Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 3:Các loại phân đạm?thành phần?tính chất?cách sử dụng?Nêu cách sử dụng phan dam

Nhóm phân đậm amon chứa N ở dạng NH+4 hay chuyển hóa thành NH+4 để có thể sử dụng dễ dàng đồng thời đất có thể giữ ở dạng hấp thu trao đổi nên han chế việc rửa trôi

-Nhóm phân đạm dạng nitrat chứa N ởdangj NO-¬3,Hòa tan mạnh trong nước ,dễ được cây hút nhưng không bị đất giữ nên cũng dễ bị rửa trôi,phân kiềm sinh lý,rất thích hợp cho cấy vụ đông,vùng khô hạn,đất mặn,đất có thành phàn cơ giới nặng,đất chua nhưng kém hiệu quả,đất chua nhưng kém hiệu quả với lúa

-Nhóm phân đạm amon nitrat là các dạng phân đạm chứa N ở dạng NO-3 và NH+4.Phân này vừa có tính chất phân amon vùa có tính chất phân nitrat

-Nhóm phân đạm amit gồm các loại phân Uể và canxi xianamit,chứa N ở dạng NH2 hay chuyển hóa thành NH2.tuy là dạng phân mà caay có thể sử dụng được nhưng không nhiều,cần được chuyển hóa thành NH+4 thì cây mới sử dụng được thuận lợi

-Nhóm phân N hiệu quả chậm:phân có lớp màng bọc hay các chất bổ trợ để khi bón vào đất không hòa tan nhanh mà được giải phóng dần dần cung cấp cho cây.Tỷ lệ dinh dưỡng thường thấp hơn so với phân thong thường cùng loại ,các phân đạm hiệu quả chậm đã được sản xuất thong dụng như:ure phoocnadehit,ure bọc lưu huỳnh,ure viên to,oxamit...

*Các dạng phân đạm chính:

1.Phân đạm sunphat amon(NH4)2SO4

-Thành phần của phân có chứa các chất theo tỷ lệ:20,8-21,0%N;23-24%S;

-Tính chất:tinh thể thô,màu trắng hay xám trắng,xám xanh lục,hút ẩm kém nên ít bị chảy nước,không đóng tảng trong bảo quản,dễ bón phân bằng máy.Tinh thể nhỏ dể tan trong nước ăn mòn kim loại

Nếu bảo quả phân lâu ở nhiệt độ cao(>30oC) SA sẽ bị mất NH3 thành NH4HSO4,làm tăng độ chua tự do của phân (NH4)2SO4 → NH4HSO4 Khi bón vào đất NH+4 được hấp thụ khá chặt trên bề mặt keo đất ở ngay vị trí bón nên hạn chế được rửa trôi, nhưng cũng khó bón đều cho khắp diện tích cần bón phân.Có thể mất một phần ở thể khí

- Phân vừa chua hóa học vùa chua sinh lý, vì vậy liên tục bón phân này trong trồng chọt làm đất mất vôi, giảm tính đệm và hóa chua.có thể tạo muối Al,Fe hòa tan làm ảnh hưởng tới cây :( NH¬¬ 4)2 SO4 ← → 2NH4+ +SO4-2

-Cách sử dụng:

'Có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng,nhưng đặc biệt đối với các loại cây ưa chua hay có nhu cầu về lưu huỳnh cao như các cây họ thập tự(cải bắp,cu hào),cây lấy dầu.

'Phân SA sử dụng thích hợp trên các loại đất kiềm,nghèo S.Bón lien tục trên đất chua,cần bón vôi để trung hòa độ chua do phân gây ra.Để trung hào độ chua do phân gây ra,có thể bón vôi theo tỷ lệ 1-3 bột đá vôi với SA,hay phối hợp sử dụng SA cùng với phân chuồng,phân lân tự nhiên.Không nên bón tập trung phân với số lượng lớn,cần chia ra làm nhiều lần nhất là đối với đất co TPCGNh,cần chú ý rải phân cho đều khi sử dụng.Không nên sử dụng phân SA trên đất trũng,lầy thụt,đất phèn và hạn chế sử dụng phân này trên đất mặn

'Bón tốt cho lúa(Clo dễ bị rửa trôi trong trồng lúa nước).Để tránh tác hại của Clo thì ta nên bón lót,tránh bón cho các cây mẫn cảm với Clo.

2.Canxi Nitrat: Ca(NO3)2.Đây là dạng phân đạm Nitrat phổ biến,có chứa Ca,là chất dinh dương trung lượng đối với cây.

-Thành phần:13,0-15,5%N;25-36%CaO.Trong thực tế phân này thường có 15-15,5%N và khoảng 25%CaO -Tính chất:tinh thể hình viên tròn màu trắng đục,hòa tan nhanh trong nước,chứa đạm ở dạng NO-¬3 nên không bị đất hấp thu,dễ được cây hút ngay cả trong điều kiện bất lợi(khô hạn,lạnh,đất chua,mặn...)nhưng cũng dễ bị rửa trôi. Phân kiềm sinh lý,có khả năng làm giảm độ chua đất.Tuy nhiên dễ hút ẩm chảy nước,đóng thành tảng khó bảo quản nên hạn chế khả năng sử dụng trong điều kiện nhiệt đới ẩm của VN.

Khi bón phân vào đất phân nhanh chóng hòa tan vào dung dịch đất để cho cây sử dụng và tham gia vào phản ứng trao đổi keo đất:(KĐ)2H+ + Ca(NO3)2 → (KĐ)Ca2+ + 2HNO3

NO-3 nếu không được cây sử dụng hết,không được đất giữ nên dễ bị rửa trôi xuống các tang đất sâu và nhanh chóng tham gia vào quá trình phản đạm hóa.

-Cách sử dụng:rất thích hợp cho cây trồng cạn,đặc biệt cho các cây trồng trong điều kiện khó khăn và trên đất mà việc chuyển hóa N ở trong đất bị ức chế.Thích hợp nhất để bón thúc cho cây trồng cạn và phun trên lá cho cây trồng.sử dụng cho lúa có hiệu quả không cao,nhưng nếu dung để bón thúc ở thời kỳ làm đòng đến chỗ cho lúa lại cho hiệu quả cao.Dạng phân đạm này được sủ dụng nhiều trong cây trồng không dùng đất(trồng cây trong dung dịch,trong cát,trong giá thể) để vừa cung cấp đạm vừa cung cấp Ca cho cây.Rất thích hợp để bón trên đất chua,đất mặn,đâts phèn do có tác dụng làm giảm độ chua của đất.

3.Amon Nitrat: NH4NO3

-Thành phần:thường chứa 35%N,một nửa phân đạm nằm dưới dạng amon,một nửa nằm dưới dạng Nitrat,phân còn lại được gọi là phân đạm an toàn-phân N2 lá

-Tính chất:tinh thể màu trắng,dễ hút nước và chảy rữa,khó bảo quản nên các nhà sản xuất có thể bổ xung thêm chất bổ trợ để chống hút ẩm và chảy nước.Do vậy có thể gặp một số dạng phân đạm Amon nitrat không hút ẩm chảy nước có tỷ lệ đạm dao động từ 22-27%N.Loại này hòa tan nhanh trong nước,là phân chua sinh lý yếu(do cây hút NH4 mạnh hơn nên để lại NO-3 tạo khả năng gây chua đất) (KĐ)H+Ca2+ + 3NH4NO3 → (KĐ)(NH4)3 +HNO3 + Ca(NO)3

Tuy nhiên sau một thời gian,cây hút NO3- và độ chua đó bị phân hủy.trường hợp đất có nhiều Fe,Al thì trong thời gian đầu HNO3 xuất hiện ra có thể hòa tan các lọa muối nhôm độc cho cây,vì vậy bón đạm NH4NO3 trên đất chua cũng cần thiết bón vôi cho đất trước.Nên bón vôi theo tỷ lệ 1 bột đá vôi:1Amon nitrat

Phân đạm Amon nitrat vừa có tính chất của phân amon vừa có tính chất của phân nitrat.Đây là dạng phân đạm có tác dụng nhanh do có chứa cả hai dạng dinh dưỡng nhanh của cây.Thường là Nitrat có tác dụng chậm hơn Amon.

-Cách sử dụng:Đạm nitrat có tác dụng dễ dàng trong điều kiện khô hạn và đạm amon có hiệu quả hơn trong điều kiện ẩm nên đây là loại phân đạm bón rất tốt cho các cấy trồng cạn khác nhau.Song bón cho lúa thì phân amon nitrat hiệu quả kém phân đạm amon,vì trong điều kiện ngập nước đạm NO-¬3 dễ bị rửa trôi và khử thành đạm tự do bay đi.Do vậy phân amon nitrat không được ưa chuộng ở các vùng trồng lúa,nhiều ẩm và phân này không phải là lọa phân phổ biến ở VN.

4.Ure: CO(NH2)

-Thành phần: 45-46%N và

-Tính chất:tinh thể hình viên tròn như trứng cá,màu trắng đục hay trắng ngà,không mùi,hòa tan nhanh trong nước,rất linh động,bị hấp thụ không mạnh bằng SA.Phân có phản ứng trung tính sinh lý.Ở nhiệt độ >20oC phân hút ẩm chảy nước,trở nên nhớt và lạnh,có thể vón cục và đóng tảng mà gây ảnh hưởng xấu tới trạng thai vật lý của phân.Phân này còn được gọi là phân amon có hiệu quả chậm,do sự chuyển hóa của ure trong đất thành amon.Quá trình chuyển hóa tùy thuộc vào độ ẩm,nhiệt độ,CHC,pH đất,VSV đất...trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ.CO(NH2)2 + H2O → (NH4)CO¬3 'Phân ure có thể bị mất NH3 khi bón vãi phân trực tiếp trên mặt đất,vì khi được chuyển hóa thành cacbonat amon dẫn đến mất đạm dưới dạng NH3.Quá trình này càng xảy ra mạnh trong môi trường từ trung tính đến kiềm hoặc ở điều kiện nhiệt độ cao: (NH4)NO3 → NH3 + NH4NO3 :::NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2

-Cách sử dụng :có thể dử dụng tốt cho nhiều lạo cây trồng khác nhau,trên các loại đất khác nhau,nhưng đặc biệt thích hợp trên đất chua,đất bạc màu,đất rửa trôi mạnh.Phân có thể sử dụng dưới nhiều hình thức:bón lót hay bón thúc,bón vào đất hay phun trên lá.Trong số các phân đạm,ure thích hợp nhất cho việc bón trên lá.

'Để tránh quá trình amon hóa phân ure trên đất có thể dẫn đến mất đạm,cần bón phân sâu vào đất,Do ham lượng dinh dưỡng có trong phân cao,nên trộn phân them với đất bột,phân chuồng mục...để tăng khối lượng cho dễ bón đều.

5.Canxi xianamit: CaCN2

-Thành phần:20-23%N;20-54%CaO

-Tính chất:bột nhẹ màu đen hay xám thẫm,không tan trong nước,dễ gây bỏng,có tính sát trùng cao.Đây là dạng phân kiềm sinh lý.

Bón vào đất phân CaCN2 thủy phân dần qua các chất trung gian,cuối cùng thành ure và amoncacbonat rồi cây mới sử sụng được.Các chất trung gian được hình thành trong quá trình chuyển hóa có thể gây độc cho sinh vật trong đất.trong quá trình chuyển hó tạo ra Ca(OH)2 đồng thời bản thân loại phân này còn chứa 20-28%CaO,nên thích hợp để cải tạo các loại đất nặng sét và đã mát nhiều vôi.

-Cách sử dụng:đây là loại phân bón rất thích hợp cho các loại đất cần bón vôi cải tạo và khử sát trùng sau một vụ cây trồng bị dịch hại nặng.Người ta dung nó để làm rụng lá bông trước khi thu hoạch bằng máy cho thuận lợi.Nên sử dụng phân để bón lót cho cây và cần bón sớm ít nhất trước khi gieo cấy 7-10 ngày.

*)Cách sử dụng phân đạm:

-Trong bón phân cho cây trồng không thể thiếu việc bón phân đạm,bón phan đạm là cơ sở cho việc bón các loại phân khác cho cây.

-Khi bón phân đạm càn xác dịnh cẩn thận không chỉ về lượng phân bón mà cả phương pháp bón phân để đảm bảo bón phân đạt hiệu quả cao,đồng thời tránh được những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với cây trồng và môi trường. -Những cơ sở cho việc xác định lượng phân đạm bón hợp lý cho cây trồng:đặc điểm sinh lý và mục tiêu cho năng suất của cây trồng cần đạt,đặc điểm đất đạ về tổng khả năng cung cấp đạm cho cây trồng,đặc điểm và tình hình phát triển của cây trồng vụ trước,đặc điểm khí hậu,thời tiết.

-Những cơ sở cho việc xác định thời kỳ bón phân N hợp lý cho cây trồng :đặc điểm sinh lý của cây trồng về nhu cầu đạm trong quá trình sinh trưởng,đặc điểm vè thành phần cơ giới đất,đặc tính phân bón về thành phần hóa học và sự chuyển hóa của phân trong đất.

-Những cơ sỏ cho việc xác định vị trí bón phân N hợp lý cho cây trồng là:các điều kiện để hạn chế mất đạm cho phân đạm,đặc điểm chuyển hóa cho các dạng phân đạm.

-Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm trong trồng trọt bao gồm:bón phân đạm đều cho diện tích trồng cây,tránh để thời tiết ảnh hưởng xấu tới việc bón phân,sử dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt lien hoàn tiên tiến trong trồng trọt,chọn dạng phân đạm phù hợp với đối tượng bón phân.

h phan tinh chat cach su dung

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: