dc2
ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐỊA CHÍNH ĐẠI CƯƠNG
Chủ biên soan: Lương Sơn Bá.
Câu 1: Khái niệm địa chính?
_Địa chính là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ đo đạc thống kê đất đai thống nhất trong cả nước , bản đồ địa chính đgl bản đồ giải thửa có tỷ lệ lớn thể hiện chi tiết từng thửa ruộng về vị trí, kích thước , chủ sử dụng và được chính quyền công nhận.
_Địa chính là bản kiểm kê về sở hữu và sử dụng đất đai trong đó chứa đựng những thông tin tương đối đầy đủ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, cá nhân về các phương tiện thuế đất, pháp lý và kinh tế. Coi địa chính là việc quản lý đất đai do nhà nước tiến hành gồm 3 khâu cơ bản:
l Thành lập bản đồ địa chính
Thống kê số lượng đánh giá chất lượng đảm bảo căn cứ tính thuế
Xác định khía cạnh pháp lý đất đai nhằm quy định nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, chủ sử dụng đất.
_Như vậy có thể hiểu địa chính là thể tổng hợp của các tư liệu văn bản, xác định rõ vị trí, ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu , quyền sử dụng đất, làm cơ sở cho việc phân bổ và đánh thuế đất.
_Quản lý đất đai:
Việc quản lý địa chính cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Quản lý địa chính cần tiến hành theo các quy chế thống nhất do nhà nước đề ra được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật ( như: luật, nghị định, thông tư, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)
Tư liệu địa chính phải đảm bảo tính nhất quán liên tục và hệ thống.
Đảm bảo độ chính xác độ tin cậy cao, đảm bảo tính khái quát và tính hành chính.
_Phân loại địa chính:
Phân loại theo gđ phát triển của địa chính:
Địa chính thu thuế: là việc đăng ký địa chính để phục vụ cho viêc tính thuế mà các nước tư bản lập ra từ thời kỳ đầu
Địa chính pháp lý: là đăng ký địa chính mà các nước dùng để bảo hộ cho quyền tư hữu đất khích lệ việc giao dịch đất đai, khi đất đai đã được đăng ký thì quyền sd đã được pháp luật bảo hộ
Địa chính đa mục đích( địa chính hiện đại): là sự phát triển của 2 loại địa chính nói trên nó cung cấp những tư liệu cơ bản cho quản lý đất đai, cho việc lập quy hoạch kế hoạch sd đât, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, sd đất có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.
Câu 2: Đối tượng quản lý của địa chính?
_Đất đai: Là 1 phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất. Nó mang một số đặc tính cơ bản sau:
Là tài nguyên quý giá
Là tư liệu sx đặc biệt
Có ý nghĩa chính trị và pháp lý đặc biệt
Có vai trò đặc biệt trong phát triển KT-XH.
_Bất động sản: Gồm đất đai và các tài sản gắn liền vs đất: Là những tài sản ko di dời được, bao gồm:
+ Đất đai
+ Nhà ở và các c.trình gắn liền vs đất kể cả những tài sản gắn liền vs nhà ở.
+ Các tài sản khác gắn vs đất đai( vd: cột điện….)
+ Các tài sản do nhà nước quy định ( vd: máy bay, tàu hỏa…….)
_Đk để 1 tài sản dược coi là bđs:
+ Là vật chất có ích cho con người, con người sd trực tiếp tạo ra tài khác thỏa mãn nhu cầu của mình.
+ Đk chiếm giữ bởi cá nhân , cộng đồng phải có chủ sở hữu xác định.
Có thể đo lường được, Không thể di dời ( trừ trường hợp đặc biệt)
_ Theo mục đích sử dụng BĐS phân thành:
+ Nhà ở: công trình xd dùng với mục đích để ở lâu dài và ổn định của cá nhân, hộ gia đình.
+ Công trình công nghiệp: phục vụ cho ngành công nghiệp như nhà xưởng, kho tàng, văn phòng, các hệ thống khai thác khoáng sản như giàn khoan.
+ Công trình giao thong. ví dụ: như đường sắt, nhà ga, bxe…
+ BĐS thương mại. Vd: trung tâm thương mại, siêu thị,…
+ BĐS nông nghiệp ví dụ: đồn điền, nông trại
+ BĐS phục vụ cho mục đích tuyên truyền, giải trí. Vd: công viên, …
+ BĐS phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng: các trụ sở an ninh, doanh trại quân đội
_Vai trò của BĐS:
+ có vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, là tài sản có giá trị lớn của các cá nhân. Đại diện của BĐS là đất đai, là nguồn lực đầu vào không thể thiếu của mọi lĩnh vực.
+ BĐS gắn chặt với lợi ích của cộng đồng, tập thể, cá nhân. Là các công trình phục vụ đời sống của con người, nó thể hiện bộ mặt trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Câu 3: Các hệ thống địa chính nước ngoài?
_Khái niệm hệ thống địa chính là hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm các công cụ để quản lý như: thông tư, nghi định, quy hoạch kinh tế và các biện pháp để quản lý đất đai như hệ thống hồ sơ địa chính, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý.
_Hệ thống hồ sơ địa chính là hệ thống các tài liệu văn bản, số hiệu sổ sách bản đồ chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, pháp lý, KT-XH của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất ban đầu cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai. Trong quá trình phát triển các hệ thống hồ sơ địa chính, ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi thời điểm luôn có sự khác nhau, ban đầu thì rất đơn giản, về sau hoàn thiện và chặt chẽ hơn.
Có 3 kiểu hệ thống xây dựng hồ sơ địa chính khác nhau, đó là:
Hệ thống địa bạ
Hệ thống bằng khoán
Hệ thống hỗn hợp
Câu 4: Vai trò của địa chính trong quản lý đất đai?
_ Đất đai là loại tài nguyên thiên nhiên có hạn về số lượng, sử dụng đất đai khoa học tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển ktxh ổn định chính trị của đất nước. Có vai trò to lớn trong quản lý đất đai, đảm bảo cho đất đai sử dụng đúng mục đích và đảm bảo có hiệu quả cao để thực hiện tốt một số chức năng cơ bản, đó là chức năng kỹ thuật, chức năng tư liệu, chức năng pháp lý, chức năng kinh tế và chức năng quy hoạch.
Câu 5: Chức năng kỹ thuật của địa chính?
_Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành của quản lý đất đai thể hiện các thửa đất và các yếu tố có liên quan được đo vẽ ở tỉ lệ lớn, thống nhất trên toàn quốc.
_Bđ đc được biên tập ở dạng bản đồ truyền thống hoặc bản đồ số, có thể sử dụng phương pháp đo trực tiếp ở thực địa, pp đo ảnh hàng không hoặc phương pháp biên vẽ để thành lập bản đồ gốc địa chính.
_Đến năm 2011 tất cả các bđ đc trên toàn quốc đều phải sử dụng hệ tọa độ VN-2000.
_Các yếu tố cơ bản của bản đồ đc: bản đồ đc là loại bản đồ mà tỉ lệ của nó được xác định, tùy theo loại đất, vùng đất cần thành lập. Bản đồ đc được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ được biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở, xã, phường, mỗi bộ bản đồ có thể từ nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn, dễ dàng vận dụng, trong quá trình thành lập và sử dụng bản đồ ta cần hiểu rõ bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ đc như yếu tố điểm, đường, thửa đất, lô đất, thôn, bản, xã…
_Công nghệ thành lập BĐĐC:
Là bđ chuyên nghành đất đai, bđ về các thửa đất trên đó thể hiện chính xác vị trí kích thước, diện tích của từng thửa đất và 1 số thông tin địa chính, địa lý khác có liên quan. Bản đồ địa chính có tính pháp lý cao được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và xác nhận, được người sd đất chấp nhận, nhờ tính pháp lý cao mà bđ đc trở thành tư liệu quan trọng bậc nhất trong bộ hồ sơ địa chính. BĐĐC được thành lập dựa trên lưới tọa độ nhà nước để lập được bđ gốc đo vẽ cần phải tiến hành nhiều công việc ở ngoài thực địa, đây là phần việc tốn rất nhiều công sức và tiền của, có 3 pp đo vẽ thành lập bđ:
Pp đo vẽ trực tiếp ở thực địa.
Pp đo vẽ ảnh hàng không kết hợp vs đo vẽ ở thực địa
Pp biên vẽ, đo vẽ bổ sung và biên tập trên nền bđ địa hình cùng tỉ lệ.
Kết quả cuối cùng là bộ BĐĐC vẽ trên giấy hoặc BĐĐC lưu trong máy tính, mỗi pp đo vẽ bđ gốc địa chính sẽ đòi hỏi các điều kiện và phương tiện kỹ thuật khác nhau.
Cả 3 pp trên đều cho ra là bđ gốc và BĐĐC cơ sở.
_Cập nhật BĐĐC: gồm 2 loại, đó là cập nhật thường xuyên và cập nhật theo định kỳ.
Câu 6: Chức năng tư liệu của địa chính?
_Địa chính là nguồn thông tin hết sức phong phú về nhà đất, kinh tế và quy hoạch. Do đó, có những tư liệu đặc biệt quan trọng nó có chức năng cung cấp thông tin cho những người sd khác nhau. Tư liệu địa chính bao gồm các bản đồ và hồ sơ địa chính được thiết lập trong quá trình thành lập BĐĐC. Các tư liệu trong bộ hồ sơ địa chính bao gồm:
BĐĐC (quy định sd trong hệ tọa độ nhà nước ).
Sổ mục kê đất.
Sổ địa chính.
Sổ theo dõi biến động đất đai.
Biểu thống kê diện tích đất đai.
Giấy chứng nhận quyền sd đất.
_Nguyên tắc thành lập hồ sơ địa chính: Được thành lập chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cơ sở, cấp xã, phường, thị trấn, mỗi thửa đất phải có số hiệu riêng, không trùng vs số hiệu thửa đất khác. Trong phạm vi cả nước, nội dung hồ sơ địa chính phải được thể hiện đầy đủ chính xác, kịp thời, phải được chỉnh lý thường xuyên đối vs các biến động trong quá trình sd đất. Hồ sơ ĐC đc thành lập 1 bản gốc, 2 bản sao, đc sao từ bản gốc có công chứng, bản gốc giữ ở văn phòng, đăng ký quyền sd đất thuộc phòng tài nguyên và môi trường, 1 bản sao đc lưu giữ ở văn phòng đăng ký quyền sd đất thuộc phòng tài nguyên và mt cấp huyện, còn 1 bản sao đc lưu giữ ở UBND xã, phường, t.trấn……
_Yêu cầu quản lý tư liệu địa chính: Toàn bộ hồ sơ địa chính đc lưu trữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia, không đc hủy bỏ các tài liệu cũ ngay cả trong trường hợp đã có tài liệu mới cập nhật, đo vẽ, thay thế. Hồ sơ đ/c phải đc tổ chức khai thác đúng mục đích, đúng đối tượng sd theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 7: Chức năng pháp lý của địa chính?
_Thể hiện ở quyền sd đất đai và quyền sở hữu đất đai
Quyền sở hữu đất đai là 1 phạm trù pháp lý, nó bao gồm 3 quyền cơ bản, đó là quyền chiếm hữu, quyền sd và quyền định đoạt đối vs vật sở hữu.
· Quyền chiếm hữu là quyền đc giữ vật sở hữu trong tay 1 cách hợp pháp.
· Quyền sd là khái niệm pháp lý đc thực hiện những hành vi nhất định để sd khai thác những mặt có ích của đối tượng sd
· Quyền định đoạt là quyền quyết định số phận pháp lý của vật sở hữu.
Quyền sd đất đai là khái niệm pháp lý đc thực hiện những hành vi nhất định để sd, khai thác, phục vụ cho cuộc sống của con người.
_Nghĩa vụ của người sd đất:
· Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về độ sâu trong long đất và độ cao trên không, bảo vệ các công trình trong lòng đất và tuân thủ các quy định khác của pháp luật
· Đăng ký quyền sd đất, làm đầy đủ các thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn… theo quy định của luật pháp.
· Thực hiện nghĩa vụ, tài chính theo quy định
· Thực hiện các bp bảo vệ và tăng khả năng sinh lợi của đất
· Tuân thủ theo các quy định về bảo vệ môi trường không làm tổn hại đến lợi ích của những chủ sd đất xung quanh
· Tuân thủ những quy định của pháp luật về vật tìm thấy trong lòng đất
· Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết hạn sd.
_Tính chất pháp lý của đất đai được quy định trong luật đất đai và các nghị định, quyết định của chính phủ, các thông tư của tổng cục quản lý ruộng đất, tổng cục địa chính, bộ TN và MT. Các tính chất pháp lý được sd để đăng ký xét duyệt, cấp giấy
Câu 8: Chức năng kinh tế của địa chính?
Các nguồn thu ngân sách từ đất đai bao gồm:
· Tiền sử dụng đất trong các trường hợp giao đất hoặc chuyển đổi mục đích sd
· Tiền thuê đất
· Thuế sd đất
· Thuế thu nhập từ chuyển quyền sd đất
· Tiền thu từ việc xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
· Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý đất đai
Để có được các nguồn thu trên thì địa chính phải đăng ký thống kê, xác định người nộp tiền, đánh giá, định giá và xđ mức nộp tiền
Đánh giá, định giá đất là một công việc cực kỳ quan trọng mà ngành địa chính phải làm và được hình thành do UBND tỉnh TP trực thuộc TW định giá
Thuế sd đất gồm 3 loại: thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sd đất
Tiền sd đất là khoản tiền mà người sd đất có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước
Lệ phí quản lý và sd đất gồm: lệ phí địa chính và lệ phí trước bạ
Câu 9: Chức năng quy hoạch của địa chính?
Quy hoạch lãnh thổ, QH vùng là việc hết sức quan trọng giúp chủ sơ hữu phân bố tư liệu sx, llsx, một cách hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trình tự quy hoạch bao gồm:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp đk tự nhiên KT-XH và hiện trạng sd đất
- Đánh giá tiềm năng đất
- Xđ phương hướng, mục tiêu sd đất trong quy hoạch
- XĐ diện tích phân bổ các loại đất cho nhu cầu phat triển KT-XH
- Xđ biện pháp bảo vệ và cacir tạo đất, bảo vệ mt và các giải pháp thực hiện quy hoạch sd đất
Câu 10: Nhiệm vụ cuả hệ thống ĐCVN?
Theo luật đât đai năm 2003 nhà nước thống nhất quản lý về đất đai vs các ndung sau:
· Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sd đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
· Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập và vẽ babr đồ hành chính.
· Khảo sát đo đạc đánh giái phan hạng đất.
· Quản lý quy hoạch kế hoạch sd đất
· Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sd đất.
· Thông kê, kiểm kê đất đai.
· Quản lý tài chính về đất đai.
· Quản lý và phát triển thị trường quyền sd đất trong thị trường bất động sản.
· Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sd đất
· Thanh tra , kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
· Giải quyết trnh chấp về đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sd đất đai.
· Quản lý các dịch vụ công về đất đai
Câu 11: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai?
Hệ thống tổ chức quản lý bộ máy nhà nước của VN, gồm có: cấp nhà nươc TW và 3 cấp hành chính địa phương. Thông qua các cơ quan chức năng luật pháp, hành pháp của nhà nước từ TW đến địa phương và hệ thống cơ quan chuyên môn giúp việc để nhà nước thực hiện đầy đủ quyền và sở hữu và chức năng quản lý đất đai
Quốc hội và HĐND các cấp tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước vs tư cách là người có toàn quyền quyết định và giám sát việc quản lý, sd đất của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi cá nhân. Các cơ quan quyền lực nhà nước là đại diện cho chủ sở hữu đất đai trong chế độ chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Hoạt động của các cơ quan này nhằm đảo bảo lợ ích của chủ sở hữu không vi phạm pháp luật. Quốc hội thực hiện quyền quyết định về đất đai và có quyền quyết định về quy hoạch kế hoạch sd đất dài hạn hoặc hàng năm của cả nước so chính phủ lập và trình lên. Quốc hội thông qua và ban hành luật đất đai. UBTV quốc hôi thông qua và ban hành các pháp lệnh, các nghị quyết lien quan đến đất đai. HĐND các cấp sẽ thực hiện quyền giám sát quản lý sd đất trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật.
Hiện nay đất đai đc xác định như 1 nguồn tài nguyên quan trọng, việc quản lý tài nguyên thuộc bộ tài nguyên và mt, sở TN-MT cấp tỉnh, phòng TN-MT cấp huyện và cán bộ địa chính cấp xã phường.
Câu 12: Các đặc trưng của BĐ ĐC?
· Được thành lập theo đơn vị hành chính cấp cơ sở, xã, phường, tt, thống nhất trong cả nước.
· Có tính pháp lý cao, vì đc đo vẽ và nghiệm thu theo 1 quy trình chặt chẽ, đc cơ quan nhà nước công nhận và xác nhận, đc người sd đất chấp nhận.
· Có tỷ lệ lớn, phạm vi đo vẽ rộng khắp trên toàn quốc. Tuy nhiên bđ từng tỷ lệ ko phủ trùm toàn lãnh thổ. Mỗi loại đát ứng vs BDĐC tỷ lệ #
· Có đcx cao, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác
· Bđđc thường xuyên đc cập nhật các thay dổi hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc theo định kì
Câu 13: nhiệm vụ trong công tác quản lí nhà nc về đất đai của bản đồ địa chính?
· Thống kê đất đai
· Giao đất sản xuất cho các hộ gia đình , cá nhân, tổ chức
· Đăng kí đất, cấp giấy chứng nhận quyền sd đất nông nghiệp
· Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sd đất
· Lập quy hoạch. Kế hoạch sd đất
· Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết
· Giải quyết tranh chấp đất đai
Câu 14: nội dung của bản đồ địa chính?
· Gồm điểm khống chế tọa độ và độ cao, địa giới hành chính các cấp, gianh giới thửa đất, loại đất, công trình xd trên đất, hệ thống giao thông, mạng lưới thủy văn, mốc giới quy hoạch, dáng đất.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com