Chương 48
Hôm sau, ánh nắng chan hòa tỏa khắp nơi, Chu Sơn Hằng mới tỉnh giấc.
Thường ngày, từ khi trời vừa rạng đông với sắc trời mờ mờ ánh sáng như bụng cá trắng, hắn đã dậy; vào mùa hè, thường thức dậy sớm hơn nữa. Nhưng hôm nay, không rõ vì lý do gì, mãi đến giờ Thìn (khoảng 7-9 giờ sáng) hắn mới rời giường.
Thực ra, giờ đó cũng không quá muộn, vẫn là lúc dân làng chuẩn bị bữa sáng. Nhưng với người đọc sách như Chu Sơn Hằng, việc này dường như thể hiện sự thiếu cần mẫn.
Gần đây, hắn vừa trải qua kỳ thi huyện do quan huyện tổ chức và đã đạt được tư cách tham gia kỳ thi quận. Kỳ thi mùa thu diễn ra vào tháng Chín, nhưng hiện tại đã là giữa tháng Năm, chỉ còn chưa đầy bốn tháng để chuẩn bị.
Vội vàng rửa mặt, Chu Sơn Hằng nấu một nồi canh bánh và cháo trắng. Sau đó, hắn mang đồ ăn vào phòng mẹ, dặn dò Chu Nhị Lang chăm sóc bà thật chu đáo. Bản thân hắn chỉ ăn qua loa bữa sáng, rồi lập tức bước ra cửa để đến nơi học hành.
Nếu có người muốn đọc sách ở Đại Trừng, có ba địa điểm giống nhau, một là trong nhà, hai là trường học, ba là núi rừng hoặc chùa miếu.
Thứ nhất, việc học tại nhà thường thuộc về các gia đình có quyền thế, nhà có dòng dõi nho học, hay danh gia vọng tộc(*). Những gia đình này sở hữu thư viện riêng với hàng vạn quyển sách và thường tổ chức việc dạy học trong nhà, nơi cha dạy con, anh dạy em, truyền đạt kiến thức qua nhiều thế hệ.
(*) những gia đình, dòng họ có tiếng thơm, được xã hội trọng vọng.
Thứ hai, hệ thống trường học được chia thành hai loại:
Loại thứ nhất là trường học do triều đình tổ chức, đứng đầu là Quốc Tử Giám, có thể vào học chỉ có con cháu quan lại quý tộc. Những học sinh này không giống như Chu Sơn Hằng không cần trải qua kỳ thi cấp huyện hay cấp quận, chỉ cần vượt qua kỳ thi nội bộ của trường học là có thể trực tiếp tham gia kỳ thi tỉnh thí tại kinh thành.
Loại thứ hai là trường học cấp địa phương, tức các trường do chính quyền quận huyện điều hành. Số lượng học sinh được tuyển vào đây rất hạn chế, và việc nhập học đòi hỏi phải qua kỳ khảo thí khắt khe. Gánh nặng do học phí cao và cơ sở vật chất thiếu thốn khiến chỉ một số ít học sinh được nhận. Bởi vậy quận lớn thường tuyển trên 60 học sinh, quận vừa 50 học sinh, quận nhỏ 40 học sinh; tương tự, huyện lớn 40 học sinh, huyện vừa 25 học sinh, và huyện nhỏ 20 học sinh. Đối với học sinh có thể tiếp thu giáo dục của trường học. Ở Đại Trừng có thế ví như ngàn dặm mới chọn được một người cũng không ngoa.
Bất luận trường học thuộc cấp triều đình hay địa phương, phàm là học sinh trong trường, họ đều không cần trải qua kỳ thi huyện hay quận, chỉ cần trải qua kì thi tốt nghiệp trường học là đủ điều kiện tham gia kỳ thi tỉnh.
Thứ ba, đối với những người giống như Chu Sơn Hằng, kiểu người mà nhà chỉ có bốn bức tường trống, cha bệnh, con cháu chẳng ra gì. Không đủ tiền trả học phí tại trường học, họ thường phải bắt đầu học vỡ lòng tại các trường làng, học hết lớp hoa cháo(*), dùng giấy thô để viết. Nếu muốn tiếp tục đọc sách, chỉ còn cách tự lực tìm đến các ngôi chùa hoặc đạo quán trên núi rừng để tiếp tục con đường học vấn.
(*) ý trình độ học vấn thấp.
Tại Đại Trừng, Phật giáo và Đạo giáo rất phát triển, các ngôi chùa và đạo quán không chỉ sở hữu thư viện phong phú mà còn không thu học phí. Học sinh có thể tá túc tại chùa. Còn có một số bậc nho sĩ uyên thâm, học giả tài giỏi, hoặc cao tăng danh tiếng sẵn lòng giúp học sinh giải đáp thắc mắc và giải thích những điều khó hiểu.
Điều này đặc biệt hấp dẫn với những người xuất thân nghèo khó.
Chu Sơn Hằng cõng theo chiếc cặp sách bằng tre, loại cặp này có các ngăn bên trong để đựng sách vở, phía trên còn có thêm một chiếc nón lá giúp che mưa. Hai bên cặp có những móc nhỏ để treo khăn hoặc các vật dụng cá nhân.
Hầu như ngày nào, hắn cũng đến chùa Huệ Phúc trên núi, đi từ sáng sớm và trở về khi trời đã muộn. Chiếc cặp tre này rất tiện lợi cho những người đọc sách hay lặn lội đường dài như hắn.
Vì mỗi ngày đều mang rất nhiều đồ, hắn không để ý rằng hôm nay chiếc cặp tre dường như nặng hơn thường ngày.
Ở chùa Huệ Phúc, mỗi ngày các nhà sư thường gõ mõ báo sáng vào lúc trời tảng sáng, đôi khi còn dự báo thời tiết. Trên đường xuyên qua các ngõ hẻm quê nhà, Chu Sơn Hằng nghe dân làng nói rằng hôm nay trời sẽ lại nắng và không biết bao lâu mới có mưa.
Khi đến chân núi, hắn bắt đầu men theo con đường nhỏ để leo lên.
Chùa Huệ Phúc tọa lạc trên giữa sườn núi, giữa cảnh non xanh nước biếc, rừng cây âm u, tạo cảm giác mát lạnh cả người.
Xung quanh chùa rất yên tĩnh, chỉ có tiếng tụng kinh vang vọng. Bên ngoài cổng chùa, các tiểu sa di(*) đang quét dọn lá rụng, và trên mái hiên, chiếc chuông đồng cổ kêu leng keng trong gió.
(*) cách xưng hô trong đạo Phật
Thư viện trong chùa Huệ Phúc mở cửa cho mọi người đến đọc sách mà không thu phí. Vì vậy, đôi khi Chu Sơn Hằng cũng giúp nhà chùa sao chép kinh thư.
Mỗi lần đến đây, hắn ngồi trong thư viện là ngồi suốt cả buổi sáng, và khi ngẩng đầu lên, đã thấy mặt trời lên cao giữa trưa.
Ở chùa miếu đọc sách, người học trò nghèo có thể tùy tiện sống nhờ. Khi tăng nhân dùng bữa chay, họ cũng có thể cùng tham gia một bữa, dù thức ăn của tăng nhân nơi đây cực kỳ thanh đạm và mỗi ngày chỉ có một bữa trưa.
Nghe tiếng chuông báo hiệu giờ cơm, Chu Sơn Hằng vội vàng chạy tới phòng ăn.
Chỉ tiếc rằng, khi hắn đến nơi, các tăng nhân đã ăn xong, phòng ăn trở nên lạnh lẽo vắng vẻ.
Trước đây, chuông báo hiệu sẽ được gõ trước khi bữa ăn bắt đầu, không đến mức đến lúc hắn đi vào bỏ lỡ bữa cơm chay này. Chu Sơn Hằng có chút nghi hoặc.
Hắn nhìn thấy tiểu sa di phụ trách gõ chuông đang làm mặt quỷ với mình, vừa cười vừa nói:
"Ai bảo ngày nào ngươi cũng chỉ ăn cơm trắng! Đáng đời không đến kịp!"
Rõ ràng, tiểu sa di này cố ý đợi ăn xong mới gõ chuông, rõ ràng không ưa gì hắn.
Chu Sơn Hằng không nói lời nào, không muốn tranh chấp với tiểu sa di chỉ chừng mười hai tuổi này. Nhưng tiểu sa di nhanh chóng bị một vị lớn tuổi hơn trách mắng, và vị này đã thay mặt tiểu sa di xin lỗi Chu Sơn Hằng.
Chu Sơn Hằng: "Không sao."
Hắn đi vòng vèo lại đường cũ, trở lại thư viện. Trong chiếc cặp trúc của hắn vẫn còn vài chiếc bánh chưng dư lại từ bữa sáng. Nhưng mà đã qua hai canh giờ, mà trong tay hắn cũng chẳng có cháo ăn kèm, ăn vào khô khốc và nghẹn ngào, nhưng hắn vẫn cố gắng nuốt xuống.
Thời điểm hắn ăn cơm cũng chưa từng chậm trễ, hắn ngồi trên bậc thềm đá ở dưới mái hiên thư viện, trong tay cầm quyển sách.
Trong lúc đọc sách say sưa đến mức nhập thần.Bỗng nhiên, giữa trán hắn bị thứ gì đó tròn tròn ném trúng, đụng lên trán hay rồi lộc cộc lăn xuống tay áo.
Chu Sơn Hằng hoang mang buông sách xuống, nhặt vật lạ kia lên. Đó là một quả dại màu xanh đậm.
Hắn buồn bực ngẩng đầu lên. Lại thấy trên đầu hồi(*), có một chàng trai với dáng vẻ thần tiên thoát tục đang ngồi, ánh mắt nhìn hắn mang theo ý cười đầy ẩn ý.
Thân khoác bộ y phục bằng lụa trắng tinh khôi, dù dáng vẻ nhàn tản nhưng vẫn toát lên thần thái tao nhã. Hai chân vắt chéo, ngồi ung dung trên đầu hồi, gương mặt thanh tú như tranh vẽ, dung mạo diễm lệ tuyệt trần, khí chất nhẹ nhàng tựa ngọc lưu ly.
(*)là phần tường được xây áp vào kèo đầu nhà và được thiết kế, trang trí thông qua nhiều họa tiết khác nhau tạo nên điểm nhấn cho đỉnh và đuôi mái nhà
Thanh niên kia nhàn nhã ngoắc tay về phía hắn.
Chu Sơn Hằng ngoài ý muốn cảm giác người này rất quen thuộc, nhưng rõ ràng đây là lần đầu hắn gặp mặt.
Hắn hơi chậm chạp phản ứng, liền thấy vị lang quân(*) kia không hài lòng mà khẽ nhíu mày, đôi mày như mặt nước xuân bị làn gió thoảng qua làm gợn sóng.
(*) Thời cổ là tiếng tôn kính dùng để chỉ con em của người khác
Chu Sơn Hằng đứng dậy, nhặt lấy quả màu xanh đậm kia.
Hắn bước tới chân đầu hồi, vươn tay đưa quả ấy cho vị lang quân.
“Đồ ngốc.” Tân Hòa Tuyết bật cười nhẹ, “Cho ngươi ăn mà!”
Chu Sơn Hằng ban đầu còn tưởng quả này là do đối phương vô tình làm rơi, nên mới định trả lại cho chủ cũ.
Nghe vậy, hắn bối rối đến mức vành tai nóng lên "Đa tạ"
Tân Hòa Tuyết lại ném xuống một quả khác.
Lần này, Chu Sơn Hằng tuy có hiện tại chút luống cuống nhưng vẫn kịp thời đưa tay bắt được.
Không muốn phụ lòng tốt của vị lang quân, hắn không chút suy nghĩ đưa quả dại lên miệng, cắn một miếng thật sâu.
Ngay lập tức, vị chua xộc lên khiến hắn nhăn mày, đôi mắt cũng khép lại vì không chịu nổi.
Trong mắt Tân Hòa Tuyết hiện lên chút gian xảo, mỉm cười đầy ý tứ. Ánh mắt tinh nghịch hiện rõ vẻ đắc ý như một con mèo vừa ăn vụng thành công.
Tên thư sinh nghèo này, dựa theo cốt truyện, không chừng sau này còn sẽ cùng cao tăng liên thủ để trấn áp y. Nếu đã như vậy, chi bằng trước tiên chơi đùa hắn một chút, chẳng phải cũng chẳng ảnh hưởng gì sao?
Quả dại kia là do Tân Hòa Tuyết tùy ý hái từ trên núi, vốn chỉ là những trái chưa chín hẳn.
Ai ngờ Chu Sơn Hằng lại ngốc đến mức cầm cả quả xanh đậm ấy đưa thẳng lên miệng.
Tân Hòa Tuyết trong tay còn hai quả, nhẹ nhàng tung lên rồi bắt lấy, vẻ mặt đầy ý cười.
Chu Sơn Hằng hoàn toàn lại không cảm thấy mình bị trêu chọc, ngược lại còn chân thành nhắc nhở:
“Công tử, loại quả này chưa chín, rất chua, ngươi đừng ăn.”
Đồ ngốc thật sự đây rồi!
Tân Hòa Tuyết khẽ nhướng mày,
“Ngươi tránh ra đi.”
Chu Sơn Hằng nghe vậy liền bước lùi về phía sau, nhường đường.
Chỉ thấy vị lang quân trên đầu hồi nhẹ nhàng nhảy xuống uyển chuyển như chim én lướt gió, tà áo trắng thanh thoát khẽ bay, đôi giày lụa thêu mây điểm xuống đất một cách hoàn mỹ.
Tân Hòa Tuyết cảm thấy trạng thái của mình tốt chưa từng thấy.
Y vốn là một con cá chép cẩm lý yêu đã tu luyện hơn hai trăm năm trên núi Chiêu Diêu, tu vi đủ để khiến y có khinh công tựa như nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp.
Nhưng dù vậy, đó cũng chỉ giới hạn những kỹ năng nhỏ nhặt trong kho tàng tu luyện, tuyệt đối không thể bì với những hạn chế từ cơ thể bệnh tật trước kia của y.
Chu Sơn Hằng nhìn người trước mặt với làn da trắng như tuyết, dáng vẻ thanh thoát xuất trần, biết rằng không phải người thường, đoán rằng người này hẳn là con cháu nhà quan quyền.
Hắn hơi chắp tay hỏi:
“Không biết công tử là người ở đâu? Có thể cho biết quý danh?”
Tân Hòa Tuyết thoáng liếc hắn một cái, tùy tiện bịa ra một danh phận:
“Ta là Tân gia ở kinh thành, tên Tân Hòa, tự là Hòa Tuyết.”
Kinh thành lớn như vậy, chắc chắn phải có một Tân gia nào đó. Tân Hòa Tuyết cũng chẳng sợ lộ tẩy, huống chi Chu Sơn Hằng ít nhất đến mùa đông mới lên kinh thành.
Cái tên “Tân Hòa” này thực ra là tên của Tân Hòa Tuyết ở kiếp thứ hai. Lúc ấy, phụ hoàng của y vốn không trông mong gì vào xuất thân của y, một đứa con ngốc nghếch của của phi tần bị phế(*), nên đặt một cái tên đầy ý nghĩa “đoản mệnh(*2).”
(*) phế vô lãnh cung
(*2) gốc : chết non
Chu Sơn Hằng gật đầu, ngẫm nghĩ về cái tên ấy:
“Hòa? Như cành đào sum suê, lá xanh mướt mát… Lại thêm tuyết rơi dịu dàng, quả là một cái tên hay.”
Chữ “Hòa” vốn có hai nghĩa: một là chết non hay đoản mệnh, dễ gãy, còn lại chỉ sự tươi tốt, thịnh vượng của cỏ cây.
Chữ gốc Tân Hòa chỉ là loại ngũ cốc, hai tháng nảy mầm, tám tháng trưởng thành, trong bốn mùa thay đổi, thấu hiểu tận cùng âm dương.
Chữ nhỏ 'Hòa Tuyết' được lý giải bởi vì tuyết rơi mang lại sự tĩnh lặng hài hòa, đầy sức sống, và tên gọi này cũng rất xứng đôi với chữ "Yêu" trong sự thanh thoát và tinh tế của cốt cách.
Tân Hòa Tuyết khẽ động lòng, cuối cùng bắt đầu cẩn thận quan sát Chu Sơn Hằng.
“Hóa ra tưởng ngươi là kẻ ăn no chờ chết, không ngờ lại nói được những lời hay đến vậy?”
Chu Sơn Hằng đối diện đôi mắt trong veo như hồ nước nùa thu kia, không biết vì sao đột nhiên thấy tai mình nóng lên, lập tức cúi đầu ngượng ngùng, cảm giác cả tai mình hẳn đã đỏ bừng. Nhưng da hắn vốn rám nắng, nhìn vào cũng khó nhận ra.
“Đâu phải lời hay.” Chu Sơn Hằng thật thà đáp: “Chu mỗ xưa nay chẳng biết dùng lời hoa mỹ.”
Tân Hòa Tuyết chậm rãi nói:
“Vậy là ngươi nói thật lòng.”
Chu Sơn Hằng lúng ta lúng túng không biết phải đáp lại thế nào, chỉ vội nói:
“Tân công tử, xin chớ giễu cợt Chu mỗ.”
Tân Hòa Tuyết nói chuyện có chút bỡn cợt, dường như cố ý khiến Chu Sơn Hằng hiểu lầm rằng mình đang để tâm đến hắn.
Nhưng phải thừa nhận, hắn có tư cách để nói những lời như vậy.
Lang quân với gương mặt kinh diễm như ngọc, dáng người cao ráo thanh tú tựa như kỳ hoa ngọc thụ(*). Bộ y phục trắng bạc càng làm nổi bật vẻ đẹp của y. Một người như thế, ngay cả người đá cũng phải động tâm, người sắt cũng thấy yêu.
(*)miêu tả vẻ đẹp hoàn mỹ, xuất chúng của một người.
* Kỳ hoa: Nghĩa đen là hoa lạ, hoa kỳ diệu. Ở đây, nó chỉ vẻ đẹp độc đáo, hiếm có, không lẫn vào đâu được.
* Ngọc thụ: Nghĩa đen là cây bằng ngọc. Nó tượng trưng cho dáng vẻ thanh cao, quý phái, hoàn mỹ như một tác phẩm điêu khắc bằng ngọc.
Chu Sơn Hằng như bừng tỉnh, nhớ ra mình chưa giới thiệu bản thân, bèn nói:
“Mỗ là người thôn Hứa Thọ, xã Tam Nguyên Hương, họ Chu, tên Sơn Hằng, tự là Tử Càng.”
Tân Hòa Tuyết tò mò hỏi:
“Chu Tử Càng… Ai đặt tên tự này cho ngươi?”
Cái tên nghe qua không giống như do những người không biết chữ ở thôn quê đặt.
Chu Sơn Hằng thành thật đáp:
“Cha ta mất sớm, là tộc trưởng trong làng vì ta mà đội mũ(*) đặt tên tự cho ta.”
(*) chỉ là tục lệ thôi
Tân Hòa Tuyết gật đầu tỏ vẻ đã hiểu.
Y nhớ lại kiếp trước, mình còn chưa làm lễ thành niên, cử hành nghi thức đội mũ đã chết, nên cũng chẳng biết nếu có sống đến lúc ấy thì ai sẽ đặt tên tự cho mình. Phụ hoàng đã qua đời từ lâu, còn mẫu phi thì chưa đợi được ngày y kế vị đã bệnh mất.
Nếu một hai phải tìm một người để đặt tên tự, thì có lẽ chỉ còn vị cữu cữu bị tiên đế lưu đày đến biên cương, không được phép trở về kinh thành. Có lẽ vào năm đó, gần như bị coi là một kẻ phản bội, bị phạt phải rời khỏi gia đình bên ngoại. Vị cữu cữu còn có một lý do khác là bị đày đến biên cương với danh nghĩa phòng thủ, thực chất là bị tiên đế lưu đày, không có cơ hội trở lại kinh thành gặp lại cháu.
Chu Sơn Hằng nhìn bộ quần áo của Tân Hòa Tuyết, toàn bộ chất liệu may thành không phải đồ thường, càng thêm khẳng định rằng thân phận y là con cháu nhà quan lại.
Có lẽ là một công tử nhà giàu đến vùng này để du học.
Dẫu vậy, điều kiện chùa miếu kham khổ như thế, thường những công tử quyền quý sẽ không tới đây để cầu học.
Chu Sơn Hằng nghĩ lại việc vừa rồi Tân Hòa Tuyết đưa cho hắn quả dại để lót dạ, đoán không chừng đối phương vừa từ Giang Châu đến, trong túi có phần túng thiếu nên mới đến chùa miếu này.
“Giờ cơm chay đã qua lâu rồi.” Chu Sơn Hằng bẻ nửa chiếc bánh chưng còn lại, đưa cho Tân Hòa Tuyết, “Nếu công tử không chê, xin dùng tạm cái này.”
Tân Hòa Tuyết nhận lấy, cắn một miếng, suýt nữa bị cứng đến mức nhăn mặt. “Cứng quá.”
Y khẽ lắc đầu, miếng bánh cứng đến mức làm răng y ê ẩm, bộ dạng nhăn nhó trông có phần đáng yêu như một đứa trẻ nghịch ngợm.
Chu Sơn Hằng thoáng nhìn thấy đôi môi nhạt màu của y ướt át đỏ bừng khi cắn bánh, bất giác cảm thấy cảnh tượng ấy quá sức hấp dẫn, giống như có ngọn lửa bùng lên đốt cháy mắt hắn, vội quay mặt đi để tránh ánh mắt, không dám nhìn lâu hơn.
Tâm trí hắn hoảng loạn mà ngồi xuống bậc thềm, tay lại cầm lấy quyển sách một lần nữa, cố gắng tập trung vào quyển sách trong tây, nhưng tâm trí lại không biết đang lạc ở phương nào.
Bỗng nhiên, Tân Hòa Tuyết nghe thấy trong đầu vang lên âm thanh báo giá trị tình yêu tiến triển: “Giá trị tình yêu +5.”
Y chỉnh lại tà áo, ngồi xuống cạnh Chu Sơn Hằng, cất tiếng hỏi:
“Chu huynh, ngươi đang đọc gì vậy?”
“Vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã…” Chu Sơn Hằng thấp giọng lẩm bẩm, vô thức đọc lên vài chữ trong sách. Sau đó, hắn quay sang hỏi Tân Hòa Tuyết:
“Công tử, bốn chữ vô này có phải đều mang nghĩa là "không" đúng không?”
Tân Hòa Tuyết khẽ chớp đôi lông mi dài, rồi hỏi lại:
“Chu huynh, đây là ý gì?”
Mặc dù từng là người của một triều đại cổ xưa, nhưng ở kiếp thứ hai, phần lớn thời gian ý thức của Tân Hòa Tuyết đều mơ hồ, đần độn vượt qua, chỉ đến khi tròn 18 tuổi mới tỉnh táo hoàn toàn.
Dẫu sau đó y đã chăm chỉ học hành, nhưng phần lớn đều là những bài học về thuật trị quốc. Đối với các kinh sách của Nho giáo như Tứ Thư Ngũ Kinh, y hiểu biết không sâu. Y chỉ nhớ mơ hồ rằng những chữ này có liên quan đến Luận Ngữ.
Nghe câu hỏi của Tân Hòa Tuyết, Chu Sơn Hằng dường như nghe lọt vào cả lòng hắn, rũ mí mắt trầm ngâm một lát, rồi bất chợt lĩnh hội(*):
“Tân công tử muốn nói rằng hiểu nghĩa thì tự biết ý, không hiểu thì tìm cách luận giải? Đại âm hi thanh, đại tượng vô hình. Hóa ra Chu mỗ học vấn vẫn chưa tới nơi tới chốn.”
(*) tiếp thu và hiểu được một cách thấu đáo.
[ Chu Sơn Hằng giá trị tình yêu +5 ]
Tân Hòa Tuyết: “..…”
Y chỉ đơn giản hỏi ý nghĩa của những chữ đó, vậy mà đối phương lại lĩnh hội như thể y vừa nói ra một đạo lý cao thâm. Đúng là… đồ ngốc!
Y tiện tay nhặt một quyển kinh thư bên cạnh Chu Sơn Hằng, lật vài trang rồi đọc thử.
Cơn gió nhẹ từ nơi thâm sơn thổi qua làm không khí mát mẻ, dễ chịu.
Buổi chiều yên ả sau giờ ngọ, đôi khi y và Chu Sơn Hằng chỉ trao đổi vài câu rồi chìm vào im lặng, không khí rất đỗi bình yên.
Thông qua những lần trò chuyện, Tân Hòa Tuyết biết rằng nếu Chu Sơn Hằng vượt qua kỳ thi quận sắp tới, tháng 11 năm nay hắn sẽ lên đường đến kinh thành để tham gia kỳ thi Lễ Bộ mùa xuân, còn gọi là kỳ thi tỉnh.
Kỳ thi Lễ Bộ chủ yếu chia thành sáu khoa,
khoa tú tài, khoa tiến sĩ, khoa minh kinh, khoa minh pháp, khoa minh tự và cuối cùng là khoa minh tính.
Chu Sơn Hằng chỉ muốn báo danh tham khảo, chính là khoa tiến sĩ, chủ yếu thi ba phần: thiếp kinh (thuộc lòng kinh sách), tạp văn (bài luận), và thi vấn đáp.
Trong đó, thiếp kinh là phần mà Chu Sơn Hằng yếu nhất.
Trước đây, đối với Tân Hòa Tuyết, chế độ khoa cử trong các triều đại có sự khác biệt đáng kể. Vào thời điểm đó, khoa cử của triều đại mà y sinh sống vẫn chưa hoàn thiện như hình thức khoa cử mà người đời sau được chứng kiến.
Tuy nhiên, nếu Chu Sơn Hằng là nhân vật mục tiêu, người đóng vai một thư sinh nghèo trong kịch bản, thì Tân Hòa Tuyết cũng không mấy bận tâm đến việc hắn tham gia kỳ khảo thí.
Nhân vật mục tiêu đều giống nhau, đều là trong đám người xuất sắc. Nói cách khác, Tân Hòa Tuyết tin rằng hắn chắc chắn sẽ vượt qua nhờ khí vận(*) đặc biệt.
(*) nôm na là vận may
Chẳng hạn như hiện tại, khi Tân Hòa Tuyết ở gần bên hắn, thời gian trôi qua, khí vận trên người Chu Sơn Hằng khiến y cảm thấy vô cùng dễ chịu. Phúc đức của cá chép cẩm lý như gấm vóc và vận mệnh trên người đối phương dường như tương hợp với y, hòa quyện với nhau.
Nếu không phải vì điều đó, Tân Hòa Tuyết cũng sẽ chẳng dừng lại ở sân nhà họ Chu, nghỉ ngơi bên lu nước chỉ một ngày mà đã đạt được tiến bộ lớn lao, đến mức có thể hoàn toàn hóa hình.
Thảo nào Bồ Đề Quân lại nói rằng cõi phàm trần nhân gian mới chứa đựng cơ duyên quý giá.
Mặt trời sắp lặn, rặng mây đỏ phủ khắp bầu trời.
Tân Hòa Tuyết nói lời từ biệt với Chu Sơn Hằng trước khi rời đi.
Chu Sơn Hằng thoáng ngẩn người, không kìm được tiến thêm một bước, hỏi:
“Tân công tử, ngày mai ngươi còn đến không?”
Tân Hòa Tuyết khẽ mỉm cười, nói:
“Chu huynh, ta những ngày gần đây đều ở lại Tam Nguyên Hương, ngày mai chắc chắn sẽ lại đến.”
“Được, được.”
Chu Sơn Hằng gật đầu lia lịa, nguyên bản thấy bên người Tân Hòa Tuyết không có tôi tớ đi cùng, vốn định hỏi xem Tân Hòa Tuyết có nơi nào để dừng chân hay chưa.
Nhưng khi nghĩ đến căn nhà tranh đơn sơ của mình, một chốn như vậy lại trở thành nơi cư ngụ thì quả thực là sự ủy khuất cho một nhân vật cao quý, tựa như quỳnh chi ngọc diệp(*). Hắn lại không dám mở lời.
(*) Con cháu, dòng dõi nhà có quyền thế, có địa vị cao trong xã hội cũ.
Sau khi cùng Tân Hòa Tuyết nói xong lời từ biệt, trong lòng hắn tràn đầy cảm giác như vừa gặp được tri kỷ. Chu Sơn Hằng không hề nhận ra rằng Tân Hòa Tuyết, giống như buổi sáng, đã biến mất theo một làn ánh sáng nhạt, lặng lẽ đáp xuống chiếc cặp trúc của hắn.
Con cá chép bướm hóa thành người lại để mặc cho thư sinh nghèo mang mình về nhà.
......
Vì muốn dành thời gian dạy Chu Nhị Lang Thiên Tự Văn, Chu Sơn Hằng xuống núi sớm hơn thường lệ. Khi hắn về đến nhà, trăng đã lên đầu cành.
Chu Nhị Lang, mới tám tuổi, đã có thể làm việc, giặt áo nấu cơm đều cực kỳ lưu loát. Ban ngày nhàn rỗi không có việc gì, cậu còn lên núi hái ít rau dại.
Chu Sơn Hằng xào qua hai món ăn, ăn cùng với cơm.
Chu mẫu hôm nay tinh thần tốt hơn một chút, ban ngày còn dệt vải, tối đến cũng cùng bọn họ ăn cơm trong nhà chính.
Bỗng nhiên, Chu Nhị Lang nghĩ tới điều gì đó, ngẩng đầu nói với Chu Sơn Hằng:
“Đại ca, vốn dĩ hôm nay đệ lên núi đến suối vớt chút rong, kết quả khi về lại không thấy con cá trắng trong lu nước nữa!”
Cậu nhăn mặt, phỏng đoán:
“Có khi nào ai đó vào sân nhà chúng ta trộm cá không?”
Nghe vậy, Chu Sơn Hằng lập tức đứng lên,
"Ta đi xem"
Hắn đi đến sân sau, lại thấy dưới mái hiên, lu nước vẫn nằm im đó. Những cọng rong màu xanh đậm khẽ lay động, và con cá chép trắng muốt đang bơi lội tung tăng.
Khi thấy hắn, nó còn bơi gần mặt nước, phun ra mấy vòng bọt nước tròn trịa.
Chu Sơn Hằng thở phào nhẹ nhõm, nghĩ thầm:
Có lẽ lúc ban ngày đệ đệ nhìn nhầm, cá chép này thỉnh thoảng thích lặn xuống đáy lu.
Nhưng mà…
Con cá chép này trắng đến lóa mắt, dưới ánh sáng, vảy cá phản chiếu như những bông tuyết bạc lấp lánh. Sao có thể không nhìn thấy được?
Trong lòng hắn thoáng dấy lên chút nghi hoặc, nhưng cuối cùng cũng chỉ biết tự mình gạt nó đi.
Sau khi cả nhà dọn dẹp xong, Chu Sơn Hằng ngồi xuống dạy Chu Nhị Lang học chữ thêm nửa canh giờ, rồi cho đệ đệ đi ngủ.
Chính hắn cũng rửa mặ xong, nhà cửa lại yên tĩnh một lần nữa.
Gió đêm thổi bay rèm trúc, mát lạnh mà dịu dàng, luồn qua làn da khiến người ta tỉnh táo.
Chu Sơn Hằng ngồi trước bàn, tay cầm quyển sách. Gió từ rừng thông trên núi phía sau thổi tới, mang theo tiếng lá thông xào xạc như lời thì thầm.
Trong không gian ấy, tiếng lật sách khẽ vang, ngòi bút chạm giấy kêu sàn sạt, tạo nên một bầu không khí tĩnh lặng đến bình yên.
Tâm trí hắn dần lắng xuống, hoàn toàn chìm vào từng con chữ trên trang sách.
Chu Sơn Hằng chỉ cảm thấy một cỗ hương thơm nhàn nhạt len lỏi vào không khí, khiến thần trí hắn như nhoáng lên một chút.
“Chu Sơn Hằng…?”
“Chu Tử Càng…?”
Giọng nói vừa mềm mại vừa mơ hồ như thanh âm của thần tiên, mông lung như cách một lớp cát mỏng.
Hôm nay ở chùa miếu, trông thấy một vị công tử thanh tú diễm lệ, dáng vẻ mềm mại tựa như không có xương, lười nhác dựa vào bên vai của hắn, từ phía sau bên phải nghiêng người qua, tò mò nhìn ngắm những thứ trên bàn.
“Ngươi đang xem cái gì?”
Chu Sơn Hằng liếc xuống bàn, phát hiện quyển sách trước mặt đã biến mất, chỉ còn lại giấy mực nằm yên đó.
Trên giấy, là hàng chữ hắn vừa viết:
"Mật quan kim cánh sử."
Công tử bật cười, tiếng cười khẽ như làn gió phớt qua tai hắn, mang theo chút gì đó mê hoặc.
Chu Sơn Hằng có thể cảm giác được vị lang quân phía sau càng ngày càng dựa gần hắn, vươn tay cầm cây viết lông của Chu Sơn Hằng.
Đôi tay ấy… quả thật đẹp đến mức khiến người khác không thể rời mắt.
Dưới ánh nến chập chờn, dưới ánh trăng nhàn nhạt, làn da như sương trắng mát lạnh, mềm mại như ngọc, ngón tay thon dài, tinh tế tựa một tác phẩm mỹ ngọc được điêu khắc hoàn mỹ.
Người ấy cầm lấy bút lông, vừa khẽ đọc từng chữ, vừa uyển chuyển múa bút viết ra vế đối ——
‘Hoa tặc ngọc eo nô.’
Chu Sơn Hằng chỉ cảm thấy mỗi từ người này thốt ra, mỗi nét chữ viết xuống, đều không hiểu sao khiến tâm can hắn ngứa ngáy, bối rối.
Từng nét bút mạnh mẽ, khí thế như rồng bay, như rắn lượn.
‘Hoa tặc ngọc eo nô…’
‘Ngọc eo nô…’
Vị công tử ấy, quả thật như chính vế đối này, nhẹ nhàng thanh thoát, mang theo một nét u hương khó tả.
… Càng lúc càng gần.
Hầu kết của Chu Sơn Hằng khẽ nhấp nhô.
Mái tóc dài mượt mà của vị lang quân rũ xuống, mềm mại tựa dòng suối, nhẹ nhàng chạm vào vai Chu Sơn Hằng.
Đôi bàn tay thon dài, thanh tú ấy khẽ đặt lên nơi lồng ngực của Chu Sơn Hằng, chạm vào nơi trái tim đang đập rộn ràng không thể kiểm soát.
Tân Hòa Tuyết đuôi mắt hơi nhướn lên, tựa như thực sự lo lắng, mà dò hỏi:
‘Tâm ngươi đang loạn, vì sao lại như vậy… Tử Việt ca ca?’"
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com