Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 16: Bạn không thể uống nước, uống nước sẽ làm giảm sự căng thẳng(2)

Giáng Hương đang phơi đồ trong sân thì một phụ nữ trung niên mặc bộ đồ lông thú đắt tiền bước đến. Bà ta nhìn tấm vải trắng trong tay Giáng Hương và hỏi cô: "Cô giặt tất cả cái này à?"

Giáng Hương xoa những ngón tay đỏ ửng của mình và nói: "Vâng."

Người phụ nữ nói: "Không có máy giặt à?"

Giáng Hương đáp: "Có nhưng quần áo có dính phân, nước tiểu và chất nôn nếu giặt bằng máy giặt thì không được sạch sẽ nên phải vò lại bằng tay."

"Vậy thì sẽ rất mệt mỏi."

"Đây là công việc của tôi vì vậy tôi thấy cũng bình thường."

Người phụ nữ nghe thấy thì gật đầu và bước vào văn phòng của viện trưởng Phạm. Đúng lúc này hộ lí Thang Tiểu Hi ôm một bọc đồ bẩn đi ra, cô cảnh giác nhìn bóng lưng người phụ nữ, hỏi: "Làm sao vậy?"

Giáng Hương nói: "Tôi không biết, tôi mới đến đây, làm sao mà biết được? Có lẽ là kiểm tra vệ sinh. Tôi thấy bà ta rất để ý đến độ sạch sẽ của những chiếc khăn này."

Thang Tiểu Hi lắc đầu nói: "Không giống. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bà ta."

"Không lẽ là lãnh đạo cải trang để thị sát?"

"Cô chỉ giỏi tưởng tượng thôi! Chỉ khi có những việc quan trọng thì mới có lãnh đạo đến thăm một cách riêng tư, chẳng hạn như một vụ án mạng. Nơi chăm sóc những người sắp chết này thì lãnh đạo đến thăm cái gì chứ? Có lẽ vào buổi tối có thể đến thăm quỉ. Khả năng lớn nhất là sắp có thêm người vào đây."

Giáng Hương hoài nghi: "Không đâu. Tôi nhìn bà ta còn rất khỏe mạnh, còn lâu mới phải vào đây."

"Sao cô lại ngốc như vậy? Tất nhiên không phải bà ta nhập viện mà có thể là người nào đó trong nhà bà ta, có thể là mẹ hoặc mẹ chồng. Đúng, tôi nghĩ chắc là mẹ chồng, bà ta không muốn chăm sóc nên mới đưa vào đây."

"Cô đúng là nhân tài ẩn giật trong viện dưỡng lão này, đáng ra cô phải làm Bao Công mới đúng."

Khi hai người đang nói chuyện, người phụ nữ sang trọng và viện trưởng Phạm bước ra ngoài. Thang Tiểu Hi sợ viện trưởng Phạm nhìn thấy cô ấy nói chuyện phiếm trong giờ làm việc nên vội vàng bê thùng đồ bẩn chạy đi.

"Nơi này của ngài chỉ rộng như vậy thôi sao?" Người phụ nữ sang trọng hỏi.

"Vâng, số giường có hạn. Nhiều người muốn vào đây nhưng chúng tôi không có đủ nhân viên để chăm sóc họ. Tất cả nhân viên đều ăn ngủ ở đây." Viện trưởng chỉ vào Giáng Hương. Người phụ nữ kia sạch như một củ sen đã được rửa sạch, trắng nõn và đầy đặn. Ngược lại, viện trưởng Phạm lại khô cằn giống như cuống lá sen mà trên đó là một cái lá sen đã héo úa.

"Ngài nghĩ như thế nào về nghề nghiệp này? Nó thực sự là một nghề cao quý và đáng trân trọng.". Củ sen khen ngợi.

"Tôi không biết nó có cao thượng không nhưng đối với tôi là tôi đang chuộc tội. Nhiều người đã hỏi tôi câu này nhưng tôi không muốn nói sâu. Tôi chỉ nói rằng tôi làm vậy để phục vụ người dân, trong ba trăm sáu mươi nghề thì đây là một nghề phục vụ đặc biệt cho những người sắp đi xa. Thực ra, mỗi lần nhớ lại chuyện quá khứ tôi đều thấy không thể chịu nổi. Lúc đó tôi còn chưa về hưu, bận công việc cả ngày, bố tôi già yếu, đau ốm không có người phục vụ. Mẹ tôi mất sớm, một mình bố nuôi tôi lớn. Mỗi tuần bố tôi phải đến bệnh viện một lần để khám bệnh, lấy số, đăng ký xếp hàng cũng mất cả nửa ngày trời, ngay cả đến miếng nước cũng không kịp uống. Mỗi lần khám bệnh về nhà là ông như chết đi một lần. Có một hôm, sau khi ông đi khám bệnh về, ngồi xe bus về nhà, đến trạm cuối mà ông vẫn không xuống xe. Nhân viên soát vé gọi ông bảo xe đã đến trạm cuối không còn đi nữa. Lúc này mới phát hiện ông đã qua đời. Tôi là một đứa con bất hiếu, nếu tôi có thể cẩn thận chăm sóc ông thì có lẽ bây giờ ông vẫn khỏe mạnh mà ngồi đây phơi nắng. Đáng tiếc là người chết không thể sống lại vì vậy tôi phải đặt lòng hiếu thảo này lên cha mẹ của người khác để mong bù đắp nỗi ân hận của mình. Tôi không có kế hoạch phát triển lớn hơn, tôi không có tinh lực và tài chính, chỉ cầu mong lương tâm được thanh thản." Viện trưởng Phạm nói xong thì thở dài một hơi, tiếng thở như bay thẳng lên tận bầu trời xa xăm.

Củ sen nói: "Mỗi người một hoàn cảnh. Tôi cũng giống như ngài hồi đó, cũng phải đối mặt với khốn cảnh như vậy. Tôi định cư ở nước ngoài, không thể về Trung Quốc được. Cũng là một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn. Lúc bà già yếu, tôi cũng muốn đón mẹ ra nước ngoài để chăm sóc nhưng bà nhất định không chịu đi mà muốn nhắm mắt trên mảnh đất quê hương, bà nói nếu không có thành ma còn phải vượt biển bơi về nhà. Tôi đã từng thuê hai người giúp việc cho bà, một người chăm sóc cuộc sống hàng ngày cho còn người kia là y tá để chăm sóc bà. Nhưng bà lại ngại hai người kia lúc không có chuyện gì thì toàn nói chuyện phiếm quấy rầy sự thanh tĩnh của bà. Bà hy vọng người chăm sóc bà thì khi gọi thì đến không thì thôi, bà sai gì làm nấy nhưng con người không phải máy móc, đâu thể như vậy được, đúng không? Sau đó, bà bảo muốn đến viện dưỡng lão nhưng có một yêu cầu, bà muốn ở tầng dưới, nơi đó cũng không thể có quá nhiều người, tất nhiên cũng không được quá ít. Phải có quy mô nhất định, sạch sẽ, có nhiều cây xanh... Tóm lại, tôi đã tìm hiểu mọi viện dưỡng lão trong thành phố này thì chỉ có nơi này của ngài là thích hợp nhất..."

Củ sen nói chân thành với vẻ mặt lo lắng. Giáng Hương nghĩ viện trưởng Phạm sẽ rất vui mừng nhưng không ngờ ông lại thờ ơ nói: "Cảm ơn lời khen ngợi của cô. Nhưng viện của chúng tôi đã full giường rồi hơn nữa ở đây chúng tôi có rất nhiều kiểu người."

Lúc này củ sen vô cùng sốt ruột: "Tôi phải bay sớm, nếu không thu xếp ổn thỏa cho mẹ trước thì chắc chắn tôi sẽ gặp ác mộng trên máy bay."

Viện trưởng Phạm nói: "Tôi hiểu nhưng tôi cũng không có cách nào giúp cô cả."

Củ sen khẩn cầu: "Ngài hãy cố tìm một biện pháp giúp tôi với."

"Tôi không có cách nào cả." Viện trưởng Phạm dứt khoát cự tuyệt. "Tôi cũng không thể làm những người còn lại trong viện ra đi được."

"Vậy nhanh nhất là bao giờ tôi có thể đưa mẹ tôi vào ở?" Củ sen vẫn chưa từ bỏ ý định.

"Tôi không biết. Cô nên hiểu cái chết không giống dự báo thời tiết. Ngay cả dự báo thời tiết cũng có thể báo lỗi và chúng ta chỉ có thể tha thứ. Cách duy nhất tôi có thể nói với cô là hãy kiên nhẫn chờ đợi. Cô đã chờ đợi rất lâu rồi, bây giờ chắc cô cũng có đủ kiên nhẫn để chờ thêm một chút thời gian nữa. Thứ lỗi cho tôi vì không thể tiếp chuyện được." Sau khi viện trưởng Phạm nói xong thì quay trở lại văn phòng, để lại một mình củ sen đứng ngẩn người trong sân.

Một lúc lâu sau, củ sen mới tỉnh táo lại. Ở một nơi như vậy, nghe những lời như vậy đúng là phải mất một thời gian dài mới có thể khôi phục suy nghĩ bình thường.

Khi bà ta ngẩng đầu nhìn lên thì thấy Giáng Hương đã đứng bên cạnh mình, bà hỏi: "Cô có phải là người chăm sóc ở đây không?"

"Vâng."

Củ sen nói: "Mẹ tôi thường nói muốn biết một người phụ nữ có đức hạnh hay không, có khả năng làm việc hay không thì phải nhìn quần áo cô ta giặt có sạch hay không. Tôi thấy những đồ được cô giặt rất sạch sẽ. Điều này thật tốt."Giọng nói của người phụ nữ này có một cái gì đó rất ôn hòa của người trên cao nhìn xuống khiến người nghe không tự chủ được mà kính trọng bà ta.

"Họ của tôi là Hoàng, vì vậy cô có thể gọi tôi là dì Hoàng. Tôi có thể lớn tuổi hơn mẹ của cô." Củ sen nói.

Giáng Hương cảm thấy một cơn đau nhói trong lòng khi bà ta nhắc đến mẹ mình. Giáng Hương nhanh chóng tập trung tinh thần, dì Hoàng bất ngờ nói: "Tôi muốn cô làm việc ở nhà tôi. Cô đã nghe những gì tôi nói vừa rồi, hãy đến nhà chăm sóc mẹ tôi đến khi trong viện dưỡng lão có giường trống, đến lúc đó cô và mẹ tôi cũng trở lại đây. Cô có đồng ý không?"

Giáng Hương không biết nói gì: "Cái này... Còn viện trưởng... "

Dì Hoàng nói: "Không cần để ý viện trưởng, chỉ cần nói cô có đồng ý không thôi? Tôi sẽ trả tiền công giống như trong đây cho cô. Chỉ cần cô đồng ý, tôi sẽ lo những chuyện còn lại."

Nếu Giáng Hương tiếp tục ở lại đây, cô sẽ trở thành một Thang Tiểu Hi thứ hai, vì vậy cô nói đồng ý. Dì Hoàng nhanh chóng thương lượng với viện trưởng, vốn dĩ khi làm ở đây cũng không có nhiều thủ tục nên mọi chuyện nhanh chóng được giải quyết. Giáng Hương chào tạm biệt Thang Tiểu Hi. Thang Tiểu Hi nói: "Cô đã kiếm được một công việc béo bở đó."

Giáng Hương khó hiểu, nói: "Béo bở gì chứ?"

Thang Tiểu Hi nói: "Người phụ nữ đó là một người giàu có, ra tay hào phóng. Một bà già có thể ăn bao nhiêu, dùng bao nhiêu chứ? Nhưng người nhà bà cụ thì không thể không mua. Những thứ đồ này không phải là tiền, không thể cất giữ nên bà ta phải để cô ăn và cho phép cô sử dụng chúng. Không phải cô sẽ lập tức trở thành tầng lớp quý tộc sao! Mấy ngày qua, cô thấy tôi phải làm thêm giờ ngày ngày nhưng vì sao sắc mặt lại càng hồng hào? Đó là vì tôi ăn trái cây và uống sữa của bệnh nhân đó. Hãy nhớ rằng, trong công việc của chúng ta, không sợ bệnh nhân khó tính mà sợ nhất là bệnh nhân ăn uống được, vậy thì chúng ta chẳng vớt được tí dầu mỡ gì đâu." Trong khi nói, cô ấy đưa cho Giáng Hương một quả chuối dài gần nửa mét và nói: "Hãy ăn đi, nó được nhập khẩu từ Philippines đấy, coi như là quà tạm biệt."

Giáng Hương nói: "Tôi không ăn đâu, cảm ơn cô."

"Cô sắp phải xa tôi nên buồn quá à? Ăn đi, hãy biến nỗi buồn thành động lực."

"Cũng không phải."

"Tôi đã sớm nhận ra cô vô tình, không có chút tình cảm nào cả."

"Dù sao, chúng ta cũng sẽ sớm gặp nhau trong vài ngày nữa, nếu có giường trống thì tôi sẽ trở lại ngay mà."

"Vậy tại sao cô lại không ăn đi?"

"Ở trong bệnh viện như vậy, tôi không ăn được gì."

Thang Tiểu Hi chế nhạo: "Cô nghĩ cô là ai? Thiên kim cành vàng là ngọc à? Những thứ này không bẩn, bẩn là suy nghĩ của cô. Nghĩ đi. Chuối có vỏ, bên trong vừa ngọt vừa mềm. Cô mà không ăn thì là đồ khốn nạn."

Giáng Hương nhận lấy quả chuối nhưng cô vẫn không thể vô tư ăn những gì thuộc về bệnh nhân vì vậy cô quay mặt sang chỗ khác. Cô từ từ nhai quả chuối khổng lồ như một cái tên lửa nhưng nhạt nhẽo, vô vị đồng thời nhìn vào bức tường với tàn tích của một con muỗi đã bị đập chết không biết từ bao giờ.

Giáng Hương chào những người khác, gặp viện trưởng và cùng dì Hoàng về nhà bà.

Dì Hoàng lái xe đưa Giáng Hương đến trung tâm thành phố và cuối cùng bước vào một căn chung cư đồ sộ. Cánh cửa bị đóng chặt. Ngay khi Giáng Hương không biết những người trong tòa nhà này ra vào bằng cách nào thì dì Hoàng đã bấm một chuỗi số trên một chiếc máy trông giống như một chiếc điện thoại. Cánh cửa đột ngột mở ra, Giáng Hương cảm thấy như cô đang bước vào một cái rương to lớn. Dì Hoàng dẫn Giáng Hương lên tầng chín, là tầng cao nhất trong tòa nhà này. Vừa đi vào cửa cô thấy ngay cấu trúc song lập(1) làm tầng trên và tầng dưới giống như trời và đất.

(1): một tầng đôi là một tập hợp các ngôi nhà chiếm hai tầng và được nối với nhau bằng cầu thang bên trong. Loại căn hộ song lập có nguồn gốc từ vỏ sò. Nói chung, loại phòng song lập được kết nối bởi tầng trên và tầng dưới của phòng khách hoặc phòng ăn, còn tầng trên và tầng dưới của các vị trí khác được ngăn cách bằng cầu thang bên trong(đoạn này xin chỉ giáo các bạn học kiến trúc.)

"Xin chào, con về rồi à?" Bà lão nói với giọng yếu ớt. Trong phòng không lạnh nhưng bà ấy mặc một chiếc áo len dày và một chiếc khăn quấn quanh cổ. Những lời nói của bà ấy được lớp lông nhung hấp thụ và sàng lọc trở nên mỏng manh như sợi tóc. Sài Giáng Hương cảm thấy có chút kỳ lạ, người trong nhà sao còn phải nói: "Xin chào" một cách khách sáo như vậy?

"Xin chào." Dì Hoàng đáp. Câu hỏi và câu trả lời đơn giản khiến Giáng Hương cảm thấy gia đình này không bình thường.

"Con đã đến viện dưỡng lão để hỏi thăm tình hình. Đó là một tứ hợp viện(2)." Dì Hoàng nói.

(2): là một tòa nhà kiểu sân trong truyền thống ở Trung Quốc, bố cục của nó là một sân với các ngôi nhà ở tất cả các phía, bao quanh sân từ mọi phía ở giữa.


"Ừ. Mẹ ghét ở trên cao." Giọng bà già yếu ớt nhưng kiên quyết.

"Giường trong viện dưỡng lão đã kín rồi. Con đã tìm một người chăm sóc cho mẹ, cô ấy tên là Sài Giáng Hương để mẹ có thể làm quen trước. Một thời gian nữa, viện dưỡng lão có phòng trống thì mẹ có thể qua đó." Dì Hoàng nói ngắn gọn.

"Được rồi, con làm rất tốt. Mẹ và Giáng Hương sẽ làm quen và tìm hiểu nhau. Con có thể yên tâm về Pháp rồi." Bà cụ nói.

Hạ Đốn ở bên cạnh lắng nghe mà trong lòng thấy sợ hãi. Đây đâu giống hai mẹ con mà như kiểu hai nhân viên đang bàn giao công việc để chuẩn bị thay ca. Dì Hoàng giống củ sen này được bà lão giống như một tấm lụa mỏng này đào tạo ra sao? Chỉ nghe cách ăn nói sắc sảo của bà ấy, sẽ không bao giờ nghĩ rằng bà ấy đã già yếu có một hàm răng trắng bệch và lung lay.

Ôi! Gọi 110 ngay! Trong những hoàn cảnh đặc biệt, chuyện liên quan đến vấn đề an toàn tính mạng thì tất cả các nguyên tắc bảo mật của các nhà tâm lý học đều nhường chỗ cho quy tắc vàng là sinh mạng lên trước. Kế hoạch duy nhất của Hạ Đốn lúc này là nếu Tang San còn không thay đổi suy nghĩ thì cô sẽ báo cảnh sát.

Nhưng, mọi chuyện thực sự không thể vãn hồi sao?

Lý Chi Minh xuất hiện đúng giờ.

Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ lần trước, Hạ Đốn đã tỉ mỉ bọc lại trái tim tan vỡ của Lý Chi Minh như một thứ đồ sứ cổ mỏng manh và yêu cầu cô ấy về nhà nghỉ ngơi trước rồi quay lại sau. Hạ Đốn đề nghị tạm hoãn lại lễ truy điệu. Tất nhiên, mọi quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Lý Chi Minh.

Tâm trạng của Lý Chi Minh lúc đó đã hoàn toàn tuyệt vọng. Cô ấy nói rằng mọi chuyện đã tan vỡ.

Cô ấy lên xe tưởng rằng mình sẽ nhanh chóng đến bệnh viện, bệnh viện đó là bệnh viện tốt nhất thành phố nhưng không nghĩ đến xe chạy một đường thẳng xuống vùng nông thôn. Đến hiện trường cô mới biết cái gọi cấp cứu đều là giả, không cần cứu chữa nữa, người cũng đã tan thành từng mảnh rồi. Đúng là bí thư thành phố đã có mặt tại hiện trường. Lúc này, người cứu hộ đã trèo xuống khe núi sâu hàng chục mét và huy động số lượng lớn nhân lực để tìm kiếm hài cốt và di vật. Đèn xe chói lọi làm núi rừng vốn yên tĩnh sang lên như ban ngày.

Vào khoảng mười giờ tối, Vũ Hải đột nhiên nói rằng anh sẽ trở lại thành phố vì ở nhà có việc gấp. Bình thường đều có tài xế lái xe cho anh nhưng ngày đó, mọi việc đã xong nên tài xế đi uống rượu, không thể lái xe được. Kĩ thuật lái xe của Vũ Hải rất tốt và không uống rượu vì vậy anh ấy nói sẽ tự lái xe trở về. Anh ta là lãnh đạo lớn nhất ở đây, không ai có thể khuyên ngăn được anh, chủ trang trại gà đã cho anh một vài con gà trống mới làm thịt và chào tạm biệt anh. Khoảng 11 giờ đêm, trại gà có một chiếc xe đi lấy hàng trở về, đi qua đoạn đường hiểm trở nhất thì thấy khói dưới vách núi nên nghi ngờ. Nhưng vì đã nửa đêm, xe hàng lại nặng nên không xuống xem. Sau khi đến trại gà, người lái xe đã nói với những người khác về điều này. Hầu hết mọi người chỉ nghe đó là một trò đùa nhưng thư ký của Vũ Hải đã rất cảnh giác và yêu cầu được xem xét hiện trường, người trong trại gà đã đưa anh đến rìa của vách đá. Chỉ sau một cái liếc mắt, anh đã chắc chắn xe của Vũ Hải đã gặp tai nạn. Sau đó, anh lập tức gọi điện cho đồng chí bí thư thành ủy và thông báo cho cô biết, lúc này họ cũng đã tìm kiếm một lúc lâu rồi.

"Nhìn từng mảnh thân thể của người chồng thân thiết nhất với mình được mang ra từ bụi cỏ, cảm giác thật kỳ quái. Mọi người muốn đưa tôi đi nhưng chân tôi như đóng cọc trên mặt đất vậy, không thể nhúc nhích được. Không phải bi thương mà là trống rỗng. Phải một thời gian lâu sau đó, nỗi buồn mới ập đến, đối mặt với một đả kích quá lớn, nỗi buồn giống như một cây ngân hạnh từ từ lớn lên. Tất cả các giác quan của tôi như bị tê liệt trong sự hoảng sợ, mặc dù quần áo tôi nhặt được là của Vũ Hải và đôi giày tôi nhặt được cũng là của Vũ Hải, tôi vẫn không thể tin rằng những mảnh vụn thân thể trước mặt là người chồng thân yêu của tôi. Bí thư thành ủy cưỡng ép đưa tôi ra khỏi hiện trường, nói để tôi nhìn tiếp là quá tàn nhẫn có thể sẽ làm tôi phát điên. Tôi nói, tôi không đi. Nếu ai ép tôi phải đi, tôi sẽ nhảy từ trên núi này xuống. Nếu anh không cho tôi xem, tôi sẽ phát điên mất. Mọi người nhìn dáng vẻ "cá chết lưới rách" của tôi nên cũng không thuyết phục nữa mà để hai người đứng cạnh trông chừng tôi. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ người chết này thực ra không phải là chồng tôi mà là một người khác giống anh mà thôi. Trên thế giới này, có rất nhiều người lái cùng một nhãn hiệu xe hơi, mặc quần áo và đi giày giống nhau. Tôi nghĩ như vậy nên lấy điện thoại ra. Người bên cạnh hỏi tôi muốn làm gì? Tôi nói, tôi muốn gọi điện. Họ nói nếu muốn thông báo cho bố mẹ của phó thị trưởng thì phải suy nghĩ kĩ, nếu không, hai cụ sẽ không chịu nổi. Tôi nói, tôi không gọi cho họ. Hai người còn muốn hỏi nhưng tôi ra hiệu cho họ im lặng.

Tôi đã nhấn vào số điện thoại được sử dụng thường xuyên nhất. Đột nhiên, trong núi rừng vắng lặng, tiếng chuông điện thoại di động du dương vang lên. Đây là điện thoại di động của Vũ Hải. Thật kỳ lạ là sau một vụ va chạm mạnh như vậy, chiếc điện thoại đã văng ra ngoài vài chục mét rồi lăn lóc trong mưa gió mà vẫn không bị hư hại gì, tiếng nhạc lanh lảnh trong đêm khuya như một dàn giao hưởng. Mọi người đi theo tiếng chuông và tìm thấy điện thoại di động của Vũ Hải giữa bụi cây ướt đẫm, tôi định đưa tay ra cầm thì họ đã giao cho bí thư thành ủy.

Bí thư nói vừa rồi đã tìm được một cái điện thoại di động rồi, tại sao bây giờ lại còn cái khác?

Tôi nói đây là chiếc điện thoại di động đặc biệt để liên lạc trong gia đình và anh ấy chưa bao giờ cho ai biết số.

Bí thư nói nếu là như vậy thì chiếc điện thoại này không liên quan đến công việc nên giao điện thoại cho bác sĩ Lý.

Tôi chạm vào chiếc điện thoại lạnh băng, tiếng chuông vẫn reo không ngừng, cho đến giờ phút này, tôi mới tin Vũ Hải đã chết. Đống mảnh vụn này không thể là người khác, đúng là Vũ Hải. Tôi lập tức ngất xỉu, nếu không có hai người bên cạnh nhanh chóng đỡ lấy thì tôi cũng đã lăn xuống khe núi rồi.

Khi tôi tỉnh dậy, tôi đã ở trong bệnh viện. Tôi nắm chặt điện thoại của Vũ Hải trong tay, ngón tay cứng như sắt. Mắt tôi vẫn nhắm nghiền và tôi mong mình cứ hôn mê như thế này cho đến khi chết và không bao giờ tỉnh lại nữa. Tôi không muốn đối mặt với biến cố to lớn này.

Tôi ở phòng bệnh vip, có hai gian thì tôi nằm gian bên trong. Hai y tá bên ngoài không biết tôi đã tỉnh, vẫn đang không ngừng nói chuyện.

Một người nói rất đáng thương, tuổi còn trẻ quá, con cũng mới lên cấp hai. Một người khác nói cũng tại cô vợ. Người kia lại hỏi tại sao lại trách cô ấy? Người thứ hai nói trời mưa và lại muộn như vậy, cô ta nhất quyết bắt anh ấy phải về nhà nói rằng có việc gấp. Có chuyện gì gấp chứ, đấy, mất luôn cả mạng ...

Những gì họ nói đã in sâu vào tâm trí tôi từng chữ một. Nếu không có cuộc nói chuyện của họ, có lẽ tôi đã quên chi tiết này. Tôi không bảo Vũ Hải về nhà, ngược lại tôi còn khuyên anh ấy ở lại và hãy cẩn thận. Vậy, điều gì đã xảy ra khiến Vũ Hải phải lao ra đường trong cơn mưa bão? Hay là bố mẹ anh ấy có việc gấp?

Đang nghĩ như vậy thì tôi đã nghe thấy tiếng bố mẹ Vũ Hải ở bên ngoài.

"Hãy để cho chúng tôi vào xem con dâu thế nào. Chúng tôi không thể đã mất một đứa lại mất thêm đứa nữa." Giọng hai người thê lương.

"Không được, bây giờ cô ấy rất yếu ớt, không thể bị kích thích nữa. Nếu ông bà thương con dâu thì hãy để cô ấy yên tĩnh, tuy bác sĩ nói không có nguy hiểm tính mạng nhưng phải tránh mọi kích động và tĩnh dưỡng khôi phục." Hai y tá gần như đồng thanh giải thích.

Mẹ chồng tôi nói, đúng là thiên tai nhân họa(3). Chúng tôi đến xem con dâu cũng muốn hỏi nó, tại sao trời mưa lớn như vậy lại bắt chồng nó trở về chứ? Mới gây ra chuyện lớn như vậy, người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh ...

(3): dùng để chỉ các thảm họa tự nhiên và thảm họa do con người gây ra

Họ đã đi nhưng tôi chưa bao giờ tỉnh táo. Có vẻ như không có chuyện gì xảy ra với bố mẹ chồng. Vậy, điều gì đã khiến Vũ Hải vội vàng lên đường trong đêm mưa như vậy?

Tôi không biết.

Nhưng tôi phải biết. Tôi nằm trên giường, mở máy lên thì thấy thời gian của cuộc gọi tới cuối cùng là 22h37p. Theo ước tính của những người tìm kiếm lúc đó, chiếc xe của Vũ Hải bị lật vào thời điểm này.

Đây là ai chứ? Tôi chưa từng thấy số điện thoại này trước đây.

Điện thoại di động này là điện thoại dành riêng cho gia đình của Vũ Hải, anh ấy chưa bao giờ cho người ngoài biết số này, người gọi này không phải là người nhà chúng tôi. Tôi kiểm tra lại điện thoại di động của Vũ Hải và số điện thoại này cũng gọi cho Vũ Hải lúc 22 giờ kém 5 phút. Đó là trước khi Vũ Hải quyết định trở về thành phố trong cơn mưa. Nói cách khác, rất có thể Vũ Hải đã quyết định quay trở lại thành phố sau khi nhận được cuộc gọi này.

Đây là một cuộc gọi rất quan trọng. Nhưng đây là ai?

Tôi muốn tìm ra nó. Ở trong phòng bệnh, mọi động tĩnh của tôi đều được theo dõi sát sao, nói một cách hoa mĩ là chăm sóc vì vậy tôi không thể điều tra ở đây được. Tôi bấm chuông gọi ở đầu giường.

Y tá vui vẻ bước vào và nói, cuối cùng cô cũng tỉnh dậy rồi.

Tôi yếu ớt nói mình đã khỏe hơn rồi. Cám ơn mọi người.

Y tá nói, bao nhiêu người đang lo lắng cho cô.

Tôi nói tôi muốn ra vườn đi dạo một chút.

Y tá nói, các cô ấy không thể tự quyết định.

Tôi nói, cô có thể hỏi bác sĩ, bảo tôi muốn thư giãn một chút.

Y tá nhanh chóng đi gọi bác sĩ đến, bác sĩ kiểm tra và nói các dấu hiệu sinh tồn của tôi đều ổn nên đồng ý yêu cầu của tôi. Tôi đi đến khu vườn nhỏ một mình, đã đến giờ ăn tối, khu vườn rất yên tĩnh. Tôi gọi vào số điện thoại đó.

Một lúc lâu không thấy ai trả lời nhưng cuộc gọi đã thông. Khi sự kiên nhẫn của tôi gần như cạn kiệt, một giọng phụ nữ vang lên: "Bây giờ mới mấy giờ mà đã gọi điện thoại đến, có để cho người ta sống không?"

Tôi nhìn đồng hồ, sáu giờ tối. Tôi hỏi cô là ai?

Đầu dây bên kia ương ngạnh nói, cô gọi cho tôi trước còn hỏi tôi là ai, tôi hỏi cô là ai mới đúng?

Cô ta nói như vậy làm tôi nghĩ rằng có lẽ là cuộc gọi nhầm thôi. Tay của tôi run run, định cúp điện thoại, không muốn dây dưa tiếp. Nhưng lúc này, hình như cô ta tỉnh táo lại, đột ngột nói, à, tôi biết cô là ai rồi. Anh ta bị sao vậy? Tại sao anh ấy không gọi lại cho tôi? Tôi đã đợi anh ấy cả đêm đấy.

Những lời này làm đầu óc của tôi càng mơ hồ. Người phụ nữ này là ai, tại sao lại quen thuộc với Vũ Hải như vậy? Mối quan hệ của họ là gì?

Nghĩ đến đây, tôi nghĩ điều đầu tiên tôi cần làm là trấn an cô ta. Tôi nói với cô ta rằng tôi là bạn tốt của Phó Thị trưởng Vũ, một người mà ông ấy hoàn toàn có thể tin tưởng. Được sự ủy thác của Phó Thị trưởng Vũ, tôi có một chuyện quan trọng cần nói với cô càng sớm càng tốt. Và hẹn cô ta thời gian và địa điểm để gặp mặt.

Tôi biết tin tức về cái chết của Vũ Hải không được thông báo cho công chúng bởi vì cục công an vẫn đang điều tra để loại trừ khả năng có người ám sát và hầu hết mọi người không biết chuyện này.

Người phụ nữ đó vui vẻ hẹn gặp tôi ở quán trà sau một giờ nữa.

"Làm sao tôi có thể nhận ra cô?" Tôi hỏi.

"Anh ấy không nói với cô sao?" Người phụ nữ hơi khó hiểu nói.

Tim tôi như bị dao cắt và nói anh ấy không nói. Cô cũng biết anh ấy rất bận mà.

Người phụ nữ nói, cô ta đi một đôi tất màu đỏ.

Tôi trở lại phòng và nói với y tá rằng tôi muốn đi dạo phố.

Y tá khó xử nói không thể được.

Tôi nói, tôi phải đi vì bố mẹ tôi không biết chuyện này nên tôi phải nghĩ cách nói với họ. Nếu họ biết chuyện này từ miệng của người khác, có thể sẽ xảy ra án mạng. Tình trạng của tôi đã ổn định và tôi vẫn còn nhiều việc phải giải quyết. Nếu cô không cho tôi ra ngoài, tôi sẽ không bao giờ quay lại đây nữa. Hơn nữa, tôi vẫn sẽ đi.

Hai y tá không còn cách nào khác là khuyên tôi nên cẩn thận và tôi đồng ý với họ. Tôi vội vàng đến quán trà, trước tiên tôi đặt một phòng trà nhỏ cạnh cửa sổ, phòng nhỏ đến mức chỉ có thể ngồi được hai người. Sau đó đợi ở cửa.

Một người phụ nữ đi đôi tất đỏ. Cô ta là ai? Mối quan hệ giữa cô ta và Vũ Hải là gì? Tò mò giống như một đường viền vàng được dát xung quanh nỗi buồn, làm cho nỗi đau càng thêm nổi bật.

Hết người phụ nữ này đến người phụ nữ khác bước vào. Họ đi tất trắng và tất màu da, cũng có người đi tất đen và không đi tất nhưng không ai trong số họ đi tất đỏ. Tôi càng chờ đợi thì càng tuyệt vọng, đây không phải là một trò đùa ác ý chứ? Tôi tức giận bấm số điện thoại.

Một người phụ nữ bước vào với bản nhạc chuông du dương của điện thoại di động, cô ta đi đôi tất với hai đường kẻ đỏ hai bên. Nhìn thấy tôi, cô ấy bước tới và đưa tay ra nói: "Để cô đợi lâu."

Hạ Đốn nói: "Hôm nay hãy đến đây thôi. Trước khi chúng ta thảo luận xong, cô không được có bất kì hành động không thể vãn hồi nào."

Lý Chi Minh nói: "Chuyện gì gọi là không thể cứu vãn được?"

"Đó là chuyện mà sau này cô có thể phải hối hận. Cô không cần lo lắng, nếu muốn phá hủy một thứ thì không bao giờ là quá muộn."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com