Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

CAU 28

Câu 28: Con người và con người Xã hội chủ nghĩa, Nguồn lực con người

Trả lời:

1. Con người và con người Xã hội chủ nghĩa:

* Các quan niệm khác về con người:

- Tôn giáo quan niệm: Con người do thần thánh tạo ra, con người phụ thuộc thế giới, phủ nhận vai trò chủ thể con người.

- Con người duy tâm siêu hình: Con người có hai bản thể gồm sinh học và tinh thần nhưng tách rời nhau. Bản chất tinh thần tồn tại và vĩnh viễn trừu tượng hóa con người, phủ nhận vai trò, hoàn cảnh tác động đến con người.

- Triết học tư sản: Đề cao vai trò cá nhân của con người, xem nhẹ mặt xã hội của con người.

* Chủ nghĩa Mác – Lenin quan niệm: con người là một thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Các Mác quan niệm con người là một thực thể tự nhiên đặc biệt, 1 thực thể tự nhiên đã nhân loại hóa: (“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”).

- Chủ nghĩa Mac – Lê nin: Con người là một thực thể tự nhiên là cấu trúc sinh  học.

+ Là thực thể tự nhiên: Con người gắn với thiên nhiên thông qua lao động, cải tạo tự nhiên mà hình thành con người.

+ Là cấu trúc sinh học: Con người được cấu tạo bởi các gen và có đặc tính duy truyền.

Như vậy, mặt tự nhiên thể hiện phần con của con người.

* Mặt tự nhiên đã nói lên vai trò chủ thể của con người. Con người thông qua lao động đã cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo cả chính bản thân mình. Vì vậy, mức độ giải phóng con người phụ thuộc vào kết quả của việc phát triển lực lượng sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức sống vật chất cho con người, đáp ứng nhu cầu phần con của con người.

* Mặt xã hội: Con người là một thực thể xã hội mang bản chất xã hội là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

+ Bản chất xã hội chỉ ra rằng: con người sinh ra con người sinh ra phải được sống trong xã hội có quan hệ đồng loại, quan hệ xã hội. Chính quan hệ xã hội đã quyết định bản chất của con người.

+ Xã hội càng phát triển mối quan hệ giữa con người - con người ngày càng bền chặt hơn, con người được mở rộng mối quan hệ với xã hội, cần phải mở rộng những quan hệ xã hội. Quan hệ giữa cá nhân con người với xã hội là quan hệ  thường xuyên và có sự thống nhất biện chứng với nhau.

+ Mặt khác xã hội càng phát triển, năng suất lao động ngàu càng cao, của cải dồi dào, tạo điều kiện để chăm sóc con người. Khi con người được chăm sóc đầy đủ càng có điều kiện cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

* Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa.

Con người xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, hài hòa được từng bước hình thành trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Con người XHCN vừa là chủ thể trong quá trình xât dựng xã hội CNXH, vừa là sản phẩm của quá trình đó. Con người XHCN không chỉ là mục tiêu của  CNXH mà còn là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH. CNXH sẽ không thành công nếu không xây dựng và phát triển con người CNXH.

Mặ khác trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, con người tạo ra những điều kiện cơ sở vật chất ngày một tốt hơn, cuộc sống con người ngày càng đầy đủ hơn. Môi trường xã hội ngày càng trong sạch hơn, nhân văn hơn,. Do vậy, càng có những điều kiện để xây dựng nên những phẩm chất của con người XHCN. Đồng thời thông qua quá trình lao động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, con người cải tạo chính bản thân mình.

Mỗi thời kỳ lịch sử, trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất, của trinh độ phát triển xã hội, cần xác định mô hình con người cần xây dựng.. Một khi con người đã hình thanhg với những phẩm chất tốt đẹp, nó lại trở thành chủ thể tự giác để phát triển xã hội theo  mục tiêu XHCN.

- Những đặc trưng cơ bản của con người XHCN Việt Nam mà chúng ta phấn đấu xây dựng:

+ Có ý thức trình độ, năng lực làm chủ

+ Con người lao động mới, có nhận thức sâu sắc về công việc mà mình đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá công việc và hiệu quả lao động của mình.

+ Có văn hóa, có tình nghĩa, có ý thức nâng cao trình độ về mọi mặt, giải quyết tôt các mối quan hệ xã hội.

+ Giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình yêu thương giai cấp và đồng loại sống nhân văn, nhân đạo, kiên quyết đấu tranh chống những âm mưu chống phá của kẻ thù, bảo vệ thành quả của cách mạng.

2. Nguồn lực con người

- Trong các nguồn lực có thể khai thác như NLTN, KHCN, CN thì NLCN là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có hiệu quả khi NLCN được phát huy. Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt, NLCN ngày càng đa dạng, phong phú.

- Có nhiều cách hiểu về NLCN:

+ Theo ngân hàng thế giới: NLCN là toàn bộ vốn người bao gồm thể lực, trí lực, kỷ năng nghề nghiệp... mà mỗi cá nhân sở hữu có thể huy động được trong quá trính sản xuất kinh doanh hay trong một hoạt động nào đó.

+ Theo chủ nghĩa Mac – Le nin: NLCN là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần đạo đức, phẩm chất, trình độ, vị thế xã hội,... tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.

* Nội dung NLCN:

- Nói đến nguồn lực con người là nói đến con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.

- Nói đến NLCN là nói đến sản lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

SL và CL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu SL ít sẽ gay khó khăn trong phân công lao động và do vậy CLLĐ cũng bị hạn chế. CLLĐ được nâng cao sẽ làm giảm SL lao động trong một đơn vị sản xuất, xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo NLCN có chất lượng ngày càng cao.

* NLCN không khai thác, không phát huy được là lãng phí vô cùng. Đặc biệt là đội ngũ tri thức càng hđ, càng nghiên cứu càng làm cho trí tuệ của họ đa dạng phong phú và sâu sắc. Nước ta đang là một nước nghèo, kinh tế kém phát triển thì việc phát huy NLCN để xây dựng đất nước càng trở nên quan trọng. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ tri thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội. Bác Hồ nói: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”.

Post by  Ngọc Tiến

[email protected]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: