Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chap 2




– Mình nín được chưa? La nhiêu đó chắc đủ rồi chớ!

Trân Ni vừa nói vừa liếc xéo chồng mình. Trí Tú liền xà vào ôm vợ, vừa vuốt ve vừa làm mặt tội:

– Dạ vợ ơi, tại tự dưng hôm nay bà Hai lại hầm canh cho vợ ăn, nên tui sợ bả bỏ thuốc vô đồ ăn thì khổ. Tui mới giả bộ làm vậy cho bả khỏi nghi.

– Vậy hả? Nhưng tui thấy mình chửi hăng lắm nha. Hay là mình mượn cớ để trả thù vụ bữa trước tui bắt mình ngủ dưới nền nhà vì cái tội đi nhậu về say xỉn, rồi còn hành hạ tui cả đêm. Sáng ra tui dậy không nổi, cái eo đau nhức rã rời!

– Dạ vợ... tui đâu dám đâu. Vợ nghĩ xấu cho tui không hà! Vợ là nhất rồi, sao tui dám mượn gió bẻ măng chứ...

Vừa nói, Trí Tú vừa cúi xuống bóp chân cho Mợ Hai, ánh mắt cưng chiều, thương vợ vô cùng tận.

– Thôi để tui ra nói tụi nhỏ nấu món khác cho vợ ăn, chứ lúc nãy vợ có ăn được gì nhiều đâu.

Nói rồi, Trí Tú bước ra ngoài bảo tụi gia nhân dọn mâm cơm mới mang vào tận phòng. Ăn xong, hai vợ chồng dắt nhau ra vườn sau nơi mỗi ngày đều đặn hai bữa, cậu mợ hoặc bà Cả mang cơm ra cho tụi chó hoang trong vùng.

Thời bấy giờ, kinh tế vùng quê còn khó khăn. Người dân đa phần làm tá điền, mướn đất từ địa chủ mà làm ăn. Gặp chủ tốt thì còn có gạo ăn, gặp chủ ác thì đói triền miên. Người còn không đủ ăn, nói chi chó.

Nhà Trí Tú có vài con chó để giữ nhà, còn lại toàn là chó hoang. Mỗi bữa cơm, tụi nó lại tụ tập ở vườn sau đợi ăn. Có khi cậu mợ Hai mang ra, có khi là bà Cả, hoặc người ở trong nhà. Chưa bữa nào tụi nó bị đói. Bà Cả nổi tiếng hiền hậu, thương người, thương cả chó hoang. Ở nhà ông Hội Đồng, người ở được ăn riêng, chó cũng có phần riêng.

Trong đám gần hai chục con chó hoang đó, có một con nhỏ đặc biệt khôn, biết nịnh, biết quấn người. Thấy bà Cả hay cậu mợ Hai là vẫy đuôi mừng rối rít. Bà Cả thương nó lắm, thường vuốt ve gọi cưng. Mợ Hai đặt tên nó là Đậu. Cậu Mợ thương nó như con, thường dắt đi chơi, cho ăn riêng. Tụi chó hoang đó cứ quanh quẩn quanh nhà, tới giờ là tự biết quay về.

Sáng nay như thường lệ, gia đình ông Hội Đồng ăn sáng cùng nhau. Ăn xong, cậu Hai ra xưởng muối làm việc. Hôm nay ông Hội Đồng không đi tỉnh, nên sau bữa ăn, ông cùng bà Cả ra vườn uống trà, ngắm cây kiểng, trò chuyện đôi ba chuyện trong nhà. Bà Ba vợ sau thì về phòng nghỉ vì đang mang thai tháng thứ sáu, than rằng bị thai hành mệt mỏi, khó chịu.

Mợ Hai sau bữa sáng về phòng tính sổ sách. Từ khi cưới về, bà Cả đã giao hết công việc chi tiêu trong nhà, tiền công kẻ ăn người ở cho nàng quản lý, đích thân hướng dẫn để sau này Mợ thay bà tiếp quản mọi việc. Bà Cả thương Trân Ni lắm coi như con ruột, không hề có cái kiểu mẹ chồng nàng dâu ác độc như lời người ta thường kể. Bà thấy Trân Ni thiệt thòi vì lấy con mình, đồng nghĩa với việc cô không bao giờ thực hiện được thiên chức làm mẹ.

Vì sự thật là Kim Trí Tú chồng của Kim Trân Ni vốn không phải là con trai.

Mười mấy năm về trước Cậu Hai Kim Trí Tú từ nhỏ đã được gửi đến nhà thầy Mạnh tức cha của Trân Ni để học chữ. Năm đó, Trí Tú sáu tuổi mới đi học, cậu chưa quen, cứ khóc nhè, năn nỉ đòi về, khiến người ở đi theo cũng khổ trăm bề. Ngày thứ hai, đích thân bà Cả dắt cậu đến lớp. Trên đường thì cười hí hửng, nhưng vô lớp vừa quay lưng đi là cậu lại khóc rống, đòi mẹ ngồi kế bên hoặc đứng ở cửa để thấy mặt mới chịu học. Thầy giáo và bà Cả đành bó tay.

Bà Cả từng dùng cả roi, dọa quánh vào mông nhưng cũng chẳng ăn thua. Thương con, bà đành ngày nào cũng theo học cùng, ngồi ngoài cửa sổ để con nhìn thấy mà yên tâm.

Hơn tháng sau, bà Cả phát hiện dạo này ánh mắt con mình không còn chăm chăm nhìn mẹ nữa mà lại hướng về một người chị gái xinh xắn hơn cậu hai tuổi, tên là Kim Trân Ni con của thầy giáo.

Vì làng chỉ có một lớp học chung, nhiều độ tuổi học chung lớp. Trân Ni được cha dặn ngồi cạnh để kèm cậu học. Nàng thấy cậu nhỏ này thông minh, học một hiểu mười, nhưng lì lợm thì khỏi nói.

Hôm đó, thầy giảng bài thơ:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Sau khi đọc xong, thầy cho cả lớp suy nghĩ và nói nghĩa của bài thơ. Trân Ni quay sang Trí Tú hỏi:

– Cậu Hai nghĩ sao về bài thơ?

Trí Tú dõng dạc trả lời:

– Bài thơ nói về công ơn lớn lao của cha mẹ. Làm con thì phải hiếu thảo với cha mẹ. Có đúng vậy không, chị Ni?

Trân Ni mỉm cười:

– Cha mẹ lo cho con từ khi mới lọt lòng, hy sinh mọi thứ để con có cuộc sống tốt đẹp. Làm con phải biết kính trọng, hiếu thuận. Vậy chớ Trí Tú có phải là đứa con ngoan không?

– Có!

Trí Tú trả lời nhanh.

Trân Ni liền dí dỏm:

– Ngoan vậy sao mỗi ngày bắt má ngồi ở cửa chờ hoài vậy? Chị thấy có hôm má em ngủ gật ở cửa mệt mỏi lắm mà không dám rời vì sợ em khóc...

Kim Trí Tú sáu tuổi lần đầu tiên biết đỏ mặt vì mắc cỡ. Cậu cúi gằm đầu, trong lòng tự hứa sẽ thay đổi. Trân Ni thì mỉm cười, không nói gì thêm.

Sáng hôm sau, trong bữa ăn, Trí Tú bất ngờ tuyên bố:

– Từ nay, con đi học một mình, không cần má theo nữa.

Cả nhà ông Hội Đồng chấn động. Bà Cả rưng rưng nước mắt vì mừng, nghĩ bụng: "Thoát nạn rồi!" Hỏi ra mới biết, chính Trân Ni là người khiến cậu Hai thay đổi.

Từ đó, Trí Tú đi học được một năm. Trong lớp, cậu chỉ chơi với Trân Ni. Hai chị em rất hợp tính. Trưa nào Trí Tú cũng tìm cách trốn ngủ để sang nhà Trân Ni chơi. Có khi chỉ ngồi nhìn nàng học bài, có khi ngồi trên cây xoài đong đưa, nhìn Trân Ni thêu thùa. Nhưng nơi hai người thích nhất lại là vườn chuối sau nhà.

Hôm nào nắng gắt, Trí Tú rủ Trân Ni ra vườn cắt lá chuối dựng nhà chòi, chơi trò vợ chồng nấu ăn. Trân Ni đóng vai vợ lo nấu ăn, chăm con. Còn chồng thì đi cuốc đất, chặt củi, rửa chén, giặt đồ, đấm lưng cho vợ...

Nhiều lần Trí Tú ấm ức:

– Thôi, nghỉ chơi đi! Em không chơi nữa. Hoặc đổi lại, em làm vợ, chị làm chồng đi. Chứ chị chỉ ngồi chơi, còn em làm quần quật như trâu từ trưa tới giờ!

– Cậu nói gì kỳ vậy! Cậu là con trai thì phải làm chồng. Ai đời con trai đi làm vợ!

– Không! Em không chịu. Với lại em... cũng không phải là con trai. Em là con gái giống chị. Nên em làm vợ chị là bình thường! Mai mốt lớn, em cưới chị về nhà, em giàu lắm, người ở nhiều, em sai tụi nó làm hết, em không làm gì hết trơn!

– Cậu nói bậy! Cậu là con trai, sao nói mình là con gái? Bộ cậu nói dóc để đổi vai phải không? Tui giận, tui về đó!

– Nếu chị không tin... em cho chị coi!

Kim Trí Tú, bảy tuổi, chưa từng biết nói dối. Cậu cúi đầu thủ thỉ:

– Nhưng chị xem rồi hứa không được nói ai nghe nha! Má em dặn chuyện này không được kể với ai hết. Em thương chị lắm nên mới nói đó.

Kim Trân Ni, chín tuổi, lần đầu tiên biết được bí mật chấn động: con trai độc đinh của nhà ông Hội Đồng giàu có nhất vùng thật ra là con gái.

Kim Trí Tú bảy tuổi, sau khi về nhà liền kể với má rằng cô đã lỡ nói cho Trân Ni biết mình là con gái. Nghe xong, bà Cả nổi giận đùng đùng, đánh cho một trận nên thân sưng cả đít, tét cả mông.

Bà cả phải gặp riêng Trân Ni để dặn cô không được tiết lộ chuyện này bởi chuyện này phanh phui ra thì chỉ có nước chết chứ không sống nỗi với chồng bà với dân làng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com