Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

CHƯƠNG 9: CUỘC THI HÙNG BIỆN

Thực Nghiệm Bắc Kinh, mỗi năm học đều tổ chức cuộc thi hùng biện cấp trường — không theo mô-típ "thi cho có", mà là đấu trường thật sự của những học sinh xuất sắc nhất toàn khối. Bảng tên đề rõ: "Tranh biện đỉnh cao – Khi logic là vũ khí, ngôn ngữ là chiến trường."

Không chỉ là một cuộc thi, mà còn là cơ hội để các học sinh thể hiện trí tuệ sắc bén, khả năng phản biện tinh tế và sự tự tin khi đối diện với những câu hỏi hóc búa. Mỗi đội thi sẽ phải đối đầu với nhau qua một loạt chủ đề được chuẩn bị kỹ lưỡng và không hề dễ dàng. 

Cuộc thi chỉ tổ chức cho học sinh khối 11 tham gia bắt buộc tất cả các lớp 11 đều phải đăng ký thi nhưng đây là cuộc thi học thuật nên tất cả học sinh của trường đều dành thời gian tham dự.

Sau khi nghe thông báo cuộc thi, cô Tôn Quý Anh suy nghĩ: Như mấy năm trước thi mình không quan tâm cuộc thi này thật còn năm nay, có tài nguyên tốt phải dùng chứ. Miệng lưỡi thì ai qua nhóm F4 lớp mình đây, phải tìm cách để đẩy F4 ra chinh chiến đem giải nhất về.

Tiết sinh hoạt cuối tuần, lớp 11A1

Tiếng chuông báo hết tiết vừa dứt, học sinh trong lớp 11A1 vừa thở phào nhẹ nhõm thì cô Tôn Quý Anh đã ôm sổ bước vào với nụ cười "có mưu đồ" khiến ai cũng bất an.

"Rồi rồi, các em trật tự nào. Hôm nay sinh hoạt cuối tuần, có chuyện quan trọng!" – Cô gõ nhẹ lên bàn giáo viên, giọng ngọt như mía lùi nhưng chẳng ai dám lơ là.

"Như thường lệ, trường tổ chức cuộc thi hùng biện cấp trường, mỗi lớp phải cử bốn bạn tham gia." – Cô nhấn mạnh hai chữ phải cử, khiến cả lớp đồng loạt cúi gằm mặt, chẳng ai muốn dây vào cái việc đứng trước toàn trường thao thao bất tuyệt kia.

Cô liếc quanh, thấy không khí ảm đạm như vừa dự đám tang, cười cười, cô khéo léo dỗ ngọt:

"Ai đăng ký đi nè? Giải thưởng hấp dẫn lắm, vừa có bằng khen, vừa được cộng điểm thi đua, lại còn được ưu tiên xét học bổng..."

Vẫn im phăng phắc.

F4 ngồi cuối dãy, Trần Mỹ Linh chống cằm thở dài nhìn ra cửa sổ, Hứa Hằng bấm điện thoại, Vương Kỳ Vĩnh ngáp ngắn ngáp dài, còn Cao Uyển Thiên thì nghịch tóc. Nhìn cái dáng tụi nó, ai cũng biết: không hứng thú.

Cô Tôn cười khẽ trong bụng, đúng như cô tính. Cô đột ngột đổi giọng:

"Thôi được rồi... nếu không ai tự nguyện, vậy lớp mình thi... trò chơi nhỏ. Ai thua... sẽ là đại diện lớp tham gia!"

Cả lớp ngơ ngác.
"Trò gì cô?" – Lớp trưởng nhướn mày.

Cô mỉm cười, khoanh tay:

"Trò này vui lắm, thi đoán nhanh theo chủ đề, điểm được tính khi trả lời đúng. Mỗi nhóm bốn người. Nhóm nào thua thì người đó đi thi, lớp mình 32 bạn, các bạn tự gộp thành nhóm và chuẩn bị giấy trả lời nhé."

Sau khi cả lớp ngồi theo nhóm, cô nhìn một lượt quanh lớp, F4 đúng là không thể tách rời-4 nữ, 7 nhóm còn lại đều có 1-2 bạn nam trong nhóm. Vốn biết rõ F4 am hiểu tất cả các môn trừ thể thao, cô cố tình đưa ra mấy câu học thuật, lý thuyết lần lượt về văn, toán, hóa, khiến nhóm này lơ là, tự tin thái quá.

Ba lượt đầu, F4 thắng áp đảo được điểm trọn. Cô Tôn thấy F4 sắp thắng nên đến lượt thứ tư cô nâng điểm số lên gấp 2 và bất ngờ đổi chủ đề:

"Câu tiếp theo: Kể tên đúng 3 trên 10 cầu thủ bóng đá có giá trị thương mại cao trong 5 năm gần đây."

F4 tái mặt. Mỹ Linh và Hứa Hằng đưa mắt nhìn nhau, ai nấy há hốc mồm. Vương Kỳ Vĩnh thì lúng túng, còn Uyển Thiên thì lắc đầu lia lịa.

Trong khi mấy nhóm khác mỗi nhóm đều có bạn nam giúp sức nên hưởng trọn điểm câu cuối mỗi nhóm đều 100/125 còn F4 thua trắng 75/125

Cô Tôn giả vờ tiếc nuối:

"Ôi, tiếc quá, nhóm của Mỹ Linh thua rồi. Vậy... nhóm đại diện cho lớp đi thi ha."

Cả lớp bật cười, Mỹ Linh trợn tròn mắt:

"Em... em hỏng đi thi đâu cô ơiiii..."

Cô Tôn giả ngây ngô:

"Nhưng mà nhóm em.... ít điểm nhất trong 8 nhóm."

Hứa Hằng vỗ trán cười khổ:

"Chết rồi trời ơi... hồi nãy cô bẫy tụi mình rồi!"

Cao Uyển Thiên phụ họa:

"Chịu thôi... luật cô đặt mà..."

Vậy là nhóm F4 bị gài thành nhóm đại diện lớp đi thi hùng biện.
Cô Tôn vừa ghi vào sổ, vừa mỉm cười nhẹ nhàng: "Chúc mừng nhóm Linh - Thiên - Vĩnh - Hằng nha. Cô ghi tên các em vào giấy đăng ký hen."

Cả lớp 11A1 cười ầm lên, ai nấy đều thầm phục cô Tôn — cao tay như vậy chỉ có người nhà của Quảng LingLing.

Khán giả là toàn thể học sinh trong trường. Ban giám khảo gồm tổ trưởng Tổ Ngữ Văn, đại diện Phòng giáo dục quận và một giáo sư từ Đại học Bắc Kinh.

Tất cả đều đến với tâm thế: "Không ai dễ tính."

Hiện tại, không khí trong trường Thực Nghiệm Bắc Kinh như đang trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Cả hội trường được trang trí bằng những lá cờ lớn và khẩu hiệu động viên, tạo nên không khí trang trọng và căng thẳng.

Trần Mỹ Linh đeo bang vai đội trưởng của đội F4, đứng lên trước cuộc thi với vẻ mặt điềm tĩnh và sẵn sàng cho mọi thử thách. Ở nhà cô đã phân chia rõ ràng các chủ đề cho từng người trong đội, sao cho mỗi người có thể phát huy điểm mạnh của mình.

Cả hội trường tập trung vào F4 trên khán đài nhìn thái độ nghiêm túc của họ cứ nghĩ họ đang tập trung cao độ cho cuộc thi nhưng thật ra cuộc đối thoại là:

"Chỉ cần bạn có mặt, thắng thua không quan trọng" Trần Mỹ Linh giọng nói trêu ghẹo.

"Để Mỹ Linh đi rừng đi. Rank ác xíu." Hứa Hằng thì thầm với nhóm.

"Tớ đi cướp bùa cậu nhớ ra bảo vệ tớ." Cao Uyển Thiên nói, lắc đầu nhìn Trần Mỹ Linh. "Nhưng mà thiếu một tay rồi, phải chi nhóm 5 người sẽ có support"

"4 người vừa đủ, xem như AFK một người đi." Vương Kỳ Vĩnh nói, vừa nghiêm túc lại vừa tinh nghịch. "Chúng ta cứ đứng trong trụ thôi, còn lại để Mỹ Linh múa."

Thông báo bắt đầu chuẩn bị cho vòng đấu đầu tiên.

Vòng 1 – Chủ đề: "Liệu xã hội có thể tiến bộ nếu không có công nghệ?"

Cuộc thi chính thức bắt đầu và lớp 11A1 gặp phải đội lớp 11A2, một đối thủ được đánh giá rất mạnh trong khối. Chủ đề tranh biện đưa ra không hề đơn giản: "Liệu xã hội có thể tiến bộ nếu không có công nghệ?" Câu hỏi này yêu cầu thí sinh phải có cái nhìn toàn diện, thấu hiểu cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của công nghệ trong đời sống hiện đại.

La Ngọc lớp 11A2 với khả năng thuyết phục mạnh mẽ là người đầu tiên đứng lên. Cô không chỉ lập luận bằng cảm xúc mà còn dẫn chứng những yếu tố thực tiễn:

"Công nghệ chính là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành nghề trong xã hội hiện đại. Các lĩnh vực y tế, giao thông, và giáo dục, nếu không có công nghệ, sẽ không thể phát triển và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân loại. Công nghệ làm cho quá trình sản xuất trở nên tối ưu hơn, tiết kiệm thời gian và tài nguyên, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng. Từ robot trong ngành y tế cho đến trí tuệ nhân tạo trong việc phân tích dữ liệu, công nghệ chính là yếu tố then chốt giúp xã hội bước vào kỷ nguyên mới."

Vương Kỳ Vĩnh lập tức phản biện bằng một luận điểm sắc bén:

"Công nghệ có thể thúc đẩy sự tiến bộ, nhưng nếu chúng ta quá lệ thuộc vào nó, chúng ta sẽ đánh mất đi những giá trị cốt lõi của con người. Các mối quan hệ xã hội, khả năng sáng tạo và tự do tư tưởng sẽ dần bị chi phối, thậm chí thay thế, bởi những quy trình máy móc. Mọi người sẽ chỉ làm theo những chương trình được lập trình sẵn, và con người sẽ dần trở nên vô hồn, thiếu đi bản sắc riêng."

Cao Uyển Thiên đứng lên tiếp lời, luôn giữ thái độ điềm tĩnh nhưng không kém phần quyết liệt:

"Không thể phủ nhận rằng công nghệ có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống. Tuy nhiên, khi xã hội quá phụ thuộc vào nó, con người không còn khả năng tư duy độc lập. Sự sáng tạo sẽ bị hạn chế, và con người có thể trở thành những cá nhân máy móc, thiếu đi khả năng tự nhận thức và phản biện xã hội."

Đội lớp 11A2, dưới sự dẫn dắt của Minh Tuấn, đội trưởng đầy tài năng, nhanh chóng đáp trả với một lập luận mạnh mẽ:

"Công nghệ không phải là thứ có thể từ bỏ, vì chính nó tạo ra sự tiến bộ và đổi mới trong mọi lĩnh vực. Chúng ta không thể quay lại thời kỳ trước công nghệ, nơi mà mọi thứ đều phải dựa vào sức lao động thủ công. Công nghệ không chỉ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề nan giải mà còn mở ra cơ hội mới cho sự sáng tạo và đổi mới trong khoa học, nghệ thuật và nhiều ngành nghề khác."

Trần Mỹ Linh với tư duy sâu sắc và khả năng diễn đạt mạch lạc, nhẹ nhàng xen vào để làm rõ quan điểm:

"Chúng tôi không phủ nhận tầm quan trọng của công nghệ, nhưng chính vì vậy, nó cần phải được sử dụng một cách thông minh và có chọn lọc. Công nghệ không phải là vấn đề, mà vấn đề nằm ở cách chúng ta áp dụng nó. Nếu không có giải pháp kiểm soát và định hướng phát triển công nghệ theo chiều hướng tích cực, xã hội sẽ trở thành một nơi mà con người dần mất đi quyền tự chủ, chỉ trở thành những cá thể bị chi phối bởi những hệ thống vô hình."

Giám khảo kết luận rằng đội F4 đã thể hiện khả năng phân tích cực kỳ sắc bén và lý luận vững vàng, đặc biệt là trong việc đưa ra giải pháp thực tế để tối ưu hóa vai trò của công nghệ mà không đánh mất đi những giá trị nhân văn.

Vòng 2 – Chủ đề: "Tự do cá nhân và trách nhiệm xã hội: Giới hạn nào là hợp lý?"

Với chủ đề sâu sắc và phức tạp, "Tự do cá nhân và trách nhiệm xã hội: Giới hạn nào là hợp lý?", cuộc tranh biện trở nên căng thẳng ngay từ những câu đầu. Đội lớp 11A1 đối đầu với lớp 11A3, dưới sự dẫn dắt của An Bình, một học sinh rất có khả năng lập luận và phân tích các khía cạnh xã hội một cách tinh tế.

Trần Mỹ Linh khẳng định quan điểm ngay từ đầu:

"Tự do cá nhân là một quyền cơ bản và là yếu tố cấu thành nên nhân quyền. Tuy nhiên, tự do không thể vô hạn mà không có sự giới hạn hợp lý, bởi tự do cá nhân luôn phải đi đôi với trách nhiệm đối với xã hội. Nếu mỗi cá nhân chỉ sống cho bản thân mà không nghĩ đến những tác động đến cộng đồng, tự do sẽ trở thành một cái bẫy, dẫn đến sự suy thoái đạo đức và mất kiểm soát."

Hứa Hằng tiếp tục phân tích, giọng nói có phần mạnh mẽ:

"Xã hội không thể phát triển bền vững nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến quyền lợi của mình mà không chịu trách nhiệm đối với những người xung quanh. Mỗi hành vi cá nhân đều có tác động đến tập thể, và những hành vi thiếu suy nghĩ có thể phá hoại những giá trị cộng đồng. Do đó, tự do cá nhân phải được định hướng sao cho không gây hại cho những người khác."

Lưu An Bình đứng lên, phản biện bằng giọng điệu tự tin:

"Không thể phủ nhận rằng trách nhiệm xã hội là cần thiết, nhưng việc hạn chế tự do cá nhân vì lý do này sẽ dẫn đến sự kìm hãm sự phát triển của mỗi cá nhân. Chúng ta không thể áp đặt những rào cản vô lý mà xã hội đặt ra, bởi khi đó, con người sẽ không thể tự do sáng tạo và đóng góp vào sự tiến bộ."

Cao Uyển Thiên phản bác ngay lập tức:

"Chúng ta không thể yêu cầu tự do cá nhân phải tuyệt đối. Mỗi cá nhân đều có quyền tự do, nhưng quyền đó phải được cân bằng với nghĩa vụ đối với cộng đồng. Nếu không có sự kiểm soát, những hành vi thiếu suy nghĩ sẽ gây tổn hại đến xã hội. Tự do cần phải đi đôi với trách nhiệm xã hội để đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững."

Vòng Chung Kết – Chủ đề: "Sự thật và những hệ quả của nó: Được phép nói ra hay phải giữ im lặng?"

Cuối cùng, vòng tranh biện cuối cùng với chủ đề "Sự thật và những hệ quả của nó: Được phép nói ra hay phải giữ im lặng?" trở thành cuộc đối đầu quyết định. Đội lớp 11A1 đối đầu với lớp 11C có đội trưởng là Mai Linh – lớp chuyên văn có khả năng đưa ra những lập luận logic, mang tính chiến lược cao.

Vương Kỳ Vĩnh mở đầu cuộc tranh biện một cách quyết liệt:

"Việc đối mặt với sự thật là điều không thể tránh khỏi. Dù sự thật có thể gây đau đớn, nhưng nó là nền tảng của sự phát triển và minh bạch. Nếu không đối mặt với sự thật, xã hội sẽ không thể tiến lên và mọi người sẽ chỉ sống trong sự lừa dối, không có hướng đi rõ ràng."

Trần Mỹ Linh đứng lên với phong thái tự tin, đôi mắt sáng ngời nhìn khán giả. Cô bắt đầu với câu hỏi:

"Khi bạn biết một người bị bắt nạt và chọn cách im lặng, liệu bạn có còn là người vô can?"

Cả hội trường im lặng. Trần Mỹ Linh tiếp tục phân tích từng khía cạnh của sự im lặng trong xã hội hiện đại, chỉ ra rằng trong nhiều tình huống, sự im lặng không phải là cách bảo vệ bản thân mà chính là sự tiếp tay cho cái ác. Cô đưa ra ví dụ từ các vụ bê bối trong lịch sử, nơi người ta chọn im lặng thay vì lên tiếng vì sợ hãi hoặc vì lợi ích cá nhân.

Phản biện lại, đội đối diện cho rằng trong một xã hội phức tạp, sự im lặng đôi khi là chiến lược sinh tồn, là cách để giữ sự an toàn cho bản thân khi đối diện với những nguy hiểm.

"Nhưng sự im lặng của chúng ta có thể giết chết những điều tốt đẹp." Trần Mỹ Linh đáp. "Và nếu chúng ta không có trách nhiệm lên tiếng, thì chúng ta đã gián tiếp đồng lõa với sự tàn ác."

"Sự thật là một yếu tố cốt lõi của mọi mối quan hệ và nền tảng của mọi sự phát triển. Tuy nhiên, sự thật đôi khi cũng có cái giá của nó. Trong một số trường hợp, chúng ta cần phải cân nhắc khi nào nên nói ra sự thật và khi nào nên giữ im lặng để tránh gây tổn thương cho người khác hoặc tạo ra những hệ quả không mong muốn."

Mỹ Linh kết thúc bằng một câu khiến khán phòng rúng động:

"Không ai buộc bạn phải làm người hùng. Nhưng nếu tất cả chúng ta đều chọn im lặng, thì kẻ ác sẽ mặc định thắng từ đầu."

Sau những phần tranh biện ấn tượng, đội lớp 11A1 đã giành chiến thắng thuyết phục, không chỉ bởi khả năng lý luận xuất sắc mà còn vì sự khéo léo trong việc điều chỉnh cảm xúc và lý trí, tạo nên một trận tranh biện đầy sâu sắc. Mọi người trong trường không khỏi thán phục sự phối hợp nhịp nhàng và trí tuệ sắc bén của lớp 11A1.

Ban giám khảo trao đổi với nhau, và sau vài phút ngắn ngủi, quyết định công bố kết quả:

Giải Nhất thuộc về đội 11A1

Giải Nhì thuộc về đội 11C

Giải Ba thuộc về đội 11A2

Hội trường vỡ oà. Cô Tôn Quý Anh mỉm cười đầy tự hào, dù trong bụng biết rõ: chính cô là người ép đội F4 vào tình thế này. Nhưng kết quả đúng như cô kỳ vọng.

F4 bước xuống sân khấu, vẫn là những câu đối thoại hài hước quen thuộc:

"Đùa hay giỡn chơi vậy." — Hứa Hằng cười khúc khích.

"Thắng rồi thì tối đi ăn nướng, Mỹ Linh khao!" — Vương Kỳ Vĩnh hí hửng.

"Ờ thì, chỉ cần có các cậu, thắng hay thua đâuquan trọng..."Trần Mỹ Linh trêu nhẹ, ánh mắt vô thức lướt về phía cuối hội trường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com