Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Học tiếng anh

7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh

Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói

Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào

Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Học cách ghi nhớ

Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh

Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

5. Hãy nối mạng

Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.

Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

6. Học từ vựng một cách có hệ thống

Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

7. Bạn hãy phấn khích lên

Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.Kinh nghiệm học tốt Tiếng Anh

Có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh. Tùy theo cách học và điều kiện của mỗi người mà sẽ có những phương pháp riêng phù hợp và hiệu quả. Dưới đây tôi xin chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm của riêng mình sau một số năm đi học và giảng dạy cũng như kinh nghiệm của rất nhiều người đã từng học tiếng Anh hiệu quả trước đó. Bài viết này chỉ xin bàn về những vấn đề cơ bản nhất đối với người học ngoại ngữ không chuyên.

Học phát âm

Phát âm không đúng là một trong những điểm yếu lớn nhất của số đông người học tiếng Anh. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì có nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh, phát âm chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai rất khó sửa về sau này. Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã.

* Lời khuyên: Các bạn cần nắm vững Hệ thống Phiên âm Quốc tế (International Phonetic Symbols - IPS) có in đằng sau các cuốn từ điển và tập thói quen luôn luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất. Ngoài giờ học trên lớp với các thầy cô, các bạn nên tự học phát âm ở nhà qua phần mềm Speech Solutions và tham khảo thêm phần phát âm của đĩa CD-ROM Cambridge Advanced Learners’ Dictionary được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng vi tính.

Học từ vựng

Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu, tránh học từ chết. Ví dụ học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng.

Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng. Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen” những từ vừa mới học vào khi tập nói hay khi tập viết email bằng tiếng Anh. Có thể lúc đầu bạn còn rất lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng chính những lúc như vậy bạn sẽ nhớ từ được nhiều nhất và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng hay một cách thành thạo. Cốt lõi vấn đề ở đây chính là bạn đang tự giúp mình tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. Bạn không nhất thiết phải viết từ ra giấy nhiều lần vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi.

Bạn cũng cần luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới bên mình để tranh thủ học khi rảnh rỗi. Hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường xuyên theo định kì (3 ngày, 1 tuần hay một tháng). Cố gắng ôn lại từ vựng đã học ít nhất là 3 lần mới có thể nhớ tốt được chúng.

Để ý cách trình bày từ vựng: sử dụng nhiều màu viết khác nhau, vẽ hình hay sơ đồ theo chủ đề càng nhiều càng tốt.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách tự học từ vựng rất hay. Tôi xin giới thiệu các bạn tham khảo bộ sách sau: Basic Vocabulary in Use, Vocabulary for Intermediate Students, Vocabulary for Upper - Intermediate Students.

Học nói

Nói là kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một ngôn ngữ nào. Chúng ta luôn có cảm giác tiến bộ to lớn và rõ rệt nhất khi có thể giao tiếp lưu loát trực tiếp bằng ngôn ngữ nói. Theo tôi, để học nói các bạn đừng quá vội vàng. Có nhiều người may mắn sống trong môi trường tiếng Anh nên họ có thể học nói ngay từ mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học nói thực thụ.

Mother-mẹ, từ ngữ được coi là đẹp nhất trong tiếng Anh.

Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc trong môi trường tiếng Anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau:

- Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên lớp tại các trung tâm ngoại ngữ (tập nói càng nhiều với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói nhiều ta càng nhớ bài lâu hơn và tạo được cho mình phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong đời sống).

- Khắc phục tính nhút nhát và sợ sai của mình. Cứ mạnh dạn nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể.

- Tìm một bạn học hay nhóm học ưng ý và sắp xếp thời gian học nhóm với nhau. Có nhiều bạn hẹn nhau đến lớp sớm 30 phút và chỉ ngồi nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau mà thôi. Đây là một cách học rất tốt và giúp nhau cùng tiến bộ.

- Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh vào cuối tuần.

Học nghe

Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh ta thường phải trải qua các bước sau. Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó để giúp bạn hình dung và phán đoán được những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ chính rồi đoán, không nhất thiết phải nghe ra từng từ từng từ một, sau đó nghe lại nhiều lần để biết được càng nhiều chi tiết càng tốt để có thể hoàn tất các câu hỏi trong bài. Tuyệt đối không xem trước nội dung bài khóa trước khi nghe. Chỉ khi nghe xong rồi bạn mới vừa nghe vừa đọc bài để kiểm tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay có trong bài. Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ bài tốt hơn.

Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể (nghe băng, nghe nhạc, nghe radio, xem TV, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng Anh …). Trên thị trường hiện nay cũng bán rất nhiều sách luyện nghe tiếng Anh để bạn có thể tự học thêm ở nhà.

Ngoài ra, còn có một công cụ vô cùng hữu hiệu để rèn luyện mọi kỹ năng cho người học tiếng Anh ngày nay, đó chính là Internet. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu online bằng tiếng Anh. Ngoài ra, trên Internet còn có rất nhiều trang web cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí rất thú vị và tiện lợi. Tôi xin giới thiệu một số trang web để các bạn có thể tham khảo và tự học thêm ở nhà.

• www.bbclearningenglish.com

• http://www.britishcouncil.org/learning

• http://esl.about.com/

• http://::1e4::sl.org

• www.manythings.org

• www.freenglish.com

• www.english-at-home.com

• www.tolearnenglish.com

• www.vocabulary.com

Tóm lại, nguyên tắc cơ bản nhất để học tốt tiếng Anh là thực tập và sử dụng cũng như tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Mỗi ngày, bạn hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1 tiếng) để học tiếng Anh và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Sau một thời gian kiên trì áp dụng những nguyên tắc trên, tôi tin rằng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng và bạn sẽ thêm yêu cái thứ tiếng thú vị và rất cần thiết cho tương lai của bạn sau này.

ch học tiếng Anh hiệu quả đối với sinh viên CNTT

Khá nhiều sinh viên giỏi công nghệ thông tin (CNTT) nhưng trình độ tiếng Anh kém nên đã bỏ qua nhiều cơ hội việc làm. Vậy, để học tốt tiếng Anh chuyên nghành này, sinh viên phải học như thế nào?

Trước tiên, người học cần phải có kiến thức căn bản về văn phạm. Nhiều sinh viên bị hổng kiến thức cơ bản từ bậc phổ thông; thậm chí có sinh viên khu vực vùng sâu vùng xa chưa từng học Anh văn. Do đó, ngay khi bắt đầu học chương trình CNTT, sinh viên nên tăng tốc học tiếng Anh để lấy lại nền tảng; bên cạnh đó tự trang bị thêm kiến thức CNTT cơ bản như khái niệm về phần cứng, phần mềm, linh kiện máy tính, các công nghệ mới…; từ đó dễ hình dung và hiểu được ý nghĩa các cụm từ, khái niệm mô tả trong tài liệu học tiêng Anh chuyên nghành. Đọc, hiểu là hai kỹ năng tiếng Anh đòi hỏi sinh viên CNTT phải đáp ứng để có thể xem tài liệu, sách, internet hoặc tài liệu hướng dẫn. Tốt nhất, tiếng Anh nên tương đương trình độ B. Về vốn từ chuyên môn, sinh viên cần tập trung trau dồi trong quá trình học. Nếu xác định sẽ học tiếp chương trình liên thông với các trường đại học nước ngoài, song song với việc học chuyên nghành CNTT, sinh viên cần học thêm tại trung tâm Anh ngữ để lấy bằng TOEFL hoặc TOEIC vì đó là điều kiện để học liên thông. Từ điển chuyên nghành CNTT bỏ túi để tra cứu từ vựng và quyển sổ tay để ghi chép điều cần nhớ là những thứ không thể thiếu. Từ điển Wikimedia, phần mềm từ điển Lạc Việt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tra cứu từ vựng, diễn giải khá chi tiết các khái niệm trong nghành CNTT. Đối với bài học về tên linh kiện máy tính như cổng, khe cắm trên Mainboard, ROM, RAM… sinh viên nên áp dụng phương pháp học trực quan để dễ nhớ từ mới như vừa xem vị trí mô tả trên hình minh hoạ, vừa xem thực tế trên linh kiện. Khá nhiều sách chuyên nghành CNTT sau khi dịch ra tiếng Việt không còn giữ được độ chính xác cao về nội dung, ngữ nghĩa. Vì thế, đọc sách chuyên nghành bằng tiếng Anh sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn nội dung của chủ đề cần tham khảo, đồng thời có thể củng cố thêm được rất nhiều từ mới.

Sách báo, tạp chí song ngữ chuyên nghành CNTT rất hữu ích cho viẹc học tiếng Anh vì bài viết thường đề cập đến chủ đề thiết thực gần gũi trong lĩnh vực CNTT. Người đọc sẽ dễ hiểu và nhớ ngay những từ ấn tượng, những khái niệm mới nhanh chóng. Thầy Nguyễn Tam Trung, giảng viên tại SaiGon CTT cho biết “Đọc nhiều là cách học từ vựng nhanh nhất. Sử dụng từ điển hoặc Google để tra từ và lưu lại những gì mình học bằng những phần mềm lưu trữ. Có thể tạo file text hoặc excel để học từ, chia làm nhiều cột, cột cho từ, cột cho nghĩa và cột cho đường link dẫn đến nơi gặp từ này. Lâu dần, sinh viên sẽ có được vốn từ vựng.

Hoàn Thiện Các Kỹ Năng Với 45 phút

Đã bao giờ bạn nghĩ rằng chỉ cần với 45 phút mỗi ngày, bạn sẽ sở hữu một khả năng tiếng Anh "cực tốt" chưa? Bạn đừng ngạc nhiên và hãy thử tham khảo những kinh nghiệm học tập dưới đây để xem mọi chuyện là như thế nào nhé!

Chỉ với một câu hỏi: “Phương pháp học tiếng Anh của bạn là gì?” thì mọi người sẽ có hàng ngàn câu trả lời khác nhau dựa vào kinh nghiệm học của riêng mình. Có người luyện kỹ năng tiếng Anh bằng cách nghe nhạc và xem các bộ phim nước ngoài, nhưng cũng có người luôn vùi đầu vào sách vở với cả một kho tàng kiến thức vô tận mà không biết đâu là điểm dừng.

Tất cả những kinh nghiệm trên đều rất hữu ích nhưng điều quan trọng hơn nữa là xây dựng cho mình được thói quen học tiếng Anh hàng ngày – một công việc đơn giản nhưng lại có sức mạnh lớn trong việc tăng khả năng tiếng Anh của bạn. Tất cả những người học tiếng Anh đều phải công nhận rằng: Tiếng Anh là một kho tàng vô tận và nếu như không đi đúng hướng, bạn có thể lạc đường trong mê cung kiến thức đó. Chính vì vậy, các bạn đừng cố gắng học quá nhiều thứ cùng một lúc trong thời gian ngắn. Hãy xem việc thực hành như một thói quen nhỏ hàng ngày và hiệu quả học tập của bạn sẽ thay đổi thấy rõ qua từng ngày.

1. Luyện nghe – 10 phút Chỉ với 10 phút thực hành nghe hằng ngày, bạn đã có thể tạo cho mình thói quen phản xạ nghe tiếng Anh. Mỗi người đều lựa chọn cách thực hành nghe như thế nào phù hợp và thuận tiện nhất. Bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để thực hiện nhé. · Kênh tin tức trên Tivi và Internet: hiện nay có rất nhiều kênh thông tin sử dụng tiếng Anh, thực hành nghe bằng các bản tin giúp bạn tiếp cận với tiếng Anh thông dụng được sử dụng hằng ngày hoặc tiếng Anh ở một số lĩnh vực cụ thể như: chính trị, kinh tế, văn hóa, dụ lịch. Kiến thức xã hội đi kèm với khả năng nghe tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện đáng kể. · Nghe nhạc: Nghe nhạc giúp bạn làm quen linh hoạt với các tiêu đề khó trong tiếng anh như: sự luyến âm, nối âm, ngữ điệu lên xuống..bởi đặc trưng của các bài hát là giai điệu rất phong phú. Bạn có thể nghe và hát theo để kết hợp luyện giọng tiếng Anh. · Sử dụng CDs, VCDs và băng cassette của các giáo trình giảng dạy tiếng Anh 10 phút không ít nhưng cũng không quá nhiều để bạn luyện tập, chính vì vậy điều quan trọng là mỗi người hãy tìm phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của chính bạn là điều quan trọng nhất. 2. Luyện đọc – 10 phút Lựa chọn chủ đề mà bạn yêu thích để đươc, tuy nhiên, nhớ chú ý lựa chọn những chủ đề và bài viết phù hợp với trình độ của mình (từ beginning đến advanced) để tránh sự chán nản và tăng hiệu quả của việc thực hành nhé! 3. Luyện từ vựng - 10 phút Bạn nên dành ra 5 phút để viết lại tất cả những từ mới mà bạn đã gặp trong 20 phút luyện nghe và luyện đọc trước đó. Hãy luôn giữ bên mình một cuốn sổ ghi chép để lưu lại những từ mới và nghĩa của nó. Thỉnh thoảng bạn có thể giở ra và ôn lại để có thể nhớ lâu hơn. Tự thiết lập cho mình mục “Top 15 words per day” để ghi lại những từ mới, khó hoặc khá thú vị cũng là một cách học hiệu quả. Bạn thử làm một phép tính nhỏ với phương pháp này nhé: mỗi ngày bạn có thể học ít nhất là 15 từ, mỗi tháng ít nhất là 450 từ và mỗi năm là 164.250 từ. Một con số ngoài sự tưởng tượng của bạn chỉ với 10 phút mỗi ngày đúng không?

4. Luyện ngữ pháp – 10 phút Đây là khoảng thời gian bạn nhớ lại những gì đã được học trên lớp, hoặc nếu như bạn tự học mà không tham gia một khóa học nào thì 10 phút này là thời điểm mà bạn lấy sách ngữ pháp và ôn lại những tiêu điểm ngữ pháp đã từng học. Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo ở các trang web học tiếng Anh online – mỗi ngày sẽ có những tiêu điểm ngữ pháp được giới thiệu (Tip of the Day). Ôn nhanh những tiêu điểm đó mà sau đó nhớ lại những cấu trúc, từ vựng mà bạn đã gặp trong 10 phút thực hành nghe và 10 phút thực hành đọc? Bạn có gặp lại những cấu trúc đấy không? Chúng được sử dụng như thế nào? 5. Luyện nói - 5 phút Luyện nói hàng ngày đặc biệt quan trọng dù bạn chỉ dành ra 5 phút để thực hành. Hãy cố gắng nói thực sự, tóm tắt lại những gì bạn đã nghe và đọc. Nếu như việc luyện tập này được thực hiện một mình sẽ gặp nhiều khó khăn thì bạn có thể cùng học tập với bạn bè.

Chỉ gói gọn trong vòng 45 phút mỗi ngày, hàng ngày hoặc ít nhất là 4 ngày trong 1 tuần, bạn đã có thể tạo thành một thói quen học tiếng Anh. Nếu như bạn giữ được thói quen này thì trình độ của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh chóng.

Chia sẻ kinh nghiệm nói Tiếng Anh

Mặc dù có rất nhiều bạn biết tiếng anh thậm chí học ngữ pháp rất giỏi nhưng đến khi nghe các bạn nói chúng ta lại chẳng hiểu gì. Tại sao thế? Đó là do chúng ta đã phát âm không chuẩn. Vậy làm thế nào khác phục được điều này? Mình xin giới thiệu với các bạn tham khảo kinh nghiệm (mình nghĩ rất hữu ích cho các bạn) của một thành viên nhiệt tình trong diễn đàn tienganh.com.vn

Trước tiên các bạn phải biết được kí hiệu phiên âm quốc tế (The International phonetic symbols), phải đọc chuẩn nó đã.

1. Kí hiệu nguyên âm (Tôi chỉ có thể diễn tả tương đương Tiếng Việt những kí hiệu lạ mà thôi)

a. Nguyên âm đơn:

Kí hiệu

Đọc tương đương Tiếng Việt

Ví dụ minh hoạ

So sánh cách đọc (nếu có)

Âm ngắn

Âm kéo dài

Hoặc khác nhau

/I/

Như i nhưng ngắt hơi nhanh (hơi có ư)

Did

/æ/

Đọc là a rồi lướt nhanh sang e (hoặc đọc như e nhưng mở miệng rộng hơn)

Pan, and, can

Pan-Cái chảo

Pen-Cái bút

/o/

Đọc như o nhưng ngắt nhanh (Thậm chí nhấn mạnh nghe như a)

Dog

frog

Pork

/^/

Như ă hoặc ơ(ngắt hơi nhanh)

Love, dove, cup

/ә/

Như ơ (ngắt hơi nhanh)

Ago

/з:/

Như ơ(kéo dài)

Term, word

Còn lại các nguyên âm mà có dấu( ở sau thì âm đó phải kéo dài như: i:, a:, u:, o: (hoặc chữ c ngược) thì đều phải đọc kéo dài

b. Nguyên âm đôi:

Kí hiệu

Đọc tương đương Tiếng Việt

Ví dụ minh hoạ

/ei/

Đọc lướt nhanh từ ê sang i (hoặc tương đương như ây cũng được)

Day

/әu/

Đọc lướt nhanh từ ơ sang u (hoặc tương đương như âu cũng được)

Home, phone, don’t

/au/

Như ao

Now, out

/iә/

Đọc lướt nhanh từ i sang ơ (hoặc tương đương như ia cũng được)

Here, near

/eә/

Đọc lướt nhanh từ e sang ơ (hoặc tương đương như eơ cũng được)

Where, hair

/uә/

Đọc lướt nhanh từ u sang ơ (hoặc tương đương như ua cũng được)

tour

2. Phụ âm: Có một số phụ âm đọc như TV nhưng một số thì chỉ tương đương hoặc khác hẳn.

Kí hiệu

Đọc tương đương Tiếng Việt

Ví dụ minh hoạ

/p/

Như p (nhưng nhẹ hơn-Bật hơi mạnh ra từ 2 môi mím chặt)

Pay

/t/

Trông đơn giản thế thôi nhưng có 3 cách đọc đó

C1: Như th nhưng đặt đầu lưỡi ở sát sau hàm trên

C2: Sau chữ s đọc như t VN

C3: Ở cuối từ thì chỉ đọc t nhỏ

Tea

Start

student

/k/

Như k (nhưng nhẹ hơn)

Cat, kid

/g/

Như g nhưng nặng hơn – hơi có k (hơi thoát ra từ cổ họng và bị chặn bởi thân lưỡi)

Go, got

/ŋ/

Đọc như ng

King, sing

/l/

- Đọc như l nếu ở đầu của từ

- Đọc là eo..ồl ở cuối (đọc l rồi cong lưỡi lên)

Leg, low

Beautiful, school

/s/

Như x

See, so

/S/

Như S (nhưng phải uốn lưỡi – như người miền trung, nam)

She, show

/З/

Như gi (nhưng phải uốn lưỡi – như người miền trung, nam)

Vision, leisure

/dз/

Như gi (nhưng hơi có ch)

June, orange, job

/tS/

Như ch (nhưng phải uốn lưỡi – như người miền trung, nam)

Chair, teacher

/j/

Như y nhưng hơi có d (nói chung là nửa y và d vì lưỡi không được chạm 2 hàm răng)

Yes, yard, young

/ð/

Như d (nhưng lưỡi để giữa 2 hàm răng)

This, then

/ө/

Như th (nhưng lưỡi để giữa 2 hàm răng)

- Để tập được 2 từ này đòi hỏi các bạn cần phải có thời gian và phương pháp là: Đặt tờ giấy or bút dọc môi và đưa đầu lưỡi sát vật đó rồi phát âm ra d và th vì hơi bị chặn bởi 2 hàm răng.

Thanks, think, truth

- Giờ thì các bạn có thể đọc chuẩn bảng chữ cái được rùi. Và từ nay khi học từ vựng không nên chỉ học nghĩa và từ loại mà còn để ý đến cách phiên âm nữa nhé. Vì tôi bít rằng trong thực tế rất ít học sinh và thậm chí GV quan tâm đến vấn đề này.

- Một điều nữa rất quan trọng là khi đọc có từ nào mà có phụ âm cuối đều phải đọc nhỏ hoặc đặt lưỡi vào phụ âm đó.

Tôi hi vọng rằng chút kinh nghiệm trên đây sẽ giúp ích ít nhìu cho các bạn trẻ, nhất là học sinh phổ thông.

4 mẹo viết câu văn

Viết câu là một điều bắt buộc với bất cứ người học viết tiếng Anh nào, kể cả người bản ngữ. Sau đây là 4 mẹo cơ bản để xây dựng 1 câu văn đúng

1. Sử dụng đúng mạo từ Có 2 loại mạo từ: xác định và không xác định. Mạo từ xác định – the đề cập tới những danh từ cụ thể, đã xác định. Sau đây là ví dụ mạo từ the ứng với danh từ là apple ( quả táo này đã xác định) He ate the apple. Mạo từ không xác định – a, an đề cập đến danh từ nói Chung. Bạn có thể xem ví dụ Minh họa sau, danh từ apple chỉ một quả táo bất kì nào đó, không xác định từ trước He ate an apple

2. Đảm bảo động từ phù hợp với chủ ngữ Nguyên tắc cơ bản trong viết câu là: chủ ngữ là số ít thì sử dụng động từ ở dạng số ít, còn chủ ngữ là số nhiều thì sử dụng động từ ở dạng số nhiều. Hãy xem các ví dụ sau: She likes to drink coffee. They like to go out and have fun

3. Dùng đúng Giới từ Giới từ có vai trò quan trọng trong việc viết câu. Có các loại giới từ khác nhau: chỉ phương hướng ( to, on, in, onto, into), chỉ địa điểm ( at, in, on) và các giới từ chỉ thời gian, nơi chốn … Bạn cần biết cách phân biệt mỗi giới từ để sử dụng cho đúng.

4. Dùng đúng dấu câu. Học cách sủ dụng của các dấu câu khác nhau để sử dụng đúng và chính xác. Ví dụ, bạn cần biết cách phân biệt giữa dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm.

 Bắt chuyện với người nước ngoài như thế nào?

Hỏi:“Tôi rất muốn nói chuyện với người nước ngoài nhưng lại ngại vì thấy thiếu tự tin và không biết bắt đầu từ đâu? Xin Global Education cho tôi một số lời khuyên”

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Global Education. Sau đây là câu trả của Global Education: Bạn

nên chủ động đến những nơi có nhiều người nước ngoài hay sinh sống hoặc

đi du lịch và làm quen với họ. Sau khi đã tiếp cận và có cơ hội nói

chuyện bạn hãy làm tiếp các hướng dẫn dưới đây.

1. Thư giãn và luôn mỉm cười: Đừng cố phải nói những gì quá khó và đừng quá lo nghĩ xem mình phải nói gì tiếp theo. Trước tiên, hãy cứ lắng nghe thấu đáo.

2. Cố gắng ghi nhớ tên của người nước ngoài

và hỏi họ xem mình phát âm tên của họ đã chuẩn chưa. Hãy cố gắng tìm

cách ghi nhớ ví dụ: bạn liên tưởng tên người ấy với một người nổi tiếng

nào đó hoặc đồng nhất tên người ấy với các từ quen thuộc như (Jen với jewellery hoặc Ben

với beard). Thậm chí cả việc bạn đề nghị họ đánh vần tên họ để nhớ. Và

rồi khi câu chuyện kết thúc bạn có thể chào họ bằng các câu như: Thanks for chatting, Jen.” hoặc “It was great to meet you Ben.”

3. Bạn nên hỏi người bản xứ về một ngày hay một tuần của họ trôi qua thế nào? Bạn có thể đặt các câu hỏi như:

“Did anything exciting happen today/this week?”

“How was your weekend?”

Then, describe something memorable or funny about your day or week.

“You’ll never guess what happened to me…”

4. Bàn luận các tin tức thế giới. Bạn có thể mở đầu các câu chuyện theo các cách sau:

Ví dụ:

“Did you know…”

“Did you hear…”

“I just heard…”

“I just read…”

“Is it true…?”

“Did you hear about the bus strike?”

“I just read that the recession is officially over.”

“Is it true that gas prices are going up again?”

5. Bàn luận về những thứ xung quanh bạn như các bức tranh vẽ nguệch ngoạc trên đường phố, về lũ trẻ đang chơi đùa ở gần đó, hoặc các chủ đề mang tính tích cực.

Ví dụ

“The garden is so nice, isn’t it? I wonder who takes care of it.”

“I can’t believe how many buses stop here. Is it always like this?”

“I can’t believe how many students live around here.”

“There sure are a lot of dogs here. Do you have a pet?”

 6. Bàn luận về du lịch: Bạn hãy nói bạn đến từ đâu và hỏi xem họ đã từng đến đấy chưa? Ví dụ:

“Where have you travelled?”

“Where would you like to travel?”

“Have you ever been to…?”

“You should go to …”

“Have you lived here all your life?”

7. Đề nghị họ cho vài lời khuyên:

Ví dụ:

“What is there to do around here?”

“Where is a good place to eat/have a coffee?”

“Is there anywhere to go swimming in this town?”

“I like to watch English movies. Can you recommend a good one?”

8. Hỏi về sở thích của họ và đồng thời chia sẻ sở thích của mình với họ.

Nếu có thể bạn hãy cố gắng tìm được điểm chung giữa hai người ví dụ như

các bộ phim, các chương trình truyền hình hay thể thao. Ví dụ:

“What do you get up to in your spare time?”

“Don’t laugh but…I’m into reality TV shows these days.”

“Do you play any sports?”

9. Hỏi về việc học tiếng Anh

Ví dụ:

“Can I ask you a question about English? I often hear people at the coffee shop say ‘double double’. What does that mean?”

“You said you were ‘crazy busy’ this week. What exactly does that mean?”

Tại sao Người Việt nói tiếng Anh không hay.?

Tiếng Việt cơ bản là âm đơn, đặc biệt giọng Bắc khá thuần, không có các giọng nặng và âm tiết đặc trưng (accent), nên học các ngoại ngữ khác không bị ảnh hưởng nhiều về accent. Tuy nhiên, tiếng Việt nói không có trọng âm và ngữ điệu... (vì đã có đủ 5 thanh rồi, ngữ điệu làm gì nữa), nên học các tiếng của châu Âu thường cũng nói ngang ngang và đều đều như tiếng Việt, nhưng cũng nhờ thế mà dễ nghe (nếu nói chậm và rõ từng chữ).

Làm gì, người ta cũng dễ mắc một số điểm vướng mắc dẫn đến sai lầm (pitfalls), khiến việc thực hiện khó thành công theo ý muốn. Nói tiếng Anh cũng không là ngoại lệ. Trước hết, có những điểm dễ mắc cần tránh khi học nói tiếng Anh như sau:

1. “Ếch ngồi đáy giếng” Người ta thường khá thiển cận nếu chưa đi sâu vào một vấn đề nhất định, đặc biệt khi mới bắt đầu học hay tập luyện một cái gì đó. Sự thiển cẩn “ếch ngồi đáy giếng” này dẫn đến các hệ quả là: a. Đặt mục tiêu không cao: Trước khi làm gì ta cũng phải đặt ra mục tiêu rõ ràng để giúp cho việc thực hiện có định hướng (người phương Tây gọi đó là phương pháp Backcasting). Nhưng thông thường khi người ta kém (do mới bắt đầu học) nên hay bị mắc bệnh “ếch ngồi đáy giếng”, không biết thế nào mới là đạt yêu cầu, chưa nói thế nào mới là giỏi thì gần như không có khái niệm. Khi người ta mới học tiếng Anh, nếu thấy một người nói chuyện được với người nước ngoài đã thấy là kinh lắm, và chỉ mong được như thế là thoả mãn lắm rồi. Rồi khi bắt đầu tậm toẹ có chút căn bản, thì lại thần tượng những người “phun tiếng Anh như gió” (bất luận họ nói đúng hay sai). Thông thường, người Việt mình cũng chỉ đặt mục tiêu đến thế là hết, nên khi đã nói tiếng Anh được lưu loát, “như gió”, thì thường tự thoả mãn mình mà không cố gắng trau dồi, nâng cấp nó lên nữa. Đặc biệt những người học chuyên về tiếng Anh ở các trường Ngoại Ngữ, hay hơn nữa là người được đi nước ngoài thì càng coi thường, vì nghĩ rằng mình có điều kiện và môi trường như thế, thể nào mà chả giỏi tiếng Anh nói chung và nói tiếng Anh nói riêng. Với một suy nghĩ “ấu trĩ” dường vậy, nên tỉ lệ những người giỏi tiếng Anh cũng như nói tiếng Anh hay ở người Việt là rất khiêm tốn, không ngoại lệ những người có điều kiện đi học bằng tiếng Anh, kể cả Việt Kiều. Vì vậy, để có thể đạt một kết quả cao trong học tiếng Anh lẫn nói tiếng Anh, ta cần phải đặt mục tiêu rất cao. Riêng về chuyện nói, thì ta phải lấy mức trần là các chính khách Mỹ hay Anh (những người có tài hùng biện) để mà phấn đấu. Điều này không hẳn có nghĩa là ta sẽ phải nói hay được như họ, tất nhiên về lý thuyết, chừng nào chưa nói được như họ, nghĩa là ta vẫn có thể phải cố gắng luyện tập tiếp. Tuy nhiên, vì thường con người hiếm ai có thể đạt 100% mục tiêu cả, thường là một số % nhất định nào đó, nếu ta đặt mục tiêu thấp tè, thì dù đạt 99% cũng chả thể bằng đặt mục tiêu cao chót vót nhưng đạt độ 50% thôi. Trong trường hợp này cũng thế, nếu ta đặt mục tiêu chỉ là nói lưu loát, thì có khi ta chỉ đạt gần được mức ấy, nghĩa là chưa có gì là ghê gớm cả, nghe vẫn có thể “khô” như thường. Nhưng nếu đặt mục tiêu là Bill Clinton, thì chí ít không nói hay bằng ông ta (mà nói hay bằng thế quái nào được con người tài năng hùng biện thế) thì cũng phải nói hay chả kém gì, hay thậm chí hay hơn cả người bản ngữ bình thường. Phải làm cho người bản ngữ phải ngạc nhiên khi ta vừa cất lên một câu nói, thế mới tạm coi là nói tiếng Anh khá. Giống người Việt ta thôi, khi nghe người nước ngoài nói một thứ tiếng Việt chuẩn xác, ta cũng chả trầm trồ bỏ bố đi chứ, nhỉ? b. Tinh tướng [-X Người ta khi đạt được một cái gì trong mắt nguời khác thì thường bị tật tự mãn, tự kiêu mà dân gian gọi là tinh tướng. Chính vì thế, họ càng thích thể hiện, mà càng thích thể hiện thì tâm hồn càng bất an, càng dễ mắc tật loi choi mà không nói cho chuẩn theo ý mình được. Hơn nữa, vì tinh tướng, nên họ không biết mình, cứ nghĩ là mình giỏi lắm, vì thế càng không thể phát hiện cái sai, cái kém của mình để mà phấn đấu tiếp. Tôi quen một số người, đều có khả năng nói tiếng Anh lưu loát trước đông người, nhưng vì họ nghĩ rằng mình thế là quá kinh (so với người ở Việt Nam) rồi, nên chả nhìn lên, chỉ nhìn xuống, mãi mà vẫn chỉ ở một mức đủ cho dân Việt lác mắt, nhưng dân Tây thì e rằng... Có lẽ mỗi người phải có lúc „ngộ” ra, hiểu được thế nào mới là mức giỏi thực sự, và từ đó thấy rõ ràng cái yếu kém của mình, nhận ra rằng con đường đi đến chỗ tối ưu còn gian nan lắm, thì mới có thể tiếp tục vươn lên được. 2. Hấp tấp Người Việt (mà cả người nước khác nữa) khi học nói thường có xu hướng thích nói nhanh, chắc do ảnh hưởng bởi những quan điểm như "thằng/con đấy nói tiếng Anh như gió" và suy ra nó giỏi tiếng Anh. Bên cạnh đó, nói nhanh bao giờ cũng dễ hơn, vì nói vo được, lấp liếm đi các chỗ sai. Nguyên tắc của một môn gì đó, chẳng hạn trong thể thao, đi nhanh đã khó, nhưng đi chậm mà chuẩn còn khó hơn. Ví dụ bạn nào đã chơi trượt tuyết, trượt băng sẽ thấy để đi chậm và đúng kĩ thuật không phải chuyện đơn giản. Những người tập thể thao không bài bản, thường cố chơi với tốc độ nhanh khi bắt đầu vào guồng, vì làm nhanh sẽ dễ dẫn đến trạng thái “xung cơ” (phấn khích) mà vào tay nhanh, rồi dần dần khi hoàn thiện trình độ mới điềm đạm dần; còn theo hệ thống tập huấn chuyên nghiệp, người tập bao giờ cũng bắt đầu một cách chậm rãi nhưng đúng kỹ thuật. Trong tiếng Anh cũng vậy. Nếu bạn nào đang có thói quen tự nhiên nói "như gió", hay thử nói thật chậm rãi thử xem, sẽ thấy rất khó, và phát hiện ra mình có nhiều cái sai thú vị phết đấy. Hãy đi từ từ và chắc chắn, thà chậm mà đúng còn hơn nhanh mà sai. 3. Dục tốc bất đạt Thiếu kiên trì hay “dục tốc bất đạt” là cố tật của con người. Trên đã bàn về hấp tấp trong khi nói, nay lại là chuyện muôn thuở, hấp tấp vội vàng đốt cháy giai đoạn trong quá trình luyện tiếng. Bản thân tôi chập chững tự học tiếng Anh từ cuối cấp 1 bằng một cuốn sách tự học tiếng Anh, liên tục tự học không qua một trường lớp chính thức nào (trừ môn tiếng Anh dở hơi biết bơi được ném vào Phổ thông và Đại học) cho đến khi học xong đại học, đã từng present 3h liên tục trước hàng chục giáo sư với sinh viên Canada trong một dự án hợp tác và được họ đánh giá không đến nỗi. Vậy mà cho mãi đến 3 năm trước đây mới phát hiện ra mình nói không chuẩn rất nhiều chỗ, chứ chưa kể đến chuyện nói hay. Sau đó, tôi phải mất hơn nửa năm trời để luyện nói, mỗi ngày bỏ ra ít thì 5 phút, nhiều thì nửa giờ để đọc ít thì 3 câu, nhiều thì một vài trang tiếng Anh, để có thể điều chỉnh toàn bộ giọng nói lẫn “Từ vựng nói” của mình. Sau đó, tôi vẫn luôn có ý thức trau dồi khả năng nói của mình mọi lúc mọi nơi tuy không mang tính cấp tốc (intensive training) như vậy nữa, để được một giọng nói cũng không đến nỗi quá tự ti khi ra gặp bạn bè quốc tế. Tuy vậy, vẫn còn nhiều điều phải phấn đấu nữa lắm

Bí quyết luyện thi IELTS từ A đến Z

Đăng ngày: 17:42 14-04-2010

Thư mục: Tổng hợp

Kỹ năng nghe

Kỹ năng đầu tiên mà IELTS giúp bạn rất nhiều là kỹ năng nghe. Với IELTS, bạn chỉ được nghe một lần, mô phỏng đúng tình huống đời sống thật. IELTS giúp ta biết cách ghi nhanh bài giảng, thông qua việc tóm tắt, ghi chú dàn bài, lấy ý chính từ bài giảng đó. Kỹ năng này rất quan trọng, vì nhiều bạn sinh viên Việt Nam khi đi du học, mới bước vào giảng đường đại học thường gặp khó khăn khi phải ghi nhanh bài giảng. Thầy cô mải mê với bài giảng trên bảng, còn mình ở bên dưới chỉ biết ngậm ngùi... ngồi không, vì không tài nào ghi chép kịp.

Kỹ năng viết

Ngoài ra, IELTS còn giúp nâng cao kỹ năng viết. Từ đó, ta có thể trình bày ý tưởng rõ ràng, súc tích và còn giúp phát triển toàn diện cách hành văn riêng của mình nữa.

Kỹ năng đọc

Chưa hết đâu, kỹ năng đọc riêng của bạn cũng sẽ "lên" rất nhanh, một khi bạn luyện đọc nhiều. Càng học lên cao, kỹ năng tự học càng trở nên không thể thiếu với bạn. Làm thế nào để đọc nhanh một lượng lớn tài liệu tham khảo và nắm được các ý chính cần thiết mà không bị rối bởi lượng thông tin khổng lồ bằng tiếng Anh? IELTS giúp bạn phát triển kỹ năng tự nghiên cứu và trở nên tự tin khi phải đọc nhanh một lượng lớn thông tin từ các giáo trình, sách báo và cả tài liệu tham khảo..

Kỹ năng thuyết trình

Một kỹ năng nữa cũng hết sức cần thiết và thật thú vị, đó là kỹ năng thuyết trình. IELTS giúp bạn tự tin khi trình bày một vần đề trước đám đông. Học IELTS, bạn sẽ biết cách trình bày thuyết phục về bản thân mình và cách bố cục ý tưởng dù chỉ nói vài ba phút. Hơn nữa, bạn sẽ học cách diễn đạt và phát âm rõ ràng hơn, sử dụng nhuần nhuyễn các câu từ chuyển ý. Không chỉ vậy, bạn còn có thể xử lý được các câu hỏi tình huống thật nhanh.

Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn một số mẹo nhỏ làm thế nào để tự ôn tập và thi IELTS đạt điểm tốt.

Bí quyết để Nghe tốt

Mỗi phần trong bài nghe IELTS chỉ được nghe qua một lần. Vì vậy:

Đừng bắt mình nghe và hiểu rõ từng từ một. Hãy tập trung nghe để nắm bắt những thông tin cần thiết.

Đừng quên rằng trong phòng thi, phần hướng dẫn trước mỗi bài nghe chính là kim chỉ nam của bạn đấy!

Cố gắng không để trống câu trả lời nào, cả những câu bạn không chắc chắn lắm. Luôn nhớ:"Còn nước, còn tát!"

Bí quyết để Nói giỏi

Nhiều bạn trong số chúng ta rất có khiếu nói trước đám đông. Thế nhưng, trong một kỳ thi quan trọng như IELTS, việc thực tập và chuẩn bị tốt sẽ càng giúp các bạn tự tin hơn để dành được điểm số cao nhất.

Bài thi nói được chia làm hai phần. Trong phần đầu, bạn sẽ giới thiệu về mình và trình bày về một chủ đề quen thuộc trong cuộc sống. Ở phần thứ hai, chủ đề này sẽ được mở rộng để thảo luận, bạn sẽ phải tranh luận với giám khảo. Chắc chắn lúc đó, bạn sẽ có đất dụng võ, tha hồ phát biểu ý kiến của mình.

Cố gắng nói liên tục và lưu loát. Đừng quá lo lắng phải nói chính xác mà làm bạn mất đi sự lưu loát.

Luôn phát huy tối đa thời gian bạn có.

Cuối cùng , hãy tự tin và thích thú khi nói tiếng Anh như đang nói bằng tiếng mẹ đẻ. Đừng quá lo lắng về kiến thức của bạn, vì giám khảo chỉ muốn biết bạn nói tiếng Anh như thế nào, chứ không hề có ý định đánh giá kiến thức hàn lâm của bạn về đề tài đó.

Học sinh Việt Nam hay khớp, hay run khi nói tiếng Anh, nhưng qua kỳ thi IELTS này bạn sẽ thấy thích tranh luận hơn. Khi ôn thi bạn cũng nên ham đọc hơn và tìm hiểu nhiều hơn để có thể nói lưu loát trong vòng một, hai phút về đề tài nào đó.

Bí quyết để Đọc nhanh

Thông thường, chúng ta có khuynh hướng dễ nản khi phải đọc cùng lúc một khối lượng tài liệu khá nhiều và phức tạp, đằng này lại là tiếng Anh nữa kia. Vậy chúng ta phải làm thế nào để vượt qua cảm giác này và lấy điểm số thật tốt cho môn đọc hiểu?

Đừng cố gắng đọc cặn kẽ từng từ một.

Bài thi IELTS được thiết kế lên đến 2.000 từ, cố tình để bạn phải chạy đua với thời gian. Do vậy, chỉ cần nắm bắt chính xác thông tin để trả lời được câu hỏi. Muốn vậy, trước tiên các bạn cần đọc kỹ câu hỏi.

Nhớ lưu ý phần tiêu đề chính và phụ, các câu mở đầu bài, câu kết đoạn, những cụm từ in hoa, từ được gạch dưới, từ in nghiên, in đậm... Chúng vô hình giúp bạn nắm bắt ý chính đấy!

Chỉ có 60 phút dành cho ba bài đọc, vì vậy, việc phân chia thời gian một cách khôn ngoan và hiệu quả sẽ giúp bạn làm bài tốt hơn rất nhiếu.

Vì thời gian rất hạn chế, nên tuy được phép viết nháp vào sách câu hỏi, cách hữu hiệu nhất bạn nên tranh thủ trả lời trực tiếp trên giấy làm bài của mình.

Cuối cùng, tương tự như ở bài thi môn Nghe, dù bạn không chắc chắn ở một câu trả lời nào đó, hãy viết ra những gì bạn nghĩ. Bởi lẽ, giám khảo đâu có trừ điểm bài của bạn khi câu trả lời chưa chính xác.

Bí quyết để Viết hay

Muốn viết hay, trước tiên và quan trọng nhất, chúng ta cần sắp xếp bố cục thật chặt chẽ. Kế đến là giai đoạn viết, và sau cùng là xem lại bài viết cho hoàn chỉnh.

Bài thi IELTS gồm hai phần: Bài viết số 1 trong 20 phút và bài viết số 2 trong 40 phút còn lại. Điều quan trọng là bạn sử dụng thời gian thế nào cho phù hợp.

Đã 20 phút trôi qua mà bạn vẫn còn cặm cụi cho bài viết đầu thì không được đâu. Phải chuyển ngay sang làm bài viết tiếp theo! Nếu không, bạn sẽ cuống cuồng lên vào giờ chót vì không kịp hoàn tất bài cho mà xem.

Nhớ là: bài viết số 2 cao điểm hơn!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: