I. Xã hội nguyên thuỷ (2)
Câu 3: Trình bày đặc điểm của xã hội nguyên thủy
- Giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển loài người: Bắt đầu từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến khi xã hội phân chia thành các giai cấp, tầng lớp và nhà nước được hình thành. Thời kì xã hội nguyên thủy là bước đi đầu tiên chập chững của loài người, dân tộc nào cũng trải qua.
- Sự thấp kém của trình độ sản xuất, con người chưa thể làm ra các sản phẩm dư thừa là nguyên nhân dẫn đến sự công bằng và bình đẳng – nguyên tắc vàng trong XH nguyên thủy. Xã hội nguyên thủy không có chiếm hữu tư nhân về TLSX; không có bóc lột, không có giai cấp và nhà nước.
- Con người sống thành bầy, có sự hợp tác liên kết với nhau để kiếm sống. Tuy nhiên quan hệ giữa các thành viên trong bầy người còn lỏng lẻo nay hợp mai tan. Dù vậy việc tập hợp nhau lại thành bầy cũng tăng cường sức mạnh của những cá thể còn rất thiếu hiểu biết, lạc hậu... Đến thời kỳ công xã thị tộc, mối quan hệ cộng đồng đã được thắt chặt hơn.
- Có người đứng đầu, có sự phân công lao động tự nhiên giữa cá thể nam và cá thể nữ. Đứng đầu thị tộc là tộc trưởng được toàn thể các thành viên bầu ra (thường là người cao tuổi, có uy tín, kinh nghiệm). Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu xa gần hợp thành một bộ lạc. Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng và một thủ lĩnh quân sự. Mỗi bộ lạc có tên gọi riêng, có nơi ở riêng... Đàn ông thường săn bắt, còn phụ nữ thường hái lượm, nấu nướng, nuôi con,...
- Những thành tựu mà loài người đạt được trong xã hội nguyên thuỷ đặt cơ sở để chuyển sang xã hội văn minh. Công cụ sản xuất ngày càng được nâng cao, từ chỗ công cụ thô, nặng, ghè đẽo thô sơ, đã phát triển lên kĩ thuật mài, làm đồ gốm. Lao động đã giúp con người hoàn thiện ngôn ngữ, tư duy hơn. Các tôn giáo hiện đại vẫn mang dấu ấn của các hình thái tôn giáo tôn giáo nguyên thủy: Thuyết vạn vật hữu linh, totem giáo, shaman giáo,...
Câu 4: Trình bày sự tan rã của xã hội nguyên thủy?
- Thời đại kim khí đã đánh dấu những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực sản xuất và từ đó làm biến chuyển các tổ chức xã hội.
- Từ công xã thị tộc mẫu hệ chuyển sang công xã thị tộc phụ hệ. Chế độ nô lệ xuất hiện: chế độ nô lệ gia trưởng. Sự xuất hiện của các công xã nông thôn. Công xã nông thôn (công xã láng giềng) là 1 hình thức tổ chức xã hội của một cộng đồng người sinh sống trên một địa bàn cư trú nhất định (không dựa trên quan hệ huyết thống mà dựa trên quan hệ địa vực, kinh tế)
- Sự phát triển của sức sản xuất; sự xuất hiện của cải dư thừa đã dần đưa đến sự phân hóa xã hội. Sản xuất theo gia đình cá thể đưa đến sự phân hóa giữa các gia đình với nhau, là cơ sở để xuất hiện sự chênh lệch tài sản. Do có sản phẩm thừa, những người có chức quyền tìm cách chiếm đoạt làm của riêng -> giàu có hơn. -> XH vốn bình đẳng trước kia nay phân hóa thành kẻ giàu và người nghèo.
Tầng lớp quí tộc: chiếm hữu nhiều ruộng đất, của cải (số ít). Những người phụ thuộc: đại đa số các thành viên thị tộc, bị mất tư liệu sản xuất, cuối cùng trở thành người phụ thuộc tầng lớp trên, bị áp bức bóc lột.
- Do có quyền lợi khác nhau -> mâu thuẫn xã hội xuất hiện và ngày càng gay gắt. Để bảo vệ quyền lợi của mình tầng lớp quí tộc đã thiết lập một bộ máy để thống trị, đàn áp đại đa số đó, bộ máy đó là Nhà nước. Nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp này với giai cấp khác. Khi Nhà nước ra đời thì cũng là mốc đánh dấu bước chuyển sang xã hội văn minh.
- Nhà nước là một phạm trù lịch sử và về cơ bản thì Nhà nước xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng và mâu thuẫn giữa chúng không thể điều hoà được. Do đó về mặt nguyên lí, Nhà nước chỉ xuất hiện khi sức sản xuất đã phát triển đến một trình độ nhất định - trình độ sản xuất ấy phải dẫn đến sự xuất hiện của cải dư thừa -> tư hữu -> phân hóa xã hội -> giai cấp -> Nhà nước.
- Đặc trưng của nhà nước:
+ Bao giờ cũng được hình thành trên một vùng lãnh thổ nhất định, có đường biên giới bao quanh
+ Chia cư dân theo các đơn vị hành chính
+ Có bộ máy chính quyền và công cụ để bảo vệ nhà nước
+ Có sự thống thất, quy tụ nhiều tộc người cùng tồn tại trên cùng lãnh thổ
+ Là công cụ của giai cấp có thế lực nhất về kinh tế. Giai cấp này nhờ có nhà nước mà trở thành giai cấp thống trị xã hội về chính trị.
- Tuy nhiên do những điều kiện khác nhau và do sự tác động của các nhân tố khác mà nhiều khi ở nhiều nơi Nhà nước xuất hiện không đúng theo qui luật này - xuất hiện sớm hơn (các quốc gia cổ đại phương Đông là tiêu biểu).
Câu 5: So sánh các giai đoạn (bám vào câu 3 để so sánh theo tiêu chí)
Câu 6: Các hình thức hôn nhân thời nguyên thủy
*) Bầy người nguyên thuỷ: Tạp giao hay không tạp giao
- Tạp giao (không phân biệt thế hệ, lứa tuổi)
- Cuối bầy người nguyên thuỷ đã có tuc cấm quan hệ hôn nhân giữa lớp già với lớp trẻ, xuất hiện hình thức gia đình đồng huyết (anh chị em ruột và anh chị em họ đều có quyền và nghĩa vụ kết hôn với nhau)
*) Công xã thị tộc
- Công xã thị tộc mẫu hệ:
+ Quần hôn: Tập thể con gái của thị tộc này kết hôn với tập thể con trai của thị tộc kia. Đảm bảo 4 nguyên tắc: ngoại tộc hôn, nội tộc hôn, khác thế hệ, nữ luôn chủ động.
+ Cuối công xã thị tộc mẫu hệ, xuất hiện hình thức hôn nhân đối ngẫu: trong số nhiều người chồng, phụ nữ có 1 người chồng chính, ngược lại -> hình thành gia đình Punalua (gia đình của những người bạn thân)
- Công xã thị tộc phụ hệ: hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Ăngghen nói đó là thất bại có tính chất toàn thế giới của phụ nữ. Khi trong gia đình xuất hiện sự áp chế của người đàn ông với người phụ nữ ngoài xã hội xuất hiện sự phân chia giai cấp.
*) Phân biệt quyền trong mẫu quyền và phụ quyền:
- Quyền trong "mẫu quyền": phân công lao động, quản lý, phân chia thức ăn, chủ động trong hôn nhân, điều hành công việc chung của thị tộc.
- Quyền trong "phụ quyền": đi quá xa, là vô hạn, phân công lao động, điều hành công việc chung của thị tộc, áp chế vợ con, bán vợ đợ con
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com