Câu 9. ND QLNN về GD và cơ quan QLNN về GD trg Luật GD 2005
Câu 9: ND quản lí NN về GD và cơ quan QLNN về GD dược qui định ntn trong Luật GD 2005?
a, Khái niệm:
Quản lí GD về NN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực NN đối với hoạt động GD&ĐT do cơ quan QLNN từ TW đến cơ sở chuyên ngành để thực hiện CN, NV do NN ủy quyền nhằm pt sự nghiệp GD&ĐT, duy trì trật tự kỉ cương.
b, Tính chất
- QLNN mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của NN. QLNN được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ "quyền uy" và "sự phục tùng".
- QLNN mang tính tổ chức và điều chỉnh.
+ Tổ chức ở đây được hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội.
+ Tính điều chỉnh được hiểu là NN dựa vào các công cụ PL để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật XH khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong XH.
- QLNN mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đòi hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng quản lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
- QLNN là những tđ mang tính liên tục và ổn định lên các quá trình XH và hệ thống các hành vi XH.
+ Cùng với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý, hđ QLNN phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn.
+ Các quyết định của NN phải có tính ổn định, không được thay đổi quá nhanh. Việc ổn định của các quyết định của nhà nước giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện toàn hoạt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định.
c, ND QL HCNN về GD
Đc qui định trong Điều 99 - 100 mục 1 chương VII của Luật GD 2005.
Điều 99. Nội dung quản lý NN về GD
Nội dung quản lý NN về GD bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển GD;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về GD; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở GD khác;
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung GD; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng GD và kiểm định chất lượng GD;
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động GD;
6. Tổ chức bộ máy quản lý GD;
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý GD;
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp GD;
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực GD;
10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về GD;
11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp GD;
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GD; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về GD.
Điều 100. Cơ quan quản lý NN về GD
1. Chính phủ thống nhất quản lý NN về GD.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động GD và việc thực hiện ngân sách GD.
2. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý NN về GD.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý NN về GD theo thẩm quyền.
4. Uỷ ban ND các cấp thực hiện quản lý NN về GD theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả GD tại địa phương.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com