Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Khói, đạn và YÊU


Tháng 11 - 1946

   Thực dân Pháp bắt đầu khiêu khích tại Hà Nội, gia đình tôi lo lắng nên đưa tôi và anh trai  khỏi phố Yên Ninh, đến ở nhờ một người bạn của bố tôi ở Vạn Phúc, Hà Tây. Một bước biến thiên của thời cuộc, cũng là biến thiên của cả đời tôi.


    Lần đầu tiên tôi gặp anh ấy, là một lần anh đến gặp anh trai tôi. Anh trai tôi giới thiệu với tôi:

  - Trịnh Thảo, đây là An Nam, là bạn của anh!

    An Nam nhìn tôi, nở một nụ cười ôn nhã.

   Tôi lúng túng đến mức không dám nhìn thẳng vào mắt anh, năm ấy tôi vừa tròn 17 tuổi.

     ------------------

   Gia đình tôi vốn là một gia đình tư sản tại Hà Nội, bố tôi có một xưởng in, mẹ tôi làm tại nhà Thông tin tại phố Tràng Tiền. Khi vụ thảm sát tại phố Yên Ninh diễn ra, nhà Thông tin cũng bị thực dân Pháp đốt, mẹ tôi không đi làm nữa, còn tôi và anh trai Trịnh Kiêm được gửi cho một người bạn của bố tôi tại Vạn Phúc. Trịnh Kiêm anh trai tôi vốn là người dễ kết bạn. Hôm ấy, có một người con trai tên An Nam đến gặp Trịnh Khiêm. Hai người bàn bạc trong phòng anh tôi rất lâu, sau đó họ bước ra, gương mặt đặc biệt vui mừng như đã có quyết định hệ sự gì đó của anh trai tôi, khiến tôi khó hiểu. Từ hôm ấy, An Nam và anh trai tôi thường gặp và bàn bạc chuyện gì đó rất thần bí. Tôi hỏi Trịnh Kiêm, anh ấy bảo đợi đến lúc thích hợp sẽ nói cho tôi biết.

    Anh chàng An Nam kia hơn anh trai tôi một tuổi, anh ấy rất đẹp trai. Gương mặt nam tính, sống mũi cao thẳng, đuôi mắt hơi dài ra một chút. An Nam cao hơn tôi rất nhiều, thường mặc một áo khoác đen dài gần đến đầu gối, phong thái giống một tiểu tư sản sành sỏi.  Giọng nói đặc biệt trầm, mỗi lần nhìn anh ấy, tôi không tự giác được cảm thán bản thân đúng là bị nam sắc dễ dàng mê hoặc.


     Thấm thoát cũng đã xa nhà hơn một tháng, tôi chỉ dám thi thoảng gọi nhờ một cuộc điện thoại cho mẹ. Tình hình trong nội thành rất rối loạn, tôi lo lắng đến mức chỉ muốn về nhà ngay. Trịnh Khiêm ba ngày không về nhà, tới ngày thứ tư, anh trở về, nói với tôi rằng, trong thời gian tới tự chăm sóc mình, anh trai tôi nói, anh gia nhập Đảng Cộng Sản rồi. Còn đặc biệt dặn dò tôi, nhất định không được cho bố mẹ biết.


   Tôi không ngăn cản anh, Trịnh Khiêm là người rất chín chắn, anh sẽ biết phải làm gì, anh ấy đã quyết thì không ai thay đổi được. Tôi chỉ nói với anh ấy rằng: " Cẩn thận đó!"

   Trịnh Khiêm xoa đầu tôi: " Em gái bảo trọng!"

   Về sau tôi từng hỏi Trịnh Khiêm, có bao giờ hối hận không? Vào Đảng tức là quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh, anh không sợ sao?

   Anh ấy cười nói với tôi: " Chết ư? Anh của em không sợ chết. Nhục mất nước, anh không chịu được nhục!"

   Chịu chết chứ không chịu được nhục. Tôi không nói gì, lặng lẽ giấu bố mẹ giùm anh.

   Thực ra tôi không hoàn toàn mạnh mẽ đến nỗi nhìn anh mình đi như vậy. Đêm hôm trước khi Trịnh Khiêm trở về nhà nói với tôi, chỉ là tôi vô tình đọc được cuốn sổ tay của anh trai tôi:

   " Không đi? Không, làm sao có thể không đi?

   Trịnh Thảo, lo nhất là cho em ấy, lo cả bố mẹ sẽ như thế nào?

   Nhưng, nếu không đi, tức là tự chặn con đường sống của chính mình, và của cả những người mình yêu thương nữa"

  Tôi không phải kẻ ngốc, đọc liền hiểu ý của Trịnh Khiêm. Anh em tôi từ nhỏ đến lớn đều vô cùng thân thiết, tôi hiểu anh ấy. Suy nghĩ suốt một đêm ròng, cuối cùng hôm sau anh ấy đã nói với tôi rồi.

    Vậy là Trịnh Khiêm giác ngộ đi theo An Nam. Trong cuốn sổ tay của anh còn ghi về An Nam, anh ấy vốn là một Đảng viên, nghe đâu còn là một người rất bản lĩnh, rất tài giỏi.

   Ánh mắt An Nam nhìn cái gì cũng vậy, bình tĩnh, lạnh và sắc. Nhưng có vài lần thấy anh ấy nhìn tôi, trong mắt có thứ gì đó rất khó diễn tả. Thời thiếu nữ của tôi, trước đây cha mẹ giới thiệu cho tôi rất nhiều người, nhưng đều là đám cậu ấm, không vô dụng bất tài thì cũng yếu mềm trói gà không chặt, không ngu dốt văn chương thì tám chín phần cũng học đòi làm sang Âu hóa các kiểu. Bố tôi không phải đại tư sản bề thế, nhưng gia đình cũng gọi là có của giả. Tôi không ưa ai, bố mẹ tôi cũng chưa ưng ai. Lắm lúc tôi nghĩ, nếu An Nam gặp bố mẹ tôi, hẳn ông bà sẽ hài lòng lắm.

------------------

   Có một lần An Nam đến nhà tôi, tôi chạy ra xem Trịnh Khiêm có về không, nhưng không thấy bóng dáng Trịnh Khiêm đâu. An Nam đưa tôi một túi nhỏ đựng bánh bao, nói là cho tôi. Tôi tò mò hỏi anh:

- Trịnh Khiêm nhờ anh đưa cho em hả?

    An Nam hơi ngạc nhiên một chút, rồi không trả lời.

  Tôi bèn hỏi lại: " Này, bánh bao này không phải anh mua đấy chứ?"

   An Nam quay ra nhìn tôi, sau đó phì cười: " Anh mua thì sao?"

   Tôi lúng túng, cảm thấy hai má nóng dần lên, cúi đầu xuống cười thầm nhưng lập tức ngẩng đầu lên:

- Sao anh biết em thích bánh bao? Trịnh Khiêm nói với anh hả?

   An Nam không nói, chỉ gật đầu rồi khóe miệng nhếch lên một chút.

  Tôi cầm túi bánh bao, không kìm được vui vẻ, nhưng nghĩ đến Trịnh Khiêm, lại hỏi:

- Anh trai em đâu?

- Cậu ấy đang ở nội thành. Gặp bố mẹ em rồi! Khoảng mấy ngày nữa, chắc bố mẹ em sẽ đến chỗ em đấy?

   Tôi ngạc nhiên, sắp có chuyện gì sao?

   An Nam nhẹ nhàng xoa đầu tôi một cái: " Ngoan, yên tâm. Ở yên đây là được, em với bố mẹ em sẽ an toàn thôi!"

  Tôi định hỏi còn anh trai tôi thì sao, nhưng kìm lại được. Bây giờ sống chết không phải chuyện quản được. Đằng xa xa tôi nghe thấy âm thanh tiếng súng liên hồi, bèn không nén được sợ hãi. An Nam nhìn thấy dáng vẻ trông bốn bề hoảng loạn của tôi, bèn kéo tôi gần anh một chút, thì thầm: " Đừng sợ!" Tôi hơi va vào anh, trái tim lại rộn ràng, tôi sợ anh cũng nghe được tiếng tim gấp gáp của tôi.

    An Nam nói thêm vài câu nữa, sau đó nói tôi cẩn thận rồi rời đi.

   An Nam nói không sai, quả nhiên có biến động. Thực dân Pháp lấn lướt quá nhiều, cho nên chiến tranh cũng đến lúc phải  bùng nổ .

   Lời kêu gọi kháng chiến toàn quốc vang lên, tôi có thể thấy xung quanh đều hừng hực khí thế đánh thực dân. Chiến lũy khắp nơi, đi đâu cũng thấy nói chuyện lũ khốn người Pháp đến lúc phải trả giá rồi!

   Giữa tháng 12 năm 1946, Hà Nội chiến đấu giam chân thực dân Pháp. Trịnh Khiêm ở lại, bố tôi cũng ở lại. Chỉ có mẹ tôi và tôi di dời ra khỏi thành phố.

  Tôi chỉ không ngờ, An Nam xuất hiện, nói là Trịnh Khiêm nhờ chăm sóc cho hai mẹ con tôi. Sau khi lên thuyền, thuyền vốn được nhân dân giấu kín. An Nam hình như rất được kính nể, bộ đội đều đối xử với anh kính cẩn. Mẹ tôi còn chưa biết chuyện Trịnh Khiêm đã tham gia cách mạng, nhưng thực ra bây giờ cả nước đều đã ra trận, mẹ tôi dù có biết hay không, cũng đều như nhau cả.

   An Nam đi cùng với chúng tôi. Tôi cứ nghĩ anh chỉ đi theo giám sát để hoàn thành tâm ý của anh trai tôi. Không ngờ, anh nhìn thấy mẹ tôi hốt hoảng lo lắng cho anh trai và bố tôi, anh nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh mẹ tôi:

- Hà Nội là máu của chúng ta!

   An Nam nói cho mẹ tôi, hay nói cho cả những người trên thuyền nữa.

  - Trịnh Khiêm rất có bản lĩnh!

   Anh không nói :" Trịnh Khiêm sẽ ổn thôi!", mà anh nói "Trịnh Khiêm rất có bản lĩnh!". Mẹ tôi không hiểu sao bật khóc. Có lẽ, trong cái khí thế của cả nước đánh giặc, đến bố tôi còn ở lại Hà Nội, dù không muốn nhưng trong thâm tâm, mẹ tôi cũng hiểu là lành ít dữ nhiều.

    Quá trình di dời lén lút không hoàn toàn thuận lợi, nhưng thuyền của chúng tôi cũng đã an toàn ra khỏi vòng nguy hiểm. Chúng tôi đến một địa điểm tập trung, nghe phát động là tăng cường hậu phương, phục vụ tiền tuyến. An Nam cũng lưu lại ở đó cùng một vài người nữa, hình như là để ổn định nơi này.

    Được ba ngày, mẹ và tôi nghe tin báo tử của Trịnh Khiêm, anh trai tôi ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch, không có xác, cũng chẳng còn tro.

  Mẹ tôi nghe tin xong bèn lả ngất đi. Tôi đứng chôn chân, nhờ người chăm sóc cho mẹ, sau đó chạy đi gặp An Nam.

   Lúc ấy, An Nam đang ở bên bờ sông, nhìn chằm chằm xuống lòng sông êm ả.

   Tôi cắn răng lao đến, cầm lấy áo anh, nghiến răng hỏi: " Anh trai tôi chưa chết phải không? Là nhầm lẫn đúng không? Là bọn họ nói dối đúng không?"

   Tôi không kiềm chế được, Trịnh Khiêm, sao anh lại có thể chết dễ dàng như thế? Tôi không tin, đánh chết cũng không tin. Nước mắt giàn giụa cả gương mặt, tôi không lau đi, để mặc nó chảy xuống môi, mặn đến đau đớn.

   An Nam nhìn tôi, không biết anh nghĩ gì, chỉ thấy anh nắm chặt bàn tay, nhìn thấy gân nổi rõ trên mu bàn tay rộng của anh. Anh nắm chặt lấy vai tôi, nhìn gương mặt anh, cũng không dễ chịu hơn tôi là mấy. Bởi tôi quên mất, Trịnh Khiêm với An Nam là anh em thân thiết, anh có thể không xót xa ư:

- Anh đã hứa với cậu ấy, nếu cậu ấy có chuyện gì, sẽ chăm sóc cho em và bố mẹ em!

  Tôi ngạt anh ra:

- Anh dựa vào cái gì, dựa vào cái gì chứ? Anh trả lại anh trai cho tôi, trả cho tôiiiiii!!!

   Đó là lần đầu tiên, tôi khóc đến tâm tàn liệt phế trước mặt người khác như vậy. 17 tuổi, chịu nỗi đau mất người thân, hóa ra, tim can lại có thể đứt thành từng khúc như thế!

   Không biết tôi gục vào lòng anh từ bao giờ. An Nam ôm chặt lấy cơ thể nhũn ra của tôi, anh thì thầm, thế nhưng giọng nói lại kiên định: " Anh đã hứa thì anh nhất định làm được. Tin anh!"

   Không hiểu sao, tôi lại có cảm giác đặc biệt an lòng.

    Sau hôm đó, An Nam quan tâm tới mẹ con tôi hơn. Mẹ tôi dường như không còn chút sinh khí nào. Anh thường đến, không biết bằng cách nào, khiến mẹ tôi rất thích anh. Tôi nghĩ nếu bà biết được Trịnh Khiêm theo anh mà tham gia cách mạng, không biết bà có suy nghĩ gì.

  Từ ngày Trịnh Khiêm mất, An Nam đưa bố tôi trong thành phố đang chiến đấu đi tản cư cùng mẹ con tôi.

    Bố tôi mạnh mẽ hơn mẹ tôi rất nhiều. Có một lần thấy ông và An Nam nói chuyện rất lâu, không biết là nói gì. Hôm sau thấy bố tôi không còn ủ dột nữa, cũng không u sầu như mẹ tôi. Tôi gặp An Nam, bèn hỏi anh đã nói những gì thế. Anh chỉ cười cười xoa đầu tôi:

 - Nhóc con, không nói cho em!

   Tôi không tự chủ được đỏ mặt. Từ lần anh nói tin anh, trong tim tôi đã có thứ gì phá kén chui ra, đến tôi  không nhận ra được thứ tình cảm ấy là gì nữa. Bởi vì thứ gì đó không phải bây giờ mới xuất hiện, mà có lẽ ngay từ những ngày anh tới gặp Trịnh Khiêm, tôi đã biết bản thân đã vô tình để ý anh mất rồi.

Hôm đó, tôi đang ngồi nấu bát khoai thì đột nhiên có người gọi tôi:

" Thảo, Thảo ơi, bố mẹ cháu bị bắn chết rồi!"

  " Bố mẹ cháu bị giặc bắn chết rồi!"

   Tôi đánh vỡ choang bát khoai trên tay, vội vã chạy theo người ta, vấp ngã đến mấy lần. Đi ra đến nơi, thấy người ta vây thành vòng tròn, tiếng khóc ai oán vang lên thảm thiết. Tôi rẽ đám người đi vào, nhìn thấy một bãi xác người nằm la liệt. Trẻ có, già có, nữ có, nam có. Máu bê bết. Tôi thở hổn hển, mắt đã ngập nước. Nhìn một vòng, thấy cha mẹ tôi nằm gần nhau, bị một cái xác khác đè lên.

   Tôi chạy như người điên, hất cái xác kia ra, tay dính máu đỏ, tanh đến kinh người. Bố mẹ tôi đều bị bốn nhát súng, không kém, không hơn. Bố tôi còn mở mắt. Tôi vuốt mắt cho ông, sau đó nỉ non:

- Bố, mẹ à, bố mẹ dậy đi, đừng nằm nữa. Anh Trịnh Khiêm đã bỏ con rồi, bố mẹ đừng bỏ con được không, được không?

   Bố mẹ tôi không nghe thấy, họ lạnh ngắt trong tay tôi. Tôi vừa khóc vừa hét:

- Bố mẹ đừng bỏ con. Con lạy bố mẹ! Con....con xin đấy, đừng, đừng mà.....

  Tôi không nhớ đã khóc bao lâu, đến mất cả tiếng.

   Người ta dần dần kéo xác người thân về.  
 Đám đông thưa dần. Tôi ngồi yên đó, không biết như thế nào. Tôi thì thầm, giọng khản đặc:

- Con đưa ai về trước nhỉ? Con không muốn để ai một mình ở nơi lạnh lẽo này. Con không có đủ sức đưa hai người cùng về nhà. Con chỉ có một mình, có một mình....

   Bỗng có tiếng nói sau lưng tôi: " Trịnh Thảo, đứng lên đi!"

   Tôi nghe đã biết, là giọng của An Nam. Anh đứng đó từ bao giờ? Tôi không biết, cũng không muốn biết.  Tôi bỏ ngoài tai câu nói của anh. An Nam không giục tôi, anh ngồi xuống, nói: " Để anh giúp em!"

   Anh giúp tôi mai táng cha mẹ của mình.

  Suốt lúc chôn hai người, tôi không hề khóc, chỉ là thân thể trống rỗng đến vô hồn.

   An Nam kéo tay tôi nói: " Về nhà thôi?"

  Tôi ngước mắt hỏi anh, khản đặc: " Nhà là chỗ nào?"

  Thân thích không còn, nhà còn là nhà sao?
 
  Tôi nhận ra mình từ một đứa con gái có tất cả, bỗng nhiên trắng tay. Đến một nơi trú thân cũng không có.

   An Nam nắm lấy hai vai tôi nói:

- Còn có anh!

   Tôi cười nhếch miệng, xưa nay tôi ghét bị thương hại.

  Tôi vung tay anh ra:

- Không cần, tôi không cần ai thương hại. Tốt rồi, An Nam anh đi đi, Trịnh Khiêm không còn, cha mẹ tôi cũng không còn, anh còn vướng bận gì nữa mà không đi?


  An Nam không nói gì, chỉ nhìn tôi.

  Tôi đập vào ngực anh, cố sức hét:

- Hay anh muốn tôi chết nữa, như vậy anh đi được rồi chứ gì? Tại sao lũ ác ôn đó lại như vậy? Vì sao giết người như vậy? Tại sao cướp đi anh tôi...cướp đi cả bố mẹ tôi....Tôi chết, tôi muốn chết.....


  Anh đứng im cho tôi phát tiết, kiên định nhìn tôi, ánh mắt đau lòng.

  Đau lòng? Nước mắt tôi đột nhiên chảy ra, anh ghì tôi vào lòng, mặc cho tôi khóc lóc.

   An Nam vuốt tóc tôi, nhẹ nhàng vỗ vỗ vào lưng tôi nói:

- Không sao, không sao hết! Anh kể em nghe chuyện này được không?

  Tôi nghe trái tim anh đập vững vàng, nghe anh kể câu chuyện đời mình.

   Bố An Nam theo cách mạng từ sớm. Mẹ anh đẻ anh 7 năm mới được gặp bố. 7 năm anh không có tên, vì mẹ anh tin bố anh sẽ có ngày trở về. Ngày bố anh trở về, anh có tên, là " An Nam", do bố anh tham gia An Nam cộng sản Đảng. Sau đó cả nhà anh bị Pháp giết do là cộng sản. Bố anh giấu anh ở ngăn tủ nhỏ dưới hầm nên anh còn sống. Sau đó được một người bạn cùng hoạt động cách mạng với bố anh trước đây cho sang Nga và Trung Quốc theo học Quốc tế cộng sản.

   Tôi nghe xong bèn giật mình, nhận ra chúng tôi đều giống nhau. Tôi hỏi anh:" Vậy người bạn của bố anh đâu rồi?"

   An Nam nhìn tôi, trả lời: " Bị mật thám Pháp giết năm ngoái!"

   Tôi sững sờ, ngực lại đau một hồi âm ỉ.

   An Nam nhìn dáng vẻ của tôi, bèn gạt tóc hai bên cho tôi, lau những giọt nước mắt còn chưa khô trên mặt. Anh nói:

- Nhóc con, em nhất định phải mạnh mẽ. Phải sống để trả thù cho họ!

   Tôi bị ngọn lửa trong mắt anh thuyết phục, nhìn anh gật đầu.

  Anh dịu dàng vuốt tóc tôi:

- Ngoan, còn anh ở đây. Từ nay anh là người thân của em, em cũng là người thân của anh được chứ?

   Và cuộc đời chúng tôi, cứ thế mà gắn với nhau.
    --------------------


An Nam  từng nghe Trịnh Khiêm nói rằng tôi rất thạo tiếng Pháp và tiếng Trung, còn biết chút ít tiếng Liên Xô. Anh nói tôi đi theo anh có thể làm phiên dịch và dịch các tài liệu nước ngoài tương đối tốt.

  An Nam thử đưa một vài tài liệu cho tôi. Tôi dịch không mất thời gian lắm. Dù gì trước đó tôi cũng được ăn học đầy đủ, ngoại ngữ là sở trường của tôi. An Nam rất hài lòng, tôi cười bảo:

- Em đã qua giai đoạn thử việc rồi đúng không?

  An Nam nhếch môi, ý cười nhàn nhạt: " Chúc mừng, qua cửa thành công!"

   Anh nói, tôi muốn tự bảo vệ mình, còn phải học rất nhiều.

   Anh dạy tôi bắn súng. Đây là việc chưa bao giờ tôi làm được. Từ súng ngắn đến AK47 tôi đều phải học. An Nam nói với tôi:

- Đi theo anh vốn rất cực khổ. Anh không thể cứ bên cạnh em. Cách duy nhất là để em bảo vệ chính mình.

  Tôi hiểu tâm ý của anh. Anh không muốn tôi thấy mình thành gánh nặng, anh muốn thấy tôi trưởng thành.

   Lúc này, An Nam đang hoạt động bí mật ở khu vực ngoại ô. Tập súng với tôi cũn không phải một sớm một chiều. Tôi vốn không có tư chất, có những hôm tay đau đến mức muốn rụng ra vì độ giật của súng. Những lúc nhìn tôi đau đớn và tay sưng lên, An Nam nghiến răng, nheo mắt trị thương cho tôi. Có một lần anh đuổi tôi, nói tôi đi đi, đừng ở lại chịu khổ nữa, là anh thất hứa. Anh không muốn nhìn tôi chịu khổ, làm sao tôi không hiểu chứ.

   An Nam được ủy thác cùng một bộ phận cộng sản tại Trung Quốc và Liên Xô, chờ cho chiến dịch Việt Bắc thành công để lên ủng hộ cho căn cứ địa.

   Tôi và An Nam chuyển xuống vùng đồng bằng trung du một thời gian, An Nam ngoài thì tỏ ra an nhàn, nhưng hằng đêm đều phải suy tính bàn bạc, di chuyển địa bàn, hợp một số tài liệu, đưa cho tôi dịch, sau đó soạn thảo thứ gì đó.


   Dần dần, An Nam trở thành nơi dựa của tôi. Tôi nhận ra tình cảm với anh ngày càng lớn hơn. Vô thức ngắm nhìn anh, vô thức lo lắng cho anh.

  Sau đó, mật thám Pháp bắt đầu theo dõi An Nam. An Nam bèn gửi tôi đến chỗ một cô gái có tên là A Mai, nhờ cô ấy chăm sóc cho tôi. Tôi lo lắng cho An Nam, không muốn xa anh ấy. An Nam liền mắng tôi:

- Ngốc! Nghe lời anh, ở đây cùng A  Mai, chăm chỉ luyện tập một chút. Anh không sao?


  Tôi bám vào vạt áo anh, cảm thấy anh gặp nguy hiểm. Anh vuốt tóc tôi, hình như anh rất thích làm thế. Anh nói: " Không sao đâu, anh lo được!"- nghĩ thế nào anh còn bồi thêm một câu- " Em ở nhà A Mai, cô ấy là con gái, anh cũng yên tâm hơn!"


  Tôi:"..." Câu này là ý gì vậy?

 
  Về sau, tôi đem câu này hỏi A Mai, xem có ý gì, cô ấy nói: " Hahahah, không ngờ tên An Nam lại là một thằng chồng đa nghi, hay ghen tuông...hahaha!"

   Tôi nghe hai tiếng " thằng chồng", vừa đỏ mặt vừa buồn cười.

 
   A Mai là người quen của An Nam, hơn An Nam hai tuổi. Tính cách phóng khoáng, chúng tôi nhanh chóng hợp nhau. Khoảng một tháng An Nam không xuất hiện, chị ấy là người bạn duy nhất của tôi. Chị ấy là du kích. Nhờ chị ấy mà kĩ thuật dùng súng của tôi tốt hơn nhiều.

  
   Một đêm mưa rất to, có tiếng gõ cửa. A Mai ra hiệu cho tôi ngồi yên,  sau đó mở cửa, chỉ thấy chị la thất thanh: " An Nam!!"

  Tôi vội chạy ra, thấy An Nam bị thương ở cánh tay, ra rất nhiều máu. A Mai băng bó xong xuôi cho An Nam, hỏi một câu: " Có gián điệp đúng không?"

  An Nam không nói gì, coi như trả lời.

  A Mai bình thường hỏi lại: " Điều tra ra chưa?"

   An Nam gật đầu: " Phát hiện ra, đi tìm hắn, đến nơi hắn đã bị bọn Pháp khử rồi!"

   Tôi nghe loáng thoáng cũng hiểu. A Mai lắc đầu ra ngoài. Tôi hỏi An Nam:

- Sao anh lại bị thương thế!

  Anh trấn an tôi: " Không sao hết! Chuyện thường thôi!"

  Tôi bực mình: " Cái gì mà bình thường. Anh biết là em lo sắp chết không?"

  Anh nhìn thấy tôi đứng lên giận dữ, bèn kéo tôi ngồi xuống giường, sau đó nhẹ giọng:

- Được rồi, là anh không tốt. Ngủ đi, mau ngủ đi!

  Anh để tôi nằm trên giường, sau đó định đi ra ngoài. Tôi giữ tay anh lại, xấu hổ lí nhí:

- Anh nằm ở đây luôn đi!

  An Nam hắng hắng giọng, hình như cũng đôi chút xấu hổ. Thấy thế, tôi bèn trùm chăn lên đầu, hỏng rồi, tôi thật là bạo dạn quá rồi.

  Đang nghĩ mông lung từ giường lún xuống một chút, hơi ấm lại gần. Tôi nghe rõ ràng tiếng tim anh và tim tôi đồng thời loạn nhịp. Tay anh bị thương nên nằm nghiêng. Nén xuống ngượng ngùng, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

  Sáng sớm ra tỉnh dậy, thấy lưng tôi đang áp vào ngực anh, hơi thở anh trên đầu tôi. 
Máu nóng dồn lên mặt cả.  Khẽ quay người lại, anh chưa có tỉnh. Gương mặt góc cạnh rất đàn ông, sống mũi rất cao, dưới cằm còn thấy râu mới cạo. Nhìn anh thật gần, tôi cảm thấy bản thân đã rất rất thích anh rồi.

  Sau đó tôi nghe thấy A Mai từng ngoài vọng vào gọi chúng tôi. Tôi giật mình bật dậy, An Nam cũng dậy theo. Tôi lúng túng, còn mắt anh tràn ngập ý cười, tôi liếc xéo anh một cái.

  Nhìn thấy chúng tôi đi ra, A Mai cười gian: " Hai người cũng nên chú ý thời gian chứ, chuyện nam nữ nên để sang một bên!"

  Tôi: " Khụ...khụ"

 " Cả cậu đó An Nam, tay còn có vết thương, biết tiết chế một chút!"

  An Nam: " Khụ...khụ!"

  A Mai: " Hai người sặc cái gì, bà đây còn chưa sặc thì thôi!"

 Tôi:".."
An Nam:"..."

   An Nam không ở lại mà rời đi ngay sáng hôm ấy. Tôi lại tiếp tục ở với A Mai, tình cảm rất tốt.

 
   Chúng tôi cứ như thế cho đến giữa năm 1949.

   An Nam bữa gặp bữa không, A Mai có công việc của cô ấy, mặc dù ban ngày đều giả làm người bán hàng bình thường. Tôi có vẻ nhàn hạ, súng thành thạo rồi, nên An Nam thường xuyên liên lạc với một cố vấn quân sự bên Trung Quốc, sau đó dịch những tài liệu của ông ta.


   Đó là một chiều tháng 10, đã ba ngày không thấy A Mai về nhà. Tôi bèn lo lắng liên lạc với đội du kích của chị ấy. Đến tối, An Nam xuất hiện, lúc ấy tôi đang ngồi trong nhà. Anh tiến đến. Tôi vô hồn hỏi anh:

- Anh biết vụ A Mai chưa?

- Vừa biết chiều nay!- Anh trả lời tôi. Sau đó, bước đến cạnh tôi, thuần thục ôm tôi vào lòng:

" Muốn khóc thì cứ khóc đi!"

  Nghe câu nói của anh, nước mắt tôi bèn trào ra.

   Phải, chiều nay tôi đến hỏi đội du kích của A Mai, hỏi vòng vo mãi, cuối cùng họ cũng nói thật cho tôi biết: A Mai bị một tên đồn trưởng người Pháp bắt, bị làm nhục, bị tra tấn, sau đó chị cắn lưỡi tử tự.

   Tôi không biết mình về nhà bằng cách nào, chỉ biết bản thân lại mất đi một người nữa.

   Tôi đã sống cùng A Mai gần một năm trời, tôi hiểu chị ấy. Chị ấy mạnh mẽ, nhưng không ngờ chị ấy lại chết như vậy, đau, rất đau.


    Đêm hôm đó, trong lòng An Nam, tôi đã nói một câu: " Em sẽ trả thù cho A Mai!"

   An Nam không cản tôi, anh có lẽ cũng đau như tôi vậy.

   Gần sáng, chúng tôi vào được nhà riêng của tên đồn trưởng người Pháp. Có một người làm du kích cùng A Mai cũng đến, ý định chắc giống chúng tôi. An Nam đặt tay  lên vai chàng trai du kích kia, nói anh ta về đi, đã có chúng tôi.

   Lúc có cơ hội giơ súng lên định bắn tên đồn trưởng, rõ ràng đó là cơ hội, nhưng An Nam không cho tôi bắn. Tên đồn trưởng đang ngủ, anh bước đến, cầm con dao cắt đứt động mạch cổ của hắn ta, hắn ta còn chưa kịp kêu lên, máu đã túa ra như tắm.

  Đó là lần đầu tiên tôi thấy An Nam giết người, chuẩn xác, nhanh gọn, như một người thợ lành nghề.

   Anh kéo tay tôi nói:

" Yên tâm, việc gì anh làm được, nhất định sẽ không để em phải động vào. Những việc nguy hiểm lại càng không."

     Lúc trốn ra, tối mới biết An Nam không cho tôi bắn súng là đúng. Tiếng nổ sẽ đánh động rất nhiều lính ở đây. Là tôi quá sơ sảy rồi.  Không ngờ, sắp ra khỏi nhà thì gặp hai tên lính, chúng giơ súng lên. Không kịp nghĩ nhiều, tôi lên đạn, bắn trúng hai tên lính. Bọn chúng ngã ngửa về phía sau. An Nam kéo tôi : " Đi mau!"

   A Mai những gì chị dạy em, em đã làm được rồi.

  Đó là lần đầu tiên tôi giết người, giết kẻ thù. Sau ấy, An Nam cùng tôi lập tức trốn lên vùng biên giới Việt - Trung, vừa để trốn khỏi điều tra, vừa là để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo của An Nam.

Sau khi rời khỏi nhà A Mai, lên biên giới Việt Trung rồi, An Nam nói với tôi, nhiệm vụ lần này của anh, chính là đưa được kế hoạch và thông tin của vị cố vấn quân sự bên Trung Quốc về đến căn cứ địa.

 " Là vị cố vấn vẫn trao đổi thư tín với em suốt mấy tháng qua sao?"- tôi đoán.

   An Nam gật đầu, cầm lấy cổ tay tôi: " Nhóc con, lần em lại bắt em cùng anh đi một chuyến rồi!"

   Bức điện tín cuối cùng vị cố vấn đó gửi cho tôi là hơn nửa tháng trước. Ông ấy có ghi rõ ràng, mật thám Pháp đang theo dõi ông ấy, ông ấy không tự vượt biên được, cần người sang đón. An Nam nghe tôi nói như vậy, bèn bảo tôi viết thư liên lạc cho ông ấy, nói 3 tuần sau chúng tôi sẽ sang đón ông ấy về đây.

   Công việc đòi hỏi nhanh chóng, thân thủ nhanh nhẹn cũng như sự thông minh nhạy bén, nghiễm nhiên An Nam được giao việc.

   Sự di chuyển này không thể đánh động quân Pháp, càng ít người càng an toàn, hơn nữa trước đó tôi là người trao đổi và dịch nhiều tài liệu của vị cố vấn đó khá nhiều, nên nhiệm vụ này tôi cùng An Nam và ba đồng chí nữa thực hiện.

   Vượt thành công qua hàng lang của địch, năm người chúng tôi men theo địa chỉ vị cố vấn đã gửi, đi đến Vân Nam.

   Đường đi xe không bằng phẳng, hơn nữa cứ thấy An Nam nheo mắt suốt. Tôi hỏi anh:

  - Sao thế?

 - Có mật thám Pháp đi theo chúng ta.

  Tôi và ba đồng chí kia cùng giật mình, cái gì? Mật thám sao? Một đồng chí hỏi lại:

- Thật sao?

- Mấy tên mật thám này tôi đều biết mặt cả. Lúc trước tôi còn đi theo chúng nữa!

  Tôi cảm thấy rùng mình. Đại ca, anh theo dõi cả mật thám, cái này, quá là cao tay rồi!

   An Nam nhanh chóng bày ra kế hoạch, nói năm người chia ra. Tôi và An Nam đi tìm vị cố vấn kia, còn ba người còn lại trở về biên giới phía bắc. Như thế vừa phân tán được mật thám, lại có thể đảm bảo đường rút lui êm thấm cho chúng tôi. Suy tính kĩ càng, chúng tôi đi đến một khu rừng, sau đó tách nhau ra. An Nam nắm tay tôi chạy một mạch. Tôi đến thở cũng không kịp.

   Chạy khá xa, tôi ngừng lại, thở hồng hộc: " Em không đi nổi nữa, anh chạy như thế em theo không nổi!"

   An Nam dừng lại, vỗ vỗ lưng cho tôi. Anh quan sát một vòng, thấy một cô sơn nữ. Anh liền bảo với tôi:

- Khu rừng này không rộng, nhưng khó đi, vị cố vấn từng nói qua cánh rừng không xa là nhà ông ấy. Anh thử hỏi cô gái kia một chút, nhờ cô ấy chỉ đường cho chúng ta. Tiết kiệm thời gian và sức lực một chút!

  Tôi vội vã gật đầu.

   An Nam dùng tiếng Vân Nam nói chuyện với cô sơn nữ kia. Tôi ngạc nhiên: " Anh biết tiếng Trung sao?". Bao nhiêu tài liệu bắt tôi dịch, hóa ra anh cũng tự dịch được?

  Anh bật cười, xoa xoa mũi: " Biết nói thôi, không biết viết!"

   Tôi hừ một cái, nói được cả tiếng địa phương, anh cũng giỏi ghê ha.

   Về sau, tôi phát hiện, tiếng địa phương anh cũng chỉ nói được giọng Vân Nam.

  Cô sơn nữ kia nhìn An Nam cười thẹn thùng, rồi còn đỏ mặt, nhận lời dẫn đường cho chúng tôi. Nói rằng muốn đi qua khu rừng này cần một ngày một đêm cả nghỉ, thời mới đến ra được.

  Tôi nhìn cô sơn nữ bày ra vẻ mặt thiếu nữ e thẹn với An Nam, hận đến nghiến răng. Chết tiệt, An Nam, anh là đang bán sắc đấy !

   Đi đến tối, cả ba ngồi nghỉ trong một cái hang để tránh có thú dữ. An Nam đi lấy thêm củi. Trong hang chỉ còn tôi và cô sơn nữ kia. Tôi dùng tiếng Trung phổ thông, hỏi cô gái hiểu không. Cô ấy nói có hiểu. Tôi nghĩ thầm trong bụng: tên An Nam thối, cô ta biết tiếng phổ thông, anh còn tỏ vẻ theo ngữ điệu địa phương, hứ!

   Cô sơn nữ kia hỏi tôi, An Nam và tôi có phải anh em ruột không? Tôi đang định ậm ừ cho qua. Nhưng nghĩ thế nào, bộ dạng hai người đó dính qua dính lại cả một ngày đường, bản thân khó chịu liền nói:

- Tôi và anh ấy là vợ chồng!

   Cô sơn nữ ngớ người ra, rồi lại đẩy củi vào đống lửa.

  Tôi nói xong bèn hối hận, niệm kinh trong đầu. Tôi thật độc ác, quá độc ác.

   An Nam cũng vừa đi lấy củi về. Tôi thấp thỏm nhìn anh xem anh có nghe được câu tôi vừa nói không. Hang rất vang, anh chỉ cần đứng ở cửa hang lúc đó cũng có thể nghe thấy rồi. Nhưng nhìn anh không có điều gì kì lạ, tôi bèn vỗ bụng an tâm.


   Nửa đêm mơ màng, thấy An Nam ghé sát tai tôi nói một câu: " Ba chữ LÀ VỢ CHỒNG, anh tuyệt đối rất hưởng thụ", sau đó là tiếng cười trầm thấp của anh.

   Tôi hận không thể đào một cái lỗ mà chui xuống. Má lẫn tai đều đỏ như phát sốt đến nơi. Hối hận cũng không kịp nữa rồi.

~~~~~~~~

Sáng hôm sau, chúng tôi lên đường sớm. Đến trưa thì ra khỏi rừng. Lúc chia tay cô thôn nữ kia, An Nam còn tặng cô ấy một chiếc vòng bạc nhỏ, gọi là quà tạ ơn. Cô ấy nhìn An Nam cảm kích, An Nam mỉm cười chào cô ấy vì đã giúp chúng tôi.

   Chỉ có tôi là hậm hực, anh ấy còn chưa tặng cho tôi cái gì bao giờ. Tôi cố tình đi nhanh hơn anh ấy, còn không thèm nói chuyện. An Nam hỏi tôi:

- Sao rồi, lại giận cái gì rồi!

  Lại còn dám hỏi tôi giận cái gì. Tôi hậm hực, nói lí nhí, không nhận ra giọng mình rất giống đang làm nũng:

- Anh ngoài túi bánh bao ra còn chưa tặng em cái gì cả!

   Không ngờ, lời này lọt vào tai An Nam, anh kéo tôi lại, người bị kéo ngược nên va vào ngực anh, liền bị anh ôm vào lòng. Mắt tràn ngập ý cười, anh mở miệng:

- Trịnh Thảo, em là đang ghen à?

 - Ghen ghen cái đầu anh!- tôi lúng túng vì đụng chạm vừa nãy, bèn đẩy anh ra đánh trống lảng.

   Chúng tôi đi một đoạn, chúng tôi đi đến một trấn nhỏ. Trên đường thấy An Nam nhìn đông nhìn tây, tôi cứ sợ là mật thám, nhưng hỏi thì anh ấy bảo không phải.


    Chúng tôi nghỉ lại tại một quán trọ nhỏ. Anh rút ra trong túi một cái vòng ngọc nhỏ nhỏ, nói tặng cho tôi. Hóa ra trên phố anh nhìn đông nhìn tây là vì mua chiếc vòng này.

   Tôi không nhận, bởi cảm thấy nhận có vẻ hơn kì. Đây là phát quà cho thiếu nhi, ai cũng có sao?

   Anh mỉm cười:

    " Tiểu thư, đừng có giận nữa. Em xem, là vòng ngọc đó, là ngọc đó!"

 Tôi tìm cớ: " Là ngọc đắt như vậy em không nhận đâu!"

  " Anh không tặng không đâu! Nếu em thấy ngại thì tặng lại anh gì đi!"

   Tôi mở túi của mình ra, chẳng có gì đáng giá. An Nam đột nhiên với lấy một tấm ảnh nhỏ của tôi, bức ảnh tôi chụp tại Hà Nội. Anh cười: " Anh lấy cái này!", sau đó dúi vòng ngọc vào tay tôi, bắt tôi phải đeo.

 
   Tôi đeo thử chiếc vòng vào rồi ngượng ngùng: " Anh lấy ảnh em làm gì chứ?". An Nam nhất quyết không đưa lại ảnh cho tôi, còn mặt dày nói một câu: " Để ngắm!"


    Tôi đỏ mặt,  ngắm  chiếc vòng ngọc nho nhỏ anh tặng trên tay mình, rất đẹp. Theo tôi là đẹp hơn nhiều chiếc vòng bạc cho cô thôn nữ kia, thế nhưng sợ mất, lại cất kĩ vào túi đồ cá nhân.

      Sáng hôm sau rời khỏi nhà trọ, chúng tôi tiếp tục đi đến địa chỉ của vị cố vấn quân sự. Chỉ là đến nơi, không thấy có ai. Nghi ngờ, tôi và An Nam nhìn nhau rồi đi vào trong. Bỗng nhiên giật mình vì nhà cửa bị lục tung, không còn dấu vết gì. Sách vở vương vãi. Tôi cất tiếng gọi vị cố vấn, nhưng không ai trả lời. An Nam sau khi xem xét hiện trường, anh nói:

- Vị cố vấn này chắc hẳn bị bắt đi rồi!

  Tôi cắn môi. Tôi nhắm mắt lại, cảm thấy vô cùng thất vọng. An Nam nắm chặt bàn tay, cổ tay hiện lên cả những đường gân xanh tím. Tôi chợt nhớ ra, bèn lôi từ trong túi  bức thư cuối cùng mà ông ấy gửi cho tôi, tôi nói với An Nam:

- Ông ấy có nói rằng đang bị mật thám theo dõi, cho nên sẽ không để theo bản kế hoạch và thông tin liên lạc ở bên mình đâu. Lúc trước em không hiểu lắm, vì thấy ông ấy có khoanh tròn hai chữ ở đây. Hôm nay định gặp ông ấy rồi hỏi. Anh xem!

   An Nam cầm lấy bức thư. Ông ấy khoanh tròn chữ " Nguyên" và chữ " Bạch". Tôi vốn không hiểu, định hôm nay gặp sẽ hỏi rõ, nhưng xem ra là lành ít dữ nhiều.

   An Nam lẩm bẩm:

  " Màu trắng ...bạch...Nguyên...hình tròn"

   Màu trắng hình tròn? Chúng tôi đi xung quanh nhà ông, An Nam nói chắc chắn có manh mối. Ông khoanh tròn các chữ, trong thư nhấn mạnh đến để đón ông, tức là đến nhà của ông. Như vậy, vị cố nhân đó đã liệu sự như thần, ông biết mình khó an toàn, nên đã dùng ám hiệu cho chúng tôi.


   Đi một vòng, tôi nhìn thấy một bức tượng tròn màu trắng làm vật trang trí trong hoa viên của ông. Tôi gọi An Nam đến, anh nhíu mày xoay bức tượng, bức tượng tách ra khỏi trụ đỡ. An Nam nhấc lên, tôi nhìn thấy rõ ràng có một tờ giấy gấp làm tư ở dưới. Tôi vội vàng lấy ra xem. An Nam hạ bức tượng xuống. Ngoài còn ghi: Cô nương tên Trịnh Thảo- cách mạng Việt Nam xin nhận lấy.

  An Nam thở một hơi: " Đa tạ trưởng bối!" Mặc dù không nghe thấy, nhưng đây là lời cảm ơn của chúng tôi.

   Bên trong thư không phải là bí kíp hay kế hoạch gì. Bên trong viết về các loại vũ khí quân địch và các nguồn vũ khí có thể nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. Bên trong còn có danh sách những chiến sĩ cộng sản nằm vùng trong lòng địch và thông tin về hoạt động đặt quan hệ ngoại giao của ta sau khi chiến dịch sắp tới thành công. Đều là những thông tin vô cùng quan trọng.

Ra khỏi nhà vị cố vấn, thấy đuôi mắt của An Nam vẫn nheo vào, tôi lo lắng hỏi:

- Vẫn có mật thám sao?

- Phải, quanh ngôi nhà này đều có mật thám. Chúng đã đánh hơi được gì đó rồi!

  Tôi hoảng hốt: " Vậy phải làm sao?"

  An Nam nắm tay tôi kéo đi: " Không sao, chỉ cần kéo dài thời gian, khéo cắt đuôi chúng một chút, ra khỏi trấn không xa là tiếp viện của ta. Anh đã liên lạc được với ba đồng chí kia rồi!"

  Tôi đi theo anh, đặc biệt tin tưởng.

  Ai ngờ họa vô đơn chí, khi chúng tôi vừa chuẩn bị ra khỏi trấn, thì bị một toán cướp mặt mày hung hãn chặn đầu. An Nam dường như cảm thấy phiền phức, lũ cướp này hẳn sẽ gây họa đây. Thời gian gấp rút, tôi phát hiện lòng bàn tay đã đầy mồ hôi rồi.

Một tên dùng giọng địa phương đáp trả lại chúng tôi, không phải giọng Vân Nam, cả hai chúng tôi đều chỉ biết tiếng Trung phổ thông, loại ngôn ngữ này không thể nào hiểu được. Lúc này, tôi thấy loáng thoáng có tên mật thám Pháp vẫn bám theo chúng tôi. Không ổn rồi! Có lẽ An Nam đã biết tên đó theo chúng tôi nên hàng mi càng nhíu chặt. Anh rút khẩu súng trong túi, bắn một nhát vào bụng của tên cướp lớn nhất hội, động tác nhanh đến nỗi tôi chưa kịp định hình. Sau đó bọn cướp nháo nhác lên, anh nhanh như chớp kéo tôi nấp vào một bức tường cách đó không xa. Lúc lũ cướp quay ra, không thấy chúng tôi đâu, bèn tá hỏa chạy theo một hướng khác tìm kiếm.

   Tôi thở hắt ra một hơi, An Nam vẫn chưa cất súng đi. Tên mật thám Pháp vẫn còn quanh quẩn đâu đây. Bàn tay anh ôm chặt lấy eo tôi, đôi mày nhíu chặt, sắc thái vừa bình tĩnh lại vừa có chút nôn nóng. Sau đó, anh chạy về phía một khu chợ, chúng tôi lẩn quất vào đám người đông, lại nép mình trong vài sạp hàng. Mật thám vẫn đuổi theo. Chúng tôi cắt đuôi chúng bằng cách nấp sau một sạp hàng vải, bọn chúng đi qua, không nhiều lắm, có 3 tên.

 Nổ súng không phải cách hay, đánh rắn động cỏ, An Nam không muốn làm to chuyện. Anh cầm cổ tay tôi, động tác vừa có lực vừa đau đớn nỗi khiến tôi hít thở không thông, nhưng lại đặc biệt an tâm.

   An Nam nhanh chóng xoay người, hai chúng tôi cùng chạy, luồn lách nhanh chóng vì sợ mật thám Pháp đuổi theo. Vượt biên về nước, thông tin tôi và anh vẫn giữ, đường xá hiểm trở, lại bị quân địch canh giữ nghiêm ngặt.  Cuối cùng An Nam liên lạc với đồng minh thành công, chúng tôi được đón về chiến khu an toàn. Thông tin của vị cố vấn quân sự Trung Quốc kia được giao tận tay cho chỉ huy. Tôi thấy An Nam được gọi lên có việc gì đó. Tôi ở lại chỗ nghỉ, nằm liệt ra giường, mấy ngày căng sức, bây giờ đột nhiên đến nâng tay cũng không còn sức.

   Đột nhiên nhớ đến cái vòng An Nam tặng tôi, tôi bèn lập tức ngồi dậy, mở túi. Nhưng lục mãi không thấy chiếc vòng đâu.  Tôi rõ ràng đã gói chiếc vòng vào trong một miếng vải, cẩn thận để vào trong túi. Không dám đeo, cũng không dám mang trên người vì sợ những hoạt động mạnh như trèo leo, nấp trốn mấy ngày qua làm vỡ. Tôi bắt đầu cuống, đó là món quà An Nam tặng cho tôi, tôi vô cùng, vô cùng trân trọng. Tôi lục tìm hết túi hành trang, phát hiện ra nơi đáy túi bị bục một lỗ nhỏ bằng 1/4 bàn tay, có lẽ là lúc trốn đã bị rách. Chắc chiếc vòng đã rơi mất trên đường chúng tôi vượt hàng phòng thủ của thực dân về đến đây. Tôi tự trách mình thật ngu ngốc, nếu mang trong người thì có lẽ đã không mất, lòng tôi ân hận đến mức muốn khóc, tôi đúng là ngốc mà, ngốc chết!

Tôi không kìm được nước mắt, chiếc vòng đó tôi mới đeo có một lần, mới có duy nhất một lần. Tôi ngồi ngây trên chiếc giường ọp ẹp, đầu óc trống rỗng, không ngừng lau nước mắt. Tôi thật chả biết nói với anh như thế nào?

   Lúc An Nam về, nhìn thấy tôi đang ngồi trên chiếc giường, anh bèn bước đến, nắm lấy hai vai tôi, dịu dàng:

- Sao mà lại thẫn thờ thế?

   Tôi nhìn thấy anh, cảm thấy cực kì, cực kì có lỗi, bèn bật khóc. Chết tiệt, tôi lại khóc mất rồi!

   An Nam rất sợ nước mắt của tôi, anh vội vàng lau cho tôi, giọng điệu vô cùng lo lắng, lại có chút bồn chồn:

  - Sao thế có chuyện gì?- nói rồi lại xoay xoay người tôi- Hay là em bị thương ở đâu, đau lắm hả?


   Tôi bèn ra sức lắc đầu, không phải không có phải.

   - Ai bắt nạt em sao?

  -....

    - Hay lại nhớ nhà rồi?

  -......

  - Em đói à?

  Tôi:"..." Tôi đâu phải trẻ con, đâu có thể vì đói bụng mà khóc như thế chứ!
  
   Tôi bị anh chọc cười, anh liền ôm tôi vào lòng, tựa cằm lên tóc tôi, thủ thỉ: " Được rồi, không sao hết, còn có anh ở đây!"

   Động tác thân mật của anh làm tôi đỏ bừng mặt, nhưng lại tham luyến hơi ấm của anh, tôi bèn ngu ngơ dụi dụi vào ngực anh.

   Thấy động tác dựa dẫm của tôi, anh yên lặng vuốt tóc tôi, chờ tôi bình tĩnh lại rồi  kể anh nghe mọi chuyện. Tôi được anh ôm một lúc, bèn sụt sịt kể lại cho anh câu chuyện bị mất chiếc vòng ngọc. Vừa kể vừa lo sợ nhìn anh, sợ anh sẽ buồn, sẽ mắng tôi ngốc. Nhưng tôi kể hết rồi, không thấy anh có biểu hiện gì. Tôi bèn lay lay tay anh:

- An Nam, không phải anh giận rồi chứ?

  Anh mỉm cười thích thú nhìn tôi: " Nhóc con, em nói xem anh có nên giận không?"

   Tôi chu môi năn nỉ: " Không nên, nhất định đừng giận em!"

   An Nam giả bộ suy nghĩ, đưa tay lên xoa cằm: " Làm mất đồ anh tặng rồi, muốn anh không giận thì chỉ có một cách thôi?"

  - Cách gì? - tôi vội hỏi.

  - Lấy thân báo đáp!


Trong đầu tôi nổ bùm một cái. Nhìn mặt An Nam có vẻ thích thú. Hay thật, anh lại trêu tôi. Tôi cúi mặt:

  - Anh lại trêu em!

   An Nam nhìn thấy dáng vẻ của tôi, bèn kéo tôi vào lòng lần nữa, giọng nói cực kì trầm thấp, cũng vô cùng dịu dàng: " Trịnh Thảo, anh không có đùa em. Đồng ý đi, anh sẽ trao tấm thân ngọc ngà của mình cho em tự xử lí!"

   Đây...có gọi là tỏ tình không. Chỉ biết tim tôi nhảy loạn từ bao giờ, tai đến má đều đỏ bừng. Sợ anh nhìn thấy, tôi càng ra sức vùi mặt vào ngực anh.

   Anh tiếp tục: " Ở bên anh, có được không?"

   6 từ, không thừa, không thiếu. Tôi gật đầu thật nhẹ trong lòng anh. Anh cảm nhận được, bèn ghì chặt tôi thêm chút nữa.

   Thật ra tôi rất muốn nói, thực ra thích anh, thích anh từ rất rất lâu rồi!

        Chúng tôi về Hà Nội ngay hôm sau. Trên đường An Nam vươn tay đan tay vào tay tôi. Bàn tay chai sạn và to lớn, ấm áp. Tôi trò chuyện cùng lái xe, đang vui vẻ thì quay ra nhìn mặt ai đó nhăm nhó không chịu nổi.  Tôi mỉm cười với anh, anh bèn kéo tôi ngồi ở thùng sau xe để không bị ai nhìn thấy. Sau đó nhéo mũi tôi một cái:

- Nhóc con, không cho phép em nói chuyện vui vẻ như thế với người khác!

  Tôi bĩu môi cười anh, cảm thấy anh đặc biệt trẻ con. Tôi lắc lắc vai anh:

- Anh không được cấm em nói chuyện chứ. Chúng ta đang chiến đấu vì tự do dân chủ anh không biết sao?

   Anh nheo đuôi mắt:

- Được, tự do dân chủ? Em cứ " dân chủ" với người đàn ông khác xem, anh liền cho hắn một viên đạn.

  Tôi nhìn vẻ hậm hực của anh, bèn cười rũ rượi. Anh thẹn quá hóa giận, kéo tôi vào lòng thật mạnh, sau đó....sau đó rất nhanh phủ lấy môi tôi.

   Nụ hôn không thuần thục, nhưng có mùi vị của riêng anh.

  Tôi bị bất ngờ đến mức không biết làm gì. Tay anh đỡ gáy tôi, nụ hôn sâu thêm, rất trằn trọc, cuốn hút tôi. Theo bản năng, tôi vòng tay qua cổ anh. Thấy người anh căng cứng lại, vòng tay ở eo siết mạnh hơn, như muốn đem tôi nhét vào người anh luôn vậy. Rất lâu, rất lâu sau, mới thấy anh buông ra.

  Tôi tranh thủ hít không khí, nhìn thấy anh như con mèo ăn vụng thành công, còn nhìn tôi bằng ánh mắt nồng cháy, tôi ngượng ngùng bặm bặm môi, cúi đầu xấu hổ.

   An Nam kéo tôi ngồi vào lồng ngực anh, cười vui vẻ: " Nhóc con, em xấu hổ cái gì chứ!"

   Mặt dày như anh mới không xấu hổ đó!

  Về đến Hà Nội, qua phố Yên Ninh thăm nhà, chỗ nhà tôi xưa giờ đã đổ nát, không nhận ra ngôi nhà to lớn xưa kia nữa. An Nam sợ tôi đau lòng, bèn nắm chặt tay tôi. Tôi quay sang nhìn anh, nói là muốn ra ngoại thành.

   Tôi đến thăm người chú bạn bố tôi mà bốn năm trước tôi và Trịnh Khiêm đã ở nhờ. Mộ của cha mẹ và Trịnh Khiêm cũng là do chú ấy chăm nom giúp. Gia đình tôi với họ hàng vốn không thân thiết, chiến tranh loạn lạc lại mỗi người một phương. May mà có chú giúp đỡ, tôi vạn phần cảm kích.

   Thắp xong nén nhang, tôi và An Nam vội rời đi. An Nam còn đưa cho người chú kia một khoản tiền, nói là cảm ơn và mong chú chăm sóc tốt, hương khói cho cha mẹ tôi và Trịnh Khiêm.

   Tôi cảm động nhìn anh, anh bước đến gần bèn hỏi: " Giai cấp vô sản mà lại có nhiều tiền như vậy hả?"

  An Nam vuốt mái tóc tôi, nói: " Tiểu thư nhầm rồi, ta đây chính là đại phú hào!"

   Tôi bật cười, nhìn lại ngôi nhà của chú một lần nữa. Khắc vào tim vào lòng, không biết hẹn bao lâu gặp lại. Tôi theo thói quen cũ, lẩm bẩm: " Con chào bố mẹ, Trịnh Khiêm, em đi đây!". Trước đây mỗi lần ra khỏi nhà tôi đều nói như vậy!

     An Nam dẫn tôi đến một ngôi nhà nhỏ, anh nói với người chủ vài câu, rồi chúng tôi đi vào phòng. Anh nói đâu là nơi ở cũ của anh, an toàn hơn, không có sự truy lùng của mật thám.


   An Nam đưa tôi vào phòng, nói là đi có việc một lát. Tôi dặn anh nhớ cẩn thận. An Nam cười, nói anh biết rồi.

   Ngồi trong phòng, chán chê ngắm nhìn căn phòng nhỏ không có mấy đồ đạc. Điều làm tôi chú ý là kệ sách của anh, toàn là sách nước ngoài cả. Tôi tiện bèn lôi vài quyển ra đọc. Đọc chăm chú một lúc, không ngờ lúc ngẩng lên đã thấy An Nam trước mặt, ánh mắt có ý cười nhìn tôi. Sau đó ngồi sau tôi, để tôi ngồi lọt thỏm trong lòng anh.

   Tôi hơi xấu hổ, hỏi anh:

- Về lâu chưa?

   Anh vùi mặt vào vai tôi, hơi thở nóng sực, khiến cho tôi có phần không tự nhiên.

- Vừa mới về. Chăm chú đọc cái gì thế?

  Tôi bèn giở sách ra, chỉ vào khổ thơ bằng tiếng Hán:

- Em đọc thấy rất hay, rất muốn dịch thành thơ!

  Anh nheo mắt nhìn đoạn thơ, ôm eo tôi bằng một tay, tay kia với lấy bút, nói:

- Đằng nào cũng rảnh, cùng dịch đi! Anh giúp em!

   Tôi vui vẻ cùng anh. Không lâu sau thì hoàn thành.

   An Nam lười biếng vùi mặt vào cổ tôi: " Mệt chết đi được! Mệt chết anh thôi!"

   Tôi:"..." Bình thường chiến đấu, có lần 48 tiếng anh không được chợp mắt, anh còn không kêu mệt, đằng này cùng tôi dịch mấy câu thơ, lại kêu la như thế!

  Tôi trêu anh: " An Nam, anh càng ngày càng trẻ con!"

  Anh ngồi thẳng dậy nhìn tôi: " Trịnh Thảo, em không thấy tình thú à?"

   Tôi: "...." Đánh chết tôi cũng không tin, anh là cái tên lạnh lùng, đạm bạc mà người ta nói.

   Chúng tôi không ở lại Hà Nội lâu. Mấy hôm sau thấy An Nam nói anh phải lên Việt Bắc một chuyến.

---------------------------

Năm 1950, tôi nhất quyết theo anh lên căn cứ địa Việt Bắc.  Lần đó là quân ta chủ động tấn công.

      Thực dân Pháp tăng cường phòng bị ở đường số 4, tăng lực lượng tại Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình và Sơn La, tạo thành hành lang kiên cố, khiến cho vùng tự do của ta bị thu hẹp. Lúc đầu, vì nguy hiểm nên An Nam không cho tôi theo, sau vì tôi nằng nặc kiên quyết, An Nam đồng ý.

     Tháng 6, chúng tôi cùng một số người nữa, cũng có vai trò quan trọng trong chiến lược kế hoạch này, lén lút lên Việt Bắc.

     Chiến dịch lần này rất quan trọng, chỉ thắng, không thể thua. Lãnh đạo quan trọng đều trên đây hết. An Nam cũng ở trong Bộ chỉ huy, tôi đi cùng, phiên dịch cho một vị chuyên gia quân sự của Trung Quốc. Nghe họ luận bàn ngày khai hỏa chuẩn bị tới gần, lòng tôi có chút gấp gáp.

   Lên Việt Bắc, thấy An Nam thân thiết với một vị y sĩ, gọi là anh Trương. Tôi nhìn dáng vẻ tự tin cùng an tĩnh của anh Trương, cũng có năm sáu phần giống An Nam. Anh Trương thường trêu tôi:

" Xem ra tên An Nam cũng thật biết nhìn người. Nói xem, hai đứa đến giai đoạn nào rồi?"

   Tôi đỏ bừng mặt, An Nam chạy ra :" Anh Trương, đừng trêu cô ấy, cô ấy dễ xấu hổ!"

     Một sáng sớm, tiếng súng nổ của quân ta vang lên, bàn tay tôi rịn mồ hôi, nghe nói trận đầu đánh Đông Khê. An Nam đương nhiên không thể vắng mặt trong trận chiến đó.

     Tôi ở lại căn cứ, đến ruột gan cũng bỏng sôi.


Tôi bất an, không biết vì cái gì.

  Thế rồi, đêm hôm ấy, nghe thông báo, anh bị thương. Tôi chạy vội đến lán, nhìn thấy anh chỉ băng một dải quay bụng. Nhìn thấy tôi, anh bèn cười. Tôi lại không kìm được khóc hu hu. An Nam vẫy nhẹ tay  gọi tôi đến, mọi người cũng nhất nhất rời đi. Càng gần, nhìn máu thấm qua băng gạt, nếu không vì vết thương kia, tôi nhát định sẽ theo thói quen nhào vào lòng anh.

   Tôi ngồi xuống bên anh, nước mắt không kìm được. An Nam vươn tay, lau nước mắt cho tôi, anh nói:

- Đâu phải lần đầu anh bị thương, em khóc cái gì?

   Tôi cắn môi, giọng kìm lại nơi cổ họng:

  - Đau lắm đúng không?

  Anh nắm lấy bàn tay tôi, bàn tay chai đi vì cầm súng lâu năm của anh. Anh nhìn tôi thật lâu mới mở miệng:

- Chỉ là vết thương nhỏ thôi! Đừng lo, không được khóc! Nhìn em khóc xấu chết đi được!

   Vuốt nhẹ gò má của anh, tôi cứ vuốt mãi như thế. Bên ngoài rất lạnh. Tôi không hiểu sao, dự cảm lo âu. Lòng cồn cào day dứt điều gì đó, chính tôi cũng không hiểu. Tôi bật ra tiếng nấc:

- Em chỉ còn anh thôi!

Tôi chỉ còn mình anh, mình An Nam, chàng trai của tôi. Anh không thể hiểu cảm giác khi tôi chạy đến chỗ anh khi nghe tin anh bị thương, như bị ngàn mũi dao đâm trúng, đau, nhưng không rút ra được.

    Anh im lặng hồi lâu, sau đó xiết chặt lấy tay tôi: " Mai em theo xe về xuôi đi!"

   Tôi vội vã lắc đầu, anh bị thương như vậy, tôi không thể đi.

   Anh để tay lên má tôi, xoa xoa những giọt nước mắt trên má, anh nói:

- Tin anh, chỉ là vết thương nhỏ thôi, không sao đâu! Em nghe anh, về xuôi, ở đó an toàn, anh không phải lo lắng. Yên tâm, anh không sao, dưỡng thương xong anh sẽ về dưới đó với em.

   Tôi nhất quyết không chịu, sau đó có rất nhiều người vào lán, ai cũng khuyên tôi về. Anh Trương cũng bảo dưới xuôi đang cần người phiên dịch gấp. Tôi nhìn An Nam, nghe mọi người nói vết thương không nặng lắm, hơn nữa không phải lúc dùng dằng, không dễ dàng mới có xe ngược về đồng bằng. Tôi bị thuyết phục, bèn đồng ý. Trong hoàn cảnh này, nhiệm vụ bao giờ cũng đặt lên trước nhất, tôi cho dù thế nào cũng không thể làm ảnh hưởng tới mọi người.

Hơn nữa vết thương của An Nam chắc chắn có người quan tâm. Anh Trương cũng ở đó, tôi dùng dằng ghê gớm.

   Thế nhưng chưa đến sáng hôm sau, ngay đêm hôm ấy, tôi đã được anh Trương đưa lên một xe vận chuyển, theo đó rời khỏi Bắc Kạn.

    Nửa tháng sau, chiến dịch biên giới thành công, tôi mừng rỡ vì khẳng định sắp được gặp lại An Nam, lòng đột nhiên phấn kích. Thế nhưng đang ở đơn vị thì có tin báo cho tôi. Tôi mở ra là thư khẩn của anh  Trương từ Bắc Kạn gửi xuống. Thư thông báo:  An Nam đã chết rồi. Tôi mở to mắt, cắn môi đến bật máu. Không thể tin nổi vào bức thư trên tay. Tay run bần bật, trong đầu nhớ lại cái chết của Trịnh Khiêm, của cha mẹ, của A Mai, của bao nhiêu người khác. Rồi nghĩ đến gương mặt An Nam. Ngực quặn đến đau đớn, tôi ngã thụp xuống, cố tát mình một cái thạt đau.

  " Là mơ, là ác mộng, tỉnh lại, tỉnh tại đi, mày tỉnh lại điiiiiiiiiiii!"

  Tiếng hét chuyển dần sang tiếng khóc, đồng đội đến, nhìn thấy cảnh tôi ngã lăn trên sàn, bèn hoảng sợ vực tôi dậy.

   Thế rồi, tôi ngất lịm đi. Lúc tỉnh dậy đã là  đêm muộn. Tôi ngồi thẫn thờ, miệng đắng ngát. Nước mắt không chảy được ra, lồng ngực như bị đập nát. Đầu óc tôi trống rỗng, tôi nghe thấy hơi thở không hồn khí của mình.

    Tôi tự nhủ, là lừa gạt, là lừa gạt, không phải An Nam, nhất định không phải.

  Nhưng tôi chợt thấy rằng, cảm nhận rằng, bản thân đã tuyệt vọng đến thế rồi!

   An Nam, anh ấy nhất định chỉ bị thương nhẹ thôi, tôi đã tin như vậy.

  Nhưng cuối cùng, anh vẫn lừa tôi.

   Tôi đến lần cuối cũng không được gặp anh.

   Ngày hôm sau, tôi xin phép Đại đội trưởng, theo một xe vận chuyển lên Bắc Kạn.

  Đây là lần thứ hai tôi lên Bắc Kạn, cảnh hoang tàn hơn, rừng núi bạt ngàn vẫn nhuộm màu khói súng. Bên cạnh tôi cũng không còn anh ấy.

  Tôi từng nói tôi không còn ai, anh nói còn anh.

  Đến bây giờ, anh cũng bỏ tôi mà đi mất.

  Tôi không khóc nữa, lên đến nơi, mọi người đều ái ngại nhìn tôi, anh Trương đặt tay lên vai tôi:

  - Em có sao không?

   Tôi nghĩ đây là một câu hỏi hết sức thừa thãi.

   Anh Trương nhìn tôi:

- Lần đó cậu ấy bị thương rất nặng, cậu ấy không muốn nhìn thấy em đau lòng, nên đã..... An Nam rất giỏi, cậu ấy đã chịu đựng qua nửa tháng, điều mà không nhiều người làm được. Cậu ấy đã chứng kiến chiến thắng của chúng ta.

   Tôi nhìn lên trời, một vệt khói già bốc lên từ một thân cây cháy. An Nam, nhìn thấy chúng ta chiến thắng, anh có vui không?

Anh chắc chắn nghĩ rằng bản thân hi sinh không uổng đúng không? An Nam anh đúng là kẻ cứng đầu.

   Họ đưa cho tôi quân tư trang ít ỏi còn lại của anh. Xác của anh được người ta đưa đi đâu tôi không rõ. Mọi đồ đạc được đựng trong một hộp gỗ không lớn lắm. Anh Trương đưa tôi một phong thư, nói là An Nam bảo đưa cho tôi.

   Đêm hôm đó, tôi mở hộp quân tư trang của anh, phần nhiều là sách tiếng Liên Xô, vài cuốn sổ ghi chép, còn lại là ít đồ cá nhân, một cái ví da Hồng Kông anh đựng những đồng tiền ít ỏi. Bên trong ví, tôi rút ra được một bức ảnh nhỏ đã nhàu. Nước mắt lại giàn giụa chảy ra, tôi không thèm lau đi. Đó là ảnh của tôi.

   Trong hộp còn có một tấm vải gói rất kĩ, tôi tò mò mở ra, bên trong là một cái vòng ngọc. Cái vòng nhìn rất giống cái vòng anh đã tặng tôi. Tôi nhấc lên, có một mảnh giấy nhỏ, anh viết: " Tìm cho em một chiếc vòng mới". À, hóa ra lúc ấy anh chia tay ở chiến khu, anh đã nói có quà tặng cho tôi.

   Tôi lấy hết dũng khí mới cất hết đồ đạc lại vào thùng, mở thư của anh ra.

  Tôi đã bảo là chữ anh rất xấu mà!

   Trên cái tờ giấy ngà ngà vàng, nét chữ của anh, tôi vuốt nhẹ lên thôi mà cũng thấy lòng đau ê ẩm.


   " Nhóc con của anh!

    Trịnh Thảo- cái tên này mơ anh cũng gọi đến nghìn lần. Em nhớ không, cái lần anh bị kẹt ở một ổ giam người bên Hong Kong đó. Anh nói dối em là thoát ra rất dễ dàng. Nhưng thực ra hồi đó cái chết cận kề, anh đã nghĩ mình sẽ bỏ cuộc. Lại đột nhiên nghĩ đến em, nghĩ em ngốc như vậy, không có anh thì em phải làm thế nào đây? Anh bèn nghĩ  tập hợp tù chính trị lại, trốn ra.

   Bây giờ anh rất muốn cố, nhưng có lẽ không được nữa. Anh không qua nổi mệnh này!

   Em nhất định không được khóc, phải tiếp tục vui vẻ, tiếp tục mạnh mẽ. Sống thay phần bố mẹ em, thay phần Trịnh Khiêm, và thay cả phần anh nữa.

   Năm đó anh hứa với Trịnh Khiêm sẽ bảo vệ em và hai bác, cuối cùng anh không thực hiện được.  Anh chưa bao giờ hứa hẹn với em điều gì về tương lai hai đứa, vì anh sợ có ngày sẽ lỡ hẹn, em nhất định sẽ ghét anh.

  Không được ghét anh! À không, ghét anh cũng được, nhưng nhất định phải yêu lấy chính mình!

   Yêu em!

 An Nam

   Tái bút: cuốn sổ số 3"

Tôi nhìn dòng tái bút, lập tức mở cuốn sổ anh đánh dấu 3 ra, ngay trang đầu là một đoạn thơ viết vội:

  " Tương ai tương oán duyên cùng phận
     Lỡ phận lạc duyên quên ái ân
     Hương xa tình mất đau cùng xót
     Nước mắt nghẹn rơi lúc li phân

     Một đời người- có mấy lần yêu
     An ổn bình yên dưới trời chiều
     Nồng cháy đương yêu như rực lửa
     Hay đợi ngốc nghếch gió phiêu diêu!" *

( *: thơ Gigikiki )

     Hóa ra anh còn nhớ, bài thơ năm đó tôi dịch cùng anh tại Hà Nội.

   Tôi không nhớ nổi đêm hôm đó bản thân đã vật vã như thế nào. Chỉ nhớ sáng hôm sau tôi điềm nhiên theo xe bộ đội rời khỏi Bắc Kạn, mang theo đồ của An Nam. Từ ấy, tôi không bao giờ quay trở lại Bắc Kạn nữa.

   Mọi người trong đại đội đều kinh ngạc khi thấy tôi trở về. Ngày ngày vẫn tươi cười. Tôi dịch sách nhiều hơn, hằng ngày vẫn đảm nhiệm vai trò liên lạc với các đồng minh và phiên dịch. Một ngày dường như quá sức chịu đựng, đại đội trưởng nói với tôi: " Em làm ơn cứ khóc cũng được. Em bây giờ rất tệ em biết không?"


  Tôi không trả lời, chỉ lẳng lặng quay đi. Sau ấy nhìn chiếc vòng ngọc trên tay.

  Bởi vì anh ấy nói nhất định không được khóc

   Phải tiếp tục vui vẻ, tiếp tục mạnh mẽ.

    Sống thay phần bố mẹ, thay phần Trịnh Khiêm, và thay cả phần anh nữa.

   Anh ấy nói, phải yêu lấy bản thân mình.

   Nhưng mất quá nhiều, làm sao tôi còn sống tốt được chứ?

 
    Mùa xuân năm 1951, An Nam mất, vừa qua tuổi 29.

    
    --------------------

     
   Sau cái chết của An Nam, tôi xin luân  chuyển đơn vị về một tiểu đội số 4 giáp biên giới phía Tây. Ở  đây tôi quyết định tham gia mở đường cho bộ đội, dẫn đường cho các xe chở lương thực vào đơn vị. Công việc vất vả nhưng tôi cảm thấy thật tốt vì có thể khiến tôi quên đi những đau đớn chất chứa trong lồng ngực. Nhiều đêm không ngủ được, tôi bèn lấy  chiếc vòng ngọc ra ngắm, sau đó lại giấu kĩ trong người.  Làm như vậy, cứ như An Nam vẫn còn bên mình. Mỗi khi vừa nhắm mắt lại, tôi lại nhớ đến câu nói của anh Trương trước khi tôi rời Bắc Kạn:

" An Nam là kẻ kiên cường. Anh xin lỗi vì đã nghe theo cậu ấy giấu em. Nhưng cậu ấy chỉ muốn em an toàn, cậu ấy yêu em còn hơn yêu bản thân của cậu ấy. Trước khi chết, An Nam luôn lẩm bẩm: Trịnh Thảo em nhất định phải sống, phải sống, sống cho thật tốt...."

   Tôi hằng ngày vẫn thật vui vẻ, không ai nhận ra trong tâm tôi đã chết mất rồi.


   Thế nhưng, mùa xuân hai năm sau cái chết của An Nam, thực dân Pháp đột ngột tập kích tiểu đội của tôi, cả tiểu đội anh dũng chiến đấu, cầm cự được qua đêm hôm ấy. Rạng sáng, có một người đột ngột hỏi tôi có sợ không. Tôi cười nhạt trả lời, không sợ, chẳng còn gì luyến tiếc, thì còn đáng sợ gì nữa.

   Sáng hôm sau, quân Pháp tập kích một trận lớn nữa, cứu viện không tới kịp. Lần đó, chúng tôi phản công thất bại, nhưng tất cả đều rất quật cường. Cứ tưởng chúng tôi chuẩn bị thắng, lực lượng địch mấy năm nay đã sa chân khá nhiều ở Đông Dương. Thế nhưng một đội tiếp viện  của Pháp vừa đến nơi, chênh lệch lực lượng rất lớn. Chúng tôi khó cầm cự nổi.

     Đang thay đạn vào súng, đột nhiên trong lửa đạn có một viên đạn găm trúng vào tim tôi, không sai một phân nào.

   Ngực đột nhiên đau nhói một nhát, máu bắt đầu chảy ra. Theo phản xạ liền đưa tay lên vết thương, tôi chợt thấy người mềm nhũn. Tôi ngã xuống, chiếc vòng ngọc từ trong túi rơi ra, va đập với đá, vỡ ra thành nhiều mảnh.

   Tôi đột nhiên nhớ lần cùng anh trốn mạt thám Pháp, chúng ta thành công, thế nhưng vòng ngọc cũng không  còn. Nay chúng ta thua, vòng ngọc cũng cứ thế mà vỡ tan tành.


    Tôi từ từ nhắm mắt lại, thấy thế giới hẹp dần trong mắt mình. Nhưng vẫn thấy rất rõ ràng chiếc vòng ngọc trên mặt đất đầy máu. Những mảnh vỡ lấp lánh trong khói xám.

   Cuối cùng sẽ được gặp bố mẹ, gặp Trịnh Khiêm, gặp A Mai, gặp cả anh nữa!

  An Nam, anh nói anh chưa từng hứa hẹn gì với em, nhưng anh quên rồi, đêm hôm kẹt tại biên giới, anh nói, khi nào hòa bình, anh sẽ dẫn em đi ngắm mặt trời mọc.

Chúng ta không đợi được đến ngày đó. Nhưng em tin, những điều chúng ta hi sinh, sẽ có được cái kết có hậu.

   Hòa bình rồi, chúng ta sẽ cùng ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặn, ngắm bình minh, ngắm hoàng hôn. Tựa lưng vào nhau đến cuối cuộc đời.

  Không có bom mìn, không có súng đạn. Không còn đau đớn và không còn có nhiều cái chết như thế nữa!

   Phải không anh?

    Khi biết mình không sống được nữa, tôi lại cảm thấy rất nhẹ nhõm, bởi bản thân tôi, trong hai năm qua- đã không phụ anh. Anh thấy không, anh mất rồi em vẫn vui vẻ, vẫn mạnh mẽ, vẫn ăn uống đầy đủ, chẳng ốm yếu bệnh tật gì. Em đã chiến đấu vì mọi người, em cũng không hối hận gì cả về những việc đã qua.

   Em chỉ tiếc rằng, sao em không thích anh sớm hơn một chút, đêm trên Bắc Kạn ấy, có lẽ không nên trở về. Chí ít còn có thể nói tiếng "yêu anh" cuối cùng.


    Mùa xuân năm 1953, tiểu đội số 4 không còn ai sống sót. Trịnh Thảo năm ấy vừa qua tuổi 22.


------*----------*---------*--------*------*---------


   Tháng 11 năm 2015


    Trịnh Thảo đi du lịch cùng gia đình, một thành phố nho nhỏ. Nhịp sống hối hả ồn ào. Bầu trời xanh ngắt, lốm đốm những đám mây.
 
   Đang ngồi trước sảnh khách sạn, bèn thấy một người con trai xuất hiện trước mắt cô. Cô nheo mắt nhìn người con trai trước mặt. Rất đẹp trai.  Anh trai cô- Trịnh Khiêm vừa kịp chạy đến, anh giới thiệu:

- Trịnh Thảo, đây là An Nam, là bạn của anh!

    An Nam nhìn cô gái trước mặt, nở một nụ cười ôn nhã.

  Cô không hiểu sao, thấy nụ cười này quen mắt như vậy!

  - Cô gái, ngày mai có muốn cùng anh đi ngắm mặt trời mọc không?

  

   
     ---------- HẾT---------









Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: