Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 4. Tiêu chuẩn công chức, chức danh nghiệp vụ của GV THCS. Liên hệ

Câu 4: Trình bày tiêu chuẩn công chức. Nêu tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của GV THCS. Liên hệ chuẩn nghề nghiệp của GV THCS hiện nay.

- Công chức là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ĐCS VN, NN, tổ chức chính trị - XH ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCS VN, NN, tổ chức chính trị - XH (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NN; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của PL.

a. Tiêu chuẩn công chức:

- Tiêu chuẩn công chức là những yêu cầu cụ thể, có tính nguyên tắc về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của người công chức theo những tiêu chuẩn nhất định đối với từng ngành nghề riêng biệt.

- Về thân nhân:

+ Là công dân VN có lí lịch rõ ràng.

+ Bảo toàn các yếu tố quyền công dân.

- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.

- Về tuổi:

+ Nam từ 18 - 60t.

+ Nữ từ 18 - 55t.

- Về phẩm chất đạo đức:

+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ ND.

+ Kiên định với đường lối của Đảng, chấp hành tốt PL NN.

+ Là người "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư", không tham nhũng và kiên quyết nói không với tham nhũng, có ý thức tổ chức kỉ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được dân tín nhiệm.

+ Có đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ qui phạm nghề nghiệp, bảo vệ bí mật quốc gia, danh dự nghề nghiệp.

- Về trình độ năng lực:

+ Có trình độ hiểu biết về lí luận CT, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách PL của NN.

+ Có trình độ chuyên môn về lĩnh vực công tác, đủ khả năng công tác liên tục, đủ chuẩn để nâng ngạch.

b. Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của GV THCS:

GV TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn chuyên trách giảng dạy và GD học sinh ở trường Trung học cơ sở cấp 2 công lập.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

- Giảng dạy các môn học theo mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo cấp học do Bộ GD Ðào tạo ban hành.

- Thực hiện đầy đủ các qui chế chuyên môn như: soạn bài, giảng dạy, chấm bài, chuẩn bị thí nghiệm, phụ đạo, coi thi chấm thi, đánh giá xếp loại học sinh và các chế độ, nội quy, các quy định khác của ngành.

- Hoàn thành đầy đủ các chương trình, nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, các hội thảo chuyên đề môn học, cấp học... và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Ðảm nhiệm các hoạt động GD (chủ nhiệm, lao động hướng nghiệp, văn nghệ, thể dục thể thao...) theo chương trình qui định và phân công của hiệu trưởng.

- Nêu cao đạo đức, phẩm chất của người GV, gương mẫu tham gia công tác đoàn thể, XH trong và ngoài trường; phối hợp với các GV liên quan để xây dựng tập thể SP trong nhà trường và GD học sinh.

3. Hiểu biết:

- Nắm bắt kịp thời các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách... của NN và các quy định của ngành về công tác GD.

- Nắm bắt mục tiêu bậc học.

- Nắm bắt kiến thức cơ bản, lý luận dạy học và phương pháp giảng dạy các bộ môn mà GV trực tiếp giảng dạy.

- Nắm bắt tâm sinh lí lứa tuổi, tình hình học tập bộ môn và các hoạt động GD của học sinh mà GV phụ trách.

- Hiểu biết và tiến hành được một số hoạt động GD trong và ngoài nhà trường.

4. Yêu cầu trình độ:

Tốt nghiệp cao đẳng SP trở lên, nếu tốt nghiệp trường Cao đẳng (hoặc Ðại học khác) về một chuyên ngành có giảng dạy trong chương trình trường trung học cơ sở cấp 2 thì phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ SP theo nội dung chương trình của Bộ GD và Ðào tạo.

GV CAO CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn cao nhất của bậc học, chuyên trách giảng dạy và GD ở bậc trung học cơ sở cấp 2 công lập.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

- Thực hiện tốt công tác giảng dạy các môn được phân công và trực tiếp giảng dạy, GD học sinh ở các lớp đặc biệt, lớp chọn, lớp chuyên đạt hiệu quả cao.

- Chủ trì ra đề thi tuyển chọn học sinh giỏi bộ môn, kiểm tra chất lượng bộ môn cấp quận, huyện. Phát triển và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn cho các lớp chọn, lớp chuyên.

- Chủ trì tổ chức việc soạn thảo các chuyên đề của môn học để bồi dưỡng cho GV bộ môn của cấp học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, GD học sinh trong nhà trường.

- Chủ trì được việc tổng kết, soạn thảo các chuyên đề SP, tâm sinh lý học sinh, tham gia GD học sinh cá biệt, tham gia bồi dưỡng thường xuyên GV trong quận, huyện. Làm GV chủ nhiệm các lớp đặc biệt có kết quả.

- Tham gia kiểm tra, thanh tra giảng dạy và các mặt công tác GD các lớp trong các cấp học (khi được phân công).

- Chủ trì xây dựng và thực hiện việc quản lý phòng thí nghiệm, vườn thí nghiệm theo môn học mình phụ trách.

- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá thực tập SP của sinh viên.

- Làm GV chủ nhiệm lớp trong cấp học theo phân công của hiệu trưởng.

- Là thành viên Hội đồng chấm thi để xét chọn GV giỏi bộ môn (theo yêu cầu).

3. Hiểu biết:

- Nắm vững mục tiêu cấp học. Nắm bắt kịp thời những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của NN và các quy định của ngành GD và Ðào tạo

- Hiểu biết sâu sắc kiến thức cơ bản các môn học được phân công giảng dạy, có kỹ năng tốt trong giảng dạy bộ môn. Có phương pháp tốt trong tổ chức GD tập thể học sinh trung học cơ sở cấp 2 hoặc các hoạt động GD.

- Nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi và tình hình học tập, sinh hoạt, đạo đức... của học sinh để có biện pháp phù hợp nhằm giảng dạy, GD có kết quả.

- Biết phối hợp các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường để phục vụ công tác giảng dạyvà GD học sinh có hiệu quả.

4. Yêu cầu về trình độ:

- Tốt nghiệp đại học SP (nếu tốt nghiệp trường đại học khác về một chuyên ngành có giảng dạy trong chương trình trung học cơ sở cấp 2 thì phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ SP theo chương trình nội dung của Bộ GD và Ðào tạo).

- Có chứng chỉ B ngoại ngữ, GV ngoại ngữ phải có chứng chỉ C ngoại ngữ thứ 2.

- Có thâm niên ở ngạch GV tối thiểu là 9 năm..

- Có các công trình thuộc chuyên đề cải tiến chuyên môn và GD học sinh có chất lượng cao được cấp tỉnh công nhận. Ðã được công nhận là GV giỏi cấp quận, huyện trở lên.

c. Liên hệ qui định chuẩn nghề nghiệp của GV THCS:

- Chuẩn nghề nghiệp GV trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối vs GV trung học về phẩm chất CT, đạo đực, lối sống, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có 6 tiêu chuẩn vs 25 tiêu chí (từ điều 4 - 9 của qui định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT của Bộ GD&ĐT)

Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Yêu nước, yêu chủ nghĩa XH; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, PL của NN; tham gia các hoạt động chính trị - XH; thực hiện nghĩa vụ công dân.

2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật GD, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

3. Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh

Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

4. Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu GD.

5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường GD; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD

1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng GD

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, GD.

2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường GD

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện GD trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, XH của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, GD. Điều 6. Tiêu Chuẩn 3: Năng lực dạy học

1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với GD thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường GD; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS.

2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.

6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Năng lực GD

1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD

Kế hoạch các hoạt động GD được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp GD bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.

2. Tiêu chí 17. GD qua môn học

Thực hiện nhiệm vụ GD tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung GD khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng. 3. Tiêu chí 18. GD qua các hoạt động GD

Thực hiện nhiệm vụ GD qua các hoạt động GD theo kế hoạch đã xây dựng.

4. Tiêu chí 19. GD qua các hoạt động trong cộng đồng

Thực hiện nhiệm vụ GD qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động XH... theo kế hoạch đã xây dựng.

5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức GD

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức GD học sinh vào tình huống SP cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường GD, đáp ứng mục tiêu GD đề ra.

6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo dực của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.

Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, XH

1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.

2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, XH

Tham gia các hoạt động chính trị, XH trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng XH học tập.

Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và GD.

2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn GD

Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinhtrong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong GD.     

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: