Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cau hoi pv

EmailPrint

Thứ Bảy, 13/12/2008 - 04:04

Bạn đã biết cách đặt câu hỏi?

Bạn đã cóđược một cái hẹn phỏng vấn. Bạn đang chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho buổi phỏng vấn: may thêm bộ đồ mới, đánh lại đôi giày, nghiên cứu thêm tài liệu về công ty và in thêm vài bản CV nữa... nhưng bạn có biết, tất cả chỉ là phụ. Điều quan trọng nhất bạn cần phải chuẩn bị cho ngày trọng đại này là một chiến lược... đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.

Hiện công ty có bao nhiêu nhân viên?

Đừng nghĩ rằng đó là câu hỏi thừa thãi. Nếu biết được câu trả lời cho câu hỏi này, bạn sẽ có thể mường tượng được cơ hội thăng tiến dành cho mình là bao nhiêu? Nhờ câu hỏi này bạn cũng có thể biết được liệu trách nhiệm trong công việc của mình ở mức độ nào. Bởi một công ty với số lượng nhỏ nhân viên bao giờ cũng sẽ đòi hỏi nhân viên của mình "cứng cáp", kỹ năng tốt hơn và phải căng mình làm nhiều việc hơn.

Công ty có kế hoạch mở rộng hoạt động không?

Với câu hỏi này bạn sẽ biết được công ty đang ở đâu trong quá trình phát triển của mình. Nếu họ không có kế hoạch bành trướng, mở rộng hoạt động nữa, thì có thể là họ đang gặp nhiều khó khăn, hoặc đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Hoặc đơn giản chỉ vì họ chỉ là người làm thuê và chịu trách nhiệm duy trì công ty, chứ không biết gì về các chiến lược khác của công ty cả.

Ai sẽ là người trực tiếp quản lý vị trí công việc này?

Bạn hãy hy vọng rằng người quản lý bạn sau này trong công việc chính là người đang phỏng vấn và ngồi trước mặt bạn. Bởi nếu điều đó là đúng thì ít nhất bạn đã được sếp cân nhắc kỹ về những cá tính mà bạn bộc lộ chứ không chỉ là bạn trên... giấy. Và điều này cũng dẫn đến một câu hỏi khác: phong cách lãnh đạo của sếp thế nào?

Bảo hiểm sức khoẻ ?

Hãy chắc rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Có thể đặt thêm câu hỏi để biết được liệu rằng bạn còn có nhiều lựa chọn khác không? Hay việc khám răng và thị lực có bao gồm trong chế độ chăm sóc sức khoẻ của công ty không?

Chế độ hưu trí?

Bạn cần phải biết thật kỹ về điều này. Có công ty có chế độ hưu trí rất tốt nhưng nhiều công ty lại không. Bạn phải đảm bảo rằng công ty bạn có chế độ tốt nhất mà bạn có thể có. Tất nhiên bạn cũng nên tìm hiểu mức độ phụ cấp mà bạn sẽ được nhận.

Chế độ nghỉ? Vị trí tuyển dụng này có chế độ nghỉ như thế nào? Liệu có thể có những kỳ nghỉ cá nhân đột xuất được không? Nếu ốm đau thì như thế nào? Đó là những câu hỏi mà bạn nên đặt ra với nhà tuyển dụng. Tất nhiên chúng không quá quan trọng nhưng nếu bạn có được những thông tin này thì sẽ tốt hơn cả.

Các chế độ khác : Chế độ thưởng dịp lễ Tết hay kỷ niệm thành lập? Chế độ hoa hồng? Các chế độ chăm sóc y tế khác? Đó cũng là những điều bạn không nên quên hỏi nhà tuyển dụng.

Tương lai của công ty?

Theo ông đâu là thách thức lớn nhất cho công ty trong những năm sắp tới? Ông có chắc rằng chúng ta đang không đi phải ngõ cụt?

Đối thủ cạnh tranh ?

Lợi thế của chúng ta với đối thủ trực tiếp là những gì? Công ty chúng ta có kế hoạch gì để tạo ra hoặc duy trì thế mạnh cạnh tranh đó với đối thủ?

Ông bà hy vọng gì ở người nắm giữ vị trí này?

Tương tự với câu hỏi này là câu hỏi kiểu: Ở vị trí này, thế nào được coi là thành công? Đây là cách để bạn định liệu liệu rằng công ty mà mình ứng tuyển có kế hoạch cứng như thế nào và họ kỳ vọng bao nhiêu vào vị trí mà bạn sẽ ứng tuyển.

Tại sao người đang ở vị trí này lại không tiếp tục làm việc?

Ở cuối buổi phỏng vấn, đây thực sự là một câu hỏi thông minh. Chỉ với câu hỏi này bạn sẽ biết được rất nhiều thứ. Cách thức quản lý của cấp trên, sự kỳ vọng của các thành viên công ty với vị trí ấy, khả năng thăng tiến ở vị trí này... Nhớ, hãy lắng nghe cẩn trọng câu trả lời của nhà tuyển dụng cho những câu hỏi này.

Đường "hoạn lộ" của vị trí tuyển dụng này ra sao?

Câu hỏi này sẽ là câu hỏi rất hay giúp bạn tìm hiểu được cơ hội thăng tiến của mình nếu ở vị trí này là như thế nào? Đương nhiên nó có thể rất quan trọng hoặc không hề quan trọng với bạn, nhưng đó là điều bạn nên biết.

Xuân Quỳnh

NHỮNG CÂU “ĐẮT GIÁ” NÊN HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG

2557

Bạn đọc thích bài này

In bài viết

Gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng (NTD) thường sẽ hỏi “Anh/Chị còn câu hỏi nào nữa không?” Đừng nghĩ đơn giản rằng đây là dịp để bạn tìm hiểu thêm về công việc. NTD đang tìm cách đánh giá sự sắc sảo của bạn đấy. Một ứng viên chỉ biết lắng nghe và trả lời lần lượt các câu hỏi phỏng vấn sẽ bị đánh giá là không có gì nổi bật. Vậy bạn sẽ đặt câu hỏi gì để NTD phải “vị nể” và đánh giá đúng tầm vóc của bạn?

Tìm hiểu về công ty

Hãy thể hiện mong muốn của bạn được làm việc lâu dài với công ty, rằng cái bạn cần không phải là một mức lương hậu hĩnh mà là một sự nghiệp lâu dài.

- Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?

- Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta?

- Công ty có kế hoạch phát triển những sản phẩm chính nào trong tương lai?

Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển. Để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc về sau, bạn nên trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng về trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm trách, về sếp quản lý trực tiếp của bạn:

- Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này?

- Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm, thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây?

- Xin cho biết ai sẽ là sếp trực tiếp của tôi?

- Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ đi công tác thường xuyên không?

Tìm hiểu hoạt động của các phòng ban 

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ cấu công ty và các phòng ban mà bạn sẽ làm việc sau khi phỏng vấn thành công.

- Có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Xin cho biết mối liên hệ giữa các phòng ban này. 

- Bộ phận/Phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển chung của công ty?

- Xin cho biết thành công nổi bật của phòng ban mà tôi sẽ tham gia (nếu có cơ hội) trong những năm gần đây?

Thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp:

NTD nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện lòng nhiệt tình và tâm huyết của bạn:

- Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào trong 12 tháng tới?

- Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi? Việc đánh giá đó diễn ra bao lâu một lần?

Với những câu hỏi trên, bạn có thể đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của công việc bạn ứng tuyển, xác định được hướng phát triển và cơ hội thăng tiến trong công ty. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác cho sự lựa chọn của mình.

Cuối buổi phỏng vấn, bạn đừng quên chân thành cảm ơn và hỏi người phỏng vấn “Tôi có thể liên lạc lại với ông/bà được không?” Đó là câu hỏi cho thấy bạn rất quan tâm đến cơ hội được làm việc với công ty.

Biết cách đặt câu hỏi để đánh giá ngược lại nhà tuyển dụng.

(Dân trí) - Biết cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn là cách để bạn ghi điểm. Một câu hỏi hay có giá trị hơn nhiều một câu trả lời đúng.

“Ông/bà mong muốn nhân viên của mình là người như thế nào?”

Nếu mong muốn về một nhân viên kiểu mẫu của họ là người luôn sẵn sàng làm thêm giờ, không đòi hỏi tăng lương; bạn nên hiểu rằng vị sếp này luôn muốn nhân viên phải cống hiến hết mình nhưng lại không được đòi hỏi. Công việc như thế liệu bạn có nên làm không?

Nếu họ thích một nhân viên biết giải quyết công việc, bạn nên tỏ ra là một người chủ động và tháo vát.

“Xin ông/bà cho tôi biết về những đồng nghiệp tôi sẽ làm việc cùng. Họ đã làm việc ở đây lâu chưa?”

Với câu hỏi này, hãy để ý đến cách trả lời của sếp, để biết rằng họ hiểu và quan tâm đến các nhân viên đến đâu. Nếu một vị sếp sâu sát, câu hỏi này với họ quá đơn giản; nhưng với một nhà quản lý thờ ơ và quan liêu, họ sẽ phải căng óc ra để nghĩ xem phòng X có những nhân viên nào, năng lực của họ ra sao, họ vào làm việc từ bao giờ.

Chú ý đến ngôn ngữ và cử chỉ khi họ nói về nhân viên của mình. Nếu họ nói bằng sự cởi mở và tự hào và cả những nhận xét chi tiết về từng nhân viên thì đó là tín hiệu xanh cho biết có lẽ bạn đang gặp được một người lãnh đạo tuyệt vời.

“Ông/bà đánh giá mức độ thành công của nhân viên trong công việc như thế nào?”

Bạn có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ với mức chi phí có hạn nếu bạn là một nhân viên kinh doanh nhưng bạn cũng cần có một tiêu chuẩn để đánh giá được những gì mình làm. Một người lãnh đạo biết đánh giá đúng năng lực và đóng góp của nhân viên là người có thể giúp bạn mở rộng cánh cửa thăng tiến trên con đường sự nghiệp.

“Ông/bà làm gì với những tình huống khó?”

Họ sẽ một mình quyết định và chỉ đạo nhân viên thực hiện hay cùng bàn bạc với nhân viên để tìm ra cách giải quyết. Người lãnh đạo cũng cần có tính quyết đoán nhưng bạn cũng nên dè chừng với những ông sếp luôn coi quyết định của mình là tối thượng.

Cũng đừng quá kỳ vọng rằng bạn có thể hiểu hết vị sếp tương lai chỉ qua một vài câu hỏi. Câu trả lời của họ có thể chỉ là những tín hiệu mở giúp bạn biết cách điều chỉnh mối quan hệ với sếp trong tương lai mà thôi.

Phương Nguyên

Theo Hotjobs

Việt Báo (Theo_DanTri)

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để trở thành ứng viên nổi bật

Posted on Tháng Mười Một 18, 2011 by editor in Kỹ Năng Xin Việc

Khi đi phỏng vấn xin việc, nhiệm vụ của bạn không chỉ có trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng mà còn cần phải đặt câu hỏi đến nhà tuyển dụng để tìm hiểu về công ty và thể hiện sự quan tâm của bạn tới công việc. Biết cách đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng cũng là một cách giúp bạn ghi điểm. Hãy ghi những câu hỏi đó ra giấy để chắc chắn rằng bạn không quên câu hỏi nào.

Ngoài những câu hỏi xoay quanh về điều kiện làm việc, khách hàng của công ty, quy định về cách ăn mặc, cơ hội thăng tiến, giờ giấc làm việc… Bạn nên đặt những câu hỏi mở để nhà tuyển dụng có cơ hội giải thích, phân tích để bạn hiểu rõ hơn về công việc và công ty. Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể tham khảo:

Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này?

- Xin cho biết trách nhiệm, thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây?

- Xin cho biết ai sẽ là sếp trực tiếp của tôi?

- Nếu được nhận vào vị trí này, tôi có đi công tác thường xuyên không?

- Công ty mong muốn nhân viên của mình là một người như thế nào?

- Có thể cho biết về những đồng nghiệp tôi sẽ làm việc cùng?

-Công ty đánh giá mức độ thành công của nhân viên trong công việc như thế nào?

- Hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?

- Thế mạnh của công ty là gì?

- Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào trong 12 tháng tới? - Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi? Việc đánh giá đó diễn ra bao lâu một lần?

- Thành công của tôi được đánh giá như thế nào?

- Tôi có thể phát huy điểm mạnh gì của mình ở vị trí công việc này?

- Điều gì ưu tiên quan trọng nhất mà bây giờ tôi phải làm?

- Nếu tôi được tuyển dụng, dự án đầu tiên của tôi sẽ là gì?

- Sau khi được lựa chọn làm việc ở công ty, tôi có được công ty đào tạo thêm chuyên môn không?

- Văn hoá công ty mình là gì?

- Thực tế trách nhiệm công việc của tôi là gì?

Nguồn: St

PV nhà tuyển dụng - tại sao không?

Hãy luôn chuẩn bị ít nhất 1-2 thắc mắc mà bạn muốn hỏi lại nhà tuyển dụng. Tại sao ư? 

Bởi nếu bạn không hỏi, họ sẽ nghĩ rằng: 

1. Bạn nghĩ bạn đã biết mọi thứ về công việc và công ty (dù họ cho là bạn chẳng biết gì cả) 

2. Bạn có thể đã không đầu tư thời gian để tìm hiểu về nghề nghiệp cũng như công việc trước khi đến phỏng vấn ( nghĩa là bạn sẽ chấp nhận làm công việc không cần thắc mắc). 

Vì thế ngay cả khi bạn chẳng muốn hỏi gì thì cũng hãy cứ chuẩn bị một vài câu hỏi cho nhà tuyển dụng, có thể là về công ty hoặc là về vị trí bạn muốn nhận. 

Chỉ đơn giản như là : “ Ông/ Bà có thể vui lòng cho tôi biết một số thông tin ban đầu về công ty?” , “Kế hoạch cho năm tới của công ty ông/ bà là gì”. Bằng cách đó, bạn có thể tạo ra một không khí cởi mở trong cuộc trò chuyện và để lại một ấn tượng tốt đẹp cho người phỏng vấn. 

Khi nào thì nên hỏi: 

Một số nhà tuyển dụng sẽ cho bạn biết rằng họ sẵn sàng giải đáp những thắc mắc về công việc trong khi hoặc sau khi buổi phỏng vấn kết thúc hay bất cứ thời điểm nào phù hợp. 

Đôi khi một câu hỏi hợp lý sẽ dẫn dắt buổi nói chuyện đến những thông tin rất cần thiết cho bạn. Những câu hỏi chung chung nên được giữ lại tới cuối buổi phỏng vấn. Có một nguyên tắc mà bạn cần phải lưu ý rằng chỉ nên hỏi nếu: 

- Bạn không hiểu câu hỏi của người phỏng vấn. 

- Bạn cần biết một số thông tin về công việc, cách đào tạo và cả mẫu người phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần. 

- Bạn không chắc chắn là liệu câu trả lời cho câu hỏi trước của bạn đã rõ ràng đối với nhà tuyển dụng. 

Một câu hỏi mở bao giờ cũng tốt hơn bởi nó khuyến khích nhà tuyển dụng nói nhiều hơn. Những câu mà bạn có thể hỏi là: 

- Hướng đi của công ty ông/ bà trong thời gian sắp tới là gì?. 

- Kế hoạch lâu dài của công ty ông/bà là gì? 

- Truyền thống và văn hoá của công ty ông/bà có thể cho biết qua? 

Thỉnh thoảng bạn có thể thêm vào một số câu hỏi mang tính chất riêng tư, nhưng phải rất cẩn thận với cách đặt câu hỏi kiểu này. Tốt nhất hãy hỏi những câu trong phạm vi một ứng cử viên có thể hỏi như: “ Ông/Bà đã làm ở đây được bao lâu rồi”, “ Theo ông/ bà, những ưu điểm nổi bật của công ty là gì?”... 

Những câu hỏi được nhà tuyển dụng khuyến khích thường có liên quan đến vị trí và vai trò công việc mà bạn muốn ứng cử hay những câu hỏi giúp bạn hiểu về những đòi hỏi và yêu cầu của công việc, hoặc cho biết bạn sẽ được đánh giá theo cách nào. Cụ thể là những câu hỏi sau: 

- Công việc của tôi sẽ được đánh giá ra sao? 

- Công việc được đánh giá theo nhóm hay từng cá nhân riêng biệt. 

- Công việc của tôi và công việc của các đồng nghịêp khác có liên quan với nhau như thế nào. 

Ngoài ra những câu hỏi về cơ hội và tiến cử trong công việc sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn rất nghiêm túc và có ý định làm việc lâu dài cho công ty. Cụ thể: 

- Vị trí này trong công ty sẽ đem lại cho tôi những cơ hội gì. 

- Nếu được, vị trí mà tôi có thể được tiến cử nằm trong phạm vi và giới hạn nào. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt các câu hỏi liên quan đến nhà lãnh đạo. Câu trả lời của nhà tuyển dụng sẽ cho bạn biết cách quản lý của công ty có phù hợp với cách làm việc của bạn hay không. 

- Ông/Bà có thể cho biết gì về người quản lý? 

- Ông/ Bà có thể cho biết qua về cách quản lý công việc trong các nhóm.

                                                                                                                                    Theo Kiem Viec.

5 quy luật đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

00:00:57 31/05/2011

21 câu hỏi khiến ứng viên "khóc thét"

Dấu hiệu của buổi phỏng vấn thành công

Sau đây là năm quy luật đặt câu hỏi cho người phỏng vấn sẽ giúp bạn tỏa sáng và ghi điểm trước các nhà tuyển dụng.

1- Đặt những câu hỏi có kết thức mở

Những câu hỏi kết thúc đóng là những câu hỏi có thể trả lời là “có” hoặc “không” với những từ như “có phải là…không?” hay là “công ty…phải không?”. Và những câu hỏi kết thúc mở là những câu hỏi bắt đầu với những từ như “làm thế nào?”, “khi nào?”, và “ai?”. Những câu hỏi này sẽ mở ra cơ hội mới cho cuộc trò chuyện và làm giàu thêm sự trao đổi thông tin.

- Đây là câu hỏi có kết thúc đóng:

Ứng cử viên: Có phải công ty mình có trung tâm chăm sóc trẻ em ngay trong tòa nhà không?

Người phỏng vấn: Đúng vậy.

- Câu hỏi có kết thúc mở:

Ứng củ viên: Công ty có thể hỗ trợ những ông bố bà mẹ đang phải đi làm như thế nào?

Người phỏng vấn: Để tôi chỉ cho bạn về trung tâm chăm sóc trẻ em đã từng đoạt được nhiều giải thưởng của chúng tôi. Nó nằm ngay trong tòa nhà này. Tạp chí “Working Women” đã bình chọn nó là một trong mười trung tâm chăm sóc trẻ em hàng đầu tại Mỹ…

2- Đặt những câu hỏi ngắn

Không có gì có thể phá vỡ buổi phỏng vấn hơn việc ứng cử viên “phun” ra một câu hỏi dài và phức tạp để rồi khiến người phỏng vấn có vẻ bối rối và trả lời rằng: “Xin lỗi, tôi không hiểu câu hỏi của bạn.” Hãy giới hạn các câu hỏi của bạn chỉ trong một quan điểm.

Bạn tránh đắt câu hỏi dài dòng như  sau:

“Tôi biết rằng doanh số bán hàng quốc tế là điều rất quan trọng, vậy doanh thu kiếm được từ nước ngoài của công ty là bao nhiêu, nó tăng trưởng, sụt giảm hay giữ ở mức ổn định. Thuế hải quan có gây khó khăn gì không và sự dao động của tiền tệ tác động như thế nào tới sự xáo trộn này?”

Không nhà phỏng vấn nào mong đợi sẽ nhận được một câu hỏi phức tạp như vậy. Nếu bạn nghĩ rằng một cuộc nói chuyện về những vấn đề này thực sự là những điều bạn quan tâm, hãy thể hiển mối quan tâm đó và sau đó chia nó ra thành những câu hỏi nhỏ.

3- Đừng bao giờ cắt ngang lời người phỏng vấn

Hãy chờ cho đến khi người phỏng vấn hoàn thành câu hỏi của họ. Tưởng tượng một cuộc nói chuyện như sau:

Người phỏng vấnTôi nhận thấy trong bản CV bạn có nói bạn đã có 6 lần thay đổi công việc trong sáu năm qua…

Ứng  viên (cắt ngang)… và ông muốn tôi giải thích về sự thay đổi công việc này phải không?

Người phỏng vấn: ... Thực sự là, tôi muốn hỏi bạn đã thu được những kỹ năng mới nào từ những công việc đó. Nhưng vì bạn đề cấp đến sự thay đổi công việc, nên tôi quan tâm đến khả năng gắn kết lâu dài của bạn với một công ty.

Tình huống trên thất đáng tiếc cho nhưng người đang đi tìm kiếm việc làm phải không. Tốt hơn hết là bạn nên chờ một câu hỏi trọn vẹn. So với ứng cử viên trên, bạn sẽ nhận được nhiều thuận lợi nếu biết chờ đợi:

Người phỏng vấn: Tôi nhận thấy trong bản CV bạn có nói bạn đã có 6 lần thay đổi công việc trong sáu năm qua. Bạn có thể cho tôi biết bạn đã thu được những kỹ năng mới nào từ những trải nghiệm đó.

Ứng viên: Có phải ý ông muốn biết tôi đã thu thấp được nhưng kinh nghiệm quan trong nào cho mình từ những công việc tôi từng làm, phải không?

Người phỏng vấn: Chính xác.

Ứng viên: Câu hỏi rất thú vị thưa ông! Các công việc đã giúp tôi…

4- Cố gắng nhận được câu trả lời “Có”, “Đúng vây” càng nhiều càng tốt

Mục tiêu của bạn trong cuộc phỏng vấn là kết thúc với sự đồng ý của nhà tuyển dụng. Vì vậy, càng có nhiều câu trả lời“đúng vây” hoặc những câu khẳng định sự đồng ý, bạn sẽ nhận được càng nhiều thuận lợi. Tại sao lại như vây? Tất cả mọi người, bao gồm cả người phỏng vấn đều thích sự đồng ý. Rất ít người thích nói “không”. Ai là người thích sự tranh cãi? Chắc chắn là không ai. Cách tốt nhất để tránh sự tranh cãi là hãy nói “có”, “đúng vậy”.

Nếu cuộc phỏng vấn có đạt được hàng loạt những câu trả lời đồng ý hay ưng thuận, thì hãy nghĩ tới việc cuộc phỏng vấn sẽ dễ dàng hơn khi người phỏng vấn trả lơi là “có” trong câu hỏi cuối cùng, và vì thế không nên hỏi thẳng rằng:

Tôi nghĩ rằng những gì tôi thể hiện khiến tôi thực sự phù hợp với công việc này. Tôi rất mong muốn được trở thành thành viên của công ty. Liệu chúng ta có thể ký hợp đồng được không?

Nói một cách chính xác, những câu hỏi khôn khéo là những câu hỏi định hình được câu trả lời của người phỏng vấn. Đạt được điều đó, câu trả lời bạn muốn hoặc kỳ vọng từ người phỏng vấn sẽ tích cực hơn:

Ứng viênTôi tực sự bị ấn tượng bởi sản phẩm A công ty. Nó đã và đang là sản phẩm dẫn đầu trong suốt 50 năm qua phải không ạ?

Người phỏng vấn (Trả lời một cách đầy tự hào): Đúng vậy.

Ứng viên: Tôi thấy trong báo cáo hàng năm công ty đã dành 50 triệu đô la tương đương 25% doanh thu cho việc nghiên cứu và phát triển. Khoản tiền này nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh phải không?

Người phỏng vấn: Đúng vậy. Chúng tôi dẫn đầu ngành công nghiệp trong vấn đề nghiên cứu và phát triển.

Ứng viênKhi trên thị trường có nhiều mặt hàng giống như sản phẩm A của công ty, chúng ta sẽ phải tạo ra những điểm khác biệt cho sản phẩm của mình đúng không ạ? Cụ thể, công ty đã làm những gì để bảo vệ thì phần của nó trong những năm qua?

5- Sử dụng cách xưng hô “chúng ta”

Hãy nhìn lại đoạn hội thoại cuối cùng. Bạn có để ý thấy rằng ứng cử viên đã thay đổi một cách khéo léo cách xưng hô từ“ông/bà” hoặc “anh/chị” bằng “chúng ta”. Những từ thể hiển tính tập thể như “chúng ta”, “của chúng ta” sẽ tạo ấn tượng rằng ứng cử viên thực sự đã là một thành viên của công ty. Chắc chắn, nếu người phỏng vấn cảm thấy thoải mái khi nghĩa rằng bạn đã là thành viên của công ty, cơ hội tìm được việc làm của bạn sẽ càng cao. Và cơ hội đó sẽ càng mở rộng nếu bạn coi lợi ích của “họ”, tức lới ích của công ty là lợi ích chung, lợi ích của “chúng ta”.

Nguồn Dân Trí

TỎA SÁNG KHI ĐI PHỎNG VẤN – PHẦN 2: THỦ THUẬT THU HÚT NHÀ TUYỂN DỤNG

1877

Bạn đọc thích bài này

In bài viết

“Tim đập chân run” là tình trạng chung của đa số ứng viên khi bắt đầu một cuộc phỏng vấn. Nhưng nếu căng thẳng quá mức, bạn sẽ không thể chứng minh “bản lĩnh” của mình đối với nhà tuyển dụng (NTD). Bạn chỉ cần chú ý một số bí quyết đơn giản sau để không bỏ lỡ cơ hội “lọt vào mắt xanh” của NTD

Đừng liệt kê, hãy chứng minh

Ngồi đối diện với bạn là người phỏng vấn. Họ muốn nghe gì từ bạn? Rõ ràng ngoài trách nhiệm công việc, NTD rất muốn nghe những thành tích mà bạn đã đạt được trong công việc trước đây. Nếu NTD hỏi “Anh/chị đã từng quản lý bao nhiêu nhân viên?” đừng đưa ngay con số chính xác. Hãy “đánh bóng” khả năng lãnh đạo của bạn với câu trả lời chi tiết hơn “Ở IBM, tôi quản lý 35 nhân viên. Không chỉ quản lý công việc của nhân viên, tôi còn chịu trách nhiệm tuyển dụng, hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới để giúp họ thích nghi với môi trường làm việc. Ngoài ra, tôi còn quyết định mức lương, thưởng cho mỗi nhân viên.Bộ phận chúng tôi đã góp phần tăng doanh số công ty lên 35% chỉ trong vòng một năm.”

Biến “không thể” thành “có thể”

Bạn sẽ trả lời như thế nào nếu NTD hỏi bạn có biết sử dụng Excel thành thạo hay không trong khi bạn thấy thiếu tự tin khi sử dụng phần mềm này? Đừng lắc đầu bảo không ngay lập tức! Hãy nêu những kỹ năng tương tự mà bạn có để “bù đắp” cho khiếm khuyết này. “Tôi có thể sử dụng phần mềm Lotus, vì thế tôi tin mình có thể nhanh chóng sử dụng thành thạo Microsoft Excel.” Mặc dù thành thật “thú nhận” nhưng bạn sẽ không mất điểm vì đã chứng minh được với NTD về ý chí sẵn sàng học hỏi của bạn.

Sử dụng cách trình bày “diễn dịch”

Hãy dùng cách trình bày “diễn dịch” để mô tả thật chính xác và ấn tượng những thành tích của bạn. Nếu NTD yêu cầu bạn chứng minh khả năng quản lý dự án, hãy cho biết bạn có kinh nghiệm này ở những chức vụ nào, nắm giữ những trọng trách gì vv... Sau đó, bạn sẽ đi sâu mô tả cách thực hiện dự án đó, những thành tích mà bạn đã đạt được, nguồn nhân lực bạn đã quản lý, cách phân công công việc và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Luôn ghi nhớ: bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên

Bạn đã trải qua vòng phỏng vấn đầu tiên với NTD. Và giờ đây bạn đang ngồi trong phòng phỏng vấn, trước mặt bạn là chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc tài chánh. Bạn hồi hộp quá và mồ hôi bắt đầu rịn ra trên trán. Bạn đừng quá căng thẳng. Hãy hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh và trấn an rằng bạn đã vượt qua được vòng phỏng vấn đầu tiên. Giờ đây, chính những nhân vật quan trọng hàng đầu đang muốn phỏng vấn bạn. Làm thế nào bạn được những nhân vật then chốt này phỏng vấn? Chỉ có một lý do duy nhất: bạn là một ứng viên sáng giá, khiến các sếp dành thời gian để nói chuyện trực tiếp. Vì thế, đây chính là lúc bạn tự tin thể hiện bản lĩnh của mình.

“Đi trước một bước…”

Buổi phỏng vấn sắp kết thúc, thế nhưng bạn vẫn chưa giới thiệu được kinh nghiệm “ruột” của mình do bạn đã “lỡ” quên trình bày với NTD. NTD cũng có thể không hỏi sâu về một kỹ năng mà bạn rất tâm đắc như “quản lý các kênh phân phối”. Trong trường hợp đó, bạn hãy chủ động “đề cao” khả năng làm việc của mình. Hãy tranh thủ ngay khi NTD vừa dừng lời để trình bày “Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, tôi muốn nói thêm về kỹ năng quản lý các kênh phân phối sản phẩm. Tôi nghĩ đây là kinh nghiệm giúp Quý công ty xác định kỹ năng của tôi xem có phù hợp với vị trí này hay không…” Bạn cần đi trước NTD một bước để chứng tỏ giá trị thật sự của mình.

Hầu hết các cuộc phỏng vấn sẽ làm ứng viên căng thẳng và hồi hộp. Tuy nhiên, đó là “một phần tất yếu” trong quá trình “săn việc”. Nếu biết cách kiểm soát một cuộc phỏng vấn, bạn sẽ nắm trong tay cơ hội tìm được công việc bạn hằng mơ ước.

Bài viết kế tiếp sẽ trình bày một số lỗi nghiêm trọng mà các ứng viên mắc phải khi đi phỏng vấn. Bài viết được thực hiện theo nội dung buổi phỏng vấn của VietnamWorks với một trong những nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam.

Xem Phần 1: Đọc suy nghĩ của nhà tuyển dụng

Khi tới gặp một công ty mới để xin việc, bạn hết sức căng thẳng và lo lắng. Bạn sợ mắc phải những lỗi “chết người”, bạn sợ tỏ ra là người bất tài… và bạn tìm cách lấp khoảng trống bằng những lời vô nghĩa.

Sau đây là vài lời mách nhỏ bạn về tâm lý của người phỏng vấn.

Người phỏng vấn luôn mong muốn nhanh chóng tìm được nhân viên như ý.

Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc, có kiến thức cơ bản và là người cởi mở, nhiệt tình, cơ hội bạn được nhận việc rất cao. Bao giờ người phỏng vấn cũng thẳng thắn liệt kê những phẩm chất và năng lực cần có của nhân viên để đáp ứng được với vị trí làm việc nhất định.

Nói cách khác, người phỏng vấn không hề có ý định “giăng bẫy” hay “đi đường vòng” đối với người tìm việc.

Người phỏng vấn rất phản cảm khi biết bạn định “đánh bóng bản thân” quá mức.

Nên nhớ rằng bản thân người phỏng vấn cũng đọc chính những cuốn sách “gối đầu giường” của người tìm việc về cách cư xử trong khi tìm việc. Bởi vậy tốt nhất bạn không nên học thuộc lòng những câu “có cánh” từ sách vở, mà nên ứng xử thành thật, tự nhiên.

Không nhất thiết phải tìm ra câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào của người phỏng vấn.

Đối với người phỏng vấn, điều quan trọng không phải là chính câu trả lời của bạn, mà là cách tư duy và tiếp cận vấn đề, cách xử lý tình huống.

Bởi vậy, nếu bạn không biết câu trả lời, nên thẳng thắn thừa nhận điều đó, và đưa ra giả thuyết của mình, chứ hoàn toàn không nên giả bộ là bạn biết lời giải đáp chính xác.

Và cuối cùng, người phỏng vấn rất mong nhìn thấy ở bạn nhiệt huyết đối với công việc cụ thể.

Thái Việt

9 bí quyết để tự tin khi tìm việc

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=121920&ChannelID=4

Tìm kiếm một công việc phù hợp với mình khiến bạn phải mất rất nhiều thời gian, đôi khi cảm thấy mệt mỏi. Để giúp cho mình tự tin và thoải mái hơn trong quá trình tìm việc, bạn có thể làm theo những bí quyết dưới đây

1. Lên lịch cho một ngày

Sắp xếp lịch cho một ngày mới hợp lý sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái khi tìm một công việc và bạn cũng sẽ không cảm thấy thời gian tìm việc trôi qua một cách buồn tẻ

Bạn hãy tìm kiếm một công việc thật sự muốn làm, đừng do buồn bã mà chấp nhận “làm đại” một công việc không thích hợp

2. Giữ vững sự kiên trì

Đôi khi quá trình tìm việc gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Bạn đừng nản lòng. Hãy kiên trì tìm kiếm theo đuổi những ước mơ của mình cho đến khi nhận được lời mời phỏng vấn

3. Biết được thế mạnh của bản thân

Hãy cảm nhận thế mạnh của mình. Hãy để sức mạnh tiềm tàng này lớn dần trong bạn, cho bạn năng lực suy nghĩ và hành động

4. Lạc quan, tin tưởng mọi người:

Có mối quan hệ tốt với mọi người và tin tưởng họ

5. Làm một vài công việc từ thiện

Tham gia các hoạt động xã hội không chỉ giúp bạn có cơ hội gặp gỡ nhiều người mà còn là dịp giúp bạn tranh thủ tìm được việc tốt

6. Thường xuyên nghe tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng

Điều này cũng mang lại cho bạn một lượng kiến thức xã hội rộng và nó rất có ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn nếu như nàh tuyển dụng hỏi bạn những câu hỏi ngoài lề.

7. Bắt đầu thực hiện những kế hoạch bỏ ngỏ

Trước đây đã từng có ý định làm một việc gì đó, học một khoá học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa thực hiện được thì đây là một dịp để bạn hoàn thành nó

8. Làm những công việc mình yêu thích

9. Để tâm hồn thư thái

Thời gian này bạn hãy để cho tâm hồn mình thật thư thái, không nên căng thẳng hoặc buồn phiền

Trịnh Văn Quý

Theo báo chí Mỹ

7 điều cần làm khi đi phỏng vấn ở công ty lớn

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/vieclam/7-dieu-can-lam-khi-di-phong-van-o-cong-ty-lon/2008/5/230662.vip

(Dân trí) - Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí cao cấp của một tập đoàn lớn, quá trình phỏng vấn sẽ hoàn toàn khác với những gì bạn đã từng gặp hay tưởng tượng. Người phỏng vấn có rất nhiều cách để tìm ra được những ứng viên tài năng nhất.

Có vài điểm sau mà bạn cần lưu ý:

Chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng

Ứng viên nào tham gia phỏng vấn cũng đều am hiểu những lĩnh vực cụ thể có giá trị với doanh nghiệp nhưng ứng viên nào biết vượt qua giới hạn chỉ thuần tuý am hiểu kiến thức và thể hiện khả năng vận dụng kiến thức tốt nhất sẽ giành được công việc. Các nhà quản lý cấp cao nói chung thường muốn tuyển những người chú tâm và am hiểu tầm bao quát.

Mẹo: Thể hiện rõ rằng bạn tường tận các khía cạnh của vấn đề và hiểu tầm quan trọng của chúng; rằng bạn biết cách sử dụng và tổng hợp thông tin.

Hiểu rõ những vấn đề họ đang quan tâm

Bạn nên tìm hiểu trước ở nhà để hiểu rõ không chỉ thông về công việc hay cơ hội thăng tiến ở vị trí bạn đang ứng tuyển mà còn cả công việc của người quản lý ở cấp cao hơn. Bạn có biết người này phải báo cáo công việc với ai không và sếp của sếp đó quan tâm đến những vấn đề gì.

Mẹo: Sử dụng những điều đã tìm hiểu được đó trong cuộc trò chuyện khi phỏng vấn. Hãy tỏ thái độ quan tâm không chỉ tới những điểm cụ thể của công việc mà còn tới sản phẩm và thị trường của công ty đó. Hãy hỏi những câu mang tính mở rộng như “Ông/bà nghĩ như thế nào và sự phát triển ở thị trường Ấn Độ?”

Tìm kiếm những câu trả lời

Các sếp luôn tìm kiếm những ứng viên là người tư duy sáng tạo, có thể tập trung vào việc tìm ra những giải pháp. Việc chứng tỏ bạn am hiểu các chi tiết của vấn đề mà công ty đó đang phải đương đầu không quan trọng bằng việc bạn thể hiện thái độ sẵn sàng tìm kiếm các lựa chọn và giải pháp để giải quyết khó khăn đó.

Mẹo: Hãy nghĩ về những khó khăn trong quá khứ bạn đã tìm ra và cố gắng giải quyết. Bạn cần thể hiện thái độ sẵn sàng đảm trách những vấn đề nan giải.

Thể hiện tinh thần gan góc và có bản lĩnh

Dù người phỏng vấn bạn là ai thì bạn cũng nên chứng tỏ mình là người có bản lĩnh. Những người đứng đầu một tổ chức luôn cần và muốn có xung quanh họ những người không ngại nói ra chính kiến và tự tin khẳng định ý tưởng của mình.

Mẹo: Hãy chuẩn bị sẵn một ví dụ về khoảng thời gian bạn không ngại phải tự lực cánh sinh và những hành động của bạn đã tạo ra thay đổi thực sự.

Thể hiện bạn cũng là người mềm mỏng khi cần thiết

Tất nhiên là bạn nên nói rõ và khẳng định ý tưởng của mình nhưng cũng có những lúc các sếp của bạn lại muốn, và thậm chí rất cần bạn biết chấp nhận quyết định đã được đưa ra ngay cả khi bạn không đồng ý.

Mẹo: Hãy nghĩ về những kinh nghiệm trong quá khứ bạn có thể thảo luận để chứng tỏ bạn hoàn toàn thoải mái khi đương đầu với những thách thức của một môi trường năng động.

Lắng nghe

Cũng giống như việc bạn cố gắng chứng tỏ mình trong khi phỏng vấn không phải là người quá nhút nhát tới mức không dám nói điều gì, bạn cũng cần phải thể hiện cụ thể bạn không phải là người quá tự tin hoặc chỉ chăm chăm lấn át người khác. Hãy thể hiện bạn biết lắng nghe người khác và không quá nóng vội tới mức cắt ngang lời người khác.

Mẹo: Đặt ra những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của người hỏi với tinh thần xây dựng. Chẳng hạn nếu bạn được hỏi rằng sẽ làm gì trong một tình huống cụ thể, hãy cố gắng kiềm chế mong muốn trả lời ngay trước khi bạn hỏi thêm một vài câu hỏi của bạn.

Giữ thái độ lạc quan, tích cực

Nếu có một điều nào đó mà hầu như các sếp đều không thích thì đó chính là sự than vãn, rên rỉ. Tất cả nhà tuyển dụng đều muốn thu dụng những nhân viên có thái độ lạc quan và chủ động thực sự trong công việc. Hãy chuẩn bị sẵn các ví dụ đề xuất tích cực về các vấn đề và khó khăn bạn đã xem xét trước để thể hiện kỹ năng của bạn.

Mẹo: Lờ đi mọi chỉ trích của những người sếp cũ, ngay cả khi nhà tuyển dụng chủ động khuyến khích bạn nói ra.

Đỗ Dương

Theo Yahoo

Tôi luyện tinh thần thép cho buổi phỏng vấn

(Dân trí) - Căng thẳng là cảm giác tất yếu khi bạn đối mặt với nhà tuyển dụng. Dù bạn biết rằng căng thẳng sẽ khiến bạn mất điểm nhưng bạn không thể điều khiển được bản thân. 5 bước sau sẽ giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

5 bước sau sẽ giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình (ảnh minh họa: Internet)

“Tinh thần thép đồng nghĩa với sự bình tĩnh, tự tin và bản lĩnh. Nghe có vẻ to tát và khó thực hiện nhưng nếu biết cách bạn sẽ nhận thấy rằng, tinh thần ấy luôn tiền ẩn trong bạn, chỉ là chưa được khơi dậy mà thôi. Khi bạn bình tĩnh, bạn sẽ có màn trình diễn thực sự ấn tượng và ăn điểm của các nhà tuyển dụng ngay từ những giây phút đầu tiên ”, Sonu – chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự chia sẻ.

Chuẩn bị kỹ lưỡng

Chuẩn bị luôn là bước ưu tiên hàng đầu cho mọi buổi phỏng vấn. Khi bạn chuẩn bị cẩn thận, bạn có thể phán đoán được những câu hỏi, những tình huống có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn và biết hướng giải quyết. Bạn chuẩn bị mọi thứ kỹ bao nhiêu thì kết quả bạn thu được sẽ mỹ mãn bấy nhiêu. Thêm vào đó, bạn sẽ không sợ bất kỳ câu hỏi nào, bạn sẽ thấy tự tin và vì thế trong tâm trí bạn không có chỗ cho hai chữ căng thẳng.

Thở sâu

Khi bạn “lỡ” trả lời một câu hỏi nào đó khiến nhà tuyển dụng “cau mày”, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy vô cùng bối rối và không biết phải làm gì tiếp theo? Đừng thể hiện cảm xúc đó ra ngoài, hãy bình tĩnh và nhớ tới lời khuyên của các chuyên gia “trước khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy hít thở thật sâu. Điều này sẽ cung cấp nguồn oxy cho não, giúp đầu óc minh mẫn, nhanh nhạy và kéo dài thời gian. Nếu bạn đã bị hớ trong câu trả lời, đừng lo hít thở sâu sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh ngay thôi”.

Luôn là chính mình

Thay vì cố tỏ ra là một người khác với những suy nghĩ ở tầm vĩ mô hay đại loại như thế, hãy luôn là chính mình. Thể hiện tất cả những gì thuộc về bạn, như vậy các nhà tuyển dụng có thể hiểu được phần nào tính cách của bạn. Nếu bạn cứ vờ làm người khác, bạn sẽ luôn cảm thấy căng thẳng, đắn đo, như vậy không có lợi cho tinh thần của bạn. Thoải mái khi là chính mình sẽ giúp bạn bình tĩnh giải quyết mọi tình huống theo cách riêng “không lặp lại ai và không lặp lại chính mình”.

Kiểm tra tư thế

Tư thế ngồi phỏng vấn cho thấy mức độ tự tin của bạn. Nếu bạn thay đổi tư thế liên tục chứng tỏ bạn đang căng thẳng và vô cùng bối rối. Hãy chọn cho mình một tư thế ngồi phù hợp và thoải mái nhất có thể. Cố gắng giữ tư thế đó trong suốt buổi phỏng vấn, bạn sẽ thấy tự tin hơn vào bản thân. Khi bạn tự tin với tư thế của mình, bạn sẽ thoải mái trả lời câu hỏi mà không cần bận tâm tới chuyện bạn ngồi như thế đã đẹp chưa? có cần thay đổi hay không?

Luôn tin vào chính mình

Suy nghĩ “ tôi có thể làm được” nên được duy trì trong tâm trí bạn. “Khi bạn có đầy đủ đức tin vào khả năng của mình, bạn sẽ có đủ tự tin để đối mặt với mọi tình huống khó khăn và điều này sẽ tạo cho tinh thần của bạn một bức tường thép vững chắc, không gì có thể phá vỡ được ngoại trừ chính bản thân bạn ”, Sonu nói.

Giữ suy nghĩ “chưa kết thúc”

Cuộc phỏng vấn có thể thất bại nhưng hãy nhớ là đó không phải là tất cả, bạn thất bại ở cuộc phỏng vấn này không có nghĩa là mọi thứ đã kết thúc với sự nghiệp của bạn. Không cần quá lo lắng, tuyệt vọng hay buồn bã, cũng không cần tự tạo quá nhiều áp lực cho bản thân ở những buổi phỏng vấn tiếp theo. Hãy luôn bình tĩnh dù có chuyện gì xảy ra.

Giữ suy nghĩ “chưa kết thúc” không chỉ giúp bạn thoải mái, giữ vững niềm tin mà còn giúp bạn tôi luyện tinh thần thép cho riêng mình. Luôn bản lĩnh và không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ khó khăn nào.

                                                                                                   Thảo My

Theo Buzzle

Để không ‘ca-mơ-run’ trước buổi phỏng vấn

TPO - Đối mặt với sự thực khá “chớ chêu”: năng lực có, kỹ năng viết hồ sơ xin việc đầy đủ ấy vậy mà ba lần bảy lượt bạn đều bị “trượt vỏ chuối” sau mỗi lần phỏng vấn. Lúc này, bạn nên làm gì?

1. Thả lỏng cơ thể, đặc biệt là các khớp tay và chân

Khoa học đã chứng minh, khi rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc quá hồi hộp, việc thả lỏng các cơ bắp, khớp xương( khớp tay và chân) đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là một trong những yếu tố khiến cơ thể lấy lại sự cân bằng cho cơ thể cũng như trạng thái tâm lý.

Nên chọn tư thế ngồi mà theo bạn nó là thoải mái nhất( nhưng cần tránh những tư thế ngồi mang tính khiếm nhã), hít thở thật sâu nhưng lưu ý mỗi động tác làm phải thật nhẹ nhàng, tránh để nhà tuyển dụng phát hiện.

2. Chắc kiến thức trước khi vào phỏng vấn

Đây là một trong những nhân tố không chỉ góp phần lớn vào thành công của bạn mà còn khiến bạn tự tin hơn, mạnh mẽ hơn để đối diện trực tiếp với nhà tuyển dụng, thậm chí ở đám đông, trong những buổi hội họp, thuyết trình.

Hãy lấy kiến thức, sự thành thục nhuẫn nhuyễn chuyên môn làm nền tảng vững chắc cũng như làm “ liều thuốc” đặc trị trứng sợ đứng trước đám đông, mất bình tĩnh khi phỏng vấn. Hơn nữa, khi sự tự tin lộ rõ trên mặt bạn, bạn sẽ thu hút được sự chú ý cũng như tin tưởng của người nghe.

3. Đổi “vai diễn”

Khi phỏng vấn, không ngừng tưởng tượng mình đang thay đổi vị trí, bạn sẽ là nhà tuyển dụng chứ không phải thí sinh dự thi, bạn sẽ lấy lại sự bình tĩnh bởi cách nghĩ táo bạo nhưng cũng vô cùng hiệu quả này. Nhược điểm của bạn lúc này sẽ phải nhanh chóng nhường chỗ cho sự tự tin cũng như sở trường vốn có của bạn.

4. Thay đổi cách nghĩ và tâm lý

Đừng vi quyết tâm quá cao độ” phải thành công, phải làm bằng được chức vụ này, công việc này…mà tự tạo áp lực cho chín mình. Hãy thay đổi cách nghĩ, tâm lý bạn bởi thế cũng phần nào được cải thiện. Hãy nghĩ công việc, buổi phỏng vấn ấy như những trải nghiệm, thử thách đầu tiên mà bạn phải vượt qua, “ thất bại là mẹ của thành công”. Vẫn còn những cơ hội đằng sau, bạn hãy bình tĩnh chờ đợi. Nghĩ như vậy bạn sẽ không cảm thấy quá áp lực, và do đó, bạn đã “ giải quyết’ nhanh gọn vấn đề căng thẳng hay run sợ khi phỏng vấn.

5. Vẻ bên ngoài tươm tất

Bề ngoài có tươm tất thì bạn mới tự tin để trả lời một cách thông minh các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Không cần quá lo lắng về vấn đề trang phục( đặc biệt là nữ giới) mà làm mất thời gian tập trung vào các công việc chuyên môn: ôn luyện các kiến thức, tập nói, tập trả lời các câu hỏi trước gương…

Hãy cứ mặc những gì bạn cho là phù hợp và hợp với những tiêu chí nơi công sở. Sự tự tin trong phong cách thời trang cũng quan trọng như sự tự tin được biểu hiện trên chính nét mặt của bạn.

6. Tránh cái nhìn thẳng

Khi chỉ có bạn và nhà tuyển dụng, nếu thấy căng thẳng đừng nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, bởi làm như vậy không những khiến bạn thêm căng thẳng mà còn khiến nhà tuyển dụng nhanh chóng nhận ra sự căng thẳng, thiếu tự tin ở bạn.

Tuy nhiên, cũng không nên cúi gằm mặt, ngửa mặt lên trần nhà hay nhì quanh co đâu đó. Những động tác ấy lại còn gây phản tác dụng, nhà tuyển dụng càng có ác cảm với bạn hơn.

Cách tốt nhất, nên ngồi ngay ngắn, ngẩng cao đầu, nhìn thẳng phía nhà tuyển dụng nhưng không phải là nhìn chằm chằm hay quá trực diện, mà đôi khi hãy nhìn nhanh chóng vào mắt họ với ánh mắt đầy thiện cảm và sự tự tin.

7. “ Rào trước đón sau” nói ra sự căng thẳng của mình

Một biện pháp được cho là khôn khéo nếu bạn không muốn để nhà tuyển dụng thấy được sự mất bình tĩnh, hãy chọn đúng thời điểm( ngay sau lời giới thiệu bản thân) “rào trước đón sau” để nói trước cho nhà tuyển dụng: “ Tôi có đôi chút căng thẳng, mong ông/ bà lượng thứ”, đừng quên khi nói câu này bạn phải luôn nở nụ cười trên môi.

Thực ra, mọi người đều hiểu được sự căng thẳng trong phỏng vấn thi tuyển, do đó, không có nhà tuyển dụng nào lại chê cười hay kinh bỉ sự thành khẩn cũng như sự thật hiển nhiên ấy. Làm như vậy bạn vừa” trút” được gánh nặng căng thẳng phần nào, cũng như lấy lại sự tự tin thông qua cách xử lý linh hoạt ấy của mình.

8. Nói chậm dãi, ngắn gọn và rõ ràng

Đừng vì căng thẳng quá, run sợ quá mà bạn “ bắn như liên thanh” những câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ không thể hiểu hết ý bạn muốn nói nếu chỉ nghe được 50% số từ trong câu trả lời.

Cũng đừng nên nói dài dòng, chen thêm những lời ậm ừ, đôi tiếng thở dài do phản ứng của bạn không nhanh nhạy vì quá căng thẳng. ĐIều đó “ không khảo mà tra” ra sự mất tự tin ở bạn.

Nhà tuyển dụng cần là những câu trả lời ngắn gọn nhưng rõ ràng, đi đúng trọng tâm vấn đề. Và qua đó, họ cũng đánh giá được năng lực tổng hợp kiến thức cũng như sự phản ứng nhanh nhạy và năng lực vững chắc của bạn.

N.H 

Theo XL

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: #efwawefsed