Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

chuong3

Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

1.Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

-Trước hết HCM luận giải sự ra đời và bản chất của CNXH từ phương diện kinh tế,trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trên cơ sở một nền tảng kinh tế mới, CNXH sẽ xác lập một hệ thống các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào mỗi quan hệ và lĩnh vực xã hội.

-Nét sáng tạo của HCM là Người đến với CNXH, luận giải nó từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để.

-HCM tiếp cận CNXH từ văn hoá, đã đưa văn hoá thâm nhập vào bên trong của chính trị và kinh tế, tạo nên một sự thống nhất biện chứng giữa văn hoá, chính trị, kinh tế và các mục tiêu phát triển của XH.

- Tiếp cận CNXH từ phương diện đạo đức: CNXH đối lập, xa lại với chủ nghĩa cá nhân nhưng không hề phủ nhận CN cá nhân trái lại đề cao, tôn trọng con người cá nhân,các giá trị cá nhân và phát triển năng lực cá nhân,tạo sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội.

HCM giải thích tính tất yếu và bản chất của CNXH như à kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố:truyền thống và hiện tại, dân tộc và quốc tế,kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá.

2.Quan niệm HCM về đặc trưng bản chất của CNXH

Quan niệm của Người được bộc lộ rõ nhất qua các cách mà người định nghĩa về CNXH:

+ Tổng quát, xem xét CNXH, CNCS như là một chế độ XH hoàn chỉnh bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức.

+ Định nghĩa CNXH bằng cách chỉ ra một mặt nào đó của nó(kinh tế, chính trị, văn hoá...) không được tuyệt đối hoá một mặt nào của CNXH

+ Định nghĩa CNXH bằng cách xác định động lực xây dựng nó:" CNXH là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân và do nhân dân tự xây dựng lấy". Nhấn mạnh động lực tinh thần và ý thức XHCH...

+ Định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ phương hướng, phương tiện để đạt được mục tiêu đó.

Khái quát những đặc trưng này thì ta thấy hiện lên rõ các nội dung sau:

-CNXH là một chế độ XH có lực lượng sản xuất phát triển cao,gắn liền với sự phát triển của KH-KT và văn hoá,dân giàu,nước mạnh

-Thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và phân phối theo lao động

-Xây dựng chế độ chính trị là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

-CNXH là của quần chúng ND và do chĩnh ND xây dựng lấy

3.Quan niệm của HCM về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội

A, Mục tiêu

* về chế độ chính trị mà ND ta xây dựng là chế độ do nhân dân làm chủ. ND thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bởi vậy theo HCM Nhà nước của ta phải là nhà nướđânân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Và nhà nước phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân để phát huy tính tích cực sáng tạo của toàn dân làm cho mọi công dân VN thực sự tham gia quản lí xây dựng nhà nước, ra sức xây dựng CNXH.

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do vậy chính phủ, cán bộ công chức phải là đầy tớ chung thành của ND, từ đó HCM yêu cầu người được nhân dân uỷ thác cầm quyền phải không ngừng rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, phải thực hiện cần kiệm liêm chính chí công vô tư, phải sửa đổi lối làm việc, thường xuyên chống tham ô, tham nhũng, quan liêu.

Mặt khác HCM cũng xác định đã là người chủ phải biết làm chủ- mọi công dân trong XH đều có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ của công.

• về nền kinh tế mà nhân dân ta xây dựng là nền XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến, được tạo lập trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất

• phát triển văn hoá là mục tiêu quan trọng của CHXN, thậm chí còn đi trước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Bởi vậy cán bộ phải có văn hoá làm gốc, công nhân và nông dân phải biết văn hoá.

• Về quan hệ xã hội thì mục tiêu của CNXH là xây dựng cho được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. HCM căn dặn :"muốn xây dựng CNXh trứơc hết phải có những con người XHCN" . Đó là những con người có tinh thần, năng lực làm chủ, có đạo đức, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư,có kiếm thức khoa học kĩ thuật, có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

B, Động lực

Bao gồm hai yếu tố là vật chất và tinh thần.Hệ thống động lực của CNXH trong đó có:

-Động lực con người - cộng đồng và cá nhân được coi là quan trọng nhất,bao trùm lên tất cả.Và để phát huy động lực con người thì cần phải:

+ Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc

+ Phát huy sức mạnh của con người với tư cách cá nhân lao động

+ Thực hiện công bằng xã hội là tạo ra động lực cho CNXH

+ Để tạo động lực cho CNXH thì cần phải có các nhân tố tinh thần khác về chính trị, văn hoá, đạo đức, pháp luật...

Câu 2 : Tư tưởng hồ chí minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1.Quan niệm của HCM về thời kì quá độ lên CNXH ở VN

- trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kì quá độ lên CNXH của Mác Lênin và xuất phát từ thực tế tình hình ở VN. HCM đã khẳng định con đường cách mạng VN là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên CNXH. Như vậy, quan niệm của HCM về thời kì quá độ lên CNXH ở VN là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH.(không cần qua giai đoạn CNTB)

2. Nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ lên CNXH ở VN :

+ xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật cho CNXH, xây dựng các tiền đề về kinh tế,chính trị, văn hoá, tư tưởng cho CNXH.

+ Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu, chủ chốt, lâu dài.

3. Nội dung của thời kì quá độ

* về chính trị: xác lập quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lí của nhà nước, tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp thông qua các đoàn thể chính trị XH.

* về kinh tế nâng cao đời sống ND phát triển lực lượng sản xuất CNH nước nhà,phát triển KH-KT, CNH phải bắt đầu từ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.với các cơ cấu phong phú khác nhau chủ yếu là cơ cấu kih tế nhiều thành phần.

* về văn hoá: xây dựng nền văn hoá có nội dung XHCN và tính chất dân tộc

Xây dựng con người có đầy đủ đức, trí, thế, văn hoá, trình độ tay nghề,...sức khoẻ..

4.Về bước đi ở thời kì quá độ là vấn đề mới mẻ tuy vậy HCM cũng đã xác định: "Ta xây dựng CNXH từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài"."phải làm dần dần"."không phải một sớm một chiều".ai nói dễ là sẽ chủ quan và thất bại.phải trải qua nhiều bước,bước ngắn, bước dài tuỳ theo hoàn cảnh, không được đi trước, đi bước nào chắc bước ấy.!

5. Về phương pháp,biện pháp, cách làm CNXH là lĩnh vực đòi hỏi tinh thần độc lập, tự chủ,sáng tạo cao.

Khi quá độ thì miền nam đang kháng chiến, miền bắc tham gia xây dựng kinh tế đồng thời hỗ trợ miền nam. từ một nước nông nghiệp lạc hậu muốn đi lên CNXH ko phải là dễ cho nên "biện pháp mười thì quyết tâm phải hai mươi"

Câu 3: Đảng ta vận dụng những quan điểm đó vào công cuộc đổi mới hiện nay

1.Giữ vững mục tiêu của CNXH

2.Phát huy quyền làm chủ của ND, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, trước hết là nội lực để thực hịên CNH - HDH đất nước.

3.Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

4.Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện chính sách chống lãng phí.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: