VISION, NHÂN LOẠI, BĂNG THẦN TSARITSA VÀ CÁCH ĐỂ SÁNH NGANG VỚI THÁNH THẦN
Cre: Công Thành Trịnh
VISION, NHÂN LOẠI, BĂNG THẦN TSARITSA VÀ CÁCH ĐỂ SÁNH NGANG VỚI THÁNH THẦN
#content #theory #trans
[trước khi mọi người định nói gì thì đây chỉ là một bài dịch giả thuyết từ Reddit thôi ạ, và tất nhiên nếu dịch sát quá theo văn phong tiếng anh thì đọc khá là ưtf nên mình sẽ chỉnh câu cú lại một chút, thêm bớt một tí để bài viết hoàn chỉnh hơn]
[lưu ý: bài viết rất dài, khoảng 4OOO từ, có thể lưu lại để đọc sau]
Vài nhắc nhở nho nhỏ: Tại sao mỗi con người lại chỉ có thể có được duy nhất MỘT vision?
Tóm tắt giả thuyết cho người lười: Việc đạt được 1 vision đồng nghĩa với việc cộng hưởng được với một khát vọng. Về mặt lý thuyết, nếu có một người nào ở Teyvat có khả năng cộng hưởng với bất kì khát vọng nào, thì người đó có thể nhận được với tất cả các loại Vision, và có thể sử dụng cả 7 nguyên tố cùng một lúc. Một kẻ như vậy nếu thật sự tồn tại thì chắc mơ mới gặp nổi, phải là một kẻ sống tốt đến mức không có vết nhơ nào trong đời, kẻ đó hành động vì nguyện vọng của người khác, chứ không phải cho bản thân. Sự tồn tại như thế có thể được coi là sự “Khai Sáng”, “Niết Bàn” hay “Thần Tính”, và hiển nhiên, chẳng có kẻ nào có thể đạt được tới cảnh giới này bởi ham muốn tầm thường của loài người thông qua Vision, và ngay cả thần linh cũng không ngoại lệ với những lý tưởng đầy kiêu ngạo.
VISIONS
Mỗi nhân vật trong Genshin đều có vài đặc điểm rất đặc trưng, rất dễ nhận ra. Ví dụ nhá, khi nhắc đến “Diluc”, ta liền nghĩ đến vài từ như “conviction” (không biết dịch như nào mới đúng nghĩa của tác giả, nghĩa đen là sự kết tội), “quyết tâm”, “dậy thì đổi nết”. Đừng nhầm lẫn nhé, vấn đề ở đây tôi muốn nói tới không phải là mấy nhân vật trong game được xây dựng tính cách đơn giản hay gì đâu. Mà ý tôi muốn đề cập tới là, những đặc điểm đó của họ được tạo dựng có chủ đích rõ ràng, và đây là điều chúng ta sẽ đi lí giải. Trước khi một kẻ sở hữu Vision nhận được Vision, họ đều phải trải qua một quá trình tạm gọi là “xác định cuộc đời”, và trong quá trình đó, họ phải thể hiện được khao khát cháy bỏng của họ trong việc đạt được một mong ước nhất định. Và Vision sẽ giúp đỡ họ trong hành trình chạm đến mong ước ấy. Để trả lời cho những rối ren của hệ thống trao tặng Vision, Traveller đã đặt ra một câu hỏi khiến ta phải động não:
“Nhưng nếu như một người dẫu đến bước đường cùng vẫn giữ trong mình niềm khao khát mãnh liệt, thì thần linh sẽ chú ý đến họ. Ân điển này chính là Vision, một món đồ ma thuật được ban tặng cho những kẻ được thánh thần thừa nhận, sử dụng thứ dụng cụ mà truyền dẫn nguồn sức mạnh nguyên tố. Còn về bản thân bạn, sẽ chẳng bao giờ có thể chạm đến Vision, bởi bạn chỉ là một lữ hành từ thế giới khác, không chốn dung thân tại mảnh đất này.”
“Vậy liệu đó có phải là sự khôn ngoan, khi lại để khát vọng chỉ trong chốc lát mà chiếm hữu cả số phận?”
Và câu trả lời thì… khó mà giải thích được. Dù cho Vision phần nào đã hỗ trợ loài người đạt được những điều họ hằng mong muốn, nhưng đi kèm với điều đó là những tác dụng phụ tiềm ẩn, và một trong số đó chính là phong ấn số phận của họ lại. Kể từ giây phút Vision đến tay họ, họ sẽ dành phần đời còn lại của mình để thực hiện thứ nguyện vọng mà họ từng hằng mong. Hiểu theo một cách trừu tượng, thì Vision cũng tựa như kính lúp, phóng đại khao khát đạt được “nguyện vọng” và tăng cao khả năng có thể chạm đến ước nguyện đó. Nhưng cái giá phải trả chính là mọi sự cố gắng của bạn chỉ có thể tập trung xoay quanh thứ “nguyện vọng” ấy.
Theo tôi thì, đây chính là lời lí giải cho việc tại sao mỗi người tên đại lục Teyvat chỉ có thể cộng hưởng với duy chỉ 1 Vision. Vì mỗi Vision đều đi cùng với một khát vọng và các Allogenes (người sở hữu Vision) chỉ có thể chăm chăm mà theo đuổi khao khát ấy, phải, riêng mỗi “nguyện vọng” đó thôi. Điều này giải thích tại sao Celestia chẳng thèm ngó ngàng gì tới việc Teyvat đang ngày càng trở thành một mớ hổ lốn. Nếu muốn làm rung chuyển Đảo Thiên Không, người đó phải có sở hữu sức mạnh thần thánh ngang ngửa với luật trời, và chuyện này chỉ có thể xảy ra nếu người đó có thể cộng hưởng với cả 7 nguyên tố cùng lúc.
Đây cũng là thứ phân chia đẳng cấp rõ rệt với “Thần” ở Teyvat và “Thần” ở Celestia. Các Archons chính là những vị thần ở cấp bậc thấp kém hơn. Lý do không đâu xa lạ, cũng là bởi những lý tưởng ngạo mạn của The Seven và sự cố chấp theo đuổi thứ lý tưởng ấy. Dù cho The Seven chính là 7 kẻ thống trị 7 nguyên tố, sở hữu sức mạnh tối thượng trong nguyên tố của riêng họ, nhưng 7 vị chấp chính trần thế này lại chẳng bao giờ có thể cộng hưởng với bất kì nguyên tố nào khác, đồng nghĩa với việc địa vị của The Seven sẽ chẳng bao giờ có cơ hội được sánh ngang với các vị thần ở Celestia. Và nhân loại cũng như thế, không thể thoát khỏi sự kìm hãm của luật trời và mải mê đuổi theo nguyện vọng của riêng họ, một phần là nhờ Vision đã thúc đẩy họ làm thế.
Hiểu ngắn gọn thì, bộ óc iq 200 của các vị thần trên Celestia biết chắc rằng không bao giờ có chuyện loài người chạm đến ngưỡng thánh thần (để mà lật đổ Thiên Lý). Việc này được dựa trên chính bản chất của con người: Tham vọng. Giờ đây Celestia chẳng cần phải thả “Skyfrost Nail” để trấn tĩnh và kìm hãm nhân loại nữa, bởi tự họ rồi sẽ làm điều đó mà thôi.
NGƯỠNG THẦN THÁNH
Vậy thì, làm sao mới có thể cộng hưởng cả 7 nguyên tố cùng lúc đây?
Câu trả lời không ở đâu xa, mà chính là cậu samurai hít cỏ naku sống qua ngày bị truy nã tại Inazuma. Là nhân vật duy nhất cho đến hiện tại có khả năng kích hoạt được cả 2 Vision cùng một lúc - Kaedehara Kazuha.
Cộng hưởng với nguyện vọng của người khác không đơn giản như bạn tưởng. Để thực sự cộng hưởng được một Vision khác, người thực hiện phải thật sự hiểu được ý nghĩa ẩn sau nguyện vọng ấy, công nhận nguyện vọng ấy, và cố gắng chiến đấu bằng tất cả sức bình sinh của mình như thể nó là nguyện vọng của bản thân vậy, có thể gọi là “nguyện vọng thuần khiết”. Sỡ hữu một tấm lòng vị tha và một tâm hồn phóng khoáng với vạn vật, là những điều cần thiết để cộng hưởng với nguyện vọng của kẻ khác, và bất ngờ thay Kazuha lại sở hữu cả hai thứ đó:
“Từ khi gia tộc Kaedehara tán gia bại sản, thiếu gia Kazuha bước vào cuộc lữ hành, anh đã đi qua rất nhiều hòn đảo, hiểu được vô số khó khăn mà nhà lữ hành gặp phải. Từ một hòn đảo ở Inazuma muốn đến một hòn đảo khác, thông thường phải vượt biển. Kazuha đơn độc, một mình lênh đênh trên con thuyền nhỏ, nếu ngược chiều gió hoặc gặp mưa giông bão tố, hành trình sẽ càng gian nan nguy hiểm hơn... Nhưng, xem trời đất là nhà, linh hồn vạn vật là bạn thơ, cũng có sự thú vị riêng của nó.
Nếu tâm "trống rỗng", vạn vật đất trời cũng sẽ "trống rỗng";
Nếu tâm "trong sạch" thì thiên địa vạn vật cũng sẽ "sạch trong".
Trong tay có đao, trong tâm có đạo, anh sẽ có thể tiến lên trong hoan ca, cho dù đường đi có gập ghềnh cũng chẳng hề sợ hãi. Với tâm trạng phấn chấn như thế, anh chìm vào giấc ngủ sâu với sự mãn nguyện đủ đầy. Hôm sau, Kazuha bị tiếng chim hót làm thức giấc, một Vision xán lạn lại xuất hiện trong vòng tay anh”.
Một lý do khác giúp Kazuha có khả năng đồng thời sử dụng cả 2 Vision để có thể chống đỡ một cú chém của Raiden Shogun, là bởi vì anh không hề giữ lấy mối hận với vị thần của mình. Nguyên do khiến người bạn năm xưa của Kazuha muốn đối mặt với nhát đao Musou No Hitotachi, chính là bởi mong muốn ngăn chặn Sắc Lệnh Truy Lùng Vision, để minh chứng rằng: “Rồi sẽ có sinh linh trên trần thế dám đối diện với thần uy của ánh chớp bất diệt”.
Nếu Kazuha không phải là người có tư tưởng cởi mở, thì chắc hẳn anh vẫn đang ôm trong lòng mối thù với Raiden Shogun vì đã trừng phạt người bạn cũ kia. Nếu thế thì, mục đích của việc chống đỡ nhát đao của Shogun sẽ không còn là để ngăn chặn Lệnh Săn Lùng Vision và giúp đỡ người dân Inazuma nữa, mà đó chỉ đơn thuần là để trả thù cho bạn của anh. Đồng nghĩa với việc Kazuha sẽ không thể kích hoạt được Vision của người bạn cũ kia. Đây là lằn ranh giới giữa “nguyện vọng thuần khiết” và “nguyện vọng ô uế”, như trong cách nghĩ của Kazuha về Raiden Shogun:
“Sau khi rời khỏi Inazuma, tôi đã nhiều lần tự vấn, sự bất mãn của tôi đối với Raiden Shogun có phải bắt nguồn từ trận Ngự Tiền Quyết Đấu ấy, có phải bắt nguồn từ nhát đao mà cô ta đã để lại cho người bạn cũ? Tôi đã nghĩ rất lâu, và cảm thấy rằng không phải. Bạn của tôi đã chết một cách quang minh chính đại trên đấu trường, nhát đao của Raiden Shogun cũng không có gì không thỏa đáng. Sự bất mãn ấy xuất phát từ lệnh Truy Lùng Vision. Không ai có tư cách tước đoạt nguyện vọng của người khác, dù cho có là Thần cũng không được”.
Những điều trên đã minh chứng rằng việc cộng hưởng với Vision của một người khác là một món vô cùng khó nuốt.
Chúng ta cũng có một ví dụ khác nếu muốn nói tới “nguyện vọng ô uế”, kẻ chiến đấu vì một chấp niệm đã dần thối nát, cuối cùng đến chính bản thân cũng trở nên tha hoá: Kị Sĩ Nhuốm Máu - Bloodstained Knight hay chính là Roland (trong bộ thánh di vật Kị Sĩ Đạo Nhuốm Máu):
Anh từng được người đời biết đến với danh hiệu Hiệp Sĩ Trắng - White Knight, người được dạy bảo về những điều đáng quý của tinh thần nghĩa hiệp, về công lý lẫn kiếm đạo tại Mondstadt vào 500 năm về trước. Sau khi trải qua huấn luyện, Roland mỗi khi thấy chuyện bất bình liền ra tay giải quyết. Cho đến cuối cùng, trải qua những cuộc chém giết không thấy điểm dừng mang danh công lý, anh mới chợt ngộ ra, như những lời được viết trong miêu tả trong Kị Sĩ Đạo Nhuốm Máu và Kiếm Đen:
“Đến cuối cùng, Bloodstained Knight cũng chẳng còn có thể phân định được máu của thù địch hay của chính thân mình”.
“Kị sĩ sau khi đánh bại ma vật lần thứ một trăm, dang tay giúp đỡ người gặp nạn. Cô gái ấy đã hét lên và đẩy anh ra. Đến lúc đó Bloodstained Knight mới nhận ra rằng, khuôn mặt của mình đã nhuốm màu máu bản thân lẫn kẻ địch. Vẻ mặt chinh chiến qua thời gian đã trở nên khiếp đảm còn hơn cả yêu ma.”
“Cái gọi là tinh thần nghĩa hiệp, đã xoay vòng cuộc đời anh từ Hiệp Sĩ Trắng nhân danh công lý, nay đã trở thành con quái vật đầy kinh hãi.”
“Mê mẩn thứ cảm giác chém giết, anh đã như thế từ lúc nào. Khoảnh khắc mũi kiếm xuyên tạc máu thịt, sự sung sướng kêu vang cả sống lưng. À, ta hiểu rồi, thì ra đây là thứ công lý đúng nghĩa. Chỉ cần tiếp tục châm đém và xẻ thịt. Rồi một ngày kia sẽ đến, ngày mà mọi tội lỗi được xoá sạch.”
“Hỡi tên hiệp sĩ ngu ngốc, sự giết chóc mượn tên công lý vẫn chỉ là sự giết chóc mà thôi.”
“Không, tàn sát nhân danh công lý mới là công lý thật sự.”
Ngay từ lúc đầu, ta dễ dàng thấy được rằng lý do Roland theo đuổi công lý đã không “thuần khiết”. Công lý hay chính nghĩa được đề cao bởi nó khiến cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế, sự chính nghĩa xuất phát từ con tim nhân ái mới là sự chính nghĩa thật sự. Roland chỉ theo đuổi công lý vì lợi ích của nó, chứ không phải vì mọi người xung quanh, vậy nên cuối cùng chính anh lại là kẻ bị rơi xuống vực thẳm, thối rữa và mục nát. Và hiển nhiên khác với Kazuha, Bloodstained Knight không thể nhận thêm Vision bởi thứ anh hướng đến là một “nguyện vọng ô uế”.
Bây giờ thì quay lại với chủ đề đầu bài, làm sao để có thể cộng hưởng với nhiều Vision cùng lúc hay cộng hưởng với Vision của người khác? Câu trả lời đã được đúc kết, bạn phải sỡ hữu một tấm lòng đủ vị tha, phóng khoáng và không được ích kỉ để có thể thấu hiểu ước nguyện của người khác, và mục đích bạn hành động như thế cũng phải xuất phát từ một “nguyện vọng thuần khiết”, hay dễ hiểu là xuất phát từ những nguyên nhân tốt đẹp, vì đại nghĩa chứ không phải tư lợi cho bản thân. Đây cũng chính là lý do mà Venti - hay Phong Thần Barbatos đã nói với Traveller hãy dành thời gian cho cuộc hành trình chu du khắp lục địa Teyvat vào cuối chương Mondstadt:
“Traveller, khi bạn bước chân vào một cuộc hành trình mới, hãy luôn nhớ về ý nghĩa ban đầu của nó nhé. Tiếng hót của chim muông, những vần thơ, Nữ Hoàng Băng, Fatui hay cả những con quái vật trên khắp lục địa Teyvat này… Tất cả chúng đều là một phần trong cuộc hành trình của bạn. Đích đến không phải là tất cả, vậy nên trước khi đi đến chặng cuối, hãy luôn dùng đôi mắt của mình để chiêm ngưỡng thế giới luân chuyển xung quanh bạn...”
Đó không chỉ đơn thuần là lời khuyên, đó là một lời cảnh báo dành cho Traveller. Rằng đừng quên họ đang chiến đấu vì nhân loại, chứ không phải vì muốn trả thù Unknown God, nếu không Traveller sẽ trở nên giống như người anh em song sinh còn lại mà thôi.
BĂNG THẦN TSARITSA CÓ THỂ CỘNG HƯỞNG VỚI CẢ 7 GNOSIS KHÔNG?
Vào thời điểm hiện tại ở Teyvat, có một vị thần sẵn lòng hiến dâng mọi thứ cô có để phục vụ cho công cuộc chạm đến vòm trời, lật đổ trật tự của Thiên Lý. Cô dành tình yêu cho con dân của mình nhiều đến nỗi có thể từ bỏ mọi thứ, kể cả chính lý tưởng thần thánh của mình - Tình yêu.
Dainsleif từng nhắc đến Băng Thần trong Travail Trailer:
“Bà ta là vị thần mà nhân loại không còn yêu quý nữa, cũng như bà không còn chút tình yêu nào còn lại cho thần dân của mình. Nguyên nhân con người vẫn dõi theo bà ta, cốt bởi niềm tin rằng ngày nào đó bà ta sẽ phất cao ngọn cờ phản đối Thiên Lý”.
Hay những lời của những kẻ phụng sự dưới trướng Nữ Hoàng Băng:
“Nữ hoàng điện hạ có một tấm lòng dịu dàng. Quá dịu dàng luôn ấy chứ, thực tế thì đó là lý do mà cô ấy cần phải cứng rắn hơn. Cô ấy đã tuyên chiến với cả thế giới vì một giấc mơ hoà bình. Và cũng bởi cô ấy giờ đây là kẻ thù của cả thế giới, tôi mới có thể gặp bạn”. - Tartaglia - Childe, Quan Chấp Hành Số 11.
“Lý tưởng của Nữ Hoàng Snezhnaya, chính là thứ thanh cao thuần khiết nhất trên thế gian này.” - La Signora - The Fair Lady, Quan Chấp Hành Số 8.
“Nếu máu của đồng bào vấy lên không thể rửa sạch, vậy thì ta sẽ trở thành thằng hề chế giễu vận mệnh. Nếu tài năng của ta không thể so sánh với hiền giả, không thể giành được sự sủng ái của vị vua đời trước, cũng không thể ngăn cản họ xé nát bức màn tội lỗi, làm trỗi dậy sóng thần phẫn nộ, huỷ diệt và ngu xuẩn, Vậy thì hãy trở thành "kẻ ngốc" vụng dại, trung thành với Nữ Hoàng Bệ Hạ – người thấu hiểu nỗi đau của ta...” - Pedrelino (Pierro) - The Jester, Quan Chấp Hành Số 1.
Vậy thì bây giờ dựa vào những gì chúng ta đã phân tích ở phần trên, về cách để cộng hưởng với nhiều Vision, ta sẽ áp dụng nó vào đối với Gnosis. Và nhân vật mà chúng ta sẽ đánh giá ở đây chính là Băng Thần Tsaritsa.
——Băng Thần có sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ sắp xảy đến để cộng hưởng với cả 7 Gnosis không?
✅ Có, cô ấy đã chứng minh bằng cách từ bỏ lí tưởng của mình, từ bỏ chức danh Thần Tình Yêu.
——Băng Thần có rũ bỏ những lợi ích cá nhân để có thể cộng hưởng với cả 7 Gnosis không?
✅ Đúng vậy, cô ấy đã minh chứng bằng việc phát động chiến tranh, quay lưng lại với phần còn lại của đại lục Teyvat, công khai phản kháng Celestia và cũng đồng thời phá huỷ hình tượng Thần Tình Yêu của chính mình.
——Lý do Băng Thần làm như thế có xuất phát từ tấm lòng nhân từ hay vì một mục đích tốt đẹp không?
❓Hiện tại thì chẳng ai biết cả. Nếu cô ấy đủ khả năng lật đổ Celestia và tha thứ cho họ vì những gì họ đã làm trong sự kiện Đại Thảm Hoạ thì YES. Còn nếu cô ấy không thể tha thứ, và chỉ muốn thay mới ghế cầm quyền hoặc trả tư thù, thì Đ3’O. Kế hoạch cộng hưởng với cả 7 Gnosis của cô ấy sẽ thất bại.
SỬ DỤNG CẢ 7 NGUYÊN TỐ SẼ NHƯ THẾ NÀO
Trong Vision và Gnosis dường như không chứa bất kì năng lượng nguyên tố nào cả. Thay vào đó, năng lượng nguyên tố được lưu trữ trong các đường địa mạch, tức là rễ của cây Irminsul (cây bạc khổng lồ dưới lòng đất). Do đó, Vision chỉ là công cụ trung gian giúp con người sử dụng nguồn năng lượng này.
“Dây leo cực lớn hấp thụ nguồn năng lượng từ ngọn lửa cổ xưa tuôn trào trong địa mạch. Loài thực vật này trường tồn cùng ngọn lửa rực cháy. Đối với các bậc thi nhân, danh ca hay một số ít học giả cho rằng cảm xúc và sự khát khao luôn là thứ nằm bên trong "Nguyên Tố". Nếu quả thực như vậy, thì thứ cảm xúc và khát khao gì có thể khiến nó đốt cháy không ngừng nghỉ cơ chứ, lẽ nào đó lại là vũ điệu của khát vọng, đang vùng vẫy thoát ra khỏi sự bó buộc của lòng đất...” - Miêu tả của Cây Nổ.
Tôi tự hỏi rằng khi 7 nguyên tố kết hợp sẽ có màu trông như thế nào? Và trùng hợp rằng màu xanh bí hiểm của Dainsleif lại rất phù hợp khi trộn lẫn 7 màu sắc lại. Và tôi nghĩ Dainsleif cũng là người có thể sử dụng cả 7 nguyên tố bởi 2 điều sau đây:
1. Dainsleif là “Boughkeeper” của cây Irminsul (trong đó “Boughkeeper là cành chính của một cái cây), vậy nên có thể anh ta đã tiếp xúc rất nhiều với những luồng năng lượng này.
2. Nguyện vọng của anh ấy là một “nguyện vọng thuần khiết”. Điều này thể hiện qua việc anh đứng ở vị trí trung lập trong việc chống đối các vị thần, dù cho họ có là kẻ đã tận diệt quê nhà của anh - Khaenri’ah.
“Xem như đây là kiến nghị của cá nhân tôi, tôi có lời khuyên cho bạn: Hãy nhớ, lúc nào cũng phải cảnh giác đối với thần linh. Đừng quá tin vào họ, nhưng cũng đừng đến mức… lật đổ hay truy sát. Cho dù là đối với vị thần năm xưa từng là kẻ thù của bạn cũng vậy.” — Dainsleif, Chúng Ta Ắt Sẽ Trùng Phùng.
CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA KHI AI ĐÓ CỐ GẮNG SỬ DỤNG 7 NGUYÊN TỐ VỚI MỘT MỤC ĐÍCH XẤU?
Ví dụ điển hình nhất phải nói đến Giáo Đoàn Vực Sâu và người anh em song sinh kia của Traveller. Dù cho lòng thù hận của họ đối với các vị thần có mạnh mẽ và to lớn đến mấy, dù cho khao khát ấy có cháy bỏng đến mức độ nào. Thì đó vẫn chỉ là một “nguyện vọng ô uế”, bởi khao khát ấy không xuất điểm từ một tấm lòng cao cả và vị tha. Đó chỉ là ham muốn trả thù một cách ích kỉ. Vì thế, mà nguồn sức mạnh mà họ cộng hưởng không đến từ cây bạc Irminsul, mà là từ chính Vực Sâu - một không gian trống rỗng nơi những ước mơ, hoài bão lẫn khát vọng chưa được chắp cánh sẽ hoá thành tro tàn. Màu sắc đại diện cho sức mạnh này chính là màu tím tà ác, màu sắc bủa vây Thất Thiên Thần Tượng của Phong Thần mà các bạn đã từng thấy, màu sắc này khác với màu xanh bí hiểm của Dainsleif đã nói ở trên.
“Sinh mệnh chưa kịp nảy mầm, ước nguyện chẳng được thực thi”.
“Lang thang trong vũ trụ tăm tối, một giấc mơ bi thảm không thành. Bèn mượn thân thể của ta để hiện thế.”
“Và rồi, những đứa trẻ đáng yêu của ta à. Giống như nước mưa chảy thành suối, thảm cỏ trải dài dưới ánh mặt trời, đến những vùng đất xinh tươi, kiêu hãnh mà phô bày vẻ đẹp của các ngươi nào”. — Lời nói của Nhà Giả Kim Gold trong Răng Nanh Rỉ Sét.
---------------------
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com