Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 42.2: Vấn Đề Đạo Đức Của Người Nga

*Chú ý: Tác phẩm này là giả tưởng hoàn toàn thuộc thể loại Alternate History, sử dụng nhân vật và sự kiện lịch sử trong bối cảnh hư cấu. Mọi nội dung đều là sản phẩm trí tưởng tượng, không phản ánh thực tế hay lập trường chính trị, quân sự nào.

Truyện chứa đựng các yếu tố nhạy cảm như bạo lực, chiến tranh quy mô lớn, xung đột chính trị căng thẳng và tái hiện lịch sử thay thế. Không phù hợp với độc giả dưới 16 tuổi hoặc người dễ bị ảnh hưởng tâm lý.
Đọc tiếp đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận mọi yếu tố gây tranh cãi trong tác phẩm.

_____

"Mọi cỗ máy, kể cả những siêu máy bay Anternes hùng mạnh đã đi vào lịch sử của cả thời đại, rồi cũng sẽ trở nên già cỗi chỉ sau vài chục năm theo đúng tiêu chuẩn loài người chúng ta. Và khi đó, liệu thứ thực sự đang đứng đầu chuỗi thức ăn sẽ không có những bộ phận bị thối rữa như những linh kiện bị hỏng?"

- Trích từ Nhật ký của Nhân viên nhà máy giấu tên.

...

Chiến thẳng là điều không thể chối cãi với nhiều người, nhưng nếu phải nhìn từ một góc nhìn khác, đó không phải là một chiến thẳng theo nghĩ đối với những người có cái nhìn khác về chiến tranh.

Trận chiến cuối cùng tại Estaurant là trận chiến có mức thương vong cao nhất của Nga trong lịch sử hiện đại kể từ sau các cuộc xung đột với Mỹ và phương Tây. Sự hỗn loạn của thế giới là điều đã khiến người Nga quen với sự thật hiển nhiên đó. Thế giới cũ có nhiều mối đe dọa hơn nhiều so với những con người của thế giới này.

Sự vượt trội của Nga là điều không thể bàn cãi, nhưng liệu chính sức mạnh đó có giúp Nga chiến thắng thực sự? Hay chỉ đơn giản là cầm chân cho sự hỗn loạn diễn ra sắp tới? Sự xuất hiện của nhiều dân thường đã khiến cho quân đội nhận nhiều phải chỉ trích, cho rằng: Quân đội đang không tuân thủ các công ước quốc tế nhân quyền cũ.

Bất chấp chính phủ đã có các biện pháp minh oan cho quân đội nhưng lại không tỏ ra hiệu quả trước các phe phản chiến, các tổ chức nhân quyền và thậm chí cả một bộ phận người dân trong nước bắt đầu đặt câu hỏi về ý nghĩa thật sự của cuộc chiến. Họ không còn nhìn chiến thắng dưới lăng kính vinh quang, mà là qua những bức ảnh tang thương, qua tiếng khóc của những đứa trẻ lạc mẹ, qua nỗi sợ hãi hiện diện trong ánh mắt của người tị nạn.

Ở Estaurant, từng con phố đều có thể kể lại một câu chuyện. Một số đơn vị Nga được ca ngợi là anh hùng trong các bản tin chính thống, nhưng đồng thời cũng bị lên án trên các kênh truyền thông nước ngoài với cáo buộc "sử dụng vũ lực không cân xứng". Trên thực địa, không có ranh giới rõ ràng giữa chính nghĩa và phi nghĩa, chỉ còn lại là sinh tồn và áp lực chính trị.

Với nhiều người Nga từng chiến đấu ở đó, họ mang về vinh quang, nhưng cũng là nỗi ám ảnh. Binh lính kỳ cựu của Estaurant không nói nhiều về trận đánh. Họ im lặng, nhưng ánh mắt lại đầy câu hỏi: "Chúng ta đã thực sự làm điều đúng đắn chưa?"

Chiến thắng, trong hoàn cảnh này, là một từ rỗng. Nó không vang dội như những bản hùng ca cổ điển. Nó không có tiếng nhạc nền, không có pháo hoa. Nó là tiếng nổ chát chúa giữa đêm khuya, là sự im lặng của những tòa nhà đổ nát, là cái cúi đầu của một người lính trước nấm mồ đồng đội.

Nga đã chiến thắng, nhưng đó là chiến thắng của ai? Vì điều gì? Và có thực sự cần thiết phải trả giá bằng máu của cả hai phía?

Sự hoài nghi ấy dường như ngày càng lan rộng. Không phải như một cơn đại dịch ồn ào, mà như một căn bệnh âm ỉ trong tâm hồn của một dân tộc đã quen với đau thương, nhưng chưa bao giờ ngừng hy vọng vào một điều gì đó tốt đẹp hơn.

***

Vùng Đặc khu Liên bang.

Các phóng viên đã có mặt tại lãnh thổ mới của Liên bang, vùng đất vừa được sáp nhập sau sự kiện lịch sử gây chấn động. Trong số họ, Austinov là một cây bút kỳ cựu, nổi tiếng với các bài viết sắc bén. Tuy tài năng, anh lại không giấu được thái độ hoài nghi và chỉ trích đối với chính quyền.

"Họ đổi lấy hơn nghìn mạng binh sĩ và hàng trăm ngàn sinh mạng từ thế giới này," Austinov nói, hướng ánh mắt khinh bỉ về những người lính đang ăn mừng quanh lửa trại. "Và họ vẫn vui vẻ trước chiến thắng đó? Thật không thể tin được mà."

Anh dựa vào chiếc xe bán tải, ngắm nhìn những nguồn tư liệu phong phú sắp bị nhà nước chiếm đoạt, khỏi những người mưu cầu tìm hiểu sự thật.

"Cậu có đứng than vãn thì cũng chẳng ích gì đâu," có người đi đến. Một đồng nghiệp ở Kazan, tên Karov. "Bé cái miệng lại, không sợ bị bắt như những gã trước à?"

"Chiến dịch 'Nghe tiếng dân – Làm theo dân' chắc là vô hình nhỉ?" Austinov mỉa mai, anh đưa tay vào trong ghế phụ, ném một lon coca vào tay Karov. "Cậu không biết tôi thất vọng cỡ nào khi chính phủ lại tiến hành chiến tranh ngay khi sự cố diễn ra chứ?"

"Có thể là vì mục đích sinh tồn?"

"Mục đích sinh tồn phi nghĩa, hay lại là chủ nghĩa đế quốc?" Austinov hỏi ngược lại. "Tôi vẫn tin vào cách mạng dân chủ của MIR."

"Thôi, cho tôi xin." Karov bịt tai lại. "Đừng có tin vào cái bọn khủng bố đó, chúng đánh bom liều chết chưa đủ để khẳng định đó là khủng bố ư?"

"Những gì chính quyền nói đều không đáng tin cả," Austinov khẳng định, khuôn mặt anh thể hiện điều đó rõ ràng như ban ngày. "Tôi công khai phản đối thì đã sao chứ?"

"Thì mấy nhà tù ở Siberia sẽ đợi cậu ở đó. Khi đó thì đừng kéo tôi theo là được." Karov húp một ngụm coca rồi thở phào một hơi, cảm giác sảng khoái hiện lên khuôn mặt. "Tôi sẽ không can thiệp vào công việc phóng sự của cậu, nhưng đừng để quyết tâm đối với những gì cậu cho là đúng đắn mà hại bản thân, và cùng kéo người khác xuống."

"Hiểu," Austinov trả lời. "Đối với cuộc chiến tranh Papaldia này lộ rõ nhiều vấn đề mà chính chúng ta cần phải tự nhìn lại."

"Đó là gì?"

"Đạo đức, Karov," Austinov nói. "Xuyên suốt cuộc chiến này cùng với những đoạn phim của những người lính trên Telegram đã cho tôi thấy toàn cảnh của một cuộc chiến chính nghĩa phi nghĩa. Nghe mâu thuẫn nhỉ?"

Austinov bắt đầu giải thích cho Karov. "Về cơ bản, việc chính phủ đưa ra giọng điệu cho rằng đây là một cuộc chiến thực hiện theo nghĩa vụ của một thành viên CSTO khi đồng minh bị tấn công nhưng trong suốt quá trình, lại không có quân đội từ một trong số họ, lạ đúng không? Chưa hết đâu, dù có đảng KPRF phản đối hay SR lên các kênh truyền thông thì những gã bên LDPR lại nhiệt tình ủng hộ cuộc chiến này như một cách để mở rộng lãnh thổ."

"Thật chứ?!" Karov bất ngờ, rõ ràng là chưa từng nghe đến loại tin tức này. Những chiếc xe quân sự đi qua họ, đó là những lực lượng trở về từ chiến trường để tiến hành công tác chuyển giao cho quân đồn trú sắp tới. Cảnh tượng đó khiến Karov có chút trầm ngầm, suy tư về những sự kiện trong thời gian vừa qua.

Austinov tiếp tục. "Chẳng phải rõ ràng còn gì? Chúng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng thôi, thứ lợi ích cho một âm mưu thâm độc."

"Chủ nghĩa bá quyền?"

"Là thế đấy," Austinov lắc đầu, vươn tay ra hai bên, biểu thị sự bất lực. "Nó rõ ràng từ lúc kí hiệp định thương mại với SEAMA còn gì? Đối đầu vơi Trung Quốc nhưng vẫn thực hiện các chuyến thăm đến Bắc Kinh; Chống phương Tây nhưng vẫn đầu tư vào Mỹ trong dự án thủy lợi California trước khi cuộc nội chiến diễn ra. Khá tiếc là sẽ không còn được đi nghỉ ở Arizona nữa, và bây giờ sẽ không còn được chứng kiến những ngày yên bình như trước," Austinov thở dài, giọng anh trầm xuống, như thể đang nói với chính mình hơn là với Karov. "Mọi thứ đã thay đổi, Karov. Chiến tranh này không chỉ là về Estaurant hay Papaldia. Nó là về việc chúng ta đang tự định nghĩa lại mình là ai, và tôi không chắc liệu cái giá phải trả có đáng hay không."

Karov im lặng một lúc, ánh mắt dõi theo đoàn xe quân sự khuất dần trong làn bụi. Anh ta nhấp thêm một ngụm coca, rồi chậm rãi nói, "Cậu biết không, tôi không phải là người thích tranh cãi về chính trị hay đạo đức. Nhưng tôi đồng ý với cậu một điều: chiến tranh này để lại quá nhiều câu hỏi. Và những câu hỏi đó, tôi e là sẽ không có câu trả lời rõ ràng."

Austinov cười nhạt, nhưng nụ cười ấy không che giấu được sự chua chát. "Cậu nói đúng. Nhưng vấn đề là, khi không có câu trả lời, người ta thường chọn cách tin vào những gì dễ dàng nhất. Chính phủ nói đây là chiến thắng, là vinh quang, là bảo vệ tổ quốc, và thế là đủ để nhiều người nhắm mắt chấp nhận. Nhưng tôi không thể, Karov. Tôi không thể nhìn những bức ảnh trẻ em chết trong đống đổ nát và tự nhủ rằng đó là 'cái giá của hòa bình'."

Karov nhún vai, nhưng ánh mắt anh ta lộ rõ sự bất an. "Vậy cậu định làm gì? Viết một bài báo công khai chỉ trích chính phủ? Cậu biết hậu quả mà. Họ sẽ không để cậu yên đâu, nhất là trong thời điểm nhạy cảm thế này."

"Tôi biết," Austinov gật đầu, giọng kiên định. "Nhưng nếu tất cả chúng ta đều chọn im lặng, thì ai sẽ nói thay cho những người đã mất? Ai sẽ đặt câu hỏi khi cả thế giới chỉ muốn tung hô chiến thắng? Tôi không phải là anh hùng, Karov, nhưng tôi là một nhà báo. Và nếu tôi không làm công việc của mình, thì tôi chẳng khác gì những kẻ đứng nhìn từ xa và vỗ tay."

Karov lắc đầu, nhưng lần này là với một chút ngưỡng mộ xen lẫn lo lắng. "Cậu cứng đầu thật đấy. Nhưng cẩn thận. Siberia lạnh lắm, và tôi không muốn đến thăm cậu trong trại giam đâu."

Austinov bật cười, lần đầu tiên trong cuộc trò chuyện này, nụ cười của anh có chút nhẹ nhõm. "Đừng lo, tôi chưa muốn đến đó đâu. Nhưng tôi sẽ viết, Karov. Tôi sẽ viết về những gì tôi thấy, những gì tôi nghe, và những gì tôi tin là sự thật. Có thể nó chẳng thay đổi được gì, nhưng ít nhất tôi sẽ không phải sống với cảm giác hối tiếc vì đã im lặng."

Hai người đàn ông đứng đó, giữa vùng đất mới được sáp nhập, nơi không khí vẫn còn nồng mùi thuốc súng và những câu chuyện chưa được kể. Xa xa, tiếng cười của các binh sĩ quanh đống lửa trại vang lên, hòa lẫn với tiếng gió lạnh thổi qua vùng đất đầy sức sống này. Nhưng đối với Austinov, âm thanh ấy chỉ càng làm nổi bật sự im lặng, sự im lặng của những câu hỏi chưa có lời đáp, của những vết thương chưa lành, và của một dân tộc đang đứng trước ngã rẽ của chính lịch sử mình.

Anh quay lại nhìn Karov, ánh mắt sắc bén nhưng không giấu được sự mệt mỏi. "Cậu có bao giờ tự hỏi không, Karov? Nếu chiến thắng này không phải là của chúng ta, không phải của nhân dân, thì nó là của ai?"

Karov không trả lời ngay. Anh nhìn xuống lon coca đã cạn, rồi ngước lên bầu trời xám xịt, nơi những đám mây nặng trĩu như đang đè nén cả thế giới. "Tôi không biết," cuối cùng anh nói, giọng trầm thấp. "Nhưng nếu cậu tìm ra câu trả lời, hãy cho tôi biết. Tôi cũng muốn hiểu."

Austinov gật đầu, không nói thêm gì. Anh biết rằng hành trình tìm kiếm sự thật sẽ không dễ dàng, và có lẽ anh sẽ phải trả giá. Nhưng trong khoảnh khắc ấy, giữa vùng đất đầy vết tích chiến tranh, anh cảm thấy một sự rõ ràng hiếm có: bất kể cái giá là gì, anh sẽ không dừng lại. Không phải vì vinh quang, không phải vì danh tiếng, mà vì những câu chuyện cần được kể, và những tiếng nói cần được lắng nghe.

***

Trại lính Nga.

Những tiếng tách tách của lửa trại vang lên cùng với tiếng hò reo ăn mừng. Những món ăn được bày biện trên những chiếc bàn. Những món ăn truyền thống lẫn hiện đại đều nằm trên bàn tiệc và miệng của từng người lính.

Trong ánh sáng chập chờn của lửa trại, những người lính Nga ngồi quây quần, nâng ly vodka và hát những bài ca chiến thắng. Tiếng cười vang vọng, xen lẫn với những câu chuyện về sự dũng cảm, về những khoảnh khắc cận kề cái chết, và về những chiến công mà họ tin rằng sẽ được ghi vào sử sách. Nhưng không phải ai cũng hòa mình vào không khí ấy. Ở một góc khuất, một nhóm binh sĩ trẻ ngồi lặng lẽ, ánh mắt lạc lõng, như thể họ đang ở một nơi nào đó xa xôi, không phải giữa lòng cuộc ăn mừng.

"Vareniki hay Makarony po-flotski(1), Ivan?" một người lính khác bước đến; Rusakov bước đến với bên cạnh, giơ hai cái đĩa ra để người đồng đội chọn. "Trải qua một cuộc chiến đầy sự lạ lùng không phải là điều dễ dàng đâu, thưởng thức khoảnh khắc yên bình đi, chúng ta chưa thoát khói chiến tranh đâu."

Ivan cầm lấy Vareniki, nhét từng miếng vào miệng. Ánh mắt mệt mỏi nhìn những người lính từng chiến đấu ở Syria và bảo vệ Damascus. Những kẻ hiếu chiến của quốc gia và sống sót khỏi những chiến trường vô cùng tàn bạo trước một thế giới đang hỗn loạn. Cả thế giới dường như đã chìm trong các cuộc nội chiến vô nghĩa mà chính cậu không thể nhận ra ngay.

"Cuộc chiến vô nghĩa này thật tệ," cậu nói. "Cậu đoán chúng ta đã mất bao nhiêu người trong cuộc chiến kéo dài khoảng 4 tháng này?"

"Tao không biết," Rusakov trả lời, ngồi xuống bên cạnh Ivan. "Nhưng tao biết là mình sắp được như mấy bộ anime của bọn Nhật Bản rồi, hít mùi gái đấy." Anh dùng khuỷu tay chạm vào vai Ivan.

"Thôi nào Ivan, mày sẽ chẳng bao giờ sống sót được nếu cứ nghĩ đến cái chết đâu, sao không thử hỏi tại sao, ông cha ta ngày xưa lại vững vàng kiên định với chiến thắng trước Phát xít không?" anh tiếp tục, hỏi Ivan, nhưng câu trả lời đã được đưa ra. "Vì bọn họ sẽ không nghĩ đến cái chết đâu, họ sẽ nghĩ đến những gì sẽ nhận lại nếu không cố giành lấy chiến thẳng, đó không phải là nỗi sợ cái chết, mà là nỗi sợ mất đi mọi thứ. Nếu cái chết có thể mang lại yên bình cho người thân thì họ cũng sẽ chấp nhận thôi, chúng ta đều biết điều đó."

"Làm như những điều đó giúp hiện thực đỡ tàn khốc đi vậy."

"Sao lại không? Ai lại đi làm thơ về sự đáng sợ của chiến tranh nếu đang có chiến tranh tại đất nước của họ chứ?!" Rusakov khẳng định, anh dùng nĩa cuộn mỳ ống lên cho vào miệng, tiếng nhai nhòm nhoàm khiến Ivan có chút khó chịu, nhưng anh không định dừng lời mình lại. "Với cả, chiến tranh mà... hoan hỉ với những gì phải xảy ra thì sẽ dễ dàng hơn đấy."

"Tôi thì không," Ivan gầm gừ, chau mày nhìn Rusakov. "Chúng ta gặp biết bao vấn đề, phải đệ trình lên mới giải quyết được. Đặc biệt là đạn pháo đấy, tôi ở lực lượng pháo binh, mỗi khi hết đạn thì lại phải đợi mòn răng mới được cấp đủ số lượng mà nếu chịu cố gắng có thể làm điều đó thêm vài lần trong cùng một thời gian đấy."

Một người khác ở bên cạnh, tên Monek, ngồi thẫn thờ, nghe lời đấy liền tán dương. "Đúng rồi. Chúng tôi ở trận địa súng cối cũng gặp tình trạng tương tự. Điều đáng nói là các kho ở Harachirst vẫn đầy ắp đạn pháo mà trên tuyền tuyến lại thiếu, thế mới tài."

"Tôi không nghĩ là ban chỉ huy không biết chúng ta cần chỗ đó đến mức nào đâu nhỉ?"

"Họ chắc gì đã biết, hay họ chỉ nghĩ rằng: 'Quân đội hiện đại như vậy không cần phải sợ một đám đến từ thế kỷ 19 đâu', thề là nó rất đáng trách." Ivan khẳng định, anh bóp nát chiếc bánh trên tay rồi nhét lại vào miệng. Ivan lau sơ vết bẩn, lấy chai nước bên cạnh, uống một ngụm lớn. "Bị mấy quả cầu lửa và một đám liều chết xông ra thì chắc hẳn là chúng ta có ưu thế vượt trội hơn nhỉ?"

Ivan tiếp tục, cậu không hề đùa về việc mình đang chia sẻ. "Chúng ta gặp biết bao tổn thất mà chẳng thể hiện được chút sức mạnh của công nghệ sau hai cuộc thế chiến gì cả. Cậu nghĩ xem, chúng ta đến đây với mục đích ban đầu là trả đũa việc Papaldia tấn công Tajikistan, rồi sau đó chúng ta nhân danh quân giải phóng để tiêu diệt Đế chế Papaldia và đưa nơi này về thời kỳ quân phiệt. Đó liệu có phải là điều đúng đắn không?"

Rusakov lắc đầu. "Không có cuộc chiến nào mà không có trả giá cả. Chính phủ có mục đích gì thì phải để họ nói ra hoặc kết quả sau này sẽ tự cho chúng ta biết. Cuộc chiến này dù có vô nghĩa đến đâu thì trước mắt nó đang có lợi cho chúng ta. Tao tốt nghiệp trường luật mà, vả lại, tao cũng không ngại tranh luận với bất kì ai trong vấn đề này đâu, nhất là chính trị."

"Để mà nói, việc cuộc chiến này về mặt chính trị thì nó giống một màn trình diễn giới thiệu cho đất nước vậy, nó không có gì đáng nói cả, các quốc gia nhìn vào cuộc chiến dễ dàng của chúng ta thì sẽ tự nhiên mà có sự cảnh giác nhất định, mà trong suốt cuộc chiến, chính phủ cũng không ngừng quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao để tạo tiền đề cho sau này."

"Tiền đề cho cái gì?"

"Cho sự xâm nhập sâu vào từng ngõ ngách của mọi quốc gia. Mày chưa từng thấy cách các tập đoàn tư bản xâm nhập vào thị trường nội địa nước ta đấy chứ?" Rusakov mỉa mai, nhìn Ivan. "Mỗi giây mày nghĩ như thế, chúng ta đều thấy được đều ngược lại."

Ivan trầm ngâm nhìn Rusakov, anh đặt chiếc dĩa ra chỗ khác đã hết từ lâu. Nhưng chính Rusakov khẳng định, thứ đều có lý do không thể chối cãi của nó, dù có xấu xí đến mức nào thì cũng không thể phủ nhận rằng, chính chiến tranh mới cho ta thấy giá trị của những con người ngoài kia.

Điều đó khiến trái tim của Ivan có chút chạnh lòng, không thể làm được gì khác với các âm mưu của những tầng lớp tinh hoa đã cai trị nước Nga trong hàng thập kỷ. Vladimir Putin là một anh hùng của nước Nga hiện đại, nhưng cũng là kẻ lạnh lùng quyết đoán trong con mắt của vô vàng sinh linh nước Nga. Đã không biết có bao nhiêu người sợ hãi chính quyền, tìm kiếm tự do ở các thế giới tiến bộ hơn, thoát khỏi những cơn ác mộng mà bất kỳ ai có thể nhìn ra nó.

Nhưng giờ, sau sự kiện lịch sử đó. Hàng triệu đồng bào ở bên ngoài nước Nga đã trở về với đất mẹ linh thiêng, nhưng không điều gì cũng mang lại kết quả tốt. Sự sợ hãi dần bao trùm trong hàng triệu con người ấy, nhưng gần như chẳng ai biết đến sự tồn tại của họ ngay trong buổi bình minh của một thế giới sẽ chẳng đón nhận họ như những người bình thường.

Anh nhớ lại khi hành quân qua một thị trấn sầm uất, những cư dân nơi này nhìn họ như những đội quân thánh thần mà không dám phản kháng mà chấp nhận mọi yêu cầu của người nhỉ huy mà anh tin rằng không hề chính nghĩa. Phía họ đảm bảo sẽ không cướp lấy bất kỳ thứ gì bên trong, đúng là như thế, tuy nhiên, bên ngoài thì không. Tất cả những gì có thể lấy ở bên ngoài đều được tận dụng ở mức tối đa. Nói không ngoa thì chẳng khác gì những tên cướp có tiêu chuẩn vậy.

Monek cũng không im lặng quá lâu mà tham gia sâu vào cuộc trò chuyện. "Sao chúng ta không nói về chuyện khác nhỉ?" anh nhảy đến gần Ivan. "Chẳng hạn như, bàn về dân cư ở đây? Như những gì chúng ta được biết trong văn hóa đại chúng."

"Phải ha, mọi sinh vật trong những cuốn tiểu thuyết mạng đều gần như ở đây," Rusakov bật cười, những người lính khác cũng nhìn về phía này, nhưng không ai coi điều đó là mối bận tâm. "Tao thích thế giới của cụ Tolkien; lịch sử, nhân vật, những câu chuyện sử thi đầy sức sống. Tất chúng đều làm nên cái đẹp tuyệt trần của một thế giới giả tưởng."

"Điều đó thì liên quan gì đến chủ đề ta đang nói?"

"Thôi nào," Rusakov nói với Ivan, giọng điệu mỉa mai. "Tao tưởng mày là người có tâm hồn màu sắc chứ? Chắc chỉ có đen, trắng hay xảm thôi nhỉ? Khá tiếc là tao như mắt gà vậy, nhiều màu sắc lắm."

Ivan nhìn một cách nghi ngờ, bàn tay anh thả lỏng để chuẩn bị đối đáp với Rusakov, nhưng có vẻ như lại gặp trở ngại từ Monek. "Thế trong mắt của một thằng bắt nạt, nó đẹp đến thế ư?"

Rusakov bật cười. "Tao đâu có phủ nhận điều đó, chuyện bắt nạt ấy. Đó là cách quân đội hoạt động."

Ivan ném một ánh nhìn khinh bỉ, anh không hề thích cái văn hóa tệ hại mà người ta nghĩ rằng sẽ có thể tạo ra những người lính thép. Chính cuốn "Thép đã tôi thế đấy" đã tạo ra nhiều thế hệ biết chịu đựng những khổ cực không xứng đáng với họ. Đó là sự phản bội lớn nhất mà một tư tưởng gán cho một loại cực hình.

"Tôi sẽ không ở trong quân đội để chịu đựng vì nghĩa vụ đâu." anh khẳng định. Một ánh nhìn mỉa mai của Rusakov khiến anh có chút khó chịu nhưng không ảnh hướng đến lời tiếp theo. "Đó là lý do vì sao Orlov là một người đáng được tôn trọng hơn vẻ bề ngoài."

Rusakov chau mày, trừng mắt nhìn Ivan, không còn nụ cười thân thiện. Luồng gió bất chợt thổi qua, không khí như đóng băng, nhưng thực tế nó đang bùng cháy càng lúc dữ dội hơn. Giọng nói lạnh lùng vang lên như lời tuyên bố của thẩm phán.

"Thề với tổ tiên, nếu có bất kỳ những lời ca ngợi nào giành cho tên trùm khủng bố phản quốc đó; con dao này sẽ nằm trong ruột của chúng." Khuôn mặt Rusakov áp sát gần Ivan. Monek cũng trở nên im lặng, không định bao biện gì cho những lời của Ivan. Thật may mắn vì gần như chẳng ai khác ngoài họ nghe thấy những gì mà người lính trẻ thốt ra.

Rusakov không còn đưa ra mất kì một lời đùa nhạt nhẽo nào nữa, khuôn mặt anh đã trở nên sắc lạnh hơn bao giờ hết. Điều đó khiến Ivan có chút sững người, nhưng anh không vì thế mà mất đi chính kiến. "Im đi!" anh gằn giọng, nhăn mặt trước thái độ của Rusakov. "Tôi không ở đây để phải phục tùng bất kì lời dẽ dối trá nào cả!"

"Mày!?" Rusakov phẫn nộ, anh dẫm chân lên người Ivan, khiến anh ta bật ngửa ra sau. Không để kẻ trước mặt phản ứng lại, anh liền đạp thêm một cú vào giữa mặt một Ivan đang đang bị choáng. Máu chảy ra từ mũi, nhưng không khiến sự thô bạo từ Rusakov dừng lại. "Để tao nói cho mày biết, thằng chó! Những kẻ như Orlov chỉ mang lại hỗn loạn và phản bội! Mày nghĩ ca ngợi một tên khủng bố là thể hiện chính kiến sao? Mày đang sỉ nhục tất cả những người đã ngã xuống vì đất nước này!" Rusakov gào lên, giọng anh vang vọng trong không gian yên tĩnh của góc trại, khiến một vài ánh mắt từ xa tò mò ngoảnh lại. Anh nắm lấy cổ áo Ivan, kéo mạnh cậu ta đứng dậy, đôi mắt đỏ ngầu vì giận dữ.

Ivan, dù đau đớn và máu vẫn chảy từ mũi, không chịu khuất phục. Anh đẩy mạnh Rusakov ra, đứng thẳng người, ánh mắt bừng bừng lửa giận. "Đất nước? Đất nước nào, Rusakov? Một đất nước xây trên xương máu của dân thường? Một đất nước mà chính quyền bóp nghẹt sự thật và bắt chúng ta chết vì những lời dối trá? Orlov có thể là khủng bố trong mắt mày, nhưng ít nhất hắn dám đứng lên chống lại sự mục rữa của hệ thống này!"

Monek, đứng bên cạnh, hoảng hốt can thiệp. "Thôi đi, cả hai! Bọn mày muốn cả trại nghe thấy à? Muốn bị tống vào nhà giam hết sao?" Anh đẩy Rusakov ra xa Ivan, cố gắng làm dịu tình hình, nhưng cả hai vẫn nhìn nhau với ánh mắt như muốn ăn tươi nuốt sống.

Rusakov thở hổn hển, chỉ tay vào Ivan. "Mày không xứng làm lính, Ivan. Mày là một thằng phản bội, giống như Orlov. Nếu tao nghe mày nhắc đến tên đó một lần nữa, tao thề, mày sẽ không chỉ chảy máu mũi đâu."

Ivan lau máu trên mặt, cười khẩy. "Đe dọa tao à? Cứ thử đi, Rusakov. Nhưng mày không thể bịt miệng tao, cũng như chính quyền không thể bịt miệng tất cả những người đang đặt câu hỏi. Cuộc chiến này không phải là vinh quang, không phải là chiến thắng. Nó là một trò hề đẫm máu, và mày biết điều đó!"

Nghe thế, Rusakov càng giận dữ hơn. "Chính cái dân chủ đó của lũ chó phương Tây đã giết chết ông nội tao! Ông ấy chết trong 'Tháng Mười Đen', ông ấy bị thằng khốn Boris Yeltsin lừa gạt để rồi bán đi mục đích sống của mình, những huân chương cao quý đó, và chết khi cố gắng giữ các giá trị cuối cùng để thấy được mặt tối của chúng 'mày'!"

Không khí trong góc trại bỗng trở nên ngột ngạt, như thể tất cả âm thanh của buổi ăn mừng xung quanh đã bị hút vào một khoảng không vô tận. Những lời của Rusakov vang vọng, không chỉ là sự phẫn nộ cá nhân mà còn là nỗi đau của một lịch sử đầy vết thương, của những thế hệ đã hy sinh và bị lãng quên. Ivan, dù vẫn đứng thẳng, cảm thấy một luồng lạnh chạy dọc sống lưng. Anh biết mình vừa chạm vào một ranh giới nguy hiểm, không chỉ với Rusakov, mà còn với cả những giá trị mà nhiều người trong trại, và thậm chí trong cả nước Nga, vẫn coi là bất khả xâm phạm.

Monek, với vẻ mặt căng thẳng, bước hẳn vào giữa hai người, hai tay dang rộng như muốn tạo một bức tường vô hình. "Đủ rồi!" anh hét lên, giọng vừa giận dữ vừa lo lắng. "Cả hai bọn mày, dừng lại ngay! Nếu bọn mày muốn đánh nhau thì ra ngoài cánh đồng mà đấm, đừng kéo cả trại vào cái đống hỗn loạn này!" Anh quay sang Rusakov, ánh mắt cứng rắn. "Và mày, Rusakov, bình tĩnh lại. Đánh đồng đội giữa trại thế này mà để chỉ huy thấy thì cả mày lẫn Ivan đều tiêu đời."

Rusakov hít một hơi dài, cố kìm nén cơn giận. Anh buông nắm đấm, nhưng ánh mắt vẫn sắc lạnh, không rời khỏi Ivan. "Monek, tao không muốn gây rối. Nhưng thằng này..." Anh chỉ vào Ivan, giọng run lên vì kiềm chế. "Nó dám nhắc đến Orlov, dám so sánh cái thứ rác rưởi phản quốc đó với những gì chúng ta đang làm. Tao không chấp nhận được."

Ivan, lau thêm vệt máu còn sót lại trên môi, nhếch mép cười nhạt, nhưng nụ cười ấy không có chút vui vẻ. "Mày gọi tao là phản bội, Rusakov? Vậy mày nghĩ những người chết ở Estaurant, những dân thường bị kẹt giữa lằn ranh, họ chết vì cái gì? Vì 'vinh quang' của mày? Vì những huân chương mà ông nội mày từng hy vọng? Hay vì một cuộc chiến mà chính mày cũng không hiểu hết lý do?"

Rusakov định lao tới lần nữa, nhưng Monek nhanh chóng chặn anh lại, đẩy mạnh vào ngực. "Tao nói đủ rồi, Rusakov! Ngồi xuống, hoặc tao sẽ gọi lính gác!" Monek quay sang Ivan, ánh mắt không kém phần nghiêm khắc. "Còn mày, Ivan, mày biết rõ nói mấy chuyện này ở đây là tự đào mồ cho mình. Muốn tranh luận? Muốn thay đổi thế giới? Đợi đến khi mày ra khỏi quân đội rồi hãy làm anh hùng."

Ivan không đáp, chỉ nhìn Monek, rồi ánh mắt lướt qua Rusakov, người vẫn đang thở hổn hển. Anh biết Monek nói đúng, đây không phải nơi, cũng không phải lúc để tiếp tục cuộc tranh cãi. Nhưng trong lòng, anh không thể dập tắt ngọn lửa đang cháy. Những hình ảnh từ Estaurant, những câu chuyện từ các thị trấn bị tàn phá, những ánh mắt hoảng loạn của người dân, tất cả như một cuốn phim quay chậm trong đầu anh, không ngừng nhắc nhở rằng cuộc chiến này không đơn giản như những bài phát biểu trên truyền hình.

"Được rồi," Ivan cuối cùng lên tiếng, giọng trầm nhưng kiên định. "Tao sẽ không nói nữa. Nhưng Rusakov, mày có thể đánh tao, mày có thể đe dọa tao, nhưng mày không thể thay đổi sự thật. Và sự thật là, cuộc chiến này đang biến chúng ta thành thứ mà chính chúng ta từng căm ghét."

Rusakov không trả lời. Anh quay lưng, bước về phía đống lửa trại, nơi tiếng cười và tiếng hát vẫn vang lên như thể chẳng có gì xảy ra. Nhưng vai anh hơi rũ xuống, như thể những lời của Ivan, dù anh không muốn thừa nhận, đã chạm vào một góc sâu kín trong tâm hồn.

Monek thở dài, vỗ vai Ivan. "Mày gan thật, nhưng cũng ngu thật. Sao mày cứ thích chọc vào tổ ong vò vẽ thế hả? Ở đây không phải chỗ để làm nhà cách mạng đâu."

Ivan nhún vai, ngồi xuống đất, ánh mắt hướng về phía xa, nơi những bóng dáng binh sĩ hòa mình trong ánh lửa. "Có lẽ mày đúng, Monek. Nhưng nếu tất cả chúng ta đều chọn im lặng, thì ai sẽ nói thay cho những người không còn cơ hội lên tiếng? Ai sẽ đặt câu hỏi khi cả thế giới chỉ muốn ăn mừng?"

Monek lắc đầu, không biết nên khâm phục hay lo lắng cho người đồng đội. "Mày cứ tiếp tục thế này, sớm muộn cũng tự chuốc họa vào thân. Nhưng tao sẽ không ngăn cản mày. Chỉ hy vọng, khi mày tìm được câu trả lời cho những câu hỏi đó, mày vẫn còn sống để kể lại."

Ivan không đáp. Anh chỉ nhìn vào ngọn lửa trại, nơi ánh sáng nhảy múa, chiếu lên những khuôn mặt đầy tự hào nhưng cũng đầy vết sẹo của những người lính. Trong khoảnh khắc ấy, anh cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết – không phải vì bị Rusakov tấn công, không phải vì bị Monek cảnh báo, mà vì anh biết rằng con đường mình chọn sẽ không có nhiều người đồng hành.

***

Vùng Đặc khu Liên bang, hai ngày sau.

Austinov ngồi trong một quán cà phê nhỏ, tạm thời được dựng lên để phục vụ các phóng viên và nhân viên hậu cần. Không gian quán đơn sơ, chỉ vài chiếc bàn gỗ và những tấm bạt che nắng gió, nhưng nó là nơi hiếm hoi để anh có thể tách mình khỏi sự ồn ào của vùng đất mới sáp nhập. Trước mặt anh là một chiếc laptop cũ, màn hình hiển thị bản thảo bài viết mà anh đã gõ suốt đêm qua. Tiêu đề bài viết ngắn gọn nhưng sắc bén: "Chiến thắng hay thảm họa? Sự thật từ Estaurant và Papaldia."

Anh nhấp một ngụm cà phê đắng, mắt lướt qua từng dòng chữ. Bài viết của anh không chỉ kể lại những gì anh chứng kiến, những con phố đổ nát, những câu chuyện của người tị nạn, những cáo buộc về vi phạm nhân quyền, mà còn đặt ra những câu hỏi mà anh biết sẽ khiến nhiều người khó chịu. Tại sao Nga lại đơn phương hành động mà không có sự hỗ trợ từ các đồng minh CSTO? Liệu mục tiêu của cuộc chiến có thực sự là bảo vệ đồng minh, hay chỉ là một cái cớ để mở rộng lãnh thổ? Và quan trọng hơn, cái giá của "chiến thắng" này là gì, khi mà cả thế giới đang nhìn Nga với ánh mắt nghi ngờ và phẫn nộ?

Một bóng người xuất hiện bên cạnh, cắt ngang dòng suy nghĩ của Austinov. Đó là Karov, với vẻ mặt vừa tò mò vừa lo lắng. "Vẫn cắm đầu vào bài viết à?" Karov hỏi, ngồi xuống chiếc ghế đối diện. "Cậu định gửi cái này cho tòa soạn thật sao? Tôi cá là nó sẽ không qua được kiểm duyệt đâu."

Austinov cười nhạt, gập laptop lại. "Nếu tôi sợ kiểm duyệt, tôi đã không làm nhà báo. Nhưng cậu nói đúng, có lẽ bài này sẽ không bao giờ được xuất bản ở Nga. Nhưng thế giới bên ngoài... họ cần biết sự thật."

Karov nhíu mày, lắc đầu. "Cậu biết hậu quả mà, Austinov. Chính phủ không thích những kẻ như cậu, những kẻ cứ khăng khăng đào bới sự thật. Cậu có thể mất việc, mất tự do, thậm chí mất cả mạng. Đáng không?"

Austinov nhìn Karov, ánh mắt không dao động. "Cậu nghĩ tôi làm điều này vì danh tiếng? Vì tiền? Tôi làm vì những người không còn tiếng nói, Karov. Vì những đứa trẻ ở Estaurant, vì những người lính như Ivan mà tôi gặp hôm qua, những người đang tự hỏi liệu họ có thực sự chiến đấu cho điều đúng đắn. Nếu tôi không viết, thì ai sẽ làm?"

Karov im lặng, ánh mắt lảng tránh. Anh biết Austinov nói đúng, nhưng anh cũng biết cái giá của sự thật ở một đất nước như Nga. "Tôi chỉ mong cậu cẩn thận," cuối cùng anh nói, giọng trầm. "Cậu là một nhà báo giỏi, nhưng thế giới này không tử tế với những người như cậu."

Austinov gật đầu, nhưng không trả lời. Anh mở lại laptop, tiếp tục gõ, từng phím chữ như một lời khẳng định rằng anh sẽ không dừng lại. Ngoài kia, vùng đất mới sáp nhập vẫn đang chuyển mình trong hỗn loạn và hy vọng. Những câu chuyện chưa được kể vẫn đang chờ đợi, và Austinov biết rằng, dù con đường phía trước có nguy hiểm đến đâu, anh sẽ không từ bỏ.

***

Ở một nơi khác, trong một căn phòng tối với ánh đèn mờ ảo, một nhóm người đang ngồi quanh một chiếc bàn dài. Trên bàn là những tập tài liệu dày cộp, những bức ảnh chụp từ vệ tinh, và một màn hình lớn hiển thị bản đồ khu vực Papaldia. Một người đàn ông trung niên, với khuôn mặt khắc khổ và ánh mắt sắc lạnh, lên tiếng, giọng trầm nhưng đầy quyền lực.

"Chúng ta đã đạt được mục tiêu giai đoạn một," ông ta nói, chỉ vào bản đồ. "Papaldia đã sụp đổ, và vùng đặc khu đang trong tầm kiểm soát. Nhưng dư luận trong nước đang trở thành đang trở thành vấn đề. Những tổ chức nhân quyền, những bài viết như của Austinov đang gây áp lực lớn."

Một người khác, trẻ hơn, với bộ quân phục được là phẳng phiu, lên tiếng. "Chúng ta có thể xử lý Austinov. Một vụ tai nạn, một cáo buộc vu khống, không khó để bịt miệng một nhà báo."

Người đàn ông trung niên lắc đầu. "Không đơn giản thế. Austinov không phải là vấn đề duy nhất. Hắn chỉ là một phần của làn sóng, những người đang đặt câu hỏi, những người không còn tin vào câu chuyện 'chiến thắng' mà chúng ta xây dựng. Nếu chúng ta muốn duy trì quyền kiểm soát, chúng ta cần một câu chuyện mới. Một câu chuyện khiến cả giới tinh hoa phải chấp nhận rằng hành động của chúng ta là cần thiết."

"Những đồng bào hải ngoại sẽ là một chút vấn đề, nhưng họ cuối cùng cũng sẽ dễ dàng chấp nhận thôi," người trẻ kia tiếp tục. "Chúng ta đã có kinh nghiệm trước nhiều tác động do Mỹ gây ra, và chúng ta vẫn đứng vững, còn họ thì không. Cứ sử dụng các nhà báo thân với ta làm đối trọng, kết hợp với các tin truyền thống và sự ủng hộ của dân chúng, tôi tin rằng dưới áp lực đó thì chúng ta sẽ có thể ổn định đất nước cho giai đoạn tiếp theo."

Căn phòng tiếp tục chìm trong im lặng, những ánh mắt nhìn nhau, không ai nói ai, nhưng họ hiểu được điều gì đang đợi ở phía trước.

_____

(1): Vareniki và Makarony po-flotski:

+ Vareniki (вареники): Là một món bánh truyền thống của Nga và Ukraina, Vareniki gồm lớp vỏ bột mì mềm mịn gói nhân bên trong, sau đó được luộc chín. Nhân bánh có thể là khoai tây nghiền, phô mai tươi (tvorog), bắp cải muối, anh đào hoặc quả mọng khác. Vareniki thường được dùng với kem chua (smetana) hoặc bơ chảy. Món ăn này vừa có thể là món chính, món tráng miệng, hoặc món chay trong các dịp lễ. Nó thể hiện nét dân dã, ấm áp của ẩm thực Đông Âu.

+ Makarony po-flotski (макароны по-флотски): Dịch sát nghĩa là "mì kiểu hải quân", đây là món ăn đơn giản, phổ biến trong quân đội Liên Xô và Nga. Gồm mì ống (thường là penne hoặc ống ngắn) được trộn với thịt băm chiên và hành tây. Món ăn này ra đời như một giải pháp tiện lợi, nhanh gọn, giàu dinh dưỡng cho thủy thủ và binh lính. Makarony po-flotski là biểu tượng cho tinh thần tiết kiệm, thực dụng và sự mộc mạc trong văn hóa ẩm thực Nga thời chiến và hậu chiến.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com