Chương 2
Thái Anh bước vào phòng kí túc xá với một nỗi buồn khó tả. Em chẳng màng gì mà nằm phịch lên giường. Đầu cứ ngâm ngâm 1 câu hỏi: "Vậy là kết thúc rồi sao?".
"Nhưng kết thúc này là một sự khởi đầu mà."
Mặc dù trong 3 năm qua, Thái Anh chưa thật sự có một người bạn thân thiết để cùng tâm sự. Em cũng muốn hòa nhập với các bạn nhưng khó thay một cô gái quê từ tuốt dưới miệt Cà Mau xa xôi thì làm sao đủ khả năng bắt kịp với người thành thị?
Em sinh ra trong một xóm nghèo ở Cà Mau. Xa lắm. Gia đình của em cũng thuộc dạng đủ ăn đủ mặc chứ chẳng thiếu thốn. Có thể gia đình em là người giàu trong mắt xóm giềng thế nhưng nó chẳng đáng là bao với nơi Sài Gòn hoa mỹ này. Ở quê, em chỉ biết học và học. Nhiều lúc ba má em cũng chần chừ việc có nên cho em học lên cao học không vì ở cái xóm quanh năm thứ giàu có nhất là đám muỗi từ rừng tản ra thì làm gì có đủ khả năng để lo cho em đây?
Thái Anh hiểu điều đó, em biết nhà em nghèo, cơ hội để tiếp cận với sách vở một cách trọn vẹn đối với em rất mong manh, như một sợi tóc mỏng, mơ hồ và vô vọng. Từ nhỏ, em đã phải làm hai ba công việc để phụ giúp ba mẹ. Em phải đi học trễ hơn các bạn đồng trang tận 2 năm bởi tại một đợt mặn mà nhà em mất trắng.
Chịu đựng khổ cực trăm bề, Thái Anh biết chỉ có học mới có thể giúp em, giúp gia đình em thoát khỏi cái cảnh tù túng này, may mắn hơn nữa là giúp cho cái xóm nhỏ của chính mình có một tương lai tươi mới hơn! May mắn thay ba mẹ thương em, chạy vại khắp nơi cho em có điều keiẹn học cao học, họ cũng đặt kì vọng không ít vào em.
Và may mắn thay, em là con một của gia đình.
Bước chân lên phố xá, đối mặt với đủ mọi loại kiểu người, đôi lúc em đã muốn từ bỏ, muốn trở về quê, nhưng rồi em bừng tỉnh. Ai cho phép em bỏ cuộc?
Em phải vừa học vừa làm vì số tiền ít ỏi của ba má gửi lên chỉ đủ trang trải tiền học phí, cũng may là kí túc xá này miễn phí cho các sinh viên học tại trường chứ có lẽ bây giờ em đang ở gầm cầu cũng nên.
Và giờ đây, em sẽ trở về, với một vai trò mới mà em hằng mơ ước bấy lâu.
" Ba năm trời vừa ngắn lại vừa dài. Đến lúc phải về nhà rồi."
Kết thúc màn suy nghĩ, Thái Anh lao đi chuẩn bị đồ đạc. Em muốn về quê trong ngày hôm sau.
Đêm hôm đó, em chẳng thể chợp mắt. Chắc có lẽ là do có một sự áy náy vì em chẳng nói với Khải An và Thanh Ngân rằng em sẽ về quê sớm hơn dự định.
Chắc chắn phải có lý do.
Thái Anh hiểu được điều kì lạ xoay quanh hai người họ. Em muốn dành ngày hôm đó chỉ cho riêng họ.
Thế nhưng chẳng nén được sự áy náy trào dâng, Thái Anh bật đèn, ngồi vào ghế. Em lấy ra một tờ giấy rồi bắt đầu bơm mực vào cây viết trên bàn. Em định viết thư tạm biệt cho hai cô cậu bạn của em.
"Sài Gòn, ngày 30 tháng 6 năm 1985
Khải An, Thanh Ngân yêu mến!
Chắc có lẽ khi hai bạn đọc được bức thư này thì mình đã về đến nơi rồi. Xin lỗi hai bạn vì bỏ đi trước mà chẳng nói lời nào. Thái Anh có việc gấp ở nhà nên phải về ngay trong hôm nay. Cảm ơn thời gian qua đã giúp đỡ mình. Cảm ơn thật nhiều. Hãy luôn nhớ tên nhau nha.
Phác Thái Anh"
Chấm bút xong, em cẩn thận gấp bức thư ngay ngắn rồi cho vào phong bì. Ngày mai trước khi đi em sẽ ghé qua chỗ bác bảo vệ để nhờ chuyển lời cho họ.
Rồi bỗng dưng, Thái Anh nhìn ra cửa sổ..
"Trăng hôm nay đẹp thật. Chắc là mày đang tạm biệt tao phải không?"
Đôi mắt vốn long lanh của em sáng lên, phản chiếu một đốm sáng tròn xoe trong đó, rực rỡ hơn bao giờ hết. Ánh trăng nhè nhẹ chiếu qua cửa sổ phòng em, Thái Anh vội chạy đi tắt hết đèn. Ngắm trăng mà để đèn điện thì thật ngu ngốc.
Cho dù tiếp xúc với ánh điện của Sài Gòn ba năm nay, thế nhưng với Thái Anh, trăng vẫn mãi là ánh đèn sáng nhất, là nơi mà có lẽ ngày nào đó trong tương lai sẽ trở thành nơi linh hồn em thuộc về. Thực chất, ánh trăng có thể thua ánh điện, nhưng nó soi sáng được vào tâm can của con người ta, không phải để chất vấn một ai cả, mà là nó giúp mình hiểu được nỗi lòng của chính bản thân. Hồi nhỏ, em khoái nhất là mỗi tối, em sẽ cùng ba má ngồi trước thềm ba ngắm trăng, ba em lúc này sẽ ngồi trước cái thềm ba nhâm nhi ly trà đắng rồi ngân nga mấy câu vọng cổ, má em đang lọ mọ thêu cho xong cái khăn tay cho em đem đi học. Trăng ở quê em đẹp hơn nhiều kia. Nó sáng dịu, mấy đêm trời trong còn có sao, thích lắm!
Ngồi ngắm trăng ở quê em thì tụi muỗi nó chít nhiều lắm. Nhưng nó đáng màa.
Quay về với trăng trước cửa sổ phòng em. Mặc dù không đẹp bằng ở quê nhưng nó vẫn tuyệt vời hơn tất thảy bóng điện. Chẳng biết em ngồi nhìn nó rồi nhớ về quá khứ trong bao lâu. Chỉ biết rằng em choàng tỉnh dậy vào lúc 4 giờ 30 sáng.
"Ôi cả tối mình ngủ quên trên ghế luôn sao? Mọi người vẫn chưa về phòng nữa...làm sao tạm biệt họ đây.."
Khẽ đứng dậy vương vai, trời còn chưa sáng hẳng. Thái Anh khe khẽ soạn đồ chuẩn bị ra bến xe, dù gì bây giờ các bạn phòng bên cạnh vẫn chưa đến giờ dậy, làm ầm ĩ thì ăn chổi chứ chả chơi.
Bước ra khỏi phòng tắm với bộ đồ bà ba mới tinh. Mặc người ta cười chê, có nói em "lúa" em cũng chịu. Thái Anh chỉ muốn lúc đi và lúc về vẫn là Phác Thái Anh ngây ngô của ba má. Thế rồi tay phải của em xách túi, tay trái cầm theo bức thư. Nhìn quanh cái phòng gắn bó 3 năm qua lần cuối trước khi em đóng cửa và rời đi.
-----------------------------
"Ồ Thái Anh phải không con? Đi đâu mà sớm vậy?"
Bác bảo vệ trông thấy dáng người liền đoán ra là em ngay. Sở dĩ ông nhớ em là vì một lần ông lên cơn đau tim, Thái Anh chính là người cõng ông đến bệnh viện. Nghe thật khó tin, nhưng đó là sự thật. Trông gầy gầy thế mà khỏe ghê!. Từ đó ông cứ nhớ mãi, hai ông cháu cũng thân thiết hơn.
"Dạ con Thái Anh nè. Con đi dìa quê."
Em cũng từ từ đi lại phía bác bảo vệ.
"Ông ơi, nếu có Khải An hay Thanh Ngân ghé qua tìm con thì ông chuyển bức thư này cho họ dùm con nghen!" Thái Anh chìa cái phong bì về phía bác bảo vệ rồi nói.
"Ờ..ừ ừ để đó đi, có gì tao chuyển dùm cho. Rồi có cần tao gọi xe chở ra bến xe hôn? Đừng có ngại, toàn cốt của tao không thôi, chứ con gái con lứa đi đêm này nguy hiểm lắm!"
Bác bảo vệ sốt sắn toang cầm điện thoại lên bấm số, Thái Anh vội ngăn lại:
"Dạ thôii con cảm ơn ông nhiều, con có gọi xe rồi, người ta đậu ngoài cổng kìa!"
Bác bảo vệ ngó theo hướng ngón tay Thái Anh. Có xe thật. Ông yên tâm nói:
"Ừ vậy thôi, cho ông gửi lời thăm sức khỏe cho ba má bây hén!. Dìa dưới ráng trở thành cô giáo cho tao nghen!"
Bác bảo vệ khẽ đưa tay xoa đầu em. Ông chẳng có vợ con, đúng hơn là họ đều bỏ ông đi trong một vụ tai nạn xe. Từ đó ông sợ đi xe lắm, làm gì cũng đi bộ. Riết mấy chú xe ôm gần đây ai cũng là "cốt" của ông.
Ông xem Thái Anh như con gái mình. Vì nếu con gái ông còn sống, con bé cũng trạc tuổi em.
Thái Anh xem ông như người cha thứ hai của em.
Nơi Sài Gòn tấp nập, đâu đó vẫn còn có những con người chưa từng quen biết, thế mà lại xem nhau như ruột thịt. Người Việt Nam vốn là vậy.
Sau khi tạm biệt bác bảo vệ, em xách giỏ đồ ra cổng. Lúc nãy nói có xe cho bác yên tâm vậy thôi, chứ em làm gì có tiền mà gọi. Để bác bảo vệ gọi thế nào ông cũng dành trả tiền.
"Có gì đâu mà sợ, Sài Gòn giờ này cứ như 6 giờ sáng vậy!" - em cười cười, nghĩ.
Thong dong đi bộ trên vỉa hè. Lúc này Thái Anh mới thật sự để ý vẻ đẹp của nơi đây. Mấy cái toàn nhà cao ơi là cao, toát lên vẻ đẹp cổ kính với cái nước sơn màu vàng nắng. Mấy đứa con nít mới giờ này đã lửng thững đi dọc các con đường, trên tay là một sấp báo mới.
Đang đi, bỗng chợt cái tiếng rao quen thuộc i a bên tai em:
"Aiiiii xích lô hônnn.."
"Xích lô đi cô bác ơiii.."
Sài Gòn những năm này tuy xe máy đã phổ biến hơn nhưng xe xích lô vẫn luôn hoạt động. Tuy lợi nhuận chẳng nhiều bằng xe máy, nhưng cái nét đẹp truyền thống ít nhất vẫn được lưu giữ.
" Xích lô hong cô ơi..."
Một bác chạy xích lô bất ngờ ghé lại chỗ em. Trông có vẻ đã gần 70, ông nhe răng cười, mấy cái nếp nhăn trên gương mặt chất chứa đầy nỗi vất vả thi nhau xô lại. Trông vừa hiền vừa khổ.
"Dạ..con.." - Thái Anh ngập ngừng, em làm gì mà còn tiền...
"Lên đi mà...tui lấy rẻ cho cô nghen..sáng giờ chưa có chuyến nào hết cô ơi.."
Làm sao bây giờ, em thật sự chỉ còn đúng 10 đồng đi xe đò về quê, 2 đồng để ăn sáng.. Thấy em ngập ngừng, ông kéo xe thoáng buồn nhưng vẫn nói:
"Chỉ 2 đồng thôi...2 đồng thôi cô ơi.."
"Dạ...vậy bác đưa cháu đến bến xe miền Tây.." - Thái Anh trông thấy ánh mắt như van nài của ông lão thì cũng chẳng chịu được. Đành nhịn ăn vậy...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com