Rối loạn điều chỉnh (Rối loạn sự thích ứng). Adjustment Disorder.
Rối loạn điều chỉnh (Rối loạn sự thích ứng)
Adjustment Disorder.
Rối loạn sự thích ứng là các hội chứng cảm xúc và hành vi xuất hiện khi một cá thể đáp ứng lại với những sự kiện gây sang chấn trong cuộc sống. Các biểu hiện này thường xuất hiện trong khoảng thời gian 3 tháng sau tác động của sang chấn và có ý nghĩa rõ rệt trên lâm sàng (gây ra sự đau khổ, phiền muộn quá mức không tương xứng với stress, gây suy giảm nặng các hoạt động xã hội, nghề nghiệp hay sự sáng tạo của người bệnh). Các rối loạn này thường thoái triển sớm sau khi không còn các sang chấn nữa hoặc khi cá thể có được một sự thích nghi mới phù hợp.
Từng cá nhân có thể phản ứng lại với stress bằng trạng thái lo âu hoặc trầm cảm, phát hiện các triệu chứng thực thể, chạy trốn hoặc uống rượu, bắt đầu các vụ áp phe hay một loạt các cách khác. Biểu hiện của rối loạn thích ứng thường là lo âu, trầm cảm, hành vi bất thường, ứng xử bất thường kéo dài khoảng 3 tháng và mất đi sau 6 tháng.
Stress xuất hiện khi khả năng thích ứng của cá nhân bị lấn át bởi các sự kiện. Bản thân sự kiện có thể là không quan trọng về mặt khách quan, thậm chí cả những thay đổi tốt đẹp (ví dụ được đề bạt, thuyên chuyển), đòi hỏi phải có hành vi thích ứng cũng có thể gây ra stress.
Đối với từng cá nhân, stress được xác định hoàn toàn mang tính chủ quan và phản ứng đáp lại stress là chức năng của từng nhân cách và bẩm tố sinh lícủa từng cá nhân. Hành vi kém thích ứng đối với stress còn được gọi là rối loạn thích ứng.
Biểu hiện:
- Phản ứng trầm cảm ngắn: Một trạng thái trầm cảm nhẹ nhất thời, kéo dài không quá một tháng.
- Phản ứng trầm cảm kéo dài: Một trạng thái trầm cảm nhẹ xảy ra để đáp ứng với tình huống gây stress, nhưng trạng thái này kéo dài không quá 2 năm.
- Phản ứng trầm cảm và lo âu hỗn hợp: Các triệu chứng trầm cảm và lo âu nổi trội, nhưng ở mức độ không quá nghiêm trọng hay đặc hiệu cho một rối loạn riêng biệt nào.
- Rối loạn ưu thế về các cảm xúc khác: Các triệu chứng thường là rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, và giận dữ nhưng mức độ không quá khích.
- Rối loạn ưu thế về hành vi: Thường là các hành vi xâm phạm hay chống đối xã hội nhằm loại bỏ sự áp chế như trốn học, đập phá, lái xe bừa bãi, đánh nhau...
- Rối loạn hỗn hợp các cảm xúc và hành vi biệt hiệu khác.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com