Ngoài lề: Lễ Thân tằm
Khi xem Diên Hy công lược và Hậu cung Như Ý truyện, ta đều bắt gặp cụm từ "lễ Thân tằm". Vậy lễ Thân tằm là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu ngay bây giờ.
--------------------------------------------------------------
1. Lễ Thân tằm
Lễ Thân tằm từ thời cổ đại Trung Hoa đều được do Hoàng hậu đích thân chủ trì tế bái. Được thờ cúng với sự tin tưởng, đoàn kết của nhân dân, người thờ cúng đều là phụ nữ.
Hàng năm vào cuối mùa xuân ( tháng 3 âm lịch) là ngày tốt, Hoàng hậu sẽ đích thân bái tế hoặc Hoàng đế sẽ hạ chỉ cho người khác tiến hành.
Lễ Thân tằm gồm có: Tế tằm thần, Cung tang ( tự mình hái dâu cho tằm ăn) và Hiến kén ươm tơ.
Vào thời cổ đại, Tằm thần có địa vị trọng yếu, người dân Trung Quốc đều hướng đến Tằm thần biểu thị tín ngưỡng, cũng mong muốn năm sau thu hoạch được tốt lành.
Tằm tang cùng với canh tác nông nghiệp, là xã hội cổ đại Trung Quốc dựa vào sinh tồn phát triển chủ yếu nhất là sản xuất.
Thời Đại Minh, lễ Thân tằm là một trong những cát lễ của quốc gia. Đầu thời Minh, lễ Thân tằm vẫn chưa được xếp vào trong Tự điển ( sách cúng bái). Có ghi lại vào năm Hồng Vũ thứ 2, lệnh Hoàng hậu dẫn theo các nội - ngoại mệnh phụ đến phía bắc để tế Tằm thần. Từ đó về sau thời Gia Tĩnh liền làm theo mà thực hành lễ Tế tằm.
Sau đó khi thay nhà Minh cai trị Trung Hoa, nhà Thanh đã kế thừa lễ Tế tằm.
Năm Càn Long thứ 9 ( 1744), Hiếu Hiền Hoàng hậu làm lễ Thân tằm, ý là coi trọng nông nghiệp, khẩn cầu năm sau mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Đây là lần đầu tiên Đại Thanh cử hành lễ Thân tằm.
Căn cứ theo số liệu được thống kê từ năm Càn Long thứ 10 cho đến khi nhà Thanh diệt vong, các vị Hoàng hậu đã đích thân cử hành lễ Tế tằm 59 lần, còn lại là do phi tần và quan viên tiến hành.
Theo " Thanh Sử Cảo", toàn bộ điển lễ tiến hành nhiều ngày. Trước tiên, ở đền tế tằm, Hoàng hậu phải bái tế Tiên tằm ở Tây Lăng, dùng lễ "lục túc tam quỳ tam bái", sau đó phi tần đi theo sau cũng tuần tự quỳ xuống tế lễ. Ngày thứ 2, tiến hành cung tang lễ ( tự mình hái lá dâu), do người phụ trách hướng dẫn Hoàng hậu dùng khuông và câu, nội quan cầm cờ màu và trống hát những ca khúc liên quan đến lá dâu. Theo âm thanh của tiếng nhạc, Hoàng hậu cầm khuông và câu, quay mặt về phía Bắc mà bắt đầu, Đông - Tây mỗi lần hái 3 lá dâu, sau đó quan viên phụ trách tiến đến nhìn thử lá dâu. Phi tần và Công chúa hái 5 lần, ngoại mệnh phụ có 7 lần hái, lá dâu sau khi hái được mẹ tằm quỳ xuống nhận lấy, dạy những người phụ nữ cách nuôi tằm. Sau khi tằm kết kén, mẹ tằm và những người phụ nữ nuôi tằm chọn ra kén được kết tốt nhất để dâng lên, chọn 1 ngày tốt, Hoàng hậu đến phòng phía sau để tế lễ, sửa sang lại tằm, ươm 3 bồn tơ, giao cho những người phụ nữ nuôi tằm. Đến đây toàn bộ điển lễ coi như hoàn tất.
Tranh vẽ các phi tần và ngoại mệnh phụ tham gia lễ cung tang.
Đời Thanh, đền thờ Tằm thần được xây vào "lễ minh nhạc bị". Thời Càn Long, tập hợp các triều đại trước đó mà làm với quy mô rất lớn, công năng đầy đủ, kiến trúc tinh mỹ. Thời Thanh lễ chế đi nhanh thành lề lối cùng với biểu hiện hoàn chỉnh trọng yếu. Mà lễ Tế tằm là do Hoàng hậu chủ trì, tương đương với điển lễ của quốc gia, nó xây dựng và hoàn thiện Thanh triều, hoàn thiện quy củ lễ pháp của 1 triều đại.
Tranh vẽ Hiếu Hiền Hoàng hậu mặc Long bào ngồi trên ngự tọa trước đền Tế tằm.
2.Nội dung tế tự
Lễ Thân tằm hàng năm vào cuối xuân ( tháng 3 âm lịch), Hoàng hậu dẫn phi tần ngồi xe xuất cung, đi đến đàn tế tằm. Khi đến đền tế tằm, Hoàng hậu thay y phục, rửa mặt, đến trước đền tế hành lễ Lục túc tam quỳ tam bái. Nghi thức y theo Nghênh thần, Sơ hiến, Á hiến, Chung hiến, Triệt soạn, Tống thần tuần tự mà tiến hành.
Sau khi tế tằm xong, chiếu theo tằm đã sinh thì ngày kế liền tiến hành cung tang. Nếu tằm chưa sinh thì đợi mấy ngày nữa khi tằm sinh mới tiến hành cung tang. Cung tang được tiến hành vào giờ Tỵ một khắc, Hoàng hậu mặc Long bào ngồi xe ra cung, các phi tần cũng mặc Cát phục rồi xe ra ngay sau đó. Sau khi đến đền, Hoàng hậu vào phụ điện nghỉ ngơi, phi tần vào biệt thất nghỉ ngơi. Đến giờ, nữ quan thỉnh Hoàng hậu Thải tang ( ngắt lá dâu), nữ quan hướng dẫn Hoàng hậu đến chỗ Thải tang.
Nữ quan 1 người dâng móc câu quỳ ở bên phải, 1 người dâng khuông quỳ ở bên trái. Hát những ca khúc liên quan đến lá dâu, Hoàng hậu tay phải cầm câu, tay trái cầm khuông, đi đến bìa ruộng đầu tiên ở phía Đông mà hái 1 nhành dâu, đi đến bìa ruộng phía Tây mà hái 2 nhành dâu, mẹ tằm 2 người giúp hái. Khi Hoàng hậu hái xong, thì hát phải dừng lại. Hoàng hậu lấy câu và khuông đưa cho Nữ quan.
Phi tần lần lượt chờ Thải tang. Phi tần, Phúc tấn hái 5 nhành, có 2 người phụ nữ nuôi tằm trợ giúp. Hái lá dâu xong thì do tằm mẫu và tằm phụ cầm giúp Hoàng hậu, đợi ngưòi đem lá dâu vào trong phòng cho tằm ăn, Hoàng hậu trở lại điện để dụng cụ, tiếp nhận lá dâu mà mọi người hái xong cùng tằm phụ và tằm mẫu hành lễ Lục túc tam quỳ tam bái. Sau đó ngồi xe hồi cung, kết thúc buổi lễ cung tang.
Ngày tằm kết kén, Hoàng hậu đích thân đến đền thờ Tằm thần, cử hành lễ ươm tơ, lệnh thái giám hiến rượu trái cây, tế cáo Tằm thần, bày ra dụng cụ ươm tơ ở chính điện. Hoàng hậu mặc Thường phục ( Cát phục?), không thiết lễ nghi, phi tần, tùy tùng ngồi xe ra cung, Hoàng hậu đến chính điện ngồi trên ngự tọa, mẹ tằm chọn ra những kén tằm đẹp nhất dâng lên cho Hoàng hậu, Hoàng hậu nhận lấy cái đẹp nhất bỏ vào giỏ, chờ sau khi về cung sẽ hiến cho Hoàng đế. Sau khi Hoàng hậu chọn kén xong thì đến chỗ ươm tơ, rửa kén thành tơ, tằm phụ ( tằm cha) cầm tơ tiếp tục ươm cho đến khi hoàn thành, nhuộm thành màu chu (đỏ thắm), xanh biếc và vàng, về cung may thành y phục để mặc.
Lễ Thân tằm là 1 điển lễ quan trọng từ thời cổ đại, ngụ ý khuyến khích phụ nữ ươm tơ dệt vải, phát triển kinh tế.
Tranh vẽ mẹ tằm (tằm mẫu) đang dâng kén lên cho Hiếu Hiền Hoàng hậu.
Quy mô lễ Thân tằm vô cùng rộng lớn, thể hiện 1 triều đại Càn Long thịnh thế.
1297 từ
--------------------------------------------------------------
☆Nguồn thông tin: page Thanh Cung Đình
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com