Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

VIII. La Mã cổ đại

Câu 42: Trình bày điều kiện tự nhiên, phân kì lịch sử La Mã cổ đại (nội dung khái quát)
1. Điều kiện tự nhiên:
- Bán đảo Ý nằm ở miền Nam châu Âu, hình dáng cái ủng duỗi ra Địa Trung Hải, phía Bắc có dãy Anpo án ngữ, 3 mặt giáp biển => hầu như cách biệt với lục địa châu Âu.
- Lớn gấp 5 lần Hi Lạp, lại có khá nhiều đồng bằng màu mỡ: sông Pô (miền Bắc), sông Tibro (miền Trung, các đồng bằng trên đảo Xixin, miền Nam có nhiều đồng cỏ rộng lớn => thuận lợi cho việc phát triển nghề nông, chăn nuôi (tuy nhiên chủ yếu là trồng cây công nghiệp: nho, oliu).
- Bờ biển phía Tây, Tây Nam có nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho tàu bè neo đậu => thích hợp cho mậu dịch hàng hải.
- Có nhiều khoáng sản quý: đồng, chì, sắt => nghề thủ công khá phát triển.
2. Cư dân:
- Người Italiot.
- Người Etoruxco.
- Người Hi Lạp.
- Người Xento (Galia).
3. Sơ lược:
a. Thời kỳ vương chính (753 – 510 TCN):
- Thời kỳ quá độ chuyển từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp, nhà nước.
- Quản lý xã hội thị tộc của người Roma: 3 cơ quan.
+ Viện nguyên lão: cơ quan quyền lực tối cao, gồm thủ lĩnh của các thị tộc, có quyền phê chuẩn mọi công việc quan trọng, phủ quyết những quyết định của đại hội nhân dân.
+ Đại hội nhân dân: nam giới của tất cả các thị tộc, có quyền quyết quyết định những vấn đề như tuyên chiến, nghị hòa, tế lễ, xét xử, bầu Vua.
+ Vua (Rex): do đại hội công dân bầu ra, không được cha truyền con nối, có thể bị bãi miễn, thực chất là thủ lĩnh quân sự của liên minh 3 bộ lạc.
b. Thời kì cộng hòa (510 – 47 TCN):
- Thời kì hình thành, xác lập nhà nước cộng hòa quý tộc.
- Thời giai cấp thống trị Roma tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài, từ một quốc gia thành bang ở miền Trung bán đảo Ý phát triển một đế quốc Roma hùng cường, bao gồm lãnh thổ của nhiều quốc gia thuộc 3 châu Á – Âu – Phi (Syria, Cactago,..)
- Thời kì phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế địa điền trang, kinh tế công thương nghiệp.
c. Thời kì đế chế (TK I – V):
- Sơ kỳ (TK I – II): giai đoạn phát triển cực thịnh của đế quốc Rôma cổ đại trên tất cả các lĩnh vực.
- Hậu kỳ (III – V): thời kì khủng hoảng, suy vong của đế quốc Rôma.
+ Kinh tế: kinh tế đại điền trang đình đốn.
+ Chính trị: nội bộ giai cấp thống trị chủ nô tranh giành quyền lực, liên tiếp các hoàng đế bị ám sát, tuổi trung bình là 27 – 28 tuổi
+ Xã hội: nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của nô lệ, dân nghèo.
+ Người Giecmanh xâm nhập vào lãnh thổ đế quốc Rôma.
=> Năm 476: đế quốc Tây bộ Rôma sụp đổ, chấm dứt thời kỳ cổ đại của lịch sử Tây Âu.
Câu 42: Trình bày sự phát triển kinh tế và chế độ chiếm nô La Mã thời kì cộng hòa
a. Sự phát triển kinh tế
*) Kinh tế nông nghiệp và mô hình đại trại Latiphunđia
- Nguồn gốc của Latiphunđia
+ Sau các cuộc chinh phạt, một bộ phận đất chiếm được sẽ được biến thành ruộng công để ban phát cho người lao động, đại bộ phận còn lại được nhà nước đem bán cho tư nhân. Quý tộc và tư nhân tăng cường vung tiền mua đất, tích trữ và cướp bóc, biến chúng thành tư hữu. Trên cơ sở đó, các điền trang lớn/đại trại – Latiphunđia ra đời
+ Để hình thành các Latiphunđia, cần phải đáp ứng được cả 2 điều kiện, đó là sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất và có đầy đủ lượng nô lệ đích thực
Hoạt động
+ Latiphunđia chủ yếu trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao và dễ quan sát, đôn đốc.
+ Latiphunđia thuộc quyền sở hữu của chủ nô, vận hành thông qua sự điều hành, cai quản trực tiếp của các quản lí thân tín.
+ Latiphunđia sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ
→Như vậy, kinh tế Latiphunđia mang tính hai mặt rõ rệt
Vai trò: Sự phát triển của Latiphunđia tỉ lệ thuận với vận mệnh của nhà nước Rôma cổ đại
*) Thủ công nghiệp và thương mại
- Thủ công nghiệp
+ Có nhiều tiến bộ đáng kể, các xưởng thủ công phát triển và có xu hướng chuyên môn hóa cao. Ví dụ : vùng Capu nổi tiếng đóng thùng rượu và oliu, thành La Mã sản xuất áo choàng, đồ da,...các nghề như làm gốm, rèn đúc vũ khí, áo giáp, đóng thuyền,.... cũng phát triển mạnh.
+ Hoạt động thủ công nghiệp của Roma thời kì này cũng có tính chất hai mặt
- Thương mại:
+ Hoạt động thương mại của Rôma mang bộ mặt phồn thịnh. Quan hệ kinh tế tiền tệ phát triển mạnh. Không nơi nào trong thế giới cổ đại có nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ như thành Rôma
+ Hoạt động buôn bán nổi bật là buôn bán nô lệ
Vai trò: dù nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong phát triển nền kinh tế song hoạt động thủ công nghiệp và thương mại cũng có tác dụng rất lớn trong thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế Rôma nói chung phát triển
b. Sự phát triển của chế độ chiếm nô
- Nô lệ. Số lượng: đến nay, chưa có thống kê chính xác về số lượng nô lệ và tỉ lệ nô lệ trong quần chúng
- Nguồn gốc: nô lệ ở Rôma cổ đại có nhiều nguồn gốc, có 4 nguồn chính sau:
+ Phổ biến và quan trọng nhất phải kể đến tù binh
+ Nguồn nô lệ thứ hai là nô lệ vì nợ.
+ Nguồn nô lệ thứ ba là những người bị bọn cướp biển bắt cóc
+ Nguồn nô lệ thứ tư là từ những nữ nô sinh ra
- Đời sống, thân phận:
+ Với phương châm "sử dụng nhiều nhất với chi phí ít nhất", bọn chủ nô Roma đã vắt kiệt sức lao động của nô lệ, sử dụng nô lệ trên một bình diện rộng rãi tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội
+ Nô lệ là lực lượng lao động chính của xã hội, làm ra gần như mọi của cải vật chất.
+ Nô lệ còn là trò tiêu khiển, mua vui cho tầng lớp quý tộc
Bên cạnh nô lệ, sự phát triển của chế độ chiếm nô đã tạo ra 1 tầng lớp mới trong xã hội Rôma cổ đại – mà người đương thời gọi là dân Pơ-lép thành thị. Dân Pơ-lép thành thị có xuất thân chính là những người nông dân bị cướp đoạt ruộng đất; họ chọn rời bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống với đủ mọi nghề hoặc dựa vào sự bố thí, bảo trợ của quý tộc để trở thành một lực lượng bị lợi dụng trong các cuộc bỏ phiếu, tranh cử,...Tầng lớp này lâu dần mất tập quán lao động, sống ăn bám vào xã hội, Mác gọi họ là "tầng lớp vô sản lưu manh sống nhờ vào xã hội"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: #quamon