KHÔNG CÓ CHỖ CHO CẦU THỦ NHẬP TỊCH Ở ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM
KHÔNG CÓ CHỖ CHO CẦU THỦ NHẬP TỊCH Ở ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM
[ Bài viết của cây bút Ardy Nurhadi Shufi đăng trên tờ Pandit Football của Indonesia với góc nhìn về việc sử dụng cầu thủ nhập tịch tại Việt Nam. Lượt dịch và đăng tải bởi VNF ]
▫️▫️▫️▫️▫️▫️–▫️▫️▫️▫️▫️▫️
Cầu thủ nhập tịch luôn là đề tài gây thu hút tại Indonesia. Không chỉ các câu lạc bộ mà đội tuyển quốc gia cũng rất quan tâm đến việc sử dụng "cầu thủ nước ngoài" kể từ năm 2010. Hiện nay, số lượng cầu thủ nhập tịch (CTNT) ở Indonesia đều tăng lên mỗi năm. Mặc dù điều đó có nghĩa là cơ hội cho các tài năng địa phương sẽ ngày càng nhỏ lại.
Những ưu và nhược điểm của CTNT không chỉ tồn tại ở Indonesia. Ở các nước khác, kể cả khu vực Đông Nam Á, điều này cũng đang được tranh luận. Nhưng những gì Việt Nam đã và đang làm trước làn sóng cầu thủ nhập tịch có thể được sử dụng như một bài học cho Liên đoàn, các nhà điều hành giải đấu và câu lạc bộ Indonesia để họ không bị cám dỗ bởi tài năng nước ngoài được "nhập khẩu" sang Indonesia.
[...]
Năm 2011, khi Indonesia bắt đầu mở cửa cho CTNT, Việt Nam là quốc gia có nhiều CTNT thi đấu nhất châu Á với 15 cầu thủ. Vào thời điểm đó, Indonesia mới có ba CTNT và giờ đã lên tới con số 25.
Sau Fabio dos Santos, người đổi tên thành Phan Văn Santos khi có hộ chiếu Việt Nam năm 2007, đã có 27 cầu thủ khác lấy hộ chiếu Việt Nam. Nhưng trong số họ, không ai trở thành ngôi sao ở đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Rốt cuộc, trong 28 cầu thủ đó chỉ có một số rất ít có cơ hội khoác áo ĐTQG Việt Nam như Phan dos Santos, Huỳnh Kesley Alves, Đinh Hoàng Max hay Đinh Hoàng La. Santos là cầu thủ có nhiều trận nhất, năm lần. Alves và Max chỉ một lần. Một cầu thủ khác, Đinh Hoàng La, sinh ra ở Ukraine, chỉ có thời gian tham tập luyện ở ĐTQG Việt Nam.
VFF quyết tâm tiếp tục sử dụng các tài năng địa phương (nguyên văn tác giả viết là tài năng địa phương) cho ĐTQG của họ. Đặc biệt vào năm 2008 họ vẫn có thể giành được danh hiệu vô địch AFF Cup với những cầu thủ Việt Nam đích thực. Thậm chí từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã hai lần vô địch cùng 4 lần vào bán kết AFF Cup mà không có cầu thủ nhập tịch nào.
Mong muốn Đội tuyển quốc gia Việt Nam có sự góp mặt các cầu thủ nhập tịch thực sự chỉ đến từ Chủ tịch VFF trong giai đoạn 2005-2013, ông Nguyễn Trọng Hỷ. Đó là thời điểm CTNT tràn lan ở giải đấu của Việt Nam.
Các CTNT Việt Nam không đáp ứng điều kiện nào đó nên không được gọi vào đội tuyển quốc gia. Đỗ Merlo, Hoàng Vũ Samson là những cầu thủ ghi bàn hàng đầu của V-League nhưng thậm chí họ còn không có cơ hội mặc lên mình chiếc áo của đội tuyển quốc gia.
Yếu tố tài chính của bóng đá Việt Nam là lý do khiến chất lượng và số lượng cầu thủ nước ngoài ở giải đấu này suy giảm.
"Vấn đề tài chính là một vấn đề phổ biến. Nhiều câu lạc bộ chưa sẵn sàng đối mặt với sự cạnh tranh do vấn đề tài chính. Giảm các cầu thủ nước ngoài cũng là một yếu tố để VFF phát triển các cầu thủ trẻ", Lê Hùng Dũng, người từ năm 2013 trở thành Chủ tịch của VFF.
"Cuộc khủng hoảng tài chính" xảy ra với bóng đá Việt Nam là một điều may mắn cho ĐTQG của họ. Từ năm 2013, những tài năng của bóng đá Việt Nam lần lượt trình làng. Khi Lê Công Vinh quyết định giã từ ĐTQG, vẫn còn Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Trần Đình Trọng Hoàng và thậm chí là Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Công Phượng và Nguyễn Quang Hải, những người cầu thủ tài năng của BĐVN.
Do đó, Việt Nam vẫn gặt hái thành công với tài năng địa phương của họ. Lần gần đây nhất họ đã vô địch AFF Cup 2018 và lọt vào tứ kết Asian Cup 2019. Năm 2008 họ đạt thứ hạng FIFA rất thấp nhất với vị trí172, sau 10 năm đã có thể vươn lên vị trí 99 thế giới, đứng đầu Đông Nam Á nếu không tính Australia.
[...]
Hạn chế cầu thủ nước ngoài chắc chắn không phải là cách duy nhất Việt Nam thực hiện để đạt được thành công, hoặc ít nhất là hoạt động tốt hơn các nước Đông Nam Á khác. Từ đầu năm 2007, các đội bóng Việt Nam đã bắt đầu đầu tư vào Học viện.
Chẳng hạn, Công Phượng, Xuân Trường hiện là trụ cột của ĐTQG Việt Nam là những người tốt nghiệp học viện Hoàng Anh Gia Lai. Bản thân HA Gia Lai từ năm 2007 đã hợp tác với JMG và Arsenal để hoàn thiện học viện của họ.
Không chỉ có Học viện HAGL Arsenal-JMG, Quỹ bóng đá PVF còn xây dựng một trung tâm bóng dá hiện đại bật nhất châu Á tại Việt Nam. Hai trung tâm này cùng một số trung tâm khác đã giúp Việt Nam giành HCB U23 châu Á 2018 và sau đó họ trở thành gương mặt chủ chốt ở ĐTQG.
Học viện ở Việt Nam có cơ sở hạ tầng đầy đủ. Ví dụ như HAGL Arsenal-JMG, mặc dù nó không quá xa xỉ, nhưng có đầy đủ tiện nghi để đào tạo cầu thủ với phương châm "vì tương lai của bóng đá Việt Nam".
Chính những tài năng trưởng thành từ học viện của các câu lạc bộ Việt Nam đã không khiến bóng đá Việt Nam lún sâu khi gặp khủng hoảng giai đoạn 2012-2014.
Nhưng hạt giống của các cầu thủ trẻ đã được gieo trồng từ lâu trước khi những vấn đề trên xảy ra. Khi nhiều đội bắt đầu trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính, cầu thủ trẻ tốt nghiệp từ học viện đã giúp các đội bóng duy trì chất lượng đội hình của họ. Thậm chí chất lượng của họ cũng không thua kém CTNT hay ngoại binh.
VFF, họ không bị cám dỗ bởi chất lượng của các cầu thủ nhập tịch như Hoàng Vũ Samso hay Đỗ Merlo, mang đến cơ hội cho cầu thủ Việt Nam tại ĐTQG. Quyết định ấy đã chứng minh sự thành công. Các ĐTQG của họ đã bắt đầu nhắm đến việc cạnh tranh để tham dự World Cup mà không có bất kỳ cầu thủ nhập tịch nào.
▫️▫️▫️▫️▫️▫️–▫️▫️▫️▫️▫️▫️
© Ardy Nurhadi Shufi/ panditfootball
Dịch bởi #VNF / Ảnh: Hoàng Hải Thịnh
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com