Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

CHƯƠNG 5

CHƯƠNG 5. ĐO KIỂM TRA ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ xDSL

90. Các công nghệ thuộc họ công nghệ xDSL (DSL: Digital Subscriber Line)?

A. ADSL, ADSL2+, SHDSL, VDSL.

92. Đặc điểm của ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) là đường dây thuê bao số bất đối xứng?

A. Tốc độ hướng xuống cao hơn hướng lên (về lý thuyết có thể đạt tối đa 8 Mbit/s chiều xuống và 1 Mbit/s hướng lên). Có thể truyền đồng thời với tín hiệu thoại cố định truyền thống trên một đôi cáp đồng.

93. Băng tần đường lên của ADSL?

A. 25,875 kHz -138 kHz.

94.  Băng tần đường xuống của ADSL?

A. 138 kHz - 1104 kHz

95. Băng tần PSTN?

A. 0 – 4 kHz.

96.  Đặc điểm cảu công nghệ ADSL 2+ ?

A. Tốc độ cao hơn nhiều so với ADSL (về lý thuyết có thể đạt tối đa 24 Mbit/s chiều xuống và 1 Mbit/s chiều lên). Có thể truyền đồng thời với tín hiệu thoại cố định truyền thống trên một đôi cáp đồng.

97. Đặc điểm SHDSL- Đường dây thuê bao số tốc độ cao đối xứng ?

A. Thường sử dụng cho các Home Server. Nó có tốc      độ hướng lên và hướng xuống bằng nhau (2.304 kbit/s với một đôi dây, 4.608 kbit/s - 2 đôi dây). Nó không thể truyền đồng thời với tín hiệu thoại cố định truyền thống trên một đôi cáp đồng.

98. Đặc điểm của công nghệ VDSL (đường dây thuê bao số tốc độ rất cao)?

A. Tốc độ cao hơn nhiều so với ADSL và SHDSL (về lý thuyết VDSL2 có thể đạt tối đa 100 Mbit/s hướng xuống với đôi cáp dài 500m).

99. Các thành phần chính của mạng xDSL gồm có?

A. Máy tính, modem và bộ chia – mạng cáp đồng – bộ ghép kênh truy nhập các đường thuê bao số (DSLAM) – hệ thống truyền dẫn (ATM, Ethernet…) – máy chủ truy nhập từ xa băng rộng (BRAS) – các máy chủ dịch vụ.

100. Chức năng của modem?

A. Là thiết bị chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự. Nó hoạt động như một bộ định tuyến hoặc cầu nối (đối với modem nhiều cổng).

101. Chức năng của Spliter?

A. Là bộ chia để chia tách tín hiệu riêng rẽ giữa thoại và ADSL.

102. Chức năng của Filter ADSL?

A. Tách tín hiệu chỉ lấy tín hiệu thoại.

103. Chức năng của RJ11 đấu T?

A. Chia các cổng thành nhiều cổng chức năng như nhau sử dụng khi đấu nối nhiều phòng chỉ cung ứng về đường thoại, fax, không cung ứng mạng.

104. Chức năng DSLAM (bộ ghép kênh truy nhập các đường thuê bao sô)?

A. Chuyển đổi các tín hiệu tương tự thành tín hiệu số (và ngược lại) + Tách kênh thoại và kênh số liệu+ Ghép kênh các tín hiệu số vào chung một đường truyền dẫn hướng lên+ Kết nối tới BRAS qua hệ thống truyền dẫn.

105. Đặc điểm của hệ thống truyền dẫn?

A. Thường sử dụng công nghệ ATM (với mạng truyền dân truyền thống) hoặc GigabitEthemet (với mạng Metro Ethernet), môi trường truyền chủ yếu là cáp quang.

106. Chức năng của máy chủ truy nhập từ xa băng rộng (BRAS)?

A. Là thiết bị cuối nhận và trả lời yêu cầu kết nối của (mô-đem/máy tính) khách hàng.

B. Trao đổi thông tin cho RADIUS để xác thực, phân quyền và ghi cước.

C. Cấp địa chỉ IP công cộng cho khách hàng và áp đặt chính sách kết nối (hoặc từ chối kết nối). Đóng vai trò gateway (cổng) ra Internet.

D. Tất cá đáp án trên.

107. Các máy chủ dịch vụ bao gồm?

A. RADIUS, LDAP, DSN, Mail Server.

108. Chức năng của máy chủ RADIUS?

A. Máy chủ xác thực, phân quyền, ghi cước.

109. Chức năng của máy chủ LDAP?

A. Máy chủ lưu dữ liệu để xác thực.

110. Chức năng của máy chủ DSN?

A. Máy chủ phân giải hệ thống tên miền.

111. Chức năng của máy chủ Mail Server?

A. Máy chủ cung cấp dịch vụ thư điện tử.

112. Tiến hành đo kiểm dịch vụ xDSL?

A. Đo sau khi lắp đặt và đo theo định kỳ.

113. Cần đo kiểm tra mạng xDSL trên lớp nào?

A. Lớp vật lý và lớp 2 (lien kết dữ liệu).

114. Các tham số đo kiểm trong dịch vụ xDSL lớp vật lý?

A. + Thông số cáp đồng + Điện trở, điện dung + Chiều dài cáp+ Điện áp xoay chiều, điện áp một chiều + Nhiễu+ Cuộn cảm (load coil), cầu rẽ...+ Vị trí lỗi.

115. Trong xDSL để dây không bị chạm đất thì cần đảm bảo?

A. Điện trở 1 chiều cách ly (đầu xa hở mạch) : T/G>5MΩ; R/G>5MΩ.

116. Trong xDSL để hai dây không bị ngắn mạch thi cần đảm bảo?

A. Tỷ số dây Tip/Ring>5MΩ.

117. Các lớp cần đo khi đo kiểm các tham số lớp 2 của xDSL?

A. Kiểm tra lớp ATM (ATM DLAM), lớp PPP, lớp IP- tốc độ truyền dữ liệu.

118. Khi kiểm tra lớp ATM (ATM DLAM), cần kiểm tra?

A. + ATM segment + ATM end-to-end + Quét tìm vcc.

119. Khi kiểm tra lớp PPP cần kiểm tra?

A. + Xác định máy chủ PPPoA/PPPoE + Kiểm tra khả năng xác thực.

120. Tốc độ tải dữ liệu trung bình nội mạng của xDSL?

A. Pd > 0,8 Vdmax và Pu > 0,8 Vumax.

121. Tốc độ tải dữ liệu trung bình ngoại mạng của xDSL?

A. Pd > 0,6 Vdmax và Pu > 0,6 Vumax.

122. Để đo các tín hiệu lớp dưới và khả năng kết nối lớp IP cần kiểm tra?

A. Kiểm tra chất lượng cáp đồng, phát hiện lỗi cáp - Kiểm tra chất lượng tín hiệu xDSL - Kiểm tra kết nối chéo ATM - Kiểm tra kết quả xác thực.

123. Ưu điểm khi đo các tín hiệu lớp dưới và khả năng kết nối lớp IP?

A. Có thể đo được tín hiệu ở cả các lớp dưới - Dễ dàng phát hiện ra lỗi để khắc phục - Ít phụ thuộc vào các yếu tố nằm ngoài chất lượng mạng.

124.Cách xác định vị trí lỗi cáp bằng máy đo phản hồi miền thời gian trong xDSL (Time Domain Reflectometer : TDR) ?

A. Phát ra một xung và đo thời gian nó phản hồi rồi xác định khoảng cách dựa trên tốc độ lan truyền của xung.

125. Những nguyên nhân gây ra sự phản hồi trong xDSL?

A. Hở mạch - Ngắn mạch - Cầu rẽ (Rẽ nhánh) - Cuộn cảm (load coil).

126. Nhược điểm khi sử dụng máy đo phản hồi miền thời gian trong xDSL?

A. + Giá thành đắt + Chỉ đo phân đoạn từ khách hàng tới BRAS + Có thể kết quả chưa thuyếĩ phục được khách hàng nếu không đo ở lớp ứng dụng.

127. Độ khả dụng của mạng là?

A. Là tỷ lệ thời gian trong đó mạng sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

128. Kiểm tra tỷ lệ lưu lượng sử dụng trung bình)

A. Tỷ số giữa lưu lượng sử dụng trung bình trong khoảng thời gian 7 ngày liên tiếp  với tốc độ truyền dữ liệu định danh của đường truyền tại hướng kết nối đó. (yêu cấu ≥70%).

129. Thời gian khắc phục mất kết nối là?

A. Thời gian từ lúc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhận được thông báo mất kết nối cho đến khi khác phục được kết nối. (yêu cầu: ít nhất 90% số lần khác phục trong thời gian quy định).

130. Yêu cầu đặt ra trong khắc phục mất kết nối đảm bảo yêu cầu?

A. Trong nội thành, nội thị ≤36h;  trong thị trấn ≤ 48h; làng xã ≤72h;

CHƯƠNG 6. ĐO KIỂM TRÂ MẠNG CÁP QUANG

131. Mạng cáp quang hiện nay gồm những loại ?

A. Mạng cáp quang thuê bao và mạng cáp quang trung kế (cấp I và II).

132. Mạng cáp quang thuê bao gồm?

A. Mạng cáp quang từ nút chuyển mạch/điểm truy nhập đến các nhà thuê bao, cáp quang sử dụng trên mạng thuê bao quang ở các đô thị loại đặc biệt

133. Mạng cáp quang thuê bao loại 1 thông thường cso bao nhiêu sợi?

A. 144 sợi.

134. Mạng cáp quang trung kế cấp I được tổ chức theo ?

A. Dạng ring 2 sợi hoặc 4 sợi.

135. Tốc độ truyền dẫn của mạng ring phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu về lưu lượng?

A. Ít nhất là 7 năm.

136. Cáp quang sử dụng trên mạng trung kế cấp I sử dụng loại cáp có dung lượng?

A.  Từ 16-24 sợi.

137.Mạng cáp quang trung kế cấp II (có thể sử dụng kết hợp với cấp I) được tổ chức theo?

A. Mạng ring (2 sợi hoặc 4 sợi) ở các trạm trung tâm - trung tâm, trung tâm - chuyển tiếp.

138. Tốc độ truyền dẫn của mạng ring phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu về lưu lượng?

A. Ít nhất là 5 năm.

139. Các đô thị loại đặc biệt có thể sử dụng cáp có dung lượng?

A. 144 sợi

140. Các đô thị loại 1 có thể sử dụng loại cáp quang có dung lượng?

A. 96 sợi.

141. Các đô thị loại II và các thị xã có thể sử dụng loại cáp quang dung lượng?

A. 48 sợi

142. Cáp quang sử dụng trên mạng trung kế là loại?

A.  Cáp quang đơn mốt.

143. Cáp quang sử dụng trên mạng thuê bao quang có thể dùng loại?

A.  Đơn mốt hơặc đa mốt.

144. Mạng cáp quang là mạng cáp được tính từ?

A. Giá phối dây ODF đến ODF giữa hai thiết bị đầu cuối quang.

145. Các thành phần trong mạng cáp quang bao gồm:

A. Giá phối đây, măng sông, hệ thống cống bể, cột treo cáp

146. Trong quá trình đo kiểm tra định kỳ hoặc khắc phục sự cố cần phải:

A. Tách các đôi cáp phải đo ra khỏi gíá ODF ở cả hai đầu.

147. Tốc độ truyền dẫn trong đo kiểm mạng cáp quang cần đảm bảo:

148. Tiêu chuẩn của phần giao diện điện đối với đầu ra luồng 2048 Kb/s:

149. Suy hao phản xạ nhỏ nhất tại đầu vào 2048 kb/s:

150. Đặc tính của tín hiệu điện luồng 34Mb/s:

151. Suy hao phản xạ nhỏ nhất tại đầu vào 34Mb/s:

.

152. Đặc tính của tín hiệu điện luồng 140Mb/s:

153. Đặc tính của tín hiệu điện luồng 155Mb/s:

154. Các thiết bị đầu cuối quang phải có khả năng xác định và báo các sự cố:

A. Sự cố về nguồn nuôi TBDC – BER>10-3 và BER>10-6 – mất tín hiệu đầu thu quang – mất tín hiệu đồng bộ.

155. Yêu cầu khả năng xác định và báo các sự cố có thể bỏ qua khi:

A. BER>10-3 chỉ thị khi mất tín hiệu thu, mất tín hiệu đồng bộ.

156. Giới hạn của các tham số lỗi bit:

157. Chỉ tiêu suy hao và băng tần đối với khoảng lặp dùng sợi quang đa mode:

158. Đặc tính truyền dẫn  đối với sợi quang đơn mode:

159. Hệ số tán sắc đối với sợi quang đơn mode:

160. OPM (Opticall Power Metter) là một dụng cụ đo:

A. Cầm tay được dùng để đo công suất phát quang rất thông dụng trong kỹ thuật  viễn thông.

161. Máy đo công suất OPM cho phép giao tiếp với máy tính qua cổng:

A. RS232 hoặc USB.

162. Các phép đo dùng máy đo công suất quang OPM:

A. Đo suy hao tuyến quang - Đo suy hao tuyến quang WDM.

163. Thiết bị đo OTDR (Optical Time Domain Reflectometer) do tạo ra:

A. Banosky và Jénen đưa ra lần đầu tiên vào năm 1976.

164. Chức năng của thiết bị đo OTDR:

A. Đo suy hao của tuyến, sự phân bố suy hao, chiều dài thực của tuyến, vị trí mối hàn, vị trí đứt sợi, connector...( chỉ cần tiến hành đo ở một đầu sợi mà không cần phải cắt sợi).

165. Suy hao truyền sợi quang được tính:

A. P(x) = Po exp (-2αx) (W) hay P(x) = Po.10(-α/10.x)

P(x) là công suất quang ở cự ly x(m)

Po là công suất quang ở đầu sợi

         α là độ suy hao trung bình trên mỗi mét sợi quang, có  đơn vị là Neper/m.

166. Hệ số phản xạ trong sợi quang được tính như sau:

A. R=(n1- n0)2/(n1+ n0)2. (R xấp xỉ 4% hay 14dB).

167. Công suất tán xạ có dạng tổng quát:

A. Ps(t)=S.αs.v.τ.P0.exp(-2αvt)

168. Hệ số tán xạ ngược S cuả sợi đa mode chiết suất phân bậc  (SI):

A. S=3/2.(n12-n22)/4.n12

169. Hệ số tán xạ ngược S cuả sợi đa mode chiết suất giảm dần  (GI):

A. (n12-n22)/4.n12

170. Hệ số tán xạ ngược S cuả sợi đơn mode (SM):

A. S=0,038(λ/n1.2.p)2 (2p là đường kính đường mode)

171. Nguyên lý hoạt động của thiết bị đo OTDR :

A. Dựa trên việc phát vào sợi quang các xung quang rồi thu nhận các xung phản xạ để phân tích và đánh giá các đặc tính truyền dẫn của sợi quang.

172. Một thiết bị đo OTDR thường có các thành phần cơ bản như :

A.Một nguồn sáng Laer Diode, một bộ tạo xung phát, một Coupler quang, một bộ tách sóng Photo Diode, một bộ biến đổi tương tự/số, một màn hiển thị và một bộ vi xử lý.

173. Chức năng của Laser Diode :

A. Là nguồn phát ra các xung ánh sáng ổn định để phát vào sợi quang.

174. Các bước sóng được sử dụng trong các phép đo OTDR thường là:

A. 850, 1300 nm cho sợi đa mode và 1310, 1550nm cho sợi đơn mode.

175. Bộ tạo xung phát có nhiệm vụ:

A. Tạo ra các xung điện để điều khiển Laser diode phát ra một xung hay một chuỗi xung rời rạc.

176. Coupler quang có nhiệm vụ:

A. Truyền đưa ra ánh sáng từ Laser Diode vào sợi quang và truyền đưa ánh sáng phản xạ từ sợi quang vào Photodiode.

177. Photo Diode (APD) là:

A. Bộ biển đổi quang/điện, có nhiệm vụ biến đổi ánh sáng phản xạ đến Photo Diode thành tín hiệu điện.

178. Bộ khuếch đại (KĐ):

A. Tín hiệu điện được tạo ra bởi Photodiode có cường độ rất yếu, vì vậy để có tín hiệu công suất đủ mạnh đưa sang bộ vi sử lý, tín hiệu này được khuếch đại nhờ bộ khuếch đại.

179. Chức năng vi xử lý và màn hiển thị:

A. Tín hiệu phản xạ, sau khi được biến đổi A/D được đưa đến bộ vi sử lý để phân tích dưới sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dùng.

180. Nếu tín hiệu tán xạ ngược được khuếch đại tuyến tính thì đường biểu diễn trên màn hình là:

A.  Đường cong giảm dần theo quy luật hàm số mũ.

181. Nếu dùng bộ khuếch đại logarit thì đường biểu diễn trên màn hình là:

A.Đường thẳng có hệ số góc âm.

182. Tính suy hao toàn tuyến:

A. Dựa vào độ chênh lệch của công suất tán xạ ngược ở đầu và cuối sợi.

183. Suy hao mối hàn và khớp nối được xác định:

A. Bởi độ chênh lệch công suất tán xạ ngược ở trước và sau điểm nối.

184. Màn hình sẽ quan sát thấy xung phản xạ khi:

A. Khi truyền qua mối hàn nóng chảy.

185. Xác định vị trí đứt sợi quang bằng máy đo OTDR dựa vào:

A. Khoảng cách hiển thị trên màn hình tính từ sườn sau của xung ánh sáng đầu sợi đến sườn trước của xung ánh sáng phản xạ cuối sợi.

186. Xác định vị trí hàn nhầm sợi quang bằng máy đo OTDR dựa vào (Không thể xác định được vị trí hàn nhầm khi trên tuyến có nhiều mối hàn):

A. Dùng máy đo OTDR đấu vào một đầu sợi, đầu còn lại được ngâm vào chất lỏng có chiết suất tương đương với chiết suất lõi sợi sau đó quan sát màn hình hiển thị, nếu cuối sợi không có phản xạ thì sợi đã hàn đúng, nếu có phản xạ thì sợi hàn nhầm.

187. Thời gian để 1 xung ánh sáng truyền từ đầu sợi đến cuối sợi rồi phản xạ về đầu sợi là:

A. t = 2.L/v .                 Trong đó: L là chiều dài sợi

                            v=C/n1: là vận tốc ánh sáng truyền trong sợi.

188. Muốn đo sợi càng dài thì:

A.Tần số phát xung càng thấp, thông thường tần số xung trong khoảng từ 1 - 2KHz.  

189. Độ phân giải hay khả năng phân giải máy đo (Resolution) là:

A. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 chướng ngại gần nhau mà máy đo còn phân biệt được.

190. Độ phân giải phụ thuộc vào:

A. Bề rộng của xung ánh sáng và độ rộng

191. Cự ly truyền tương ứng bề rộng của một xung ánh sáng là:

A. l=(1/2).v.T với T là độ rộng xung ,T càng nhỏ thì độ phân giải càng cao và ngược lại.

192.  Cự ly tối đa mà máy đo OTDR có thể đo được phụ thuộc vào:

A.Dải động của máy và độ suy hao trung bình của sợi quang.

193. Dải động đơn hướng SWDR (Single Way Dinamic Range) của một máy OTDR là:

A.Mức suy hao lớn nhất của sợi quang mà khi đo có thể quan sát được từ đầu đến cuối sợi

194. Dải động của các máy đo OTDR hiện nay vào khoảng:

A. 20 - 35dB.

195. Liên hệ giữa dải động và độ phân giải của một máy đo OTDR:

A. Xung càng rộng thì công suất quang phóng vào sợi càng lớn nên dải động càng cao nhưng độ phân giải càng kém và ngược lại.

196. Vùng chết (Dead Zone) là:

A. Vùng chết đề cập đến khoảng cách trên một dấu vết sợi quang sau phản xạ Fresnel trong đó mức phản xạ lại cao hơn mức tán xạ. Thời gian mù lòa và phục hồi độ nhạy tán xạ gọi là vùng chết.

197. Suy hao tại vùng chết là:

A.Khoảng cách sau khi có một sự phản xạ Fresnel cho đến khi mức độ tán xạ có thể được phát hiện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: #sky