di chuyen og di lay mat, qly og trc vu mat
9. Di chuyển ong đi lấy mật (nuôi ong di chuyển)
Di chuyển đàn ong là rời đàn ong từ nơi này đến nơi khác cách xa ít nhất 3km để ong ko về chỗ cũ.
* Mục đích di chuyển đàn ong
- Tranh thủ ưu thế về nguồn hoa, thời tiết ở vung ong đến để phát triển đàn ong
- Tăng thêm sản lượng mật nhất là loại mật quý hiếm, và tiêu thụ mật ong tại nơi khai thác mật.
- Tránh những biến cố xảy ra trong trại ong: phòng bệnh, xử lý ong cướp mật
- Di chuyển để thuận lợi cho chia đàn, giao phối và cách li ong chúa
* Những việc cần làn khi vận chuyển đàn ong
- Chuẩn bị:
+ Trước hết tìm nơi vận chuyển ong đến, thăm nguồn hoa và chuẩn bị nơi đặt ong, xem xét đàn ong đã có mặt ở đó nhất là tình hình bệnh, tình hình phun thuốc trừ sâu. Không chuyển ong đến vùng có tập quán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chuẩn bị dụng cụ nuôi ong nhất là dụng cụ thu mật, tầng chân…, dụng cụ sinh hoạt cho người.
- Đóng gói đàn ong: Chuẩn bị các nêm gỗ để chèn 2 cầu. Kích thước nêm dầy 1cm, rộng 1,5cm dài 3cm đóng đinh ở đoạn giữa 1cm và 2cm. Trước khi đóng gói phải kiểu tra, quay bớt mật ở những đàn ong có quá nhiều mật để tránh bị vỡ và ong bị ngạt. Các cầu ong ngắn hụt, phải gia cố thêm như đóng đinh howcj gỗ, sữa chữa hoạc thay thế các thùng ong bị nứt nẻ, làm bằng gỗ xấu có thể bị vỡ dọc đường.
Đóng gói trước một ngày trước khi di chuyển để ong gắn sáp chặt giữa nêm hoặc thước với xà cầu. Đàn ong đông hoặc vận chuyển đường dài phải cho khung cầu vào giữa, Thùng nhỏ, ong đông thì chia làm 2 thùng đánh dấu đến nơi nhập lại
Thời gian di chuyển: Vào buổi tối khi ong đã về tổ và mở tổ để thông gió
Cac phương tiện vận chuyển ong: nếu đi gần và ít ong thì nên dùng xe đạp, xe máy, thuyền hoặc gánh bộ (ko nên dùng các xe do gia súc kéo). Đi xa thì nên dùng ô tô, tầu hỏa, tầu thủy. Các phương tiện chở ong ko chở các chất độc hóa học trước đó. Nơi xếp ong phải thông thoáng.
Xếp ong trên các phương tiện nên xếp dọc, cầu ong song song với thành xe. Cửa tổ quay ra phía trước để thổi gió vào của tổ. Đàn ong mạnh và những thùng kém thông thoáng thì đặt lên trên và đặt ra ngoài. Khi xếp dùng thùng nhỏ, chân cọc thùng chèn các thùng ong cho thật chặt. Nói chung khi bốc xếp và đặt ong ở trên phương tiện phải giữ cầu vuông góc với mặt đất. Ko được để bất cứ vật gì chèn kín của sổ thùng ong trên xe.
- Quản lý đàn ong trên đường vận chuyển.
Nếu phải chuyển ong trên đường khoảng 4-5 ngày thì ban ngày nên dừng giữa đường và bốc ong chuyển xuống 1 lần, mở của cho ong bài tiết, lấy nước và người nuôi ong xử lý các sự cố đến tối mới đi tiếp.
Khi tới nơi cần chuyển ong ngay vào địa điểm, đặt rãi ong ra để ong được mát. Nếu có thể đặt ong ngay vào vị trí trong đêm đó càng tốt
Khi ong xong thì mở của, cần chú ý mở xen kẽ, ko mở của các đàn đặt liền nhau cùng một lúc. Những thùng ong nghi bị sập cầu mật chảy ra thì nên kiểm tra sắp xếp lại bánh tổ. Sau khi đặt ong, cần kê thùng cho bằng phẳng, tối hôm sau cho ăn để ong nhanh ổn định.
10. Quản lý ong trước vụ mật:
* Xác định thời gian chuẩn bị lực lượng ong thu mật
- Nguyên nhân cần xác định thời gian chuẩn bị lực lượng ong thu mật:
+ Do thời gian nở hoa của cây ngắn
+ Tuổi thọ ong thợ ko kéo dài (sau vũ hóa 35-40 ngày)
Cần xác định đảm bảo sao cho đến vụ mật có số lượng ong lớn nhất và khi nở hoa rộ thì số lượng ong nhiều nhất.
- Căn cứ để xđ thời gian chuản bị lực lượng ong thu mật:
+ Biết được thời gian nở hoa của cây
+ Tuổi thọ của ong thợ sau vũ hóa: 35 ngày
+ Thời gian phát dục từ trứng đến vũ hóa: 21 ngày
+ Thời gian làm vieecjtrong tổ: 4 ngày
Tất cả con ong được tính vào lực lượng thu mật phải có thời gian lấy mật ít nhất 5 ngày
Như vậy bước vào vụ mật, khi hoa bắt đầu nở ong già nhất là thuộc vào lực lượng thu mật có số ngày tuổi sau vũ hóa 30 ngày, được đẻ trước vụ mật là 21 + 30=51 ngày.
Khi hoa kết thúc nở, ong non nhất thuộc lực lượng thu mật có số ngày tuổi sau vũ hóa là 4+5=9 ngày, đẻ trước khi kết thúc vụ mật là 9+21=30 ngày.
Thời gian chuẩn bị ong lấy mật chính là khoảng thời gian tính từ 51 ngày trước khi hoa bắt đầu nở và 30 ngày trước khi hoa kết thúc nở.
VD: Vụ hoa nhãn kéo dài từ 20/3 – 10/4. Để tham gia thu hoạch, ong già nhất phải được đẻ vào ngày 28/1, vũ hóa vào ngày 18/2, đến 20/3 ong được 30 ngày tuổi, làm thêm 5 ngày nữa thì chết. Ong non nhất được đẻ vào ngày 11/3, vũ hóa vào 1/4 , sau 4 ngày bắt đầu đi làm (5/4) và làm được 5 nagyf thì hết vụ mật. Thời gian từ 28/1 – 11/3 là thời kỳ chuẩn bị lực lượng ong thu mật nhãn. Những con ong được đẻ trong thời gian này là lực lượng chủ yếu đi thu hoạch mật. CÓ thể minh hoạch theo sơ đồ sau:
* Biện pháp:
- Thay chúa giả bằng chúa tơ trước thời gian chuẩn bị ong
- Cho ăn khuyến khích ong xây tầng và kích thích chúa đẻ
- Xử lý sâu bệnh kịp thời
- Trong trường hợp ko có đàn mạnh, phải tạo đàn chủ công bằng cách dồn 1 số cầu nhộng cho 1 đàn. Sau nhộng vũ hóa đàn ong sẽ phát triển mạnh. Ta sử dụng đàn này để tạo chúa và xây tầng cho đàn khác.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com