Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 185: Kỳ án Sát hại điệp viên Nga bằng chất đồng vị phóng xạ


Vụ án (được báo chí phương Tây miêu tả như là một vụ "giết người diệt khẩu") nhằm vào cựu sĩ quan tình báo Nga Alexander Litvinenko ngày càng có thêm nhiều tình tiết mới.

Một loạt câu hỏi được những người quan tâm đặt ra: Ai gi/ết Litvinenko? Gi/ết làm gì? Tại sao giế/t Litvinenko thời điểm này? Đương sự t/ự t/ử hay bị bức tử?

Sinh ngày 4/12/1962 tại thành phố Voronezh (Nga), Alexander Litvinenko là cựu đại tá Cơ quan Tình báo Liên Xô (KGB) và nguyên Trung tá Cơ quan An ninh Nga (FSB). Ông rời Nga sang Anh và nhập quốc tịch Anh vào tháng 10/2006.

Trong khi hồ sơ nhân thân Litvinenko không có gì đặc biệt, cái ch/ết của ông ta lại đầy ắp tình tiết gay cấn sặc mùi gián điệp thời chiến tranh lạnh. Theo Times of London (22/11/2006), vào 15 giờ ngày 1/11/2006, Litvinenko có cuộc hẹn với Giáo sư, chuyên gia an ninh Italia Mario Scaramella.

Nội dung buổi gặp tại nhà hàng Sushi Itsu ở Piccadilly (London) là cùng xem xét danh sách đối tượng có thể bị khử trong đó có một số người Nga lưu vong tại Anh, cá nhân Litvinenko, Scaramella và cả Boris Berezovsky. Cuộc gặp kéo dài khoảng 30 phút và hai người hẹn sẽ gặp lại vào ngày 10/11.

Trước đó, 10 giờ sáng cùng ngày, Litvinenko gặp ba người Nga tại khách sạn Millennium ở quảng trường Grosvenor (London) mà một trong số đó là Andrei Lugovoy (đồng nghiệp cũ tại KGB, cựu cận vệ của nguyên Thủ tướng Yegor Gaidar), người hiện chuyên cung cấp tin tức an ninh cho một số triệu phú Nga.

Lugovoy có mặt tại London khoảng một tuần trước khi Litvinenko bị hạ. Lugovoy cho biết cuộc gặp chỉ bàn chuyện làm ăn (hai người Nga còn lại là Vyacheslav Sokolenko và Dimitry Kowtun).

Theo báo chí, sở dĩ ông gặp Litvinenko bởi cựu điệp viên Nga này từng giúp phá một vụ ám sát trước đó vài tháng nhằm vào Thượng nghị sĩ Italia Paolo Guzzanti, người đứng đầu Ủy ban Mitrokhin (thuộc Quốc hội Italia) điều tra hoạt động gián điệp Nga tại Italia (sự can thiệp của Litvinenko giúp tóm được 6 kẻ tình nghi Ukraina).

Danh sách đối tượng bị khử (mà Scaramella cung cấp cho Litvinenko) gồm 4 trang lấy từ 2 e-mail gửi từ Nga.

Ngay trong đêm 1/11, Litvinenko bắt đầu thấy mệt. Ngày 3/11, đương sự nhập viện (bị nôn liên tục và mất nước trầm trọng); ngày 15/11, bác sĩ vẫn không thể xác định Litvinenko bị bệnh gì trong khi nạn nhân bắt đầu tiều tụy với tình trạng sức khỏe cực kỳ nguy kịch (tóc rụng, da tái, mắt mờ...); và cuối cùng chỉ vài giờ trước khi Litvinenko chết (23/11), người ta mới biết nạn nhân bị đầu độc bằng chất phóng xạ polonium 210 (bằng hình thức nào thì vẫn không rõ).

Tính chất phức tạp của vụ án thể hiện ở nhiều chi tiết rối rắm. Theo Sunday Times (26/11/2006), năm 2003, Litvinenko kể rằng mình từng hẹn gặp một người mang mật danh “Thiếu tá P” trên băng ghế bên ngoài nhà hàng Wagamama tại quảng trường Leicester (London) và nghe trình bày kế hoạch á/m s/át Tổng thống Vladimir Putin. “Thiếu tá P” cho biết ông muốn được Berezovsky tài trợ kế hoạch ám sát.

Tuy nhiên, nghi rằng đây là cái bẫy mà FSB gài để thộp mình lẫn Berezovsky nên Litvinenko trình báo cảnh sát Anh. “Thiếu tá P” và một người Nga nữa bị bắt và sau đó được trao trả cho Nga. Tháng 9/2004, hai tuần sau khi Litvinenko kể với một số nghị sĩ Anh về hoạt động của FSB, nhà riêng của đương sự bị tấn công bằng bom xăng.

Polonium 210 - chất cực độc
Cho đến lúc Litvinenko chết tối 23-11, các bác sĩ và cảnh sát vẫn chưa đưa ra kết luận bệnh nhân bị đầu độc bằng chất gì. Nhận định về nguyên nhân gây tử vong cho Litvinenko là chất phóng xạ polonium-210 chỉ được cảnh sát đưa ra ngày hôm sau 24-11. Trước đó giả thiết chất độc là thalium từng được đưa ra và các bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân theo hướng này, tuy nhiên sau đó đã dừng ngay phác đồ điều trị vì dự đoán về chất thalium đã bị các chuyên gia bác bỏ.

Vài ngày trước khi mất, ngay trên giường bệnh Litvinenko đã nhờ một người bạn ghi lại “tâm thư” của mình, trong đó cảm ơn các bác sĩ đã tận tình chăm sóc, cảm ơn cảnh sát Anh đã tích cực điều tra vụ ông bị đầu độc, cảm ơn Chính phủ hoàng gia Anh đã quan tâm tới ông và cho phép ông được hưởng quyền công dân theo qui chế tị nạn. Đồng thời Litvinenko cũng lên tiếng buộc tội Tổng thống Nga Vladimir Putin và chính quyền Nga chính là thế lực chủ mưu bức hại mình.

Sau khi Litvinenko mất, cảnh sát Anh đã ráo riết điều tra. Họ cho rằng Litvinenko đã bị đầu độc tối 1-11-2006 tại khách sạn Millenium Mayfair London bằng chất polonium-210, một loại phóng xạ cực kỳ hiếm và nguy hiểm. Chỉ nửa liều chất này với vi lượng 10 nanogram là đủ gây chết người nếu chất độc thâm nhập trực tiếp vào phổi, còn nếu qua đường tiêu hóa thì sẽ gây chết người ở liều lượng 50 nanogram.

Ngay từ tiến trình điều tra ban đầu, người ta đã phát hiện dấu vết polonium 210 tại ba địa điểm (Sushi Itsu; khách sạn Millennium và nhà riêng nạn nhân). Trong khi đó, polonium 210 là chất phóng xạ hiếm và dễ bay hơi (không thể lấy nếu không mò được vào phòng thí nghiệm hạt nhân chuyên biệt).

Dấu vết phóng xạ cũng được phát hiện tại văn phòng tỉ phú đầy tai tiếng người Nga Alexandr Berezovsky đang sống lưu vong tại Anh.

Tóm lại, theo như báo chí Anh nhận xét, “dấu vết polonium có ở khắp nơi”. Cả thành London những ngày ấy chỉ toàn nói chuyện về polonium. Các cơ quan y tế cũng kiểm tra hàng trăm cá nhân tình nghi bị nhiễm độc phóng xạ, cụ thể trong số hơn 700 người được kiểm tra, đã phát hiện 17 người cho kết quả dương tính với mức nhiễm polonium trên mức trung bình, song các nhà chức trách và bác sĩ cho rằng nguy cơ ảnh hưởng của polonium tới sức khỏe của họ là không đáng ngại.

Theo Donald G. Mcneil viết trên New York Times (25/11/2006), polonium 210 là chất cực độc. Xét theo khối lượng, polonium 210 độc hơn cyanide khoảng 250 triệu lần và chỉ một hạt nhỏ bằng hạt bụi cũng đủ gây chết người. Hơn nữa, nó cũng quá nhỏ để có thể tạo ra vị khi nếm.

Được Marie Curie phát hiện năm 1898 và đặt tên theo quê hương Ba Lan của bà, polonium rất hiếm trong tự nhiên. Polonium 210 gây tử vong bởi nó phóng ra hạt alpha với năng lượng đủ để xé toạc cỗ máy gien tế bào, giết chết tế bào lập tức hoặc biến thành khối u.

Lượng alpha phóng thích từ polonium 210 nhiều hơn 5.000 lần so với cùng lượng radium. Các loại phóng xạ alpha không thể phát hiện bằng thiết bị nhận biết phóng xạ thông thường nên nó dễ dàng “vượt biên”.--PageBreak--

Không như các chất đồng vị phóng xạ chẳng hạn caesium-137 hoặc cobalt-60, polonium 210 không dùng cho phóng xạ y học nên nó không thể được đánh cắp từ bệnh viện mà chỉ từ các phòng thí nghiệm hạt nhân chuyên biệt (Times of London 25/11/2006).

Trong khi đó, như phóng sự The Observer (26/11/2006) cho biết, nạn buôn lậu các chất phóng xạ tiếp tục bùng nổ. Cách đây không lâu, Cảnh sát Nga phá được một đường dây buôn lậu chất phóng xạ alpha.

Năm 1999, một sĩ quan quân đội Nga bị bắt quả tang khi vượt biên giới Kazakhstan vào Uzbekistan với chiếc “vali” polonium và beryllium, lấy cắp từ Trạm không gian Baikonur.

Năm 1993, tờ Bulletin of Atomic Scientists kể rằng 10kg polonium đã biến mất khỏi Viện Nghiên cứu vật lý Italia thử nghiệm toàn Nga tại thành phố Sarov.

Theo Cơ quan Nguyên tử năng lượng quốc tế (IAEA), hầu hết nhà máy sản xuất hạt nhân tại Liên Xô (cũ) đều đang trong tình trạng không được quản lý chặt và chất phóng xạ thậm chí không được cất giữ cẩn thận.

The Guardian số ra ngày 26/11/2006 dẫn một nghiên cứu từ Đại học Stanford (Mỹ) cho biết, từ năm 1991 đến 2002, khoảng 40kg uranium và plutonium đã bị đánh cắp từ các cơ sở hạt nhân của Nga. Bốn năm qua, có hơn 300 vụ đánh cắp chất phóng xạ bị phát hiện (riêng trong năm 2005 đã có 103 vụ).

Với polonium, việc mua nó cũng chẳng khó khăn gì. Một công ty tại Mỹ tên United Nuclear hiện đang rao bán polonium trên mạng. Riêng tại Nga, polonium 210 được sản xuất chừng 8gr/tháng – theo Sergei Kiriyenko, Giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng lượng Nga; và tất cả đều từ một nhà máy tại Urals, xuất sang Mỹ cho công nghiệp in và sơn.

TRUY VẾT POLONIUM

Trở lại vụ án Alexander Litvinenko. Vấn đề bắt đầu thêm phần phức tạp khi bây giờ người ta không chỉ phát hiện polonium 210 tại nhà hàng Sushi Itsu; khách sạn Millennium và nhà riêng nạn nhân mà cả tại văn phòng Boris Berezovsky ở số 25 Grosvenor (Mayfair), gần khách sạn Millennium. Tại sao polonium 210 có tại nhà Berezovsky (người đã vào viện thăm Litvinenko khi nạn nhân chưa ch/ết)?
Chưa có câu trả lời ở thời điểm đó.

Căn cứ vài chi tiết chính liên quan đến vụ án, có thể xác định sơ khởi rằng Litvinenko bị hạ độc vào ngày 1/11, tại cuộc gặp với ba người Nga ở khách sạn Millennium; tại cuộc gặp với Mario Scaramella ở nhà hàng Sushi Itsu; hoặc ngay tại nhà mình...

Tuy nhiên, ai là thủ phạm thật sự? Litvinenko bị “thuốc” như thế nào? FSB có dính dáng gì? Hay Alexander Litvinenko tự tử (mà tại sao lại tự tử)?

Còn nhiều câu hỏi khác nữa, chẳng hạn ai cung cấp bản danh sách các đối tượng sẽ bị “thịt” cho Mario Scaramella? Đây là một trong những chìa khóa rất quan trọng.

Cảnh sát Anh nhận định lượng polonium trong tách trà Litvinenko đã uống tối 1-11-2006 cao gấp 10 lần liều lượng tối thiểu gây tử vong, và nếu tính ra tiền thì có giá hơn 10 triệu USD.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nghi ngờ động cơ dùng polonium để đầu độc, vì tuy đây là chất phóng xạ rất nguy hiểm và hiếm nhưng lại rất dễ bị phát hiện. Hơn nữa ý định dùng liều lượng quá nhiều đến mức không cần thiết như vậy nhằm nói lên điều gì?

Liệu đây có phải là âm mưu đánh lạc hướng cơ quan điều tra hay không, vì một lượng polonium lớn như vậy thường được cho là rất khó kiếm trong các phòng thí nghiệm nhỏ lẻ, mà phần nhiều chỉ có thể thu mua theo các đường dây chuyên nghiệp trong “thế giới ngầm”, hoặc từ các cơ sở thí nghiệm về chất phóng xạ và hạt nhân lớn của nhà nước.

Cảnh sát Anh tiếp tục nghiên cứu băng hình từ hệ thống an ninh công cộng để theo dõi hoạt động của Litvinenko trước và trong ngày 1/11/2006.

Theo Reuters (6/12/2006) cho biết, điều tra viên Anh đã thẩm cung nhân chứng Dimitry Kowtun (một trong ba người Nga gặp Litvinenko ở khách sạn Millennium) tại Moskva với sự hợp tác từ Cảnh sát Nga.

Một trong những chi tiết kỳ lạ nữa là dấu vết polonium 210 bây giờ xuất hiện khắp nơi, từ một sân vận động tại London, trong ba máy bay British Airways (tuyến Moskva - London) đến cả Tòa đại sứ Anh tại Moskva (trong văn phòng mà Andrei Lugovoy từng ghé vào để xin visa sang London)! Báo International Herald Tribune (6/12/2006) cho biết dấu vết polonium 210 đã xuất hiện tại 30 địa điểm (thật quá kỳ lạ!)...

Chính tỉ phú lưu vong Berezovsky đã tuyên bố do đây là chất đồng vị phóng xạ quí hiếm nên chỉ có thể lấy nó trong các phòng thí nghiệm hạt nhân cấp quốc gia, điều này chứng tỏ “chính phủ và Cơ quan an ninh Nga đứng đằng sau vụ này”, và vụ ám sát Litvinenko thực chất là nhắm vào ông ta chứ không phải ai khác.

Cảnh sát còn đau đầu hơn nữa khi lời khai của Litvinenko và Lugovoi về cuộc gặp ngày 1-11 không đồng nhất. Theo lời Litvinenko trước khi ch/ết, trong buổi gặp này, ngoài hai người còn có một nhân vật thứ ba do Lugovoi dẫn đến mà Litvinenko không quen.

Người này được ông ta miêu tả là “cao, nét mặt góc cạnh, ít nói, khoảng ngoài 40 tuổi, tên là Vladimir”. Tuy nhiên, theo lời Lugovoi thì nhân vật thứ ba chẳng phải là “ông Vladimir bí ẩn nào đó” mà là Dmitry Kovtun, bạn Lugovoi từ thuở thiếu thời, và người này đã được giới thiệu với Litvinenko hai tuần trước đó.

Trên giường bệnh, khi biết mình bị đầu độc, Litvinenko đã từng nói với bạn bè và người thân rằng ông nghi ngờ 3-4 người đã gặp hôm 1-11-2006. Cụ thể là Lugovoi và một người nữa cùng ông nói chuyện và uống trà tại khách sạn Millenium, Viacheslav Sokolenko cũng là người quen có chào nhau buổi tối hôm đó vì người này trú tại khách sạn Millenium (và cũng là người mà một số báo cho là “nhân vật thứ ba bí hiểm” có tên Vladimir mà Litvinenko nhắc đến).

Ngoài ra còn có thương nhân người Ý tên là Mario Skaramella, người cùng ông ăn tối tại một quán ăn Nhật ngay trước buổi gặp Lugovoi tại khách sạn Millenium.

Lugovoi hẹn gặp Litvinenko về chuyện làm ăn (ông này hiện là doanh nhân và đang đứng đầu một công ty bảo vệ tư nhân). Gia đình Lugovoi cả vợ và con trai 5 tuổi lần này sang London chủ yếu là để xem trận bóng đá trong khuôn khổ cúp vô địch châu Âu là Arsenal và CSCK của Nga.

Sokolenko là bạn Lugovoi, cùng đi với gia đình ông này xem bóng đá và không có mặt trong buổi trò chuyện trong đó có “tách trà polonium” nói trên, mà chỉ đi ngang qua và “vẫy tay chào” nhóm người đang bàn chuyện.

Còn doanh nhân người Ý Skaramella cũng là người quen lâu năm của Litvinenko, chủ động hẹn gặp Litvinenko để đưa cho ông này một danh sách mà theo nhiều nguồn tin, lúc thì được cho là ghi tên những người chịu trách nhiệm trong vụ sát hại nữ nhà báo Nga Anna Politkovskaya tại Matxcơva trước đó, khi thì lại là “danh sách đen” có tên những người sẽ bị “thanh toán”, trong đó có tên cả hai người Litvinenko và Skaramella.

Sau tối hôm đó về nhà, chưa kịp xem danh sách thì Litvinenko đã thấy choáng váng và ngã bệnh.

Scotland Yard đã tiến hành điều tra rộng rãi. Các nhân viên an ninh cũng đã sang Matxcơva để hỏi cung các nhân chứng và người liên quan đến vụ án. Nửa năm sau, vào tháng 5-2007, Cơ quan điều tra Anh cho biết “đã có đầy đủ bằng chứng để buộc tội Andrey Lugovoi đầu độc Litvinenko một cách có chủ ý”.

Ngày 28-5/2007, Viện Công tố hoàng gia Anh đã chuyển cho Nga yêu cầu dẫn độ Lugovoi sang Anh, nhưng thật ra đến bây giờ các nhà chức trách Anh vẫn chưa công bố chính thức nguyên nhân tử vong của Litvinenko cũng như kết quả khám nghiệm tử thi người quá cố.

Trong vô số giả thuyết về nghi án Litvinenko, tờ Izvestia đã đưa ra vài giả định, rằng: Có thể Litvinenko dính dáng đường dây buôn lậu hạt nhân bất hợp pháp (biết đâu chừng làm việc cho Berezovsky, người bị tình nghi liên can đến việc cung cấp hạt nhân cho khủng bố Chechnya) và bị trúng độc; hoặc Litvinenko có thể bộc lộ dấu hiệu phản thùng và bị Berezovsky “giết người diệt khẩu”...

Ngoài ra, còn có giả thuyết rằng một số đối thủ chính trị của Tổng thống Vladimir Putin đã nhúng tay vào để làm mất uy tín Putin. Vụ việc cho đến thời điểm này đã khiến quan hệ Nga - phương Tây (đặc biệt với Anh) khá căng thẳng.

Cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Jacques Chirac cũng như Ngoại trưởng Italia Massimo D'Alema đều đang yêu cầu Moskva hợp tác thiện chí hơn (The Guardian 6/12/2006).

Nhiều nghị sĩ Anh cũng chỉ trích Moskva khi 9 điều tra viên Anh thuộc Scotland Yard bị cấm phỏng vấn các viên chức FSB cấp cao. Tối 5/12/2006, Cảnh sát Napoli (Italia) đã tịch thu tài liệu và máy tính tại tư dinh Mario Scaramella.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com