Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

VII. Hy Lạp cổ đại

Câu 37: Cơ sở hình thành các nhà nước ở Hi Lạp
- Nằm ở phía Nam châu Âu, thuộc khu vực Địa Trung Hải, trên bán đảo Bancang, giáp biển.
- Thời cổ đại, lãnh thổ cổ đại rộng lớn, gồm 3 khu vực:
+ Miền Nam bán đảo Bancang.
+ Một số đảo trên biển Egie (nằm trong biển lớn Địa Trung Hải).
+ Các quốc gia phía Tây Tiểu Á (Minor Asia với các thành bang Tơroa, Xyme, Mile,...).
=> Ưu thế: lịch sử chủ yếu diễn ra ở khu vực cổ đại, các quốc gia trên biển Egie được ví như một cầu nối với hai vùng còn lại của Hy Lạp cổ đại. Các quốc gia Tây Tiểu Á là khu vực để người Hy Lạp có thể sang châu Á (Tây Á) để học tập văn minh của người Lưỡng Hà cổ đại (toán của Pytago từ người Lưỡng Hà, chữ viết từ người Phenixi trở thành hệ chữ cái Hi Lạp 24 chữ cái).
- Lục địa 3 mặt giáp biển thành 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Các đường biển ăn sâu vào đất liền, tạo thành đường bờ biển gồ ghề, khúc khuỷu,... => có những cảng biển nước sâu, làm thuyền lớn có thể vào những cảng này tạo thành những hải cảng tốt nhất, những trung tâm thương mại sầm uất nhất thế giới (Cảng Pire).
+ Từ Bắc xuống Tây qua đèo Tecmophin.
+ Từ Tây xuống Nam qua eo Corinh.
- Bán đảo Hi Lạp có hình dáng như hình 4 ngón tay chìa ra ở Địa Trung Hải (như cái đinh ba của thần biển Poseidong). Đất đai ở lục địa bị chia cắt mạnh bởi đèo, eo, vịnh,... => tạo ra sự cách biệt về mặt lãnh thổ tạo điều kiện thành lập các thành bang, đất đai nông nghiệp ít nên phát triển kinh tế thủ công - thương nghiệp hàng hải => không có nhu cầu chiếm đất đai để phát triển nông nghiệp, không có nhu cầu tự thống nhất.
- Thiên nhiên Hi Lạp có khoáng sản quý: đồng, vàng, bạc, sắt
=> Có điều kiện phát triển thủ công nghiệp sớm, mạnh, có nhiều sản phẩm thủ công nghiệp để mua bán, trao đổi lương thực với các nước trong khu vực Tây Á.
=> Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp không thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng trọ nhưng thuận lợi cho thủ công - thương nghiệp, nhất là nghề buôn bán bằng đường biển. Đặc biệt là vị trí tiếp xúc châu Âu - Á - Phi.
=> Hi Kạp có điều kiện tiếp thu thành tựu văn hóa khoa học của nhiều trung tâm văn minh có trước Hi Lạp, giúp cho các quốc gia thành bang Hi Lạp tuy ra đời muộn nhưng phát triển nhanh, mang tính chất điển hình (tính khái quát cao).
2. Dân cư:
- Người Dorien: phía Na, bán đảo Pelopone, đảo Cret, một số đảo nhỏ ở Nam Egie.
- Người Ionien: đồng bằng Attich,...
- Người Akeen: miền Tây Hi Lạp.
- Người Eolien: Bắc Hi Lạp, một số đảo trên biển Egie, ven bờ Tiểu Á.
Câu 38: Trình bày các cuộc cải cách ở Athens
*Cải cách của Tede:
- Thiết lập liên minh 4 bộ lạc theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.
- Thiết lập trật tự xã hội mới ở Aten: trật tự xã hội có giai cấp.
=> Tác động: bước đầu tấn công vào chế độ thị tộc, đại hội nhân dân vẫn còn tồn tại nhưng quyền lực nằm trong tay Hội đồng trưởng lão (Areopagio) - những đại biểu quý tộc, có quyền lập pháp, tư pháp, giám sát, quyết định mọi công việc hệ trọng. Chức vụ Balido bị bãi miễn, thay bằng 9 viên quan chấp chính được cử ra từ tầng lớp quý tộc. Aten sau Tede là nhà nước theo thiết chế cộng hòa quý tộc (chế độ thị tộc bước đầu bị tấn công, giải thể).
*Cải cách của Xôlong:
- Tuyên bố xóa bỏ nợ nần, ruộng đất gán nợ được trả lại cho nông dân, nô lệ được giải phóng trở thành người tự do, nhà nước cấm tuyệt đối việc lấy thân mình, hoặc vợ con làm vật trừ nợ => chế độ nô lệ vì nợ ở Aten bị xóa bỏ hoàn toàn.
- Thực hiện cải cách hệ thống tiền tệ, cấm xuất khẩu nông sản (trừ nho, oliu), thừa nhận quyền tư hữu, tự do chuyển nhượng tài sản.
- Đưa ra quy định mức chiếm hữu ruộng đất tối đa cho một quý tộc => bảo vệ quyền sở hữu khi số lượng ruộng đất vốn đã quá ít cho người bình dân, ngăn chặn nạn kiêm tinh ruộng đất.
- Đưa ra hàng loạt biện pháp tích cực khuyến khích việc sử dụng thợ thủ công giỏi ở nước ngoài, thực hành tiết kiệm, khuyến khích khẩn hoang,... => tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
- Phân chia đẳng cấp theo căn cứ tài sản, không theo nguồn gốc huyết tộc thành 4 đẳng cấp, có quyền lợi - nghĩa vụ khác nhau.
- Thành lập Hội đồng 400 người có chức năng như cơ quan thường trực của đại hội nhân dân, để giải quyết những công việc hằng ngày của nhà nước.
- Thành lập tòa án nhân dân có nhiều bồi thẩm, cùng thảo luận, xét xử => tránh lối xử án tùy tiện, tăng cường tính dân chủ.
=> Tác động: hạn chế tối đa những mâu thuẫn trong xã hội, tiếp tục tấn công vào chế độ thị tộc, tiếp tục xây dựng - củng cố nhà nước Aten theo hướng dân chủ.
=> Kết luận: mặc dù chế độ thị tộc vẫn tồn tại nhưng cải cách của Xolong đã giáng một đòn mạnh (triệt để hơn so với Tede) vào chế độ thị tộc, căn bản thủ tiêu quyền lực của quý tộc thị tộc, bước đầu thiết lập trật tự xã hội mới theo thể chế dân chủ, đem lại nhiều quyền lợi, ưu thế cho quý tộc chủ nô công thương - tầng lớp quý tộc ủng hộ thể chế dân chủ - tạo điều kiện cho kinh tế công thương nghiệp phát triển.
*Cải cách của Clixten:
- Mục tiêu: thủ tiêu tàn tích của chế độ thị tộc, hoàn thiện thêm một bước nền dân chủ chủ nô Aten.
- Phân chia dân cư theo khu vực hành chính: không dựa vào khu vực cư trú của 4 bộ lạc vũ, cư dân sống ở mỗi tiểu khu phải đăng ký vào sổ hộ tịch để nhà nước theo dõi, quản lý, người được gọi bằng tên riêng thay vì tên dòng họ => ranh giới, bộ lạc bị xóa bỏ hẳn, tàn tích cuối cùng của chế độ thị tộc bị thủ tiêu.
- Cải cách bộ máy nhà nước - Hội đồng 500 (Bule): cơ quan hành chính cao nhất ở Aten, thay mặt toàn thể công dân, thường trực mọi công việc của nhà nước trong suốt một năm, kiểm tra tư cách công dân, tư cách các thành viên trong bộ máy.
- Tăng cường vai trò của hội đồng nhân dân (Eccaledia): cơ quan quyền lực tối cao ở Aten, có quyền thảo luận, biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước, thông qua, phủ quyết các dự luật, chính sách của Bule, chọn cử những viên chức của bộ máy nhà nước.
=> Tác động: hoàn toàn thủ tiêu những tàn tích cuối cùng của chế độ thị tộc, đánh dấu bước cuối cùng trong việc xây dựng nhà nước dân chủ chủ nô Aten, tạm thời hòa hoãn được những xung đột, thỏa mãn hầu hết các quyền lợi của các phe phái tạo nên Aten một khối công dân tự do có quyền lợi chính trị ngang nhau, cùng thống trị, bóc lột sức lao động nô lệ. Mở đường cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tạo Aten hùng cường kinh tế - quân sự, tiến bộ về thể chế, góp phần giúp Aten thắng trong mọi sự can thiệp, xâm lược của đế quốc Ba Tư trong những thế kỷ sau.
Câu 39: Đặc trưng kinh tế, chính trị, xã hội của các thành bang Hi Lạp.
- Kinh tế : Nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhất là thương mại hàng hải do điều kiện tự nhiên ưu đãi. Trình độ sản xuất khá cao so với xã hội cổ đại phương Đông, sự phân công lao động diễn ra rõ nét. Đây là một cơ sở quan trọng cho sự hưng thịnh của nền văn minh Hi Lạp.
- Xã hội : xã hội chiếm hữu nô lệ, với hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ Giai cấp chủ nô dùng quyền sở hữu tư liệu sản xuất và sở hữu chính bản thân người nô lệ để bóc lột thành quả lao động của nô lệ, lực lượng lao động chính nuối sống xã hội những hoàn toàn không có quyền hành gì, chỉ là một thứ công cụ của chủ nô.
- Chính trị : Nhà nước ra đời từ sự phát triển trong nội bộ xã hội, xóa bỏ tàn dư xã hội nguyên thủy. Nhà nước thành bang : các nhà nước Hi Lạp tồn tại dưới hình thức nhà nước thành bang hay quốc gia thành thị (polis), với một thành thị là hạt nhân, độc lập với nhau và không bao giờ trở thành một quốc gia thống nhất, trừ trường hợp bị thống trị bằng vũ lực từ bên ngoài

Câu 40: Mô hình tổ chức thành bang; Thành bang A Ten và Xpac.
a. Tổ chức bộ máy Nhà nước dân chủ chủ nô Aten:

=> Tính dân chủ không tiến bộ: nền dân chủ của giai cấp chủ nô. Công dân Aten được tham dự hội đồng nhân dân phải có đủ 3 tiêu chuẩn: nam giới - >18 tuổi - bố mẹ là cư dân Aten gốc
=> Gạt bỏ đời sống chính trị của đất nước phần lớn cư dân Aten.
=> Nền dân chủ của thiểu số quý tộc tồn tại trên sự bóc lột thậm tệ người lao động
- Thể chế Nhà nước cộng hòa quý tộc: hình thức tổ chức Nhà nước tỏng đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung vào tay một nhóm quý tộc (là hội đồng trưởng lão - Areopagio) ở Hi Lạp hoặc Viện nguyên lão (Senat) ở Rôma.

-Tính trì trệ, bảo thủ, quân phiệt:
• Người Xpac chỉ cai trị, tham gia vào lực lượng quân đội => duy trì chế độ dân chủ quân sự (tàn dư của xã hội thị tộc).
• Chế độ tư hữu không tồn tại: ruộng đất, đồng cỏ, nô lệ, đều là sở hữu chung của Xpac, nhà nước đem toàn bộ ruộng đất chi thành các khoảng bằng nhau, chia đều cho cư dân => không được chuyển ngượng, mua bán ruộng đất, nô lệ.
• Periet là người tự do, nghĩa vụ tham gia hoạt động kinh tế, nộp thuế nuôi người Xpac - Dorien. Hilot bị sử dụng, bóc lột theo kiểu riêng, là lực lượng sản xuất chính của xã hội. => Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- Tính dân chủ thấp hơn Aten

Câu 41: Trình bày hững thành tựu tiêu biểu của văn hóa Hy Lạp cổ đại
- Chữ viết: Người Hi Lạp cổ đại đã cải biên và bổ sung để tạo thành hệ thống gồm 24 chữ cái.
- Văn học: Chia làm ba bộ phận chủ yếu: thần thoại, kịch, thơ:
+ Thần thoại: Kho tàng thần thoại đồ sộ của Hi Lạp đã được nhà thơ Hesiod hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả của các thần.
+ Thơ ca: tiêu biểu là hai bộ sử thi Iliad và Odyssey của nhà thơ Homer (thế kỉ IX TCN). Đến thế kỉ VII - VI TCN, xuất hiện nhiều nhà thơ được công chúng ưa chuộng như Solon, Sappho,...
+ Kịch: Hi Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây bao gồm cả hài kịch và bi kịch. Nổi tiếng là các tác giả như Eschyle, Sophocles,...
- Triết học: Hi Lạp là quê hương của triết học phương Tây với hai trường phái triết học duy tâm và duy vật.
+ Trường phái triết học duy vật: với các đại biểu như Thales, Heraclitus, Democritus,... Họ không thừa nhận cách giải thích của các tôn giáo về giới tự nhiên và đã đi tìm câu trả lời trong thế giới vật chất.
+ Trường phái triết học duy tâm: với các đại biểu như Pythagoras, Socrates, Platon, Aristotle,.. đi tìm chân lí vũ trụ trong các ý niệm.
- Sử học: Đến thế kỉ V TCN, Hĩ Lạp chính thức có lịch sử thành văn với các nhà viết sử tiêu biểu như: Herodotus với tác phẩm Cuộc chiến tranh Hi Lạp - Ba Tư, Thucydides với tác phẩm Lịch sử chiến tranh Peloponnese, Xenophon với tác phẩm Lịch sử Hi Lạp.
- Luật pháp: bộ luật cổ nhất của Hi Lạp là bộ luật Dracon với những hình rất khắc nghiệt.
- Khoa học tự nhiên: nhiều định luật, định lí trên nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí học, thiên văn học, địa lí học, y học,... tạo cơ sở cho sự phát triển của các ngành khoa học trong lịch sử nhân loại.
+ Toán học: Euclid với tiên đề hình học đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp; Pythagoras đã chứng minh định lí mang tên ông về quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác vuông; Thales đã đưa ra Tỉ lệ thức (Định lí Thales).
+ Vật lí học: Archimedes đề ra nguyên lí đòn bẩy, tạo ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đầy Archimedes).
+ Thiên văn và địa lí học: Thales dự báo chính xác nhật thực; Eratosthenes là người đầu tiên tính toán chu vi Trái Đất, độ dài đường kinh tuyến; Aristarque có những nghiên cứu đầu tiên về Mặt Trời,...
+ Y học: Hipporates được coi là "người cha của y học", đã giải phóng y học khỏi mê tín, xác lập y học như một nghề nghiệp thực thụ.
- Kiến trúc và điêu khắc:
+ Kiến trúc: Người Hi Lạp cổ đại đã sáng tạo ra 3 kiểu cột: kiểu Doric, kiểu lonic và kiểu Corinth. Những công trình kiến trúc tiêu biểu như: đền Parthenon, đền thờ thần Dớt, đền thờ nữ thần Athena,...
+ Điêu khắc: đạt đến trình độ tuyệt mĩ, để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu như: pho tượng Vệ Nữ ở Milo, tượng thần Hermes,... cùng nhiều nhà điêu khắc vĩ đại như Phidias, Miron,...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: #quamon