết quả: Đã huy động được sức mạnh của toàn dân để đánh bại lần lượt các cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Đây là nội dung cơ bản nhất, là nền tảng để thực hiện các phương châm còn lại.
- "Kháng chiến toàn diện" là cuộc chiến tranh diễn ra trên mọi lĩnh vực VH - XH - QS - NG...( trong đó quân sự đóng vai trò quyết định.
+ Thực tiễn và lí luận:Vì chúng ta yếu hơn Pháp nên phải kháng chiến toàn diện, đánh địch trên mọi mặt trận, tạo nên một sức mạnh tổng hợp để chiến thắng thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước. Mặt khác, đây là một cuộc chiến tranh tổng lực của cả 2 bên tham chiến, ngoài đánh ta trên mặt trận quân sự thực dân Pháp còn đánh ta trên nhiều mặt trận khác do đó chúng ta phải thực hiện kháng chiến toàn diện để chống lại thực dân Pháp.
+ Biểu hiện (1953 - 1954): Bên cạnh lĩnh vực quân sự còn đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao, văn hóa, chính trị, kinh tế ... Về kinh tế, chúng ta đã thực hiện xong cải cách ruộng đất, xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến. Về quân sự chúng ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Đông - Xuân 53-54. Về ngoại giao chúng ta kí được bản hiệp định Giơnevơ lập lại hoàn bình ở miền Bắc.
+ Kết quả: Huy động được sức mạnh của toàn dân tạo nên sức mạnh tổng hợp làm cho kẻ thù bị phân tán và suy yếu đi.
- "Trường kì kháng chiến" ( lâu dài ) là cuộc kháng chiến sẽ trải qua một thời gian mà chúng ta vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, khi nào lực lượng mạnh lên thì chúng ta sẽ kết thúc chiến tranh.
+ Thực tiễn vầ lí luận: Chúng ta yếu hơn Pháp nên chúng ta cán có thời gian để nuôi dưỡng và phát triển lực lượng của mình. Hiện tại lực lượng ta còn nhỏ bé, thiếu kinh nghiệm chiến đấu, thiếu thốn về mọi mặt nhưng qua quá trình trường kì kháng chiến, lực lượng ta sẽ càng ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, khi đó chúng ta sẽ đủ sức đương đầu với Pháp và nhất định thắng Pháp.
+ Biểu hiện: Trong 9 năm chúng ta đã đi từ giai đoạn cầm cự tích cực tiến đến chủ động phản công; từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy hiện đại.
+ Kết quả: Trong quá trình tiến hành kháng chiến lâu dài, nhờ có thời gian, lực lượng của chúng ta ngày càng được củng cố và phát triển; lực lượng của chúng ta đã chuyển từ yếu sang mạnh đủ sức chiến đấu với kẻ thù. Chúng ta đã làm thất bại kế hoại "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng rơi vào thế bị động về chiến lược.
- "Dựa vào sức mình là chính", xem yếu tố nội lực là yếu tố quyết định, bên cạnh đó biết trân trọng và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
+ Thực tiễn và lí luận: Đây là cuộc chiến tranh của Việt Nam do đó phải do Việt Nam tiến hành. Từ 46-50, chúng ta bị bao vây và cô lập hoàn toàn nhưng chúng ta vẫn chiến đấu ngoan cường vượt qua mọi khó khăn và lần lượt đánh bại mọi âm mưu tấn công của kẻ thù; 51- 54, chúng ta bắt đấu nhận được sự viện trợ từ phe xã hội chủ nghĩa nhưng đó chỉ hỗ trợ tạo thêm điều kiện cho VN đánh Pháp, giảm bớt phần nào khó khăn thiếu thốn về vật chất của chúng ta. Chỉ có dựa vào sức mình thì chúng ta mới có thể độc lập về đường lối chính trị không bị phụ thuộc vào bên ngoài.
+ Biểu hiện: Bên cạnh việc được nhận viện trợ từ bên ngoài, chúng ta vẫn tiếp tục xây dựng nền kinh tế kháng chiến của mình, chủ động xây dựng và phát triển thực lực của cuộc kháng chiến, đồng thời chúng ta vẫn luôn coi trọng sự viện trợ từ bên ngoài vì như thế chúng ta có thể giảm bớt hi sinh và rút ngắn thời gian kháng chiến đẩy nhanh chiến thắng của quân và dân ta.
+ Kết quả: Trong suốt 9 năm kháng chiến, chúng ta luôn giữ được thế chủ động trên mọi phương diện, luôn độc lập về đường lối chính trị và không bị phụ thuộc vào nước ngoài. Nền kinh tế kháng chiến của chúng ta vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu chứ không vì được nhận viện trợ mà giảm sút, thụt lùi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com