Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa XVI -> 1917)


                CHƯƠNG I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

 (Từ giữa XVI đến nửa sau XIX)

               BÀI 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

Tiết 1

I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII. CM Hà Lan thế kỉ XVI

   1. Một nền sản xuất mới ra đời: Sgk/3,4

   2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI

      *Nguyên nhân:

        -Vào cuối thế kỉ XVI nèn kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nê - đéc - lan phát triển mạnh nhất châu Âu. Nhưng lại bị Vương quốc Tây Ban Nha thống trị (từ thế kỉ XVII) ra sức ngăn cản sự phát triển này

        -Chính sách cai trị hà khắc của Vương quốc Tây Ban Nha ngày càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc

       *Diễn biến:

       -Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê - đéc - lan chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.

        -Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê - đéc - lan đã thành lập (các tỉnh liên hiệp - sau gọi là Cộng hòa Hà Lan)

        -Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan, CM kết thúc, Hà Lan đc giải phóng.

       *Ý nghĩa: CM Hà Lan  thế kỉ XVI là cuộc CM tư sản đầu tiên trên t.giới đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha mở cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

II. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

  1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh

-Đến thế kỉ XVII nền kinh té tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công: luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ,...

-Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn.

-Ở nông thôn nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng cách: rào đất, cướp ruộng, thuê nhân công nuôi cừu, lấy ông cừu cung cấp cho thị trường,...

-Chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới ngăn cản họ phát truển theo con đường tư bản.

 2. Tiến cách mạng <Đọc thêm>

 3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

-Cách mạng tư sản Anh do tầng lớp quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ, đã giành đc thắng lợi đưa nước Anh phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

-Đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn ngôi vua, chỉ đáp ứng đc cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không đc hưởng chút quyền lợi gì.


Tiết 2

III. Chiến tranh giành độc lập của thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

   1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh

-Sau khi Cô - lôm - bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đến Bắc Mĩ ngày một đông. Đến thế kỉ XVIII thực dân Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ và tiến hành chính sách cai trị và bóc lột

-Giữa thế kỉ XVIII nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm: tăng thuế, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước,.. Vì vậy mâu thuẫn giữa toàn bộ nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt.

-Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân Bắc Mĩ đứng lên đấu tranh để lật đổ cách thống trị của thực dân Anh đồng thời mở đường cho nền kinh tế chỉ nghĩa phát triển

   2. Diễn biến cuộc chiến tranh <Đọc thêm>

   3. Kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh của Bắc Mĩ

 *Kết quả:

-Anh phải thừa nhận nền độc lập ở 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc ra đời (USA, thường đc gọi là Mĩ hay Hoa Kì).

-Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp quy định Mĩ là nước Cộng hòa liên bang đứng đầu là tổng thống.

 *Ý nghĩa:

-Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực chất là cuộc cách mạng tư sản , nó đã thực hiện đc hai nhiệm vụ cùng một lúc, đó là: lật đổ đc ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

-Là cuộc CM k triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô đc hưởng quyền lợi còn nhân dân không đc hưởng chút quyền lợi gì.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com