Giao ly cong giao phan 2
Bài 14. Tôi Tinh Kính Đức Chúa Thánh Thần
106.H. Chúa Thánh Thần là đấng nảo?
T. Chúa Thánh Thần là một ngôi vị trong Ba Ngôi Thiên Chúa, cùng một bản tính và cũng được phụng thờ và tôn vinh với Chúa Cha và Chúa con.
107.H. Chúa Thánh Thần còn được gọi bằng những danh hiệu gì?
T. Ngài còn được gọi là Đấng Bào Chữa, Đấng an ủi, và Thần Chân Lý.(Ga 14,16;16,13)
108.H. Ta có thể biết trực tiếp và Chúa Thánh Thần không?
T. Ta chỉ biết gián tiếp về Chúa Thánh Thần, qua các hoạt động của Ngài trong vũ trụ, trong công trình sáng tạo và cứu độ, và qua lời mạc khải của Chúa Kitô mà thôi.(St 1,1;Ga 3,5-8;20.22)
109.H. Chúa Thánh Thần hoạt động thế nào trong đời sống của Chúa Kitô?
T. Chúa Thánh Thần hằng hướng dẫn cuộc đời Chúa Kitô, từ khi nhập thể cho đến lúc phục sinh.(Lc 1,35;Mc1,10-12;Lc4,14-18)
110.H. Chúa Thánh Thần hoạt động thế nào trong Giáo Hội?
T. Chúa Thánh Thần hằng gìn giữ, hướng dẫn, thánh hóa và canh tân Giáo Hội(Cv 2,1-4;Gal 5,22-25;Rm 8,24)
111.H. Kinh Thánh dùng những hình ảnh gì để nói lên những hoạt động của Chúa Thánh Thần?
T.Những hoạt động của Chúa Thánh Thần rất phong phú và đa dạng, nên kinh thánh dùng nhiều hình ảnh như: lửa, nước, dấu ấn, sự xức dầu, chim bồ câu, và nhiều biểu tượng khác để nói lên những hoạt động đó.(Cv 2,3-4;Ga 6,27;Mt 3,16)
Bài 15. Tôi Tin Hội Thánh Hằng Có Ở Khắp Thế Này
112.H. Hội Thánh là gì?
T. Hội Thánh là Giáo Hội là cộng đoàn những người được lời Chúa tập hợp thành dân Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bằng lời Chúa, và mình Thánh Đức Kitô, nhờ đó trở nên thân thể người.
113.H. Giáo Hội được dự kiến, được khai sinh, được tiến triển và kết thúc thế nào?
T. Giáo Hội được dự kiến từ đời đời trong lòng Chúa Cha, được chuẩn bị từng bước trong lịch sử cựu ước, được Chúa con nhập thể chính thức thành lập, được Chúa Thánh Thần công khai tỏ bầy trước muôn dân, và sau cùng được hoàn tất trong vinh quang trên trời. (Giáo Hội 2;Ep 5,32;Kh 14,4)
114.H. Giáo Hội mầu nhiệm nghĩa là gì?
T. Nghĩa là Giáo Hội vừa hữu hình vừa thiêng liêng, hữu hình vì có cơ cấu phẩm trật mắt xem thấy; thiêng liêng vì có những yếu tố vô hình, chỉ Đức tin mới nhận được như các ân sủng và tác động của Chúa Thánh Thần(Gh.8)
115.H. Giáo Hội còn được gọi là gì?
T. Giáo Hội còn được gọi là dân Thiên Chúa, là nhiệm thể Đức Kitô, là hiền thê cùa Đức Kitô, là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
116.H. Giáo Hội là dân Thiên Chúa nghĩa là gì?
T. Nghĩa là Giáo Hội thu nạp tất cả những người tin thờ Thiên Chúa, trong tinh thần và chân lý, không phân biệt chủng tộc màu da, tiếng nói.(1Pr 2,9;Ga 3,3-5)
117.H. Với tư cách là dân Thiên Chúa Giáo Hội được tham dụ vào những chức năng gì?
T. Giáo Hội tham dự vào chức năng tư tế, ngôn sứ và vương hoàng của Đức Kitô, nghĩa là thờ phượng Thiên Chúa, loan báo tin mừng cứu đô, và đưa mọi người, mọi tạo vật vào hưởng vương quyền Đức Kitô.
118.H. Giáo Hội là nhiệm thể Đức Kitô nghĩa là gì?
T. Nghĩa là các thành viên trong Giáo Hội hợp nhất với Chúa Kitô và với nhau như các phần mình trong một thân thể, mà chúa Kitô là đầu và là nguồn sống(Ga 15,4-5;Gl 3,27,28).
119.H. Giáo Hội là hiền thê của Đức Kitô nghĩa là gì?
T. Nghĩa là Đức Kitô yêu thương Giáo Hội lấy máu mình ra thanh tẩy Giáo Hội và làm chó Giáo Hội trở thành người Mẹ sinh ra các con cái Thiên Chúa. (Ep 5, 25-26)
120.H Giáo Hội là đền thờ Chúa Thánh Thần nghĩa là gi?
T. Nghĩa là Chúa Thánh Thần luôn ở trong Giáo Hội, như linh hồn của nhiệm thể, và không ngừng hoạt động để xây dựng, canh tân và thánh hóa Giáo Hội bằng các ân sủng của Người(2Cr 6,16)
Bài 16: Các Đặc Điểm Của Giáo Hội
121.H. Kinh tin kính tuyên xưng Giáo Hội có những đặc điểm nào?
T. Giáo Hội có bốn đặc điểm: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và tông truyền.
122.H. Giáo Hội duy nhất nghĩa là gì?
T. Nghĩa là Giáo Hội gồm nhiều thành viên khác nhau, nhưng cùng chung một nguồn gốc là Thiên Chúa Ba Ngôi, cùng tuyên xưng một Đức tin, cùng liên kết trong một Đức tin cùng lĩnh thụ một phép Rửa tội, cùng làm nên một thân thể, sống động bời một Thần Khí là Chúa Thánh Thần, và cùng hướng vể một niềm hy vọng là sau cùng mọi người sẽ đi tới đoàn kết hoàn toàn.
123.H. Giáo Hội thánh thiện nghĩa là gì?
T. Nghĩa là Giáo Hội bắt nguồn từ Thiên Chúa là chính sự thánh thiện, được thanh tẩy bằng máu Đức Kitô, là con chiên vẹn sạch, và không ngừng được thánh hóa bởi ân sủng của Chúa Thánh Thần, luôn sinh nhiều hoa quả nơi các thành phần Giáo Hội.
124.H. Giáo Hội thánh thiện sao lại có tội nhân?
T. Tuy còn mang những tội nhân trong lòng mình, nhưng Giáo Hội luôn được kêu gọi sám hối, thanh tẩy vươn lên, lịch sử cũng cho thấy sự thánh thiện của Giáo Hội được chiếu giãi trong đời sống các Thánh mọi nơi, mọi đời. nhất là nơi Đức Trinh nữ Maria.
125.H. Giáo Hội là Công Giáo nghĩa là gì?
T. Nghĩa là Giáo Hội có một Chúa Kitô hiện diện và ban cho đầy đử mọi phương tiện của ơn cứu độ, hơn nữa Giáo Hội hằng kêu gọi và mở rộng cửa đón nhận tất cả mọi người.(Ep 1,22-23;Mt 28,19;Tg số 6)
126.H.Đặc tính công giáo đòi hỏi Giáo Hội phải làm gì?
T. Đòi hỏi Giáo Hội phải làm việc truyền giáo, nghĩa là làm hết sức và tìm mọi cách để loan truyền tin mừng phúc âm cho tất cả mọi người theo lệnh Chúa Kitô đã ban hành cho các tông đồ trước khi lên trời.(Mt 22,19-20;TG 1)
127.H. Giáo Hội là tông truyền nghĩa là gì?
T. Nghĩa là Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng các tông đồ, có sứ mệnh gìn giữ và truyền đạt giáo huấn các Tông đồ và được dạy dỗ, thánh hóa và hướng dẫn bởi các Giám mục là những Đấng kế vị các Tông đồ cho đến ngày tận thế.(Ep 2,20;Cv 2,42,;TG5)
128.H. Ta có thể nhận biết Giáo Hội nào có đủ bốn đặc điểm được nêu lên trong kinh tin kính?
T. Giáo Hội Rooma dưới quyền Đức Giáo Hoàng, và các Giám mục hiệp thông với Ngài, là Giáo Hội có đủ bốn đặc điểm Duy Nhât, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền.
Bài 17. Các Thành Viên Trong Giáo Hội
129.H. Các thành viên trong Giáo Hội là những ai?
T. Các thành viên trong Giáo Hội cũng gọi là tín hữu, là những người tin vào Đức Kitô, đã lãnh nhận phép rửa tội và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng.(Gl 204,1)
130.H.Các tín hữu phân ra những cấp bậc nào?
T. Xét về phẩm giá do phép rửa tội đem lại thì mọi tính hưu đều bình đẳng, và được kêu mời xây dựng thân thể Màu Nhiệm Chúa Kitô. Nhưng xét về có cấu tổ chức thì Giáo Hội gồm ba thành phần: Là Giáo sĩ, Giáo dân, và tu sĩ.
131.H. Hàng giáo sĩ gồm những ai?
T. Hàng giáo sĩ gồm Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, các Linh Mục và Phó Tế.
132.H. Đức Giáo Hoàng là ai?
T. Đức Giáo Hoàng là Giám Mục Rôma, là Đấng kế vị Thánh Phêrô đứng đầu Giám mục đoàn, là đại diện Chúa Kitô và mục tử toàn thể Giáo Hội.
133.H. Các Giám mục là ai?
T. Các Giám mục là những Đấng kế vị các Tông đồ, để quy tụ và cai quản một giáo phận, và hợp nhất với Đức Giáo Hoàng phục vụ Giáo Hội toàn cầu.
134.H. Linh mục là ai?
T. Linh mụ là người lĩnh nhận chức thánh để hợp tác với Giám mục trong sứ mệnh phụng thờ Chúa và xây dựng Giáo Hội.
135.H. Phó tế là ai?
T. Là người thừa tác viên được truyền chức thánh, để lo công việc phục vụ trong Giáo Hội.
136.H. Giáo dân là ai?
T. Là người tín hữu không thuộc hang giáo sỹ và tu sỹ, nhưng nhờ phép rửa tội họ được gia nhập vào thân thể Chúa Kitô, và được tham dự vào chức năng tư tế, tiên tri và vương hoàng của Ngài.
137.H. Đặc tính của người giáo dân là gì?
T. Là sống giữa trần thế, làm những công việc trần thế, và được kêu gọi làm tông đồ giữa trần thế như men trong bột, gây ảnh hưởng đến trần thế bằng tinh thần Kitô giáo của mình(GD2)
138.H. Các Tu sỹ là ai?
T. Là các tín hữu sống đời tận hiến cho Chúa qua việc công khai tuyên khấn các lời khuyên phúc âm là khiết tịnh, nghèo khó, vâng lời.
139.H. Đời sống tu trì nhắc ta điều gì?
T. Nhắc ta nhớ rằng thế giới của Chúa Kitô đã khởi đầu, mọi sự trần gian đang qua đi, ta cân hướng tâm về ngày Chúa trở lại, để hoàn thành trời mới đất mới trong vinh quang.
Bài 18: Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Tại Việt Nam
140.H. Tin mừng đã đến việt nam từ khi nào?
T. Vào thế kỷ XVI (1533), có một thừa sai tên là I-Ni-khu đã đến việt nam, giảng đạo tại làng Ninh Cường và làng Trà lũ thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
141.H. Người tín hữu đầu tiên là ai?
T. Là Cụ Đỗ Hưng Viên, người làng Bồng Trung, tỉnh Thanh Hóa, cụ được rửa tội tại ma cao thời vua Lê Anh Tôn.
142.H. Nhóm tín hữu đầu tiên đã giúp gì trong việc rao giảng tin mừng?
T. Nhóm tín hữu đầu tiên đã giúp các thừa sai học ngôn ngữ phong tục việt nam và giảng đạo tại việt nam.
143.H. Các thầy giảng đã đóng vai trò nào trong việc truyền giáo?
T. Các thầy đã hỗ trợ các thừa sai rất đắc lực trong việc giảng dạy Giáo lý điều hành và duy trì các cộng đoàn dân Chúa.
144.H. Những chứng nhân đức tin đầu tiên việt nam là ai?
T. Tại miền bắc đàng ngoài có anh Phan-xi-cô, chết năm 1630 vì làm công việc bác ái nên bị tra tấn và bị giết. tại miền nam đàng trong có thầy An-rê phú yên bị bắt tại nhà Linh mục Đắc-lộ và bị chém đầu năm 1644.
145.H. Các nhà truyền giáo tại Việt Nam đã sống như thế nào?
T. Các Ngài đã hy sinh, chấp nhận một nếp sống cực khổ, thiếu thốn tiện nghi chịu đựng bắt bớ, bị ngược đãi và bị hiểu lầm.
146.H. Các tập thể nào đã đóng góp công sức nhiều nhất cho Giáo Hội việt nam?
T. Các tập thể đóng góp công sức nhiều nhất cho Giáo Hội việt nam phải kể đến hội Thừa sai Pari, Dòng tên, Dòng đa minh, Dòng phan xi cô.
147.H. Ngoài các vai trò của các thừa sai việc phát triển Giáo Hội Việt Nam còn nhờ vào ai nữa?
T. Còn nhờ vào chính những người việt nam thiện chí đã dâng hiến trọn cuộc sống cho nước trời, đem tin mừng khắp nơi và nuôi sống đời sống đức tin cho các anh chị em mình, đó là những Linh mục và Tu sỹ Việt Nam.
148.H. Những Linh mục đầu tiên người việt nam là ai?
T. Là các Linh mục: Gise Trang và Luca Bền (Đàng trong) Linh mục Bê-nê-đích-tô Hiền, Gioan Huệ(Đàng ngoài) đã được Đức Giám mục Lam be đờ La Mốt đặt tay truyền chức tại Thái lan.
149.H. Giáo Hội việt nam bắt đầu có giáo phận từ khi nào?
T. Vào ngày 9-9-1659, Tòa thánh đã thiết lập hai Giáo phận đầu tiên trên đất Việt Nam và đặt hai Giám Quản Tông Tòa: Miền Nam (đàng trong) với Đức Giám Mục Lam Be Đờ la Mốt, và miền Bắc (đàng Ngoài) với Đức Giám mục Phan xi cô Pa luy.
150.H. Công đồng đầu tiên của Giáo hội việt nam được tổ chức tại đâu?
T. Công đồng đầu tiên của Giáo Hội việt nam được tổ chức tại Phố hiến vào tháng 2 năm 1670 dưới quyền chủ tọa của Đức Giám mục Lam be đờ la mốt.
151.H. Nội dung của công đồng gồm những gì?
T. Công đồng đã đưa ra một chương trình hoạt động: chia Giáo xứ, chọn thánh Giuse làm bổn mạng và ấn định việc đào tạo chủng sinh qua tổ chức nhà Đức Chúa Trời.
152.H. Đức tin Kitô giáo có được dễ dàng đón nhận và phát triển tại việt nam không?
T. Đức tin Kitô giáo được tín hữu việt nam mau mắn đón nhận, nhưng để sống và giữ đức tin ấy họ phải trải qua nhiều thử thách và gian nan vì những sắc chỉ cấm đạo của các vua quan.
153.H. Các Kitô hữu việt nam đã sống đức tin thế nào?
T. Các kitô hữu việt nam đã rất mực kiên cường giữ vững đức ti, vì thết nhiều người đã phải đổ máu đào để minh chứng cho đức tin này.
154.H. Cho đến nay Giáo Hội việt nam đã có bao nhiêu thánh tử đạo?
T. Trong số hàng trăm người đổ máu đào minh chứng cho đức tin đã có 117 vị được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II suy tôn lên bậc hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.
155.H. Đức Giám mục tiên khởi người việt nam là ai?
T. Vào năm 1933, Giáo Hội việt nam có Giám Mục tiên khởi là Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng.
156.H. Hàng Giám mục việt nam được thiết lập năm nào?
T. Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thiết lập hàng Giáo phẩm việt nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội việt nam, sau bốn thế kỷ đón nhận tin mừng.
157.H. Hiện nay Giáo Hội việt nam có báo nhiêu giáo phận?
T. Hiện nay Giáo Hội việt nam có 25 Giáo phận, được chia trong 3 giáo tỉnh là: Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
158.H. Năm 1980 Giáo Hội việt nam có sự kiện nào đáng ghi nhớ?
T. Trong bối cảnh đất nước thống nhất, Giáo Hội Nam Bắc xum họp một nhà, Đại hội các Giám mục toàn quốc đã nhóm họp và khẳng định một đường hướng chung là: sống phúc âm trong lòng dân tộc việt nam, để phục vụ hạnh phúc của đồng bào.
159.H.Người tín hữu việt nam ngày nay đã sống phúc âm giữa lòng dân tộc việt nam thế nào?
T. Người tín hữu việt nam phải hết lòng cảm tạ Thiên Chúa, và cố gắng sống tinh thần phúc âm. Yêu thương mọi người, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn và làm chứng cho Chúa ngay trên chính quê hương mình.
Bài 19. Tôi Tin Các Thánh Cùng Thông Công
160.H. Các thánh cùng thông công nghĩa là gì?
T.Nghĩa là các tín hữu Chúa Kitô còn ở trần gian, hoặc đã qua đời còn phải thanh luyện và các thánh trên trời đều hiệp thông, chia sẻ cho nhau những ơn lành mà Chúa Kitô thông ban qua các Nhiệm tích nhất là phép Thánh Thể.
161.H. Các tín hữu trần gian hiệp thông với nhau thế nào?
T. Các tín hữu trần gian hiệp thông với nhâu trong đức tin và đức ái, như trong mối dây liên kết họ thành một thân thể, sẵn sang chia sẻ và giúp đỡ nhau phần hồn phần xác, nhất là cầu nguyện cho nhau.(Cv 4,32; 1Cr 12,26-27)
162.H. Các tín hữu trần gian hiệp thông với các tín hữu qua đời thế nào?
T. Các tín hữu trần gian dâng các việc lành, nhất là Thánh lễ để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời; phần các Ngài thì hộ giúp các tín hữu nhất là khi về Thiên Đàng.(2Mcb 12,46).
163.H. Các tín hữu trần gian hiệp thông với các Thánh trên trời thế nào?
T. Các tín hữu tôn kính, cầu xin và noi gương các Thánh thì chuyển cầu cho các tín hữu được mọi ơn lành, nhờ đó ta được hiệp thông với Chúa Kitô là nguồn mạch ân sủng và sự sống, như lời Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đã nói: “ Tôi sẽ ở trên trời để làm ơn lành cho trái đất”.
Bài 20: Đức Maria Mẹ Thiên Chúa Và Giáo Hội
164.H.Địa vị của Đức Maria trong Giáo Hội thế nào?
T. Đức Maria có một địa vị đặc biệt trong Giáo Hội, vì Ngài vừa là thành viên ưu tú của Giáo Hội, vừa là Mẹ Giáo Hội.
165.H. Đức Maria là thành viên ưu tú của Giáo Hội thế nào?
T. Đức Maria là thành viên ưu tú của Giáo Hội vì Ngài gắn bó hoàn toàn với Thánh ý Chúa Cha, cộng tác chặt chẽ với công việc cứu chuộc của Chúa con, và luôn vâng theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, do đó Ngài trở nên gương mẫu tuyệt hảo cho Giáo Hội trong Đức Tin và Đức ái.
166.H. Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria những đặc ân nào?
T. Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria những đặc ân này: một là được làm Mẹ Thiên Chúa, hai là ơn vô nhiễm nguyên tội, ba là trọn đời khiết trinh, bốn là hồn xác lên trời hiển vinh.
167.H. Đức Maria là Mẹ Giáo Hội thế nào?
T. Đức Maria là Mẹ Giáo Hội vì khi còn sống ở trần gian và cả sau khi về trời, Đức Mẹ đã kết hiệp mật thiết và cộng tác chặt chẽ với Chúa Kitô trong việc cứu độ Giáo Hội.
168.H. Đức Maria có là mệ chúng ta không?
T. Đức Maria là Mẹ thật chúng ta trong ân sủng vì Ngài là Mẹ Chúa Kitô, nguồn mạch ân sủng nơi chúng ta, Ngài cũng là Mẹ Giáo Hội, là thân thể Chúa Kitô mà chúng ta là thành phần(HT 61)
169.H. Chúng ta phải thảo kính Đức Maria thế nảo?
T. Chúng ta phải có lòng thảo kính Đức Maria cách đặc biệt, phát xuất từ một đức tin chân chính, và thể hiện dưới nhiều hình thức như xây cất đền thờ, cử hành các lễ nghị phụng vụ, đọc kinh cầu nguyện, lần hạt mân côi, nhất là noi gương các nhân đức của Ngài.(Pv 103)
170.H. Đức Maria là hình ảnh chung cùng của Giáo Hội nghĩa là gì?
T. Nghĩa là cuộc đời Đức Maria trong đức tinh ở trần thế là hình ảnh cuộc lữ hành hiện này của Giáo Hội, và vinh quang Ngài đạt tới quê trời là hình ảnh vinh quang Giáo Hội nhằm tiến tới nơi mà Đức Mẹ đã tiên phong và là mẫu gương đang đợi chờ Giáo Hội.
Bài 21: Tôi Tin Phép Tha Tội
171.H. Ơn đầu tiên mà Chúa Giêsu ban cho Giáo Hội hội sau khi phục sinh là gì?
T. Là ban Chúa Thánh Thần kèm với lời tha tội, như lời Chúa nói với các Tông đồ: “ Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai người ấy được tha, an hem cầm buộc ai người ấy bị cầm buộc.
172.H. Ơn tha tội được ban xuống cho ta qua đường lối nào?
T. Qua phép rửa tội là nhiệm tích chính yếu ban ơn hòa giải, vì nhiệm tích này kết hợp với Chúa Kitô, Đấng chịu chết vì tội lỗi ta và đã sống lại vì sự thánh hóa của ta.( Ga 20, 22-23)
173.H. Sau khi rửa tội nếu ta sa ngã thì có cách nào để được ơn tha thứ?
T. Sau khi rửa tội nếu ta sa ngã vẫn có thể giao hòa với Thiên Chúa và Giáo Hội miễn là có lòng sám hối chân thành, bởi vì quyền tháo cởi của Chúa Kitô ban cho Giáo Hội vô giới hạn.(Mt 18,21-22)
174.H. Giáo Hội thi hành quyền tháo cởi bằng cách nào?
T. Thông thường Giáo Hội thi hành quyền tháo cởi qua tác vụ của Giám mục và linh mục trong Nhiệm tích sám hối cũng gọi là phép giải tội, hay là phép hòa giải, Thánh Gioan Kim khẩu nói: “ các linh mục được quyền hành mà Chúa không ban cho các Thiên Thần, nơi trời cao Thiên Chúa chuẩn nhận những gì các linh Mục làm ở dưới đất”.
175.H. Trong việc tha thứ tội lỗi và các nhiệm tích, vai trò của Linh mục là thế nào?
T. Trong việc tha thứ tội lỗi và các nhiệm tích, linh mục chỉ là người trung gian hữu hình Chúa Kitô sử dụng, còn chính Chúa mới là Đấng ban ơn cứu độ “ Nếu không có phép tha tội, sẽ không có hy vọng được sống đời đời và được giải thoát vĩnh viễn, ta hãy cảm tạ Thiên Chúa đã ban hồng ân cao cả đó cho Giáo Hội”.
Bài 22: Tôi Tin Xác Loài Người Ngày Sau Sống Lại
176.H. Xác sống lại nghĩa là gì?
T. Nghĩa là Thiên Chúa sẽ dùng quyền năng của Chúa Kitô phục sinh làm cho thân xác tái hợp với linh hồn và cho ta được sống vĩnh viễn.(Rm 8m 11;Cr 15,12-19)
177.H. Quan niện Kitô giáo thế nào trước sự chết.
T. Kitô giáo tin rằng chết là hậu quả của tội lỗi, Tuy nhiên, khi Đức Kitô tự cõi chết sống lại, Ngài đã thắng sự chết và cứu con người khỏi chết, nhờ sự chết của Ngài.(St 3,19;VH 18)
178.H. Trước mầu nhiệm sự chết Giáo Hội dạy ta thế nào?
T. Giáo Hội dạy ta phải chuẩn bị sẵn sang, vì không biết ngày nào, giờ nào, và mỗi người chỉ chết một lần.(Mc 24,37-44)
179.H. Sau khi chết số phận mỗi người sẽ ra sao?
T. Sau khi chết mỗi người sẽ chịu phán xét riêng, và lãnh nhận thưởng phạt về cuộc sống trần gian, hoặc lên Thiên Đàng, hoặc xuống hỏa ngục, hoặc qua luyện ngục tùy tình trạng mỗi người.(Dt 9,27;Lc 16,22)
180.H. Thiên Đàng là gì?
T. Thiên Đàng là tình trạng hạnh phúc tuyệt đối và vĩnh viễn, thhoar mãn mọi khát vọng thâm sâu của con người, nhất là được sống đời đời với Chúa Ba Ngôi và các Thánh.(1Cr 2,9;Kh 21,1-4)
181.H. Hỏa ngục là gì?
T. Hỏa ngục là tình trạng ly khai dứt khoát và vĩnh viễn với Thiên Chúa và cộng đồng các Thánh, sự ly khai đó kéo theo những hậu quả vô cùng khủng khiếp, mà kinh thánh gọi là nơi khóc lóc nghiến răng, có lửa đốt không bao giờ tàn.( Mt 5, 22-29;3,12;13,42).
182.H. Những ai phải sa hỏa ngục?
T. Chỉ những kẻ chết trong tình trạng tội nặng mà không sám hối mới phải sa hỏa ngục. còn Thiên Chúa không tiền định, cũng không muốn ai phải sa vào tình trạng khốn nạn đó.(2Pr3,9)
183.H. Luyện ngục là gì?
T. Là thời gian mong đợi và đau khổ mà những người chết trong ân sủng, nhưng con những điểm chưa hoàn thiện, cần phải thanh luyện trước khi lên thiên đàng.(2Mcb 12,46)
184.H. Sau khi mọi người sống lại sự gì sẽ diễn ra?
T. Sau khi mọi người sống lại, Chúa Giêsu sẽ ngự xuống trong vinh quang để phán xét chung.(Ga 5,28-29;Kh 20,11-15)
185.H. Sau khi phán xét chung số phận con người sẽ ra thế nào?
T. Sau khi phán xét chung người công chính sẽ lên Thiên Đàng hưởng hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa, kẻ bất lương sẽ vào hỏa ngục vĩnh viễn lìa xa Ngài.(Mt 25, 31-46)
186.H.Sau khi phán xét chung vũ trụ này sẽ ra sao?
T. Vũ trụ này được biến đổi sang một tình trạng hoàn hỏa mà Thánh Kinh gọi là Trời mới đất mới, khi đó Thiên Chúa sẽ là tất cả cho mọi sự nơi mọi người trong cõi trường sinh.
187.H. Sự mong chờ cảnh trời mới đất mới có cho phép ta lơ là những nghĩa vụ trần thế không?
T. Không cho phép ta lơ là những nghĩa vụ trần thế; trái lại, còn giục ta tích cực góp phần xây dựng một nền văn minh tiến bộ, một xã hội công bình bác ái, bởi vì những thành quả đó sau này sẽ được tràn đầy ánh sáng Chúa Kitô Phục sinh trên trời.(Vh 39,32)
188.H. Kinh tin kính được kết thúc bằng “Amen” có ý nghĩa gì?
T. Có ý nghĩa là tôi tin những lời Thiên Chúa dạy, những điều Thiên Chúa hứa, và tôi hoàn toàn phó thác nơi Ngài.
189.H. Kinh tin kinh gọi Chúa Kitô là”Amen” có ý nghĩa gì?
T. Có ý nghĩa tất cả mọi lời hứa của Thiên Chúa đã thành hiện thực nơi Đức Kitô, do đó ta đồng thanh tung hô: “ Amen” để tôn vinh Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thủa muôn đời.(Is 65,16;Kh 3,14)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com