lop39
Câu 1: Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo các bộ phận súng tiểu liên AK? Giải thích tầm bắn thẳng, tầm bắn hiệu quả, ý nghĩa của tầm bắn thẳng trong chiến đấu?
Tác dụng, tính năng chiến đấu
Súng tiểu liên AK trang bị cho từng người sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng có lê để giáp lá cà. Súng có thể bắn liên thanh hay phát 1, chủ yếu bắn liên thanh. Súng dùng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất hoặc kiểu 1956 (K56) do TQ sản xuất với các loại đầu đạn khác nhau: đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, xuyên cháy và cháy. Súng dùng chung đạn với súng trường SKS. K63.
Tầm ngắm ghi trên thước ngắm: AK 18 tương ứng 100800m ngoài thực địa.
AKM, AKMS 110 100 1000m.
Thước ngắm tương ứng thước ngắm 3.
Tầm bắn hiệu quả 400m, hỏa lực tập trung mục tiêu mặt đất, mặt nước là 800m, bắn máy bay và quân dù là 500m.
Tầm bắn thẳng
Tốc độ bắn lý thuyết 600 phát/phút. Trong chiến đấu: liên thanh là 100 phát/phút. Bắn phát là 40 phát/phút.
Tốc độ đầu của đầu đạn: AK thường 710m/s. AKM, AKMS: 715m/s.
Trọng lượng của súng : AK 3,8kg đủ 30 viên đạn 4,3kg. súng AKM 3,1kg đủ 30 viên đạn là 3,6kg. súng AKMS 3,3kg đủ 30 viên đạn là 3,8kg.
2. Cấu tạo của súng
Nòng súng
Bộ phận ngắm
Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.
Bệ khóa nòng và thoi đẩy
Khóa nòng.
Bộ phận cò
Bộ phận đẩy vể.
Ống dẫn thoi và ốp lót tay.
Báng súng và tay cầm.
Hộp tiếp đạn.
Lê
Tầm bắn thẳng là tầm bắn mà vị trí cao nhất của đường đạn không cao quá chiều cao của mục tiêu.
"Tầm bắn hiệu quả" là tầm bắn mà xác suất tiêu diệt mục tiêu cao, có từ 50% trở lên số đầu đạn trúng mục tiêu.
Ý nghĩa của tầm bắn thẳng trong chiến: nghiên cứu tầm bắn thẳng vận dụng trong tình huống chiến đấu khẩn trương, khi địch xuất hiện trong cự li bắn thẳng, để không mất thời cơ tiêu diệt địch, người bắn không cần lấy lại thước ngắm chỉ cần điều chỉnh đường ngắm bằng cách nâng hoặc hạ điểm ngắm, vẫn tiêu diệt được mục tiêu.
Câu 2: Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo các bộ phận súng trường CKC? Giải thích tầm bắn thẳng, tầm bắn hiệu quả, ý nghĩa của tầm bắn thẳng trong chiến đấu?
Tác dụng tính năng chiến đấu:
Súng trường CKC trang bị cho từng người sử dụng dùng hỏa lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng cấu tạo gọn nhẹ, súng chỉ bắn phát một. Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô và kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất. Việt Nam gọi là đạn K56. Đạn K56 có các loại đầu đạn: đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 10 viên.
Tầm bắn ghi trên thước ngắm 110 tương ứng thực địa là 100m 1000m, vạch tương ứng vạch thước ngắm 3.
Tầm bắn hiệu quả: 400m.
Hỏa lực tập trung: 800m.
Bắn máy bay, quân dù: 500m.
Tầm bắn thẳng:
Mục tiêu cao 0,5m: 350m.
Mục tiêu cao 1,5m: 525m.
Tốc độ đầu của đầu đạn: 735m/s.
Tốc độ bắn chiến đấu: từ 35 đến 40 phát/phút.
Khối lượng của súng: 3,57kg, có đủ 10 viên đạn: 3,9kg.
Cấu tạo chung của súng
Nòng súng.
Bộ phận ngắm.
Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.
Bệ khóa nòng.
Khóa nòng.
Bộ phận cò.
Bộ phận đẩy vể.
Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo cần đẩy.
Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.
Báng súng.
Hộp tiếp đạn.
Lê.
“Tầm bắn thẳng” là tầm bắn mà vị trí cao nhất của đường đạn không cao quá chiều cao của mục tiêu.
"Tầm bắn hiệu quả" là tầm bắn mà xác suất tiêu diệt mục tiêu cao, có từ 50% trở lên số đầu đạn trúng mục tiêu.
Ý nghĩa của tầm bắn thẳng trong chiến: nghiên cứu tầm bắn thẳng vận dụng trong tình huống chiến đấu khẩn trương, khi địch xuất hiện trong cự li bắn thẳng, để không mất thời cơ tiêu diệt địch, người bắn không cần lấy lại thước ngắm chỉ cần điều chỉnh đường ngắm bằng cách nâng hoặc hạ điểm ngắm, vẫn tiêu diệt được mục tiêu.
Câu 3: Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo các bộ phận súng trung liên RPĐ? Giải thích tầm bắn thẳng, tầm bắn hiệu quả, ý nghĩa của tầm bắn thẳng trong chiến đấu?
1. Tác dụng, tính năng kĩ, chiến thuật
Súng trung liên RPĐ là vũ khí tự động có hoả lực mạnh của tiểu đội bộ binh trang bị cho một người sử dụng, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh của địch, súng chỉ bắn liên thanh. Súng dùng đạn kiểu 1943 do Liên Xô và kiểu đạn 1956 do Trung Quốc sản xuất. Tiếp đạn bằng dây băng, hộp băng đạn chứa được 100 viên.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 100 đến 1000m.
- Tầm bắn hiệu quả :
+ Mục tiêu mặt đất, mặt nước : 800m.
+ Bắn máy bay và quân dù : 500m.
- Tầm bắn thẳng :
+ Với mục tiêu người nằm : 365m.
+ Với mục tiêu người chạy : 540m.
- Tốc độ đầu của đầu đạn : 735m/giây.
- Tốc độ bắn :
+ Lí thuyết : Khoảng 650 phát/phút.
+ Bắn chiến đấu : 150 phát/phút.
- Trọng lượng của súng : 7,4kg ; đủ 100 viên đạn : 9,0kg.
2. Cấu tạo chung của súng
1. Bộ phận nòng súng.
2. Tay kéo bệ khoá nòng.
3. Bộ phận ngắm
4. Bộ phận cò và báng súng.
5. Hộp khoá nòng.
6. Bộ phận đẩy về.
7. Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khoá nòng.
8. Băng đạn và hộp băng.
9. Bệ khoá nòng và thoi đẩy.
10. Chân súng.
11. Khoá nòng.
Phụ tùng đồng bộ của súng có : Phụ tùng, dây đeo, áo súng và túi đựng hộp băng, khâu bắn đạn hơi.
Tầm bắn thẳng là tầm bắn mà vị trí cao nhất của đường đạn không cao quá chiều cao của mục tiêu.
"Tầm bắn hiệu quả" là tầm bắn mà xác suất tiêu diệt mục tiêu cao, có từ 50% trở lên số đầu đạn trúng mục tiêu.
Ý nghĩa của tầm bắn thẳng trong chiến: nghiên cứu tầm bắn thẳng vận dụng trong tình huống chiến đấu khẩn trương, khi địch xuất hiện trong cự li bắn thẳng, để không mất thời cơ tiêu diệt địch, người bắn không cần lấy lại thước ngắm chỉ cần điều chỉnh đường ngắm bằng cách nâng hoặc hạ điểm ngắm, vẫn tiêu diệt được mục tiêu.
Câu 4: Nêu tác dụng , tính năng chiến đấu súng diệt tăng B41, cấu tạo chung của súng và đạn, khi dùng cần chú ý điểm gì?
Tác dụng, tính năng chiến đấu
a) Tác dụng
Súng diệt tăng B41 là súng có hoả lực mạnh của phận đội bộ binh, do một người hay một tổ sử dụng, dùng hoả lực để tiêu diệt các loại mục tiêu bằng sắt thép như xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành ca nô, tàu thuỷ, máy bay đỗ tại chỗ hoặc đang đổ quân. Ngoài ra còn tiêu diệt sinh lực địch ẩn nấp trong công sự hoặc vật kiến trúc không kiên cố.
b) Tính năng chiến đấu
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm và kính quang học từ 200 đến 500m.
- Tầm bắn thẳng của súng với mục tiêu cao 2,7m : 330m.
- Tốc độ đầu của đạn 120m/ giây, tốc độ lớn nhất : 300m/s.
- Tốc độ bắn chiến đấu từ 4 đến 6 phát/phút.
- Cỡ đạn là 85mm. Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự li bắn và tốc độ bay, chỉ phụ thuộc vào góc chạm của quả đạn với mục tiêu. Khi góc chạm bằng 90 độ sức xuyên :
+ Sắt, thép dày 280mm.
+ Bê tông cốt thép dày 900mm.
+ Cát 800mm.
- Trọng lượng của súng là 6,3kg ; kính ngắm 0,5kg ; đạn : 2,2kg.
2. Cấu tạo chung của súng và đạn
a) Cấu tạo của súng
Súng diệt tăng B41 cấu tạo theo nguyên lí không giật. Gồm 5 bộ phận chính :
- Nòng súng ;
- Bộ phận ngắm cơ khí ;
- Bộ phận cò và tay cầm ;
- Bộ phận kim hoả ;
- Bộ phận kính ngắm quang học.
Phụ tùng đồng bộ của súng gồm: Thông nòng, phụ tùng, ba lô, dây súng, nắp che đầu và đuôi nòng.
b) Cấu tạo của đạn
Đạn B41cấu tạo theo nguyên lí đạn lõm và chạm nổ. Gồm 4 bộ phận chính: Đầu đạn, Ống thuốc đẩy, Đuôi đạn và ống thuốc phóng, Ngòi nổ.
. Quy tắc an toàn khi sử dụng súng B41
Do đặc điểm cấu tạo của súng và đạn nên khi sử dụng súng phải chấp hành đúng các quy tắc an toàn sau đây :
- Phía sau vị trí bắn cách đuôi nòng ít nhất 2m không được có vật chắn vuông góc với trục nòng súng.
- Khi chuẩn bị bắn và tháo đạn phía sau nòng súng cách ít nhất 30m và mỗi bên 22,50 so với trục nòng súng không được có thuốc nổ, chất dễ cháy hoặc có người qua lại.
- Khi bắn có vật tì, miệng nòng súng phải nhô ra phía trước vật tì và xung quanh miệng súng cách ít nhất 20cm không có vật cản làm ảnh hưởng cánh đuôi đạn.
- Trên hướng bay của đạn không được có vật cản để bảo đảm đạn không bị va chạm làm thay đổi hướng bay.
- Khi kiểm tra bắn đạn thật, bắn khi diễn tập vào các loại mục tiêu, người bắn phải bắn ở trong công sự. Trường hợp bắn không có công sự người bắn phải cách mục tiêu ít nhất 300m.
- Khi bắn đạn không đi, phải giữ nguyên sau một phút mới lấy đạn ra khỏi súng, tập trung đạn lại nộp lên trên.
- Khi bắn đạn phóng đi nhưng không nổ phải giữ nguyên tại chỗ và phá hủy theo quy tắc phá hủy đạn không nổ.
Khi bắn súng diệt tăng B41 của Liên Xô tuyệt đối không được đặt súng lên vai trái, ngắm bắn bằng mắt trái (vì bên phải có lỗ trích khí thuốc).
Câu 5: Nêu tác dụng , tính năng chiến đấu súng diệt tăng B40, cấu tạo chung của súng và đạn, khi dùng cần chú ý điểm gì?
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu
a. Tác dụng
Súng B40 là loại vũ khí có uy lực mạnh của phân đội bộ binh do một người sử dụng để tiêu diệt các loại mục tiêu bằng sắt thép như : xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, ca nô, tàu thuỷ, máy bay đỗ tại chỗ, máy bay lên thẳng đang đổ quân. Ngoài ra còn tiêu diệt sinh lực ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.
b. Tính năng chiến đấu
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 50m đến 150m.
- Tầm bắn thẳng mục tiêu cao 2m : 100m.
- Tốc độ bắn chiến đấu từ 4 đến 6 phát/phút.
- Tốc độ đầu của đầu đạn : 83m/s.
- Cỡ đạn là 80mm. Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự li bắn và tốc độ bay, chỉ phụ thuộc vào góc chạm của quả đạn với mục tiêu. Khi góc chạm bằng 90 độ sức xuyên như sau: Xuyên thép dày 200mm, xuyên bê tông dày 600mm.
- Trọng lượng của súng là 2,75kg ; của đạn : 1,84kg.
2. Cấu tạo chung của súng và đạn
a) Cấu tạo của súng
Súng B40 cấu tạo theo nguyên lí không giật : Khi bắn khí thuốc phụt mạnh về sau đẩy đạn về trước. Lực đẩy đạn đi và lực phụt về sau bằng nhau nên súng không giật. Khoá an toàn của súng theo kiểu chẹn đuôi cò. Gồm có 4 bộ phận chính :
- Nòng súng.
- Bộ phận ngắm.
- Bộ phận kim hoả.
- Bộ phận cò và tay cầm.
Đồng bộ của súng gồm : Thông nòng, phụ tùng, ba lô, dây súng, nắp che đầu và đuôi nòng.
b) Cấu tạo của đạn
Đạn B40 cấu tạo theo nguyên lí đạn lõm và chạm nổ. Gồm 4 bộ phận : Đầu đạn, Đuôi đạn, Thuốc phóng, Ngòi nổ
Quy tắc an toàn khi sử dụng súng B40
Do đặc điểm cấu tạo của súng và đạn nên khi sử dụng súng phải chấp hành đúng các quy tắc an toàn sau đây :
- Phía sau vị trí bắn cách đuôi nòng ít nhất 1m, không có vật chắn vuông góc với trục nòng súng.
- Khi chuẩn bị bắn và tháo đạn phía sau nòng súng cách ít nhất 10m và mỗi bên 22,50 so với trục nòng súng không được có thuốc nổ, chất dễ cháy hoặc có người qua lại.
- Khi bắn có vật tì, miệng nòng súng phải nhô ra phía trước vật tì và xung quanh miệng súng cách ít nhất 20cm không có vật cản làm ảnh hưởng cánh đuôi đạn.
- Trên hướng bay của đạn không được có vật cản để bảo đảm đạn không bị va chạm làm thay đổi hướng bay.
- Khi kiểm tra bắn đạn thật, bắn khi diễn tập vào các loại mục tiêu, người bắn phải bắn ở trong công sự.
- Khi bắn đạn không đi, phải giữ nguyên sau một phút mới lấy đạn ra khỏi súng, tập trung đạn lại nộp lên trên.
- Khi bắn đạn phóng đi nhưng không nổ phải giữ nguyên tại chỗ và phá hủy theo quy tắc phá hủy đạn không nổ.
- Khi bắn súng diệt tăng B40 tuyệt đối không được đặt súng lên vai trái, ngắm bắn bằng mắt trái (vì bên phải có lỗ trích khí thuốc).
Câu 6: Khái niệm, tác dụng của thuốc nổ trong chiến đấu, có mấy loại thuốc nổ thường dùng, phân tích nhóm thuốc gây nổ, nêu quy tắc giữ gìn thuốc nổ và phương tiện gây nổ.
Khái niệm thuốc nổ:
Thuốc nổ là một chất hoặc một hỗn hợp hoá học, khi bị tác động như nhiệt , cơ, ... thì có phản ứng nổ, sinh nhiệt cao, lượng khí lớn tạo thành áp lực mạnh phá huỷ các vật thể xung quanh.
b. Tác dụng.
Thuốc nổ có sức phá hoại lớn, có thể tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh, công sự, vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá, làm công sự, khai thác gỗ,…
c. Yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ + Phải căn nhiệm vụ, cách đánh, tình hình địch, địa hình, thời tiết và lượng thuốc nổ hiện có để quyết định cách đánh cho phù hợp.
+ Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm nổ.
+ Đánh đúng: Đúng mục tiêu, đúng trọng lượng, đúng lúc, đúng điểm đặt
+ Dũng cảm, bình tĩnh, hiệp đồng chặt chẽ với xung lực, hoả lực.
+ Bảo đảm an toàn.
Một số loại thuốc nổ thường dùng: thuốc gây nổ, thuốc nổ vừa, thuốc nổ yếu nitrat amon, thuốc nổ mạnh.
Phân tích nhóm thuốc gây nổ
* Thuốc gây nổ fulminat thủy ngân ( sét thủy ngân)
-Công thức hóa học: HgON2
Nhận dạng: Tinh thể trắng hoặc màu tro, độc, khó tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước sôi.
Cảm ứng nổ: Rất nhạy nổ với va đập cọ sát.
Cảm ứng tiếp xúc: dễ hút ẩm, khi bị ẩm sức gây nổ kém hoặc không nổ. Khi bị ẩm, sấy khô có thể nổ. Tác dụng với axit đặc tạo thành phản ứng nổ, axit dạng hơi tạo thành chất không an toàn. Khi tiếp xúc với nhôm ăn mòn nhôm, phản ứng tỏa nhiệt do vậy thường được nhồi trong kíp có vỏ bằng đồng.
Cảm ứng nhiệt: Rất dễ bắt lửa, khi bắt lửa nổ ngay, 1600 – 1700 tự nổ.
Tỉ trọng: 3,3 – 4g/cm2
Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom, đạn, mìn.
* Thuốc gây nổ Azôtuachi (sét chì)
Công thức hóa học: Pb(N3)2
Nhận dạng: Tinh thể màu trắng, hạt nhỏ khó tan trong nước.
Cảm ứng nổ: Va đập cọ sát kém nhạy nổ hơn fulminat thủy ngân. sức gây nổ mạnh hơn fulminat thủy ngân .Cảm ứng tiếp xúc: ít hút ẩm fulminat thủy ngân khi bị ẩm sức gây nổ giảm. Tác dụng với đồng và hợp kim của đồng nên thuốc được nhồi trong kíp có vỏ nhôm.
Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, tự cháy và nổ ở nhiệt độ 3100.
Tỷ trọng: 3,0 3,8g/cm2.
Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom, đạn, mìn.
Câu 7: Khái niệm, tác dụng của thuốc nổ trong chiến đấu, có mấy loại thuốc nổ thường dùng, phân tích nhóm thuốc nổ vừa, khi vận chuyển thuốc và phương tiện gây nổ cần chú ý gì?
Khái niệm thuốc nổ:
Thuốc nổ là một chất hoặc một hỗn hợp hoá học, khi bị tác động như nhiệt , cơ... thì có phản ứng nổ, sinh nhiệt cao, lượng khí lớn tạo thành áp lực mạnh phá huỷ các vật thể xung quanh.
b. Tác dụng.
Thuốc nổ có sức phá hoại lớn, có thể tiêu
diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh, công sự, vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá, làm công sự, khai thác gỗ …
Một số loại thuốc nổ thường dùng: thuốc gây nổ, thuốc nổ vừa, thuốc nổ yếu nitrat amon, thuốc nổ mạnh.
Thuốc nổ vừa:
*. Thuốc nổ TNT ( Tri nitrô tôluen):
Công thức hóa học: C6H2(NO2)3CH3
Nhận dạng: Thuốc nổ TNT có dạng tinh thể cứng, màu vàng nhạt, tiếp xúc với ánh sáng ngả màu nâu, vị đắng độc, khi đốt khói đen lửa đỏ mùi nhựa thông
Cảm ứng nổ: An toàn khi va đập, đạn súng trường bắn xuyên qua không cháy, không nổ, gây nổ từ kíp số 6 trở lên, nếu thuốc đúc khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi bằng TNT ép hoặc thuốc nổ mạnh.
Cảm ứng tiếp xúc: Không hút ẩm, ngâm lâu dưới nước vẫn nổ (trừ thuốc bột). Không tác dụng với kim loại. Để ngoài trời thuốc ngả màu nâu nhưng sức gây nổ không giảm. Để gần than thuốc bị biến chất dễ nổ.
Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, nhiệt nóng chảy 79 81Co, nhiệt độ cháy 300Co, nhiệt độ nổ 350Co, nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 300Co nổ.
Tốc độ nổ: 4.700 – 7000m/s
Tỉ trọng: 1,56 – 1,62g/cm2
Công dụng: Thuốc được ép thành bánh 75g, 200g 400g để cấu trúc các loại lượng nổ; nhồi trong bom đạn, mìn; trộn với thuốc nổ mạnh làm dây nổ.
*Thuốc nổ C4
Thành phần 80% thuốc nổ mạnh hêxôghen và 20% chất dính màu trắng đục.
Nhận dạng: Màu trắng đục, dẻo, mùi hắc vị nhạt.
Cảm ứng nổ: Độ nhạy nổ do va đập thấp hơn TNT, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ. Gây nổ từ kíp số 6 trở lên. Có thể nhào nặn theo mọi hình dạng cho phù hợp với vật thể định phá.
Cảm ứng tiếp xúc: Để lẫn với kim loại không phản ứng hoá học.
Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, 1900 cháy; 2010 nổ, bắt lửa nhanh cháy không có khói. Khi cháy tập trung trên 50kg có thể nổ.
Tốc độ nổ: 7380m/s
Công dụng:: Dùng để cấu trúc các loại lượng nổ theo hình dáng khác nhau phù hợp với đặc điểm chỗ đặt khi phá vật thể. Dùng làm lượng nổ lõm.
Câu 8: Nêu đặc điểm tính năng tác dụng của thuốc tolit (TNT) và C4.
Xem câu 7
Câu 9: Khái niệm, tác dụng của thuốc nổ trong chiến đấu, có mấy loại thuốc nổ thường dùng, phân tích nhóm thuốc fuminat thủy ngân.
a.Khái niệm thuốc nổ:
Thuốc nổ là một chất hoặc một hỗn hợp hoá học, khi bị tác động như nhiệt , cơ vv.. thì có phản ứng nổ, sinh nhiệt cao,
lượng khí lớn tạo thành áp lực mạnh phá huỷ các vật thể xung quanh.
b. Tác dụng.
Thuốc nổ có sức phá hoại lớn, có thể tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh, công sự, vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá, làm công sự, khai thác gỗ vv…
Một số loại thuốc nổ thường dùng: thuốc gây nổ, thuốc nổ vừa, thuốc nổ yếu nitrat amon, thuốc nổ mạnh.
* Thuốc gây nổ fulminat thủy ngân ( sét thủy ngân)
-Công thức hóa học: HgON2
Nhận dạng: Tinh thể trắng hoặc màu tro,
độc, khó tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước sôi.
Cảm ứng nổ: Rất nhạy nổ với va đập cọ sát.
Cảm ứng tiếp xúc: dễ hút ẩm, khi bị ẩm sức gây nổ kém hoặc không nổ. Khi bị ẩm, sấy khô có thể nổ. Tác dụng với axit đặc tạo thành phản ứng nổ, axit dạng hơi tạo thành chất không an toàn. Khi tiếp xúc với nhôm ăn mòn nhôm, phản ứng tỏa nhiệt do vậy thường được nhồi trong kíp có vỏ bằng đồng.
Cảm ứng nhiệt: 1600 – 1700 tự nổ
Tỉ trọng: 3,3 – 4g/cm2
Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom, đạn, mìn.
Câu 10: Khái niệm, tác dụng của thuốc nổ trong chiến đấu, có mấy loại thuốc nổ thường dùng, phân tích nhóm thuốc azotua chì.
a.Khái niệm thuốc nổ:
Thuốc nổ là một chất hoặc một hỗn hợp hoá học, khi bị tác động như nhiệt , cơ,... thì có phản ứng nổ, sinh nhiệt cao, lượng khí lớn tạo thành áp lực mạnh phá huỷ các vật thể xung quanh.
b. Tác dụng.
Thuốc nổ có sức phá hoại lớn, có thể tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh, công sự, vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá, làm công sự, khai thác gỗ …
Một số loại thuốc nổ thường dùng: thuốc gây nổ, thuốc nổ vừa, thuốc nổ yếu nitrat amon, thuốc nổ mạnh.
* Thuốc gây nổ Azôtuachi (sét chì)
Công thức hóa học: Pb(N3)2
Nhận dạng: Tinh thể màu trắng, hạt nhỏ khó tan trong nước.
Cảm ứng nổ: Va đập cọ sát kém nhạy nổ
hơn phuy mi nat thủy ngân. sức gây nổ mạnh hơn fulminat thủy ngân Cảm ứng tiếp xúc: ít hút ẩm fulminat thủy ngân khi bị ẩm sức gây nổ giảm. Tác dụng với đồng và hợp kim của đồng nên thuốc được nhồi trong kíp có vỏ nhôm.
Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, tự cháy và nổ ở nhiệt độ 3100.
Tỷ trọng: 3,0 3,8g/cm2.
Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom, đạn, mìn.
Câu 11: Khái niệm, tác dụng của thuốc nổ trong chiến đấu, trình bày tính năng cấu tạo phương tiện gây nổ ( kíp, nụ xùy.. ).
trình bày quy tắc giữ gìn vận chuyển thuốc nổ và phương thức gây nổ.
a.Khái niệm thuốc nổ:
Thuốc nổ là một chất hoặc một hỗn hợp hoá học, khi bị tác động như nhiệt , cơ,... thì có phản ứng nổ, sinh nhiệt cao, lượng khí lớn tạo thành áp lực mạnh phá huỷ các vật thể xung quanh.
Tác dụng.
Thuốc nổ có sức phá hoại lớn, có thể tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh, công sự, vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá, làm công sự, khai thác gỗ …
Kíp:
+ Tính năng công dụng: Kíp dùng để gây nổ lượng nổ hoặc dây nổ, kíp rất nhạy nổ nếu bị va đập, cọ sát, vật nặng đè lên, khêu chọc mắt ngỗng, tăng nhiệt độ đột ngột, tia lửa nhỏ phụt vào đều làm kíp nổ
+ Phân loại kíp:
Căn cứ vào cách gây nổ chia làm 2 loại: Kíp thường, kíp điện
Căn cứ vào cấu tạo vật liệu vỏ kíp có các loại: Kíp đồng, kíp nhôm, kíp giấy.
Căn cứ vào kích thước và khối lượng thuốc nổ bên trong: phân loại từ số1 đến số 10, cỡ số càng to khối lượng thuốc nổ càng lớn; thực tế thường dùng kíp số 6,8,10.
+ Cấu tạo kíp: 1. Vỏ kíp; 2. Thuốc nổ mạnh; 3. Thuốc gây nổ;
4. Bát kim loại; 5. Lụa phòng ẩm; 6. Mắt ngỗng
Kíp điện : 1. Vỏ kíp; 2.Thuốc nổ mạnh; 3.Thuốc gây nổ; 4. Bát kim loại; 5. Lụa phòng ẩm; 6.Mắt ngỗng; 7.Dây tóc, thuốc cháy; 8.Dây cuống kíp; 9. Miếng nhựa cách điện.
Dây cháy chậm
+ Tác dụng: Dùng để dẫn lửa gây nổ kíp, bảo đảm cho người gây nổ có khoảng thời gian cần thiết cơ động về vị trí ẩn nấp hoặc ra khỏi vùng nguy hiểm khi lượng nổ nổ.
+ Tính năng: Tốc độ cháy trung bình 1cm/s, cháy dưới nước có tốc độ nhanh hơn.
+ Cấu tạo: Vỏ bọc gồm nhiều sợi dây cuốn, bên ngoài quét nhựa đường, bên trong vỏ là lớp giấy, sợi tim và lõi thuốc đen.
Nụ xùy (nụ xòe):
+ Tác dụng: Để phát lửa đốt cháy dây cháy chậm hoặc gây nổ kíp trực tiếp nhanh gọn, bí mật.
+ Cấu tạo:
Nụ xuỳ giấy: Vỏ bằng giấy, tay giật bằng tre nối với dây giật bằng kim loại dây xoắn có quét thuốc cháy, bên trong có phễu kim loại đựng thuốc phát lửa, lỗ tra dây cháy chậm, hom giỏ để giữ chắc dây cháy chậm.
Nụ xuỳ đồng: Cơ bản như nụ xuỳ nhựa, giấy chỉ khác: Vỏ bằng đồng, hai bên có lỗ trích khí thuốc đối xứng nhau, dây giật bằng sợi gai màu đen
Dây nổ
+ Công dụng: Dùng gây nổ một hay hiều lượng nổ cùng một lúc đặt cách xa nhau. Mở lỗ đặt thuốc ổ khi đào công sự, phá đất. Đan thành lưới phá bãi mìn.
+ Tính năng: Va đập cọ sát an toàn, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ; tốc độ nổ 6500m/s. Đốt chấy tập trung trên 1kg có thể nổ.
+ Cấu tạo: Vỏ bằng nhựa hoặc bằng vải cuốn có quét nhựa phòng ẩm bên ngoài có màu đỏ, trắng, hoặc lốm đốm đỏ. Đường kính 5,5 6mm. Lõi dây có màu trắng hoặc hồng nhạt.
Câu 12: Khái niệm, tác dụng của bản đồ, trong lĩnh vực quân sự thường dùng bản đồ nào?
* Khái niệm bản đồ, tác dụng
- Là hình ảnh thu nhỏ, khái quát hóa một phần bề mặt trái đất lên mặt phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Trên bản đồ các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội được thể hiện bằng hệ thống các kí hiệu. Những yếu tố này được phân loại, lựa chọn, tổng hợp tương ứng từng bản đồ và từng tỉ lệ.
Bản đồ địa hình là loại bản đồ chuyên đề có tỉ lệ từ 1: 1000000 và lớn hơn. Trên bản đồ, địa hình và địa vật một khu vực bề mặt Trái Đất được thể hiện một cách chính xác và chi tiết bằng hệ thống các kí hiệu quy ước thích hợp.
Tác dụng chung: có ý nghĩa rất to lớn trong việc giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn, những vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu địa hình, lợi dụng địa hình, tiến hành thiết kế, xây dựng các công trình trên thực địa…
Trong quân sự: Bản đồ địa hình có tác dụng rất lớn trong chỉ huy, chỉ đạo tác chiến trên đất liền, biển , trên không và thực hiện những nhiệm vụ khác. Dựa vào bản đồ để xây dựng các k/vực phòng thủ chiến lược của quốc gia, tổ chức chỉ đạo chiến tranh chỉ huy chỉ đạo tác chiến các cấp ( cấp chiến thuật -> chiến dịch -> chiến lược) , tổ chức , bố trí đội hình triển khai tấn công, t/c bố trí , xây dựng trận địa phòng ngự . . .
- Thực tế không phải lúc nào cũng ra ngoài thực địa được, hơn nữa nghiên cứu ngoài thực địa có thuận lợi là độ chính xác cao, cụ thể nhưng tầm nhìn hạn chế bởi tính chất của địa hình, tình hình địch…nên thiếu tính tổng quát. Vì vậy, bản đồ địa hình ko thể thiếu trong hoạt động đời sống xã hội, trong tất cả các lĩnh vực, nhất là quân sự.
Bản đồ thường dùng trong lĩnh vực quân sự là bản đồ địa hình.
Câu 13: Cho biết nhân tố sát thương phá hoại của vũ khí hạt nhân. Phân tích đặc điểm tác hại , cách phòng chống sóng xung kích và bức xạ quang.
Vũ khí hạt nhân:
Khái niệm: là 1 loại vũ khí hủy diệt lớn mà đặc tính chiến đấu dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng rất lớn được giải phóng ra từ phản ứng phân hoạch dây chuyền và phản ứng tổng hợp hạt nhân để tiêu diệt mục tiêu.
Các nhân tố sát thương, phá hoại của vũ khí hạt nhân là sóng xung kích, bức xạ quang, bức xạ xuyên, chất phóng xạ, hiệu ứng điện từ.
Sóng xung kích:
Tác hại: + đối với người: Sóng xung kích có thể gây sát thương trực tiếp hay gián tiếp. Sát thương trực tiếp là do sức đẩy mạnh của lớp không khí lên cơ thể, làm cho các bộ phận quan trọng trong người như tim, gan, phổi, lá lách, não,…bị tổn thương, có thể gây ảnh hưởng đến máu bên trong, cháy máu ở miệng, mũi, tai… và do sức đẩy mạnh của không khí hất người đi xa gây giập, nát, gãy xương, sai khớp chân, tay…Sát thương gián tiếp là của sóng xung kích làm đổ sập nhà cửa, hầm hào, công sự, cây cối, phương tiện kĩ thuật…, từ đó đè ép, va đập lên người gây chấn thương. Ở các thành phố, rừng cây thì sát thương gián tiếp lớn hơn trực tiếp (chiếm 70%).
+ Đối với vũ khí, trang bị kĩ thuật công trình kiến trúc: sóng xung kích có thể làm hư hỏng hoặc phá hủy hoàn toàn bằng trực tiếp hay gián tiếp.
Cách phòng, chống: + Nhanh chóng và triệt để lợi dụng địa hình, hầm hào, công sự, binh khí kĩ thuật…để ẩn nấp.
+ Nếu đang ở địa hình bằng phẳng, thấy chớp nổ hạt nhân phải lập tức nằm sấp xuống mặt đất, chân quay về hướng tâm nổ, hai cánh tay bắt chéo chèn trước ngực, 2 ngón trỏ bịt 2 lỗ tai, nhắm mắt, há miệng, thở đều.
+ Hầm hào, công sự phải xây dựng kiên cố, vững chắc.
+ Cấp cứu cho những người bị thương, chuyển về tuyến sau điều trị những người bị thương nặng.
+ Không được lợi dụng những vật dễ đổ vỡ để đề phòng tác hại gián tiếp của sóng xung kích.
Bức xạ quang
Tác hại: + Đối với người: bức xạ quang có thể gây sát thương trực tiếp hay gián tiếp. Sát thương trực tiếp là làm bỏng da hoặc thiêu cháy, gây mù mắt…; sát thương gián tiếp là do bức xạ quang gây nên các đám cháy lớn, từ đó làm cháy, bỏng người và tác hại bằng hơi nóng của đám cháy. Ở nơi có nhiều vật dễ cháy thì tác hại gián tiếp lớn hơn tác hại trực tiếp.
+ Đối với vũ khí, trang bị kĩ thuật, nhà cửa, công trình,… bức xạ quang gây tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp; gây cháy, nóng chảy, hóa than,… tạo thành những đám cháy lớn.
Lớp phủ thực vật gần khu vực tâm nổ có thể tạo ra các đám cháy lớn, diện tích lan rộng (có thể tạo thành bão lửa).
Cách phòng, chống: + Phòng chống bức xạ quang cũng áp dụng các biện pháp tương tự như sóng xung kích như lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp, xây dựng công sự.
+ Chú ý nhắm mắt, không nhìn vào cầu lửa, trang bị cho bộ đội kính bảo vệ mắt, mũ, giày chống cháy.
+ Hầm hào, công sự xây dựng bằng vật liệu khó cháy, có nắp đậy đủ độ dày.
+ Tổ chức tốt công tác cấp cứu người bị bỏng, dập cháy cho người, vũ khí trang bị kĩ thuật, công sự, địa hình…
+ Bố trí phân tán các kho tàng, phương tiện chiến đấu, cách li với vật dễ cháy, che phủ cho kho tàng, vũ khí trang bị, khí tài quan trọng bằng các loại bạt chịu nhiệt và cần chú ý giữ bí mật, bảo đảm chiến đấu.
+ Đối với đường dây thông tin hữu tuyến điện phải chôn sâu dưới đất đề phòng cháy.
Câu 14: Khái niệm, phân loại chất độc quân sự, phân tích đặc điểm tác hại vũ khí hóa học.
Khái niệm:
Chất độc quân sự*là các chất độc có độc tính cao dùng trong*quân sự*để sát thương sinh lực hoặc làm nhiễm độc môi trường, trang bị và vật chất của đối phương; là cơ sở của*vũ khí hóa học.
Các đặc tính của chất độc quân sự: độc tính cao, tác hại nhiều mặt, có khả năng lan tỏa, dễ thâm nhập qua các vật liệu bảo vệ, bền vững trước tác động của môi trường, khó tiêu tẩy. Gây tác động qua hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc da, mắt, vết thương.
Phân loại*:
1.Theo bệnh lí
+ Chất độc thần kinh như: VX, sarin, soman...
+ Chất độc loét da: yperit, Lơvixit, Yperitnitơ…
+ Chất độc toàn thân: axit xyanhydric, Cloxyan.
+ Chất độc ngạt thở: photgen, điphotgen.
+ Chất độc tâm thần: BZ, LSD- 25.
+ Chất độc kích thích: CS, Ađamxít, Cloaxetophenon (CN)…
2.Theo thời gian duy trì khả năng sát thương
+ Chất độc bền vững: thời gian tác dụng từ vài giờ đến vài ngày
+ Chất độc không bền: thời gian tác dụng từ vài phút đến vài chục phút.
3.Theo thời gian lưu lại khu vực bị nhiễm
+ Chất độc mau tan
+ Chất độc lâu tan
4.Theo trạng thái
+ Chất độc thể rắn
+ Chất độc thể lỏng
+ Chất độc thể khí
5.Theo hiệu quả tác dụng
+ Chất độc gây tử vong
+ Chất độc tạm thời làm mất sức chiến đấu.
Đặc điểm tác hại cơ bản của vũ khí hóa học.
Sát thương sinh lực chủ yếu bằng tính độc: Vũ khí hóa học gây sát thương sinh lực bằng tính độc của các loại chất độc hóa học dùng trong quân sự, làm ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái; gây tác hại đối với con người, sinh vật một cách trực tiếp và gián tiếp. Nhiều loại chất độc tồn tại lâu dài trong môi trường, làm ảnh hưởng đến các mất của đời sống xã hội. Vũ khí hóa học không gây sát thương bằng uy lực nổ như vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, nên không phá hoại trực tiếp cơ sở vật chất, chỉ làm nhiễm độc vũ khí trang bị, địa hình công sự, lương thực, thực phẩm, nguồn nước…, làm ảnh hưởng đến người sử dụng và gây khó khăn cho việc khắc phục hậu quả.
Phạm vi gây tác hại rộng: Khi tập kích vũ khí hóa học, chất độc có thể tồn tại ở trạng thái son khí, hơi, khuếch tán vào không khí, tạo thành đám mây độc. Tùy thuộc vào điều kiện khí tượng, địa hình mà đám mây độc lan truyền theo chiều gió làm nhiễm độc không khí và sa lắng trên địa hình trong phạm vi rộng lớn. Nếu tập kích vào vùng đông dân cư có thể gây nhiễm độc hàng vạn người.
Thời gian gây tác hại kéo dài: Sau khi tập kích vũ khí hóa học, một phần chất độc ở thể lỏng và thể bột làm nhiễm độc địa hình, vật thể, vũ khí trang bị lại tiếp tục bay hơi. Tùy theo điều kiện khí tượng, địa hình, mật độ nhiễm độc mà mức độ nguy hiểm có thể kéo dài trong khoảng thời gian nhất định, từ hàng giờ đến hàng chục ngày, có những chất độc kéo dài đến hàng năm, để lại hậu quả lâu dài.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com