Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Đề Cương Thương Mại Điện Tử

Đề Cương Thương Mại Điện Tử

Câu 1:Khái niệm TMĐT : theo nghĩa rộng,nghĩa hẹp và các  quan điểm khác nhau.

v     Khái niệm TMĐT:

-Định nghĩa TMĐT theo nghĩa hẹp: TMĐT  là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác. E-commerce được hiểu là E-trade.

-Định nghĩa TMĐT theo nghĩa rộng: TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân được tiến hành bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa.

v     E-commerce được hiểu là E-business và được xem xét dưới các góc độ sau:

-Xem xét từ góc độ số hóa: TMĐT có thể thực hiện dưới nhiều hình thức phụ thuộc vào mức độ số hóa của các sản phẩm/dịch vụ mua bán, quá trình mua bá, vận chuyển và giao nhận hàng.

-Xét từ góc độ các lĩnh vực kinh doanh: TMĐT diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy các lĩnh vực đó phát triển, đồng thời tạo nên bản sắc mới của hoạt động kinh doanh trên phạm vi nền kinh tế thế giới.

-Từ góc độ kinh doanh viễn thông: TMĐT là việc chuyển giao thông tin, sản phẩm hay dịch vụ hoặc thanh toán thông qua điện thoại, mạng máy tính, hoặc bất kỳ phương tiện điện tử nào khác.

-Từ góc độ quá trình kinh doanh: TMĐT là việc ứng dụng công nghệ để tự động hóa các giao dịch kinh doanh và các dòng chu chuyển sản phẩm.

-Từ góc độ kinh doanh dịch vụ: TMĐT là phương tiện để các doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà quản lý cắt giảm chi phí dịch vụ trong khi vẫn nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng tốc độ chuyển giao dịch vụ.

-Từ góc độ trợ giúp trực tuyến: TMĐT cung cấp khả năng mua và bán sản phẩm và thông tin trên internet và dịch vụ trực tuyến khác.

Câu 2:Phân tích các đặc trưng của TMĐT.

-Các bên tiến hành giao dịch không tiếp xúc trực tiếp với nhau: Trong Thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, .. chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh.

Tuy nhiên trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch.

Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.

-Thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu): Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với thương mậi điện tử, một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê ...mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm.

-Không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy:

-Hoạt động giao dịch có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó phải có nhà cung cấp dịch vụ mạng, cơ quan chứng thực:T rong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ truy mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.

-Đối với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT, thì mạng lưới thông tin là thị trường: Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo là các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính.

-Phụ thuộc vào công nghệ và trình độ CNTT của người sử dụng: Chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả TMĐTkhi đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực, bao gồm hai nhánh: tính toán (computing) và truyền thông (communications), hai nhánh này ngoài công nghệ thiết bị còn cần phải có một nền công nghiệp điện tử vững mạnh làm nền; và hiện nay đang có xu hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng công nghệ của thương mại điện tử. Đòi hỏi về hạ tầng cơ sở công nghệ bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo con người có thể thực tế tiếp cận được).Bên cạnh đó, Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng.

-Phụ thuộc vào mức độ số hóa:trong nền kinh tế số,thông tin được mã hóa dưới dạng bit,một lượng lớn thông tin có thể được nén và truyền đi với tốc độ ánh sáng.Nền kinh tế số càng phát triển,các doanh nghiệp càng có thuận lợi trong việc tiếp cận với khách hàng và kinh doanh các sản phẩm.

-Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! America Online hay Google đóng vai trò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng. Các trang Web này đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên Internet. Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào hàng ngàn các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng. Nhiều người sẵn sàng trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng. Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình. Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng.

Câu 3:Sự khác biệt giữa TMĐT và thương mại truyền thống.

Về bản chất Thương mại điện tử là hoạt động thương mại, nó chỉ khác duy nhất đối với Thương mại truyền thống (TMTT) là nó sử dụng các phương tiện điện tử vào trong hoạt động thương mại. Có thể phân tích một số khía cạnh khác nhau của Thương mại điện tử với thương mại truyền thống thông qua một số nét như sau:

Phương diện

Thương mại điện tử

Thương mại truyền thống

Hình thức giao dịch

gián tiếp thông qua các phương tiện điện tử

trực tiếp giữa các chủ thể tham gia giao dịch với nhau

Vấn đề thị trường

bị giới hạn về mặt phạm vi

không biên giới

Chủ thể tham gia

bên cạnh chủ thể người mua, người bán có một chủ thể thứ ba tham gia vào quá trình giao dịch của các bên đó là nhà cung cấp dịch vụ

người mua và người bán

Mạng lưới thông tin

mạng lưới thông tin chính là thị trường

mạng lưới thông tin là phương tiện để trao đổi dữ liệu

Kênh bán hàng

Doanh nghiệp→ Internet→Khách hàng.

Nhà sản xuất→Bán buôn→Bán lẻ→Khách hàng

Thời gian/khu vực bán hàng

Bán hàng 24x 7 ngày

Bán hàng trên toàn thế giới

Thời gian bán hàng giới hạn

Địa điểm bán hàng giới hạn

Cách thức bán hang

Không gian bán hàng trên mạng

Bán hàng dựa trên thông tin và hình ảnh

Bán hàng tại cửa hàng

Bán hàng hoá trưng bày thực tế

Thu thập thông tin

Thu thập thông tin khách hàng qua Internet

Thu thập thông tin bán hàng qua khảo sát thị trường và nhân viên bán hàng

Khách hàng

Dữ liệu số, không cần nhập lại

Thông tin cần phải nhập lại

Hoạt động tiếp thị

Tiếp thị 1:1 thông qua giao tiếp 2 chiều

Tiếp thị một chiều đến khách hàng

Hỗ trợ khách hàng

Hỗ trợ trực tuyến nhu cầu khách hàng

Nắm bắt nhu cầu khách hàng trực tiếp

Khoảng trễ thời gian trong hỗ trợ nhu cầu khách hàng

Khoảng trễ thời gian trong nắm bắt nhu cầu khách hàng

Vốn đầu tư

Nhỏ

Lớn

 

Câu 4:Phân tích các lợi ích của TMĐT.

v     Đối với doanh nghiệp:

-Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.

-Cải thiện hệ thống phân phối : giảm lượng hàng lưu kho và độ chậm trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng.

-Vượt giới hạn về thời gian: :việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.

-Sản xuất hàng theo yêu cầu: còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, ví dụ như hãng Dell Computer Corp.

-Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

-Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch, mua sắm: giảm chi phí giấy tờ, chi phí thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. Nhờ có thương mại điện tử thời gian giao dịch giảm đáng kể và chi phí giao dịch cũng giảm theo. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 70% so với giao dịch qua fax và bằng 5% so với giao dịch qua bưu điện . Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch thông qua bưu điện. Chi phí thanh toán điện tử cũng giảm ngoài sức tưởng tượng. Giảm chi phí mua sắm thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%).

-Thông tin cập nhật: mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

-Nâng cao uy tín, cải thiện chất lượng dịch vụ KH, dễ dàng tìm đối tác, ...:thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.

-Chi phí đăng ký kinh doanh: một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng và trên thực tế, do đặc thù riêng biệt nên việc thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

-Các lợi ích khác: nâng cao uy tín, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, tăng khả năng tiếp cận thông tin; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.

v     Đối với người tiêu dùng:

-Vượt giới hạn về không gian và thời gian: thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc trên khắp thế giới.

-Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ : :thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

-Giá thấp hơn : do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.

-Giao hàng nhanh hơn (đối với các hàng hóa số hóa) : đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm…. việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet.

-Thông tin phong phú, thuận tiện : khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).

-Đấu giá trực tuyến : : mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.

v     Đối với xã hội:

-Tạo ra hoạt động thương mại trực tuyến : thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch… từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.

-Nâng cao mức sống: nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người. TMĐT làm tăng thêm lòng tin của người dân, tạo điều kiện cho các dịch vụ khác phát triển.

-Một hình thức kinh doanh mới và có lợi cho các nước nghèo : những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng… được đào tạo qua mạng.

-Giảm chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ công cộng (y tế, giáo dục, ...) : ác dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế…. là các ví dụ thành công điển hình.

Câu 5:Các mô hình TMĐT.

1.Mô hình thương mại điện tử B2B ( Business To Business ) : 

Là thương mại điện tử giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng loại hình thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C. Thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo.

Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng ( Đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng-vận đơn), quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển gia các chứng từ gửi hàng) và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS)

Tại Việt Nam có một số nhà cung cấp B2B trong lĩnh vực IT "khá nổi tiếng" là FPT , CMC, Tinh Vân

2. Mô hình thương mại điện tử B2C ( Business to Customers):

Mô hình thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử.

    Các trang web khá thành công với hình thức này trên thế giới phải kể đến Amazon.com, Drugstore.com, Beyond.com.

3. Mô hình thương mại điện tử C2C (Customer to Customer)

 Loại hình thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng.

 Được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty / doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới.

Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng:

-Đấu giá trên một trang web xác định

-Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng như Yahoo, Skype,Window Messenger,AOL ...

- Quảng cáo phân loại tại một cổng (rao vặt)

 Giao dịch khách hàng tới doanh nghiệp C2B bao gồm đấu giá ngược, trong đó khách hàng là người điều khiển giao dịch.

 Tại các trang web của nước ngoài chúng ta có thể nhận ra ngay Ebay là website đứng đầu danh sách các website theo loại hình thương mại điện tử C2C trên thế giới .

4. Môhình thương mại điện tử B2G:

Là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc. Thiết lập thương mại điện tử, thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn. Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng (và giảm rủi ro của việc không đúng quy cách). Tuy nhiên, tới nay, kích cỡ của thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển.

Còn một số mô hình thương mại điện tử khác nhưng sự xuất hiện ở Việt Nam chưa cao như:

-Thương mại điện tử M-Commerece ( Buôn bán qua các thiết bị di động cầm tay).

-Thương mại điện tử sử dụng tiền ảo ( VTC với Vcoin ).

Câu 6:Thị trường là gì?Thị trường TMĐT là gì?Phân tích những thành phần cấu thành nên thị trường TMĐT.

v     Thị trường : Là nơi dùng để trao đổi thông tin, hàng hóa, dịch vụ, thanh toán. Thị trường tạo ra giá trị cho các bên tham gia: Người mua, người bán, người môi giới và toàn xã hội.Đối với doanh nghiệp thị trường chính là khách hàng.

v     Các chức năng của thị trường:

-Làm cho người mua và người bán gặp nhau;

-Hỗ trợ trao đổi thông tin, hàng hóa, dịch vụ và thanh toán bằng các giao dịch thị trường;

-Cung cấp một cơ sở hạ tầng để phục vụ và đưa ra các thể chế để điều tiết thị trường.

v     Các yếu tố cấu thành thị trường TMĐT :

  - Khách hàng là người đi dạo trên web tìm kiếm, trả giá , đặt mua các sphẩm, KH là tổ chức , doanh nghiệp chiếm 85% hoạt động của TMĐT

 - Người bán:  có hàng trăm ngàn cửa hàng trên web thực hiện quảng cáo và giới thiệu hàng triệu các websites, Người bán có thể bán trực tiếp từ website hoặc qua chợ điện tử

 - Hàng hóa : là các sphẩm vật thể, số hóa hay dịch vụ

 - Cơ sở hạ tầng: phần cứng , phần mềm, mạng Internet

 - Front-end: cổng người bán , catalogs điện tử, giỏ mua hàng , công cụ tìm kiếm, cổng thanh toán

 - Back-end: xử lí và thực hiện đơn hàng, quản lí kho, nhập hàng từ các nhà cug cấp, xử lí thanh toán, đóng gói và giao hàng

 - Đối tác , nhà môi giới: nhà môi giới là người trug gian đứng giữa người mua và người bán

 - Các dịch vụ hỗ trợ: dịch vụ chứng thực điện tử , dvụ tư vấn.

Câu 7:Nghiên cứu thị trường TMĐT

1.Mục đích :tìm ra thông tin và kiến thức về các mối quan hệ giữa người tiêu dùng,sản phẩm.phương pháp tiếp thị và các nhà tiếp thị.Từ đó:

-Tìm ra cơ hội để tiếp thị

-Thiết lập kế hoạch tiếp thị

-Hiểu rõ quá trình đặt hàng

-Đánh giá chất lượng thị trường

Nghiên cứu thị trường TMĐT online là công cụ mạnh để nghiên cứu hành vi khách hàng,phát hiện ra thị trường mới và tìm ra lợi ích người tiêu dùng trong dản phẩm mới

Nghiên cứu thị trường trên cơ sở internet có đực trưng là khả năng tương tác với khách hàng thông qua giao tiếp trực tuyến,làm hiểu rõ hơn về  khách hàng,thị trường.Nó giúp:

-Xác định các đặc điểm mua hàng của cá nhân và nhóm

-Tìm ra các yếu tố khuyến khích mua hàng

-Biết được thế nào là trang web tối ưu

-Cách xác định người mua thật

-Khách hàng đi mua hàng ra sao

-Xu hướng tiếp thị và sản phẩm mà khách hàng cần

2.Nghiên cứu thị trường TMĐT khác so với nghiên cứu thi trường trong thương mại truyền thống như thế nào????

3.Những việc cần thực hiện trong nghiên cứu thị trường TMĐT:

v     Nghiên cứu thị trường khách hàng:

Cần xác định rõ:

-Hành vi của khách hàng trên internet

-Nhu cầu của khách hàng thể hiện trên internet

-Thị trường khách hàng hoạt động

-Phân loại khách hàng

Những câu hỏi cần đặt ra:

-Khách hàng tiềm năng của bạn xuất hiện ở đâu? Vì sao họ xuất hiện ở đó và tần suất như thế nào?

-Nhu cầu về sản phẩm dịch vụ đó là cao, trung bình hay thấp? Trong khoảng thời gian bao lâu và làm sao để đo đếm số lượng đó?

-Xu hướng tăng giảm của nhu cầu tương ứng với các mốc thời gian như thế nào?

-Khách hàng của bạn có đa dạng không, có phân cấp không và phân cấp ra sao?

-Điều gì khiến khách hàng quan tâm dẫn đến sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn?

Những công cụ giúp thực hiện khảo sát, nghiên cứu thị trường trong online marketing:

Google Keywords Tool.

Google Trends.

Google Insight.

Google Search.

Google Docs: Công cụ văn phòng trực tuyến của Google, có thể giúp tạo bảng khảo sát đơn giản, nhanh chóng

Survey Monkey: Công cụ tạo khảo sát, bảng điều tra chuyên nghiệp.

v     Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh::

Cần nghiên cứu thật kỹ các hoạt động marketing online của họ:

-Hoạt động marketing online của đối thủ có đang triển khai mạnh mẽ và hiệu quả?

-Họ đang triển khai những kênh internet marketing nào?

-Họ đang tự triển khai hay thuê agency khác?

-Chiến lược và phương thức của họ có điều gì nổi trội khác biệt?

Việc nghiên cứu đối thủ chi tiết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về mức độ cạnh tranh của thị trường, qua đó bạn còn có thể học hỏi những hình thức mới mẻ, phù hơp của đối thủ cho mình.

Câu 8:Quảng cáo là  gì?Quảng cáo trực tuyến là gì?Nêu một số hình thức quảng cáo trực tuyến hiệu quả hiện nay.Lấy ví dụ minh họa cụ thể cho từng hình thức.

1.Quảng cáo là ý định phân phát thông tin để tác động lên các giao dịch mua bán

2.Quảng cáo trực tuyến nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên Web khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên Website.

Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng.

3.Các hình thức quảng cáo trực tuyến hiệu quả hiện nay:

+ Banner: là 1 hình vẽ đồ thị qcáo và có liên kết với trang web qcáo . Qcáo của banner có các đặc điểm:

- Hướng qcáo vào đối tượng mục tiêu

- Sử dụng chiến lược tiếp thị bắt buộc

- Hướng liên kết vào nhà qcáo

- Khả năng sử dụng Multi media

- Hạn chế: giá cao, người sử dụng có xu hướng miễn dịch kích chuột vào các qcáo

+ Banner swapping : là thỏa thuận giữa 2 công ti chia sẻ 1 vị trí qcáo trên web

+ Pop - under ad là hình thức qcáo xuất hiện sau khi đã tắt cửa sổ

+ Interstitials là trang web xuất hiện đập ngay vào mắt gây sự chú ý

+ E-mail là hình thức nhiều người có thể đọc được

Câu 9:Phân tích sự cần thiết của an ninh TMĐT.

-Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT và các trang web giao dịch trở thành nơi hấp dẫn đối với các tin tặc.

-Các hệ thống an ninh luôn tồn tại điểm yếu.

-Sự mâu thuẩn giữa một bên là tính đơn giản, tiện dụng với một bên là vấn đề an ninh, bảo mật.

-Vấn đề an ninh thường xuất hiện sau khi có sức ép từ thị trường.

Câu 10:Những nguy cơ đe dọa an ninh trong TMĐT,cho ví dụ minh họa cụ thể.

-Các đoạn mã nguy hiểm (virus):virus là một chương trình máy tính có khả năng tự nhân bản và lan tỏa,noa có thể chiếm tài nguyên trong máy tính,xóa file,fomat lại ổ cứng hoặc gây những hư hỏng khác.Virus đa phần được gửi qua email và ẩn dưới các file gửi kèm.

Tháng 7/2001, Virus CodeRed tấn công phần mềm mạng của Microsoft. Con bọ này phát hiện điểm yếu trong hệ thống máy tính và tự nhân bản trong quá trình truy nhập. Tổng thiệt hại trong sự cố mà nó gây ra lên đến 2,6 tỷ

-Tin tặc (hacker): in tặc hay tội phạm máy tính là thuật ngữ dùng để chỉ những người truy cập trái phép vào một website hay hệ thống máy tính. Thực chất mục tiêu của các hacker rất đa dạng. Có thể là hệ thống dữ liệu của các website thương mại điện tử, hoặc với ý đồ nguy hiểm hơn chúng có thể sử dụng các chương trình phá hoại (cybervandalism) nhằm gây ra các sự cố, làm mất uy tín hoặc phá huỷ website trên phạm vi toàn cầu. Thí dụ như ngày 1-4-2001, tin tặc đã sử dụng chương trình phá hoại tấn công vào các máy chủ có sử dụng phần mềm Internet Information Server của Microsoft nhằm làm giảm uy tín của phần mềm này và rất nhiều nạn nhân như hãng hoạt hình Walt Disney, Nhật báo phố Wall …đã phải gánh chịu hậu quả.

-Sự khước từ dịch vụ (Denial of Service - DoS) là hậu quả của việc các hacker:

  +Sử dụng những giao thông vô ích làm tắc nghẽn mạng.

  +Sử dụng số lượng lớn máy tính tấn công vào một mạng (dưới dạng yêu cầu phân bố dịch vụ) từ nhiều điểm khác nhau gây nên sự quá tả về khả năng cung cấp dịch vụ.

  +DoS làm cho mạng máy tính ngừng hoạt động và làm cho người sử dụng không truy cập vào website được.

Tháng 2-2000, các vụ tấn công DOS từ bọn tin tặc là nguyên nhân dẫn đến ngừng hoạt động của hàng loạt website trên thế giới trong nhiều giờ như eBay ngừng hoạt động trong 5 giờ, Amazon gần 4 giờ, CNN gần 3.5 giờ, E-Trade gần 3 giờ, Yahoo và Buy.com và ZDNet cũng ngừng hoạt động 3 đến 4 giờ. Ngay cả người khổng lồ Microsoft cũng đã từng phải gánh chịu hậu quả của những cuộc tấn công này.

-Crackers: Là người tìm cách bẻ khóa để xâm nhập trái phép vào máy tính hay các chương trình trong máy tính.

-Sự lừa đảo:

  +Là việc tin tặc sử dụng các địa chỉ, thư điện tử giả hoặc mạo danh một ai đó để thực hiện những hành động trái phép.

  +Làm chệch hướng các liên kết web đến một địa chỉ khác so với địa chỉ thực hoặc tới một website giả mạo.

-Gian lận thẻ tín dụng :trong thương mại điện tử, các hành vi gian lận thẻ tín dụng xảy ra đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với thương mại truyền thống. Nếu như trong thương mại truyền thống, việc mất thẻ hoặc thẻ bị đánh cắp là mối đe doạ lớn nhất đối với khách hàng thì trong thương mại điện tử mối đe doạ lớn nhất là bị “mất”(hay bị lộ) các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng hoặc các thông tin giao dịch sử dụng thẻ tín dụng trong quá trình diễn ra giao dịch.

-Kẻ trộm trên mạng: Là một dạng của chương trình nghe trộm, giám sát sự di chuyển của thông tin trên mạng.

  +Nếu dùng với mục đích hợp pháp nó sẽ giúp phát hiện lỗ hỗng của mạng.Ngược lại, sử dụng với mục đích phi pháp, sẽ trở thành mối nguy hiểm lớn và khó có thể phát hiện.

  +Xem lén thư điện tử:là một dạng mới của hành vi trộm cắp trên mạng.Sử dụng một đoạn mã (ẩn) để bí mật gắn vào một thông điệp như thư điện tử, cho phép người xem lén có thể giám sát toàn bộ các thông điệp được gởi đi cùng với thông điệp ban đầu.

Câu 11:Kỹ thuật mã hóa thông tin.Phân biệt giữa mã hóa bí mật và mã hóa công cộng.

1.Kỹ thuật mã hóa thông tin:để đảm bảo an toàn bảo mật cho các giao dịch,người ta dùng hệ thồng khóa mã và kỹ thuật mã hóa cho các giao dịch TMĐT. Mã hóa dữ liệu là sử dụng một phương pháp biến đổi dữ liệu từ dạng bình thường sang một dạng khác, mà một người không có thẩm quyền, không có phương tiện giải mã thì không thể đọc hiểu được.Khi nhận được bản mã,phải dùng khóa để giải thành bản rõ.Mã hóa và giải mã gồm 4 thành phần cơ bản:

-Dữ liệu gốc

-Dữ liệu mã hóa

-Thuật toán mã hóa

-Khóa mã:là khóa bí mật dùng để giải mã thông thường.

Quy trình mã hóa dữ liệu:

 

2.Phân biệt giữa mã hóa bí mật và mã hóa công cộng:

Mã hóa bí mật

Mã hóa công cộng

-sử dụng một khóa cho cả quá trình mã hóa (được thực hiện bởi người gởi thông tin) và quá trình giải mã (được thực hiện bởi người nhận thông tin).

-sử dụng hai khóa trong quá trình mã hóa:

  +Một mã khóa dùng để mã hóa thông điệp

  +Một mã khóa khác dùng để giải mã.

Cả hai người sử dụng đều phải dùng một loại mã khóa và mã khóa này phải được giữ bí mật.

Mỗi người sử dụng có hai loai mã khóa:

 -Mã khóa bí mật (Private key) chỉ riêng người đó biết

 -Mã khóa công cộng (Public key) thì thông báo rộng rãi cho những người sử dụng trong hệ thống.

-Trước khi mã hóa thì người gởi và người nhận liên lạc với nhau, tìm cách trao đổi khóa mã đối xứng một cách an toàn. Tính toàn vẹn và bí mật của thông điệp có thể bị vi phạm nếu mã khóa bị mật bị lộ trong quá trình chuyển.

-Người gởi: Sử dụng mã khóa công cộng của người nhận để mã hóa thông điệp.

 -Người nhận: Sử dụng mã khóa cá nhân của mình để giải mã thông điệp.

Đặc điểm: Không ai biết mã khóa bí mật của người nhận nên không có ai đọc được thông điệp --> Đảm bảo an toàn.

Câu 12:quy trình hoạt động và cơ chế tạo chữ ký điện tử.Tình hình áp dụng ở Việt Nam.

1.Quy trình hoạt động và cơ chế tạo chữ ký điện tử:

-Quy trình hoạt động:Chữ ký điện tử hoạt động khi một người gửi một thông điệp, người đó dùng khóa riêng của mình để mã hóa thông điệp sang một dạng khó nhận dạng.Người nhận sử dụng khóa công khai của người gởi để giải mã thông điệp.Tuy nhiên, để an toàn thì cần phải có các bước bổ sung. Người ta thường sử dụng thuật toán băm MD5 và thuật toán mã hóa RSA để xây dựng ứng dụng chữ ký điện tử.

-Cơ chế tạo chữ ký điện tử:

  +Từ file cần gởi ban đầu, sử dụng hàm băm MD5 để chuyển thành chuỗi ký tự dài 128 bit, hash value (bản tóm lược)

  +Sử dụng thuật toán RSA để mã hóa khóa riêng của người gởi và bản tóm lược hash value thành một dạng khác gọi là Chữ ký điện tử.

  +Kết hợp file ban đầu với chữ ký điện tử thành một thông điệp đã ký và gửi đi cho người nhận.

Sơ đồ mô tả quá trình ký và gửi văn bản:

2. Tình hình áp dụng ở Việt Nam:

Trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính đặt mục tiêu tới năm 2012 sẽ có 350.000 doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng chữ ký số trong việc khai thuế qua mạng.Tuy nhu cầu về chữ ký số đang tăng lên, nhưng theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến tháng 9 năm 2010 mới có khoảng 2.500 doanh nghiệp, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ứng dụng chữ ký số và chứng thư số khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mà bộ cung cấp. Đây là con số rất nhỏ so với số lượng các doanh nghiệp trên cả nước.Các chuyên gia của bộ đánh giá rằng nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ với dịch vụ mới mẻ này là do họ chưa hiểu đúng về những tiện ích cũng như vai trò quan trọng mà chữ ký số và các giải pháp chữ ký số mang lại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Câu 13:Chứng thực điện tử là gì?Tình hình áp dụng ở VN,những cơ sở nào được phép cấp chứng thực điện tử?

v     “Chứng thực điện tử” hay “chứng thực số”:

là dịch vụ do những nhà cung cấp chứng chỉ số (Certification Authorities - CA) thực hiện, cung cấp cho khách hàng công cụ và kiến thức cần thiết (tên truy cập, mật khẩu, địa chỉ kết nối, khoá mã...) nhằm bảo mật thông tin, chứng thực nguồn gốc và nội dung thông tin trong giao dịch qua mạng. Chứng thực điện tử dựa trên cơ sở hạ tầng khoá công khai (Public Key Infrastructure) với nền tảng là mật mã khoá công khai và chữ ký số. Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực đảm bảo:

- Chứng thực danh tính của những người tham gia giao dịch: Chỉ có chủ sở hữu của chứng chỉ số mới có thể ký chữ ký điện tử và gửi thông điệp đi. Và người nhận thông điệp tin tưởng thông điệp đúng là của người chủ hợp pháp gửi đến.

- Bảo mật được thông tin: Thông điệp được mã hoá trước khi chuyển đi.

- Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu khi đến người nhận: Thông tin để được mã hoá sẽ không bị sửa đổi trên đường truyền.

v     Tình hình áp dụng ở VN:

Đã có một số Công ty và tổ chức của Việt Nam thử nghiệm và cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử như Công ty phần mềm và truyền thông (VASC), Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), Trung tâm tin học - Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Cơ yếu Chính phủ. Hiện nay ở Việt Nam đã có 5 đơn vị gồm: VNPT, Viettel, Bkis, Nacencomm và FPT được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chứng thực ở nước ta cùng với thời gian ngày càng lớn. Tuy nhiên, đây là một dịch vụ mới, nên phần lớn cộng đồng không biết đến chứng thực điện tử và đội ngũ kỹ thuật hiểu biết đầy đủ về chứng thực điện tử vẫn còn ít. Bên cạnh đó, do thiếu hiểu biết về chứng thực điện tử, nên vấn đề để lộ hoặc làm mất khoá bí mật. Điều này có thể gây ra những rắc rối và hậu quả khó mà lường hết được. Mặc dù thị trường chữ ký số ở Việt Nam là có thực, nhưng theo ý kiến của một số chuyên gia, việc ứng dụng thực tế công nghệ này vào cuộc sống vẫn còn không ít bất cập, chưa kể việc để được các tổ chức quốc tế công nhận còn là một nhiệm vụ đầy khó khăn.

Câu 14:Khái niệm thanh toán và hình thức thanh toán trong TMĐT.

v     Khái niệm thanh toán:

Thanh toán đơn giản là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên sang một bên khác. Tiền là phương tiện thực hiện trao đổi hàng hóa, đồng thời là việc kết thúc quá trình trao đổi. Lúc này tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán.

Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền không chỉ sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa, mà chúng còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt ra ngoài phạm vi trao đổi như nộp thuế, trả lương, đóng góp các khoản chi dịch vụ …

Lưu thông không dùng tiền mặt là các quá trình tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán không trực tiếp bằng tiền mặt mà thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản ở Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bù trừ lẫn nhau giữa những người phải thanh toán và những người thụ hưởng.

v     Khái niệm hình thức thanh toán:

Hình thức thanh toán là tổng thể các quy định về một cách thức trả tiền, là sự liên kết các yếu tố của quá trình thanh toán. Các hình thức cụ thể:

-Ủy nhiệm chi:Việc chuyển nợ có uỷ quyền như các doanh nghiệp nhờ Ngân hàng trả lương vào Tài khoản của công nhân, việc nộp các loại phí bảo hiểm.

-Ủy nhiệm thu: do người thụ hưởng lập gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao hay dịch vụ đã cung ứng, thông thường là các dịch vụ điện, nước, điện thoại.

-Các loại séc chuyển khoản, bảo chi, định mức, chuyển tiền do người mua phát hành để trả tiền hàng hoá, dịch vụ.

-Ngân phiếu thanh toán: Thực chất là một lệnh trả tiền đặc biệt của chủ sở hữu nào đó, việc trả tiền thực hiện theo đúng chứng từ thanh toán có tên Ngân phiếu thanh toán.

-Thư tín dụng: sử dụng trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

-Các loại thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác, rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy rút tiền tự động.

Câu 15:Các phương thức thanh toán trong TMĐT.

Thanh toán trong TMĐT là vấn đề phức tạp, đa dạng, liên quan đến pháp lý, kinh tế, tiền tệ và kỹ thuật trong việc đạt được mục tiêu “nhanh chóng - chính xác - an toàn”.Phương thức thanh toán  trong TMĐT chủ yếu sử dụng đến các thẻ thanh toán.

1.Khái niệm thẻ thanh toán:

 Thẻ thanh toán là phương thức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động.

2.Phân loại thẻ thanh toán:

Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ...

-Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại:

  +Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.

 + Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ,có một số nhược điểm: thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin...

 + Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính.

- Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:

  +Thẻ tín dụng (Credit Card):được sử dụng phổ biến nhất, chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này.

Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định.

 + Thẻ ghi nợ (Debit card): sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.

Các loại thẻ ghi nợ cơ bản:

-      Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ.

-      Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.

-      Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.

-Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:

  +Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.

  +Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán.

-Phân loại theo chủ thể phát hành:

  +Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.

  +Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như Diner's Club, Amex...

3.So sánh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ:

4.Quy trình thanh toán bằng thẻ thanh toán:

v     Quy trình thanh toán bằng thẻ kiểu truyền thống:

-Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng thẻ (Ví dụ: Thẻ VISA), cửa hàng sẽ quẹt thẻ vào một chiếc máy đọc (EDCT: Electronic Data Capture Terminal).

-EDCT đọc thông tin về thẻ và kết nối tới Ngân hàng của cửa hàng (thông qua modem, đường điện thoại), gởi kèm yêu cầu về số tiền cần thanh toán.

-Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của thẻ (Thẻ có hết hạn không, có bị mất cắp không, số tiền muốn trả có vượt quá hạn mức không). Nếu không, máy đọc thẻ sẽ in ra thông tin về số tiền, mã số giao dịch để khách hàng ký vào (Sale slip), sau đó gởi cho khách hàng giữ bản gốc, cửa hàng giữ bản sao và gửi về ngân hàng để nhận tiền sau này.

-Khi Merchant’s Bank nhận được sale slip, ngân hàng sẽ ghi ngay số tiền giao dịch vào tài khoản của cửa hàng, đồng thời gởi thông báo qua mạng của VISA yêu cầu ngân hàng của khách hàng (Cardholder’s Bank) thanh toán số tiền.

-Cardholder’s Bank sẽ thanh toán cho Merchant’s Bank và ghi nợ số tiền đó vài tài khoản của khách hàng.

-Chi tiết về giao dịch sẽ được ghi trong thông báo kế tiếp gửi đến cho khách hàng.

v     Quy trình thanh toán bằng thẻ trực tuyến:

-Khách hàng cần phải cung cấp các thông tin: tên, ngày hết hạn và số thẻ (đó là 16 số in trên mặt trước của thẻ).

-Hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin của thẻ tương tự như cách kiểm tra ở máy đọc EDCT.

-Ngoài ra, để tăng tính xác thực và bảo mật, phía sau thẻ thường có một dãy số dài in trên cùng dải băng nơi có chữ ký của khách hàng. Đa số các cửa hàng yêu cầu khách cung cấp 3-4 số cuối trong dãy số này, gọi là security code trước khi nhận thanh toán.

Câu 16:TMĐT B2C là gì?

TMĐT B2C (Business to Customer)  bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng là các End user (người sử dụng cuối).

B2C là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng (Electronic Retailing). Trong TMĐT, bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. Hàng hóa bán lẻ trên mạng thường là hàng hóa, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng, sách và âm nhạc, đồ chơi, sức khỏe và mỹ phẩm, giải trí, …

Câu 17:Phân tích mô hình TMĐT B2C từ góc độ người mua hàng.

Để hiểu rõ mô hình TMĐT B2C từ góc độ người mua hàng,chúng ta cần tìm hiểu các loại khách hàng trực tuyến và phân tích quá trình mua hàng của họ.

1.Các loại khách hàng trực tuyến:

Harris Interative (2000) phân loại các dạng khách hàng trực tuyến dựa trên động cơ mua hàng và hình vi chi tiêu như sau:

-Khách hàng tiết kiệm thời gian: Sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hoặc chi phí bổ sung miễn là có thể tiết kiệm được thời gian khi mua hàng.

-Khách hàng không thích mua hàng: Không thích mua hàng theo kiểu truyền thống (vì: đông người, phải chờ đợi, phải di chuyển).

-Khách hàng ưa chuộng công nghệ cao: Là giới trẻ, dễ dàng tiếp cận với công nghệ mới.

-Khách hàng truyền thống tiết kiệm thời gian: Chỉ sử dụng internet để tìm kiếm thông tin về sản phẩm nhưng vẫn thích mua hàng theo kiểu truyền thống vì lý do an ninh hoặc một số lý do khác.

-Khách hàng săn hàng (chiếm ~ 20% số khách hàng trực tuyến): Là những người thích so sánh về giá cả và tìm kiếm các hàng hóa mua bán hời.

-Khách hàng trung thành với nhãn hiệu: Khách hàng mua hàng trực tuyến đối với hàng hóa của một thương hiệu cụ thể. Đây là nhóm khách hàng có thể mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty (bên bán).

-Khách hàng đơn lẻ: Khách hàng ưa thích không chỉ mua hàng trực tuyến mà còn thực hiện thanh toán trực tuyến, chơi game, xem tin tức và thực hiện các hoạt động khác trên Internet.

2. Quá trình mua hàng của khách hàng:

 Để hiểu được bản chất của TMĐT B2C, cần nghiên cứu diễn biến các hoạt động của khách hàng thực hiện khi mua hàng.

-Hoạt động tiền mua hàng:

  +Nghiên cứu và tìm kiếm SP/DV:Trong thời gian này, khách hàng thực hiện tìm kiếm thông tin hoặc dữ liệu có liên quan đến các vấn đề ra quyết định mua hàng của cá nhân.Thông tin tìm kiếm của khách hàng đều nhằm vào so sánh giá cả.

Internet làm thay đổi cách thức so sánh giá cả. Nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty bị mất thị trường truyền thống vì giờ đây khách hàng có điều kiện so sánh giá cả dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.

  +SS và chọn SP trên các tiêu chí khác nhau:Việc so sánh về các thuộc tính khác nhau của sản phẩm/dịch vụ là điều kiện cần thiết để ra quyết định mua hàng.

  +Đàm phán(giá cả,phương thức giao hàng): Người bán đưa ra mức giá cho sản phẩm/dịch vụ.Người mua và người bán có thể tiến hành thương lượng

-Hoạt động mua hàng:

  +Xác nhận đặt hàng: Người bán liên lạc với ngân hàng/tổ chức dịch vụ thanh toán của công ty mình để xác nhận thanh toán.Tổ chức dịch vụ thanh toán giải mã chấp nhận thanh toán và kiểm tra tài khoản hoặc tình trạng tín dụng của người mua (Tổ chức tín dụng này có thể liên lạc với ngân hàng của người mua).

  +Chấp nhận thanh toán: Tổ chức thanh toán đồng ý chấp nhận thanh toán, báo cho người bán và gửi thông điệp hướng dẫn cụ thể về chi tiết quá trình thanh tóa (ví dụ: Mã chấp nhận thanh toán).

Khi nhận thông báo đã đủ điều kiện thanh toán, người bán chuyển hàng hóa cho người mua, hoặc trong trường hợp hàng hóa là thông tin thì cung cấp chìa khóa giải mã cho người mua để mở tệp thông tin.

  +Nhận sản phẩm: Khi nhận hàng hóa, người mua ký và chuyển lại hóa đơn. Khi đó, người bán thông báo cho tổ chức dịch vụ thanh toán hoàn tất giao dịch.

Vào cuối chu kỳ kinh doanh, người mua nhận thông báo về danh sách các giao dịch đã thực hiện với người bán.

-Hoạt động sau mua hàng: : Khách hàng có thể có nhiều phản ứng khác nhau trong giai đoạn này: Đòi trả lại hàng, phàn nàn, ... Trong giai đoạn này, công ty cần thực hiện nhiều dịch vụ sau bán hàng nhằm tiếp tục thỏa mãn khách hàng và thu thập thông tin từ thị trường

  +Dịch vụ và hỗ trợ KH sau bán hàng:

-Cho phép khách hàng kiểm tra và theo dõi tình trạng đơn hàng hoặc giao hàng

-Liên hệ với khách hàng qua email

-Hệ thống xử lý tự động các yêu cầu của khách hàng (call center), hot line.

Câu 18: Phân tích mô hình TMĐT B2C từ góc độ người bán hàng.

Để hiểu rõ mô hình TMĐT B2C từ góc độ người bán hàng, cần tìm hiểu:

-Chuỗi cung cấp và quản lý chuỗi cung cấp

-Quản lý đơn hàng

1. Chuỗi cung cấp và quản lý chuỗi cung cấp:

-Chuỗi cung cấp là dòng các nguyên vật liệu đầu vào, thông tin và dịch vụ từ người cung cấp đầu tiên qua các nhà máy, kho hàng tới người tiêu dùng cuối cùng.Chuỗi cung cấp cũng bao gồm các tổ chức, quá trình tạo lập và phân phối các sản phẩm/dịch vụ/thông tin tới khách hàng tiêu dùng cuối cùng.

-Quản lý chuỗi cung cấp là tập hợp quá trình kinh doanh từ người cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm cung cấp các sản phẩm/dịch vụ/thông tin có giá trị cho khách hàng.Quản lý chuỗi cung cấp bao gồm nhiều hoạt động:

  +Mua hàng

  +Quản lý nguyên vật liệu

  +Kiểm soát sản xuất, hậu cần và kho hàng

  +Kiểm soát tồn kho, phân phối và giao hàng.

2. Quản lý đơn hàng trong TMĐT B2C:

Là việc cung cấp những gì mà khách hàng đã yêu cầu theo đúng thời gian địa điểm mà còn cả việc cung cấp ác dịch vụ khách hàng có liên quan.Các hoạt động trong quá trình quản lý đơn hàng:

-Đảm bảo việc thanh toán của khách hàng:

  +Hoạt động này do Phòng tài chính của công ty và/hoặc một tổ chức tài chính (ngân hàng, tổ chức tín dụng) thực hiện.

  +Các thông tin thanh toán cần được thông báo cho các bộ phận có liên quan này.

  +Giao diện của các ứng dụng liên quan đến hoạt động thanh toán cần phải thân thiện và dễ sử dụng, đảm bảo tốt và thông suốt trong quá trình thanh toán của khách hàng. Tránh trường hợp gây chậm trễ, ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của khách hàng đối tượng công ty.

- Kiểm tra hàng hóa có trong kho: Hoạt động này liên quan đến: Bộ phận bán hàng (Trung tâm phân phối, điểm bán lẻ) và cả bộ phận sản xuất.

  +Quản lý Hàng hóa là quản lý nguyên liệu để sản xuất, hàng hóa có thể là sản phẩm/dịch vụ (Thành phẩm) để bán cho khách hàng.

  +Lưu ý: Thông tin đặt hàng phải được gắn kết với thông tin về tồn kho của hàng hóa.

- Chuyển hàng:

  +Nếu sản phẩm đã có sẵn trong kho thì công ty có thể giao ngay cho khách hàng (nếu không thì chuyển sang bước sản xuất).

  +Sản phẩm ở dạng vật chất và đã có sẵn (sau khi đã kiểm tra tồn kho): Công ty chỉ việc đóng gói và chuyển đi (Hoạt động này cho phòng vận chuyển và các hãng dịch vụ vận chuyển bên ngoài thực hiện).

  +Sản phẩm ở dạng số hóa: Luôn có sẵn (vì tồn kho không bị giảm khi công ty bán đi sản phẩm này), vì vậy có thể tiến hành chuyển hàng ngay.

- Bảo hiểm:

Phụ trách: Bộ phận phụ trách bảo hiểm của công ty hoặc/và một công ty bảo hiểm bên ngoài.

- Sản xuất:

  +Nếu công ty bán lẻ và sản phẩm không có sẵn thì phải tiến hành mua.

  +Sản xuất có thể thực hiện trong công ty hoặc công ty khoán cho bên thứ ba.

  +Kế hoạch sản xuất liên quan đến các vấn đề về nhân lực, máy móc, tài chính và các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và các nhà thầu của công ty.

  +Mỗi nhà cung cấp có thể có nhà cung cấp cho riêng mình 

- Mua và công tác kho vận:

  +Nếu công ty là hãng bán lẻ (Amazon. com hoặc Walmart.com), thì phải mua hàng từ nhà sản xuất.

  +Với những sản phẩm bán chạy: Khi mua về sẽ được lưu vào kho.

  +Những sản phẩm có số lượng đặt hàng không đáng kể, công ty không cần phải giữ trong kho mà có thể chọn phương án vận chuyển trực tiếp sản phẩm từ người sản xuất tới khách hàng.

- Liên lạc với khách hàng:

  +Bắt đầu bằng việc thông báo đã nhận được đơn đặt hàng;

  +Kết thúc bằng việc thông báo về vận chuyển hoặc những thay đổi trong bước vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng (nếu có).

  +Quá trình liên lạc thường thông qua e-mail.

- Hoàn trả: Trong một số trường hợp, khách hàng muốn trả lại hoặc đổi sản phẩm.

- Dự báo nhu cầu :

  +Đối với các sản phẩm khó thực hiện cá nhân hóa: dự báo nhu cầu để xác định chính xác lượng dự trữ trong kho vào các điểm khác nhau trong chuỗi cung cấp.

  +Đối với các sản phẩm có thể cá nhân hóa đối với từng khách hàng: dự báo nhu cầu cho các nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm sử dụng cho việc sản xuất đáp ứng các đơn hàng cá nhân hóa.

Việc dự báo nhu cầu cần được thực hiện cùng với các đối tác kinh doanh trong chuỗi cung cấp.

- Kế toán: có trách nhiệm

  +Ghi hóa đơn, kiểm toán các giao dịch nội bộ và kiểm tra dự trữ.

  +Kiểm soát thanh toán cập nhật sổ sách kế toán.

  +Xử lý các vấn đề về thuế.

Câu 19:TMĐT B2B là gì?Những loại giao dịch B2B cơ bản.

1.Thương mại điện tử B2B (B2B EC - Business to Business E-commerce / eB2B - electronic Business to Business / B2B): Là các giao dịch được thực hiện bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử qua mạng Internet, Intranet và Extranet hoặc các mạng riêng. Những giao dịch này được thực hiện giữa các thành viên trong chuỗi cung cấp hoặc giữa các đơn vị kinh doanh với bất kỳ một đối tác kinh doanh khác. 

2. Những loại giao dịch B2B cơ bản:

-Bên bán (Sell side) – (một bên bán nhiều bên mua).Có ba phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này: Bán từ catalog điện tử, bán qua quá trình đấu giá, bán theo hợp đồng cung ứng dài hạn đã thỏa thuận trước.

-Bên mua (Buy side) – (một bên mua với nhiều bên bán)

- Sàn giao dịch (Exchanges) – (Nhiều bên bán với nhiều bên mua)

- Những cải tiến trong chuỗi cung cấp và TMĐT cộng tác (Supply Chain Improvements and Collaborative Commerce): Ngoài hoạt động mua và bán giữa các đối tác kinh doanh, còn bao gồm theo các hoạt động khác như: Những cải tiến trên chuỗi cung cấp, giao tiếp, cộng tác và chia sẻ thông tin trong quá trình thiết kế, chế tạo sản phẩm.

Câu 20:Phân tích một số đặc điểm của TMĐT B2B.

1.Những đối tượng tham gia:

-Bên bán hàng

-Bên mua hàng

-Đối tác trung gian: Nhà cung cấp dịch vụ thứ ba, cung cấp dịch vụ như sàn giao dịch hay dịch vụ quản lý chuỗi cung cấp.

-Dịch vụ thanh toán: Cung cấp giải pháp chuyển tiền từ người mua đến người bán.

-Người cung cấp hậu cần: Đóng gói, lưu trữ, vận chuyển và các giải pháp hậu cần khác cần thiết phục vụ cho quá trình hoàn thành giao dịch.

-Mạng Inernet, Intranet, Extranet hoặc có thể là các mạng riêng (Private networks)

-Giao thức giao dịch: EDI hay XML

-Dịch vụ khác như: Dịch vụ an ninh, tìm kiếm, môi giới người mua và người bán.

-Quá trình hợp tác trong nội bộ: Kết nối với hệ thống ERP, cơ sở dữ liệu

2. Các thông tin giao dịch trong TMĐT B2B:

-Sản phẩm: Giá, đặc tính của sản phẩm, bán hàng.

-Khách hàng: Tình trạng bán hàng cho khách hàng và dự báo.

-Nhà cung cấp: Các loại sản phẩm, thời gian chờ, điều kiện bán hàng.

-Quá trình sản xuất: Công suất sản xuất, mức độ thống nhất trong sản xuất.

-Vận chuyển

-Tồn kho: Lượng tồn kho, chi phí thực hiện tồn kho, địa điểm.

-Chuỗi cung cấp: Những đối tác chính, vai trò của đối tác và trách nhiệm của đối tác, lịch trình.

-Đối thủ cạnh tranh: So sánh đối thủ cạnh tranh, sản phẩm cạnh tranh, thị phần thị trường.

-Bán hàng và tiếp thị: Khuếch trương, nơi bán hàng.

-Quá trình cung cấp hàng hóa và thực hiện: Mô tả quá trình, đo hiệu quả thực hiện, chất lượng, thời gian phân phối, sự hài lòng của khách hàng.

3.Các loại giao dịch trong TMĐT B2B:

-Spot buying (Mua hàng ngay lập tức):

  +Việc mua hàng hóa/dịch vụ khi cần thiết, với mức giá được xác định một cách linh động dựa vào cung và cầu trên thị trường.

  +Người mua và người bán có thể không cần phải biết nhau từ trước.

Ví dụ: Mua bán chứng khoán hoặc mua bán hàng hóa.

  +Có thể hoạt động hiệu quả nhất với sự hỗ trợ của sàn giao dịch (Public exchanges)

-Strategic (Systematic) sourcing:

  +Việc mua hàng liên quan đến việc thiết lập các hợp đồng dài hạn.

  +Luôn dựa vào thỏa thuận riêng được thiết lập giữa những người mua và người bán.

  +Có thể hoạt động hiệu quả hơn thông qua quá trình quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa.

4. Các loại nguyên liệu được thương mại hóa trong TMĐT B2B:

-Nguyên liệu trực tiếp:

  +Là các nguyên liệu được sử dụng trong việc tạo ra sản phẩm (Ví dụ: Bánh xe trong sản xuất xe hơi / Giấy trong một cuốn sách).

  +Đặc điểm của những nguyên liệu trực tiếp là việc sử dụng chúng thường được lập kế hoạch từ trước.

  +Các dạng nguyên liệu này thường được bán với số lượng lớn và thường có sự thương lượng hoặc ký kết hợp đồng từ trước.

-Nguyên liệu gián tiếp:

  +Là các nguyên liệu thường được sử dụng để hỗ trợ quá trình sản xuất.

  +Các nguyên liệu này thường được sử dụng trong quá trình bảo trì, sửa chữa và các quá trình xử lý (MRO - Maintenance, Repair and Operation).

5.Chiều thương mại (Direction of Trade) trong TMĐT B2B:

-Vertical marketplaces (Thị trường theo chiều dọc): Là thị trường hoạt động trong một ngành công nghiệp hoặc một phân đoạn của một ngành công nghiệp nào đó.

Ví dụ: Những thị trường chuyên biệt trong lĩnh vực điện tử, sản xuất xe hơi, các trang thiết bị cho bệnh viện, các loại hóa chất.

-Horizontal marketplaces (Thị trường theo chiều ngang): Là thị trường chủ yếu tập trung vào một dịch vụ hoặc một sản phẩm được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp khác nhau.

Ví dụ: Văn phòng phẩm, PC, các dịch vụ du lịch.

Câu 21:Phương thức TMĐT B2B.

1.Phương thức lấy công ty làm trung tâm (COMPANY CENTRIC):

- Bên bán hàng xây dựng trang web, kênh bán hàng riêng biệt thông qua mạng Extranet cho đối tác khách hàng là doanh nghiệp. Người bán hàng ở đây có thể là doanh nghiệp sản xuất hoặc là nhà phân phối bán hàng cho nhà bán buôn, nhà bán lẻ hoặc đối tác kinh doanh lớn.

-. Trong trường hợp này, phương thức trao đổi hàng hóa của B2B giống với B2Cđiểm khác biệt cơ bản nằm ở quá trình giao dịch.

-Khách hàng lớn có thể nhận được catalogue về sản phẩm và giá cả theo yêu cầu của khách hàng lớn này.

-Có ba cách thức bán hàng trực tiếp: Bán hàng từ catalogue điện tử, bán theo kiểu đấu giá và bán trực tiếp theo mối quan hệ một - một (thường ở dạng các hợp đồng dài hạn có sự thương lượng thỏa thuận từ trước về giá cả, số lượng, hình thức thanh toán, hình thức phân phối, ...).

2.Bán hàng trực tiếp từ catalogue:

-Có thể sử dụng một catalogue cho tất cả các khách hàng hoặc cá nhân hóa từng catalogue cho từng khách hàng khác nhau.

-Không thuận tiện cho những khách hàng lớn và khách hàng thường vì thông tin đặt hàng của người mua hàng được lưu trữ trong máy chủ của nhà cung cấp và thông tin này cũng không dễ để tích hợp vào hệ thống thông tin của người mua hàng.

-Để thuận tiện hơn cho khách hàng, người bán có thể cung cấp cho người mua một giỏ hàng có thể được thiết lập và hiệu chỉnh bởi khách hàng (shopping cart)  giúp lưu trữ thông tin đặt hàng, thông tin này được hợp nhất với HTTT của người mua hàng.

-Những người bán hàng sử dụng mô hình này sẽ thành công khi họ đã có tên thương hiệu trên thị trường và có một lượng khách hàng trung thành đủ lớn.

-Ưu điểm:

  +Giảm chi phí xử lý đơn đặt hàng và chi phí giấy tờ

  +Giảm lỗi trong quá trình đặt hàng và định dạng sản phẩm

  +Giảm chi phí tìm kiếm cho người mua hàng (chi phí tìm người bán hàng, chi phí so sánh giá cả)

  +Tăng khả năng cá thể hóa sản phẩm

  +Tăng khả năng đưa ra các mức giá khác nhau cho những khách hàng khác nhau.

-Nhược điểm:

  + khó khăn, hạn chế trong việc quảng cáo cho công ty của mình trên Internet.

  +Nếu hệ thống truyền dữ liệu điện tử truyền thống được sử dụng thì chi phí dành cho khách hàng sẽ rất cao. Giải pháp cho trường hợp này là sử dụng việc truyền dữ liệu thông qua mạng extranet.

  +Số lượng đối tác kinh doanh trực tuyến phải đủ lớn thì mới đáp ứng được những trang thiết bị hạ tầng cho hệ thống, các chi phí xử lý và bảo trì.

Câu 22:Trao đổi dữ liệu EDI.

1.Khái niệm và lợi ích:

-Trao đổi dữ liệu điện tử là việc trao đổi tài liệu giữa các máy tính theo một chuẩn giữa các đối tác kinh doanh hoặc trong một tổ chức. Đây là một ứng dụng sử dụng nhiều trong thương mại điện tử B2B.

-Lợi ích của EDI:

  +EDI là chất xúc tác để cải thiện quá trình giao dịch.

  +EDI cho phép gởi và nhận thông điệp giữa các máy tính với nhau (có nối mạng Internet).

2.Trình bày về EDI truyền thống,Internet-based EDI và so sánh EDI truyền thống với Internet-based EDI.

-EDI truyền thống:Tồn tại khoảng 30 năm trước đây trong môi trường không có Internet.EDI sẽ phiên dịch các tài liệu trao đổi giữa các doanh nghiệp (đơn mua hàng, hóa đơn, thanh toàn, vận tải, lịch giao hàng) thành một ngôn ngữ chung và chuyển chúng cho các đối tác kinh doanh bằng cách sử dụng một giao thức kết nối an toàn.

- Internet-based EDI: Loại hình EDI ứng dụng Internet để giao dịch được gọi là Internet-EDI. Internet-EDI được xem là giải pháp hiệu quả nhất trong TMĐT B2B hoặc trong nội bộ một doanh nghiệp bất kể là doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ.

So sánh EDI truyền thống với Internet-based EDI:????

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: