Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

lsvmtg

Câu 6: Thành tựu chữ viết và Khoa học tự nhiên của Ai Cập

Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, hạ lưu sông Nin. Sông Nin là một con sông dài nhất thế giới, khoảng 6500 km chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi. Hàng năm, tới mùa mưa nước sông Nin cuồn cuộn đỏ phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở hạ lưu sông Nin. Đất đai màu mỡ, cây cỏ tốt tươi, các loài động thực vật phong phú, nên ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã tập trung sinh sống ở đây đông hơn các khu vực xung quanh.

    Cách ngày nay khoảng 6000 năm, con người ở đây đã biết sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng. Công cụ bằng đồng giúp con người ở đây chuyển sang sống chủ yếu nhờ nghề nông, thoát khỏi cuộc sống săn bắn, hái lượm và sớm bước vào xã hội văn minh

1. Chữ viết:

Chữ viết của Ai Cập cổ đại xuất hiện rất sớm là chữ viết đầu tiên của nhân loại, xuất phát từ hai nguyên nhân: tôn giáo và nhu cầu tự sùng bái cá nhân.

Chữ viết đầu tiên của người Ai Cập là chữ tượng hình: dùng hình vẽ khác nhau để diễn đạt các thông tin trao đổi.

Hạn chế lớn nhất của chữ tượng hình là không diễn đạt được những thông tin mang tính trừu tượng như trạng thái, cảm xúc..

- Để khắc phụ hạn chế này, người Ai Cập đã tiến đến việc liên kết các hình vẽ lại với nhau, giảm lược bớt những chi tiết thừa hoặc mượn đặc điểm của một vật nào đó để diễn đạt một ý trọn vẹn hơn nên xuất hiện chữ chỉ ý.

- Tuy nhiên, chữ chỉ ý cũng chưa đủ để ghi mọi âm thanh do con người phát ra nên dần dần xuất hiện những hình vẽ thể hiện âm tiết. Hình vẽ biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng nghĩa, gọi là chữ chỉ âm, đây là giai đoạn quá độ phát triển thành giai đoạn chữ cái.

Trong nhận thức, trước hoàn cảnh lịch sử của Ai Cập không cho phép ký hiệu này thành bảng chữ cái của người Ai Cập, không những thế hệ thống chữ viết tượng hình của người Ai Cập hòan toàn biến mất trong 3 thế kỷ đầu sau CN.

Nhìn chung chữ viết Ai Cập thường được dùng trong các bộ binh, những lời giáo giảng của tôn giáo nên còn có tên là thánh thi.

Hệ thống chữ tượng hình của người Ai Cập gần 1.000 ký tự và hơn 20 dấu chữ âm, đây là loại chữ khó học, khó viết, khó nói, khó nhớ nên người dân ít sử dụng, chỉ có tầng lớp tăng lữ và các viên thư lại cùng con em của họ mới có khả năng học và sử dụng.

Nguyên liệu viết của họ là giấy Papyrus, các bia đá, các bức tượng, các đền thờ, lăng mộ, gốm, vải gai, da. Mực viết thì làm bằng bồ hống, bút viết là thân cây bồ hống

Năm 332 TCN Ai Cập trở thành một bộ phận của Hy Lạp, kể từ đó người Ai Cập đã tiếp thu và sử dụng bảng chữ cái Alphabet của người Hy Lạp để ghi lại tiếng nói của mình, hình thành chữ Copte. Sự thuận tiện, dễ đọc, dễ nói nên loại chữ này dần thay thế chữ tượng hình trước kia. Chữ tượng hình của Ai Cập trở thành tử ngữ (không còn ai học và sử dụng nữa)

* Khoa học tự nhiên:

1. Tóan học

Là một trong những thành tựu xuất hiện khá sớm bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và thực tế cuộc sống của chính người Ai Cập. Tóan học Ai Cập ra đời từ rất sớm và phát triển khá mạnh mẽ trong ba lĩnh vực: Số học; đại số và hình học

*  Số học: Thành tựu đầu tiên là phép đếm theo cơ số 10, các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị và chưa tìm ra con số 0.

-        Biết tính cộng trừ, nhưng phép nhân và chia được hiểu là công trừ liên tiếp

-        Biết căn cứ khả năng nhân đôi của một số

-        Căn cứ khả năng lấy 2/3 của một số

*  Đại số: Biết giải phương trình 1 ẩn

Tìm ra cấp số cộng và cấp số nhân

*  Hình học: Biết giải các bài toán tìm diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình thang….

Biết tính thể tích của hình lăng trụ, lập phương…

Tìm ra cấp số  π = 3.16 và bước đầu biết đến tính chất đồng dạng

2. Thiên văn học

Là lĩnh vực rất được chú trọng, với những dụng cụ hết sức thô sơ, người Ai Cập theo dõi sự lên xuống của mực nước sông Nile và quan sát bầu trời cả ngày lẫn đêm, thông qua đó họ cũng xác định được bản đồ của 12 cung hoàng đạo vẽ được chòm sao Bắc cực và biết đến hành tinh trong Thái Dương hệ.

Đặc biệt để có thể xác định thời gian ban ngày, người Ai Cập đã sáng tạo được cái để đo thời gian ban ngày gọi là Nhật Khuê, giúp người Ai Cập biết được thời gian chính xác hơn.

Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế khi trong thời gian ban đêm và trời mưa (không có nắng) vì vậy vào ban đêm họ sử dụng dụng cụ để đo thời gian gọi là đồng hồ nước, nó khắc phục hạn chế của Nhật Khuê. (người Trung Quốc là Trích lậu hộ).

3. Lịch pháp (sự ra đời của hệ thống lịch Ai Cập)

Là kết quả từ quá trình quan sát thiên văn qua quá trình quan sát bầu trời và mực nước sông Nile họ phát hiện ra một mối quan hệ giữa mực nước sông Nile và sao Thiên Lang.

Một buổi sáng sớm một ngày mùa hè khi ngôi sao Thiên Lang xuất hiện ở đường chân trời đó là thời điểm nước sông Nile lên cao, chu kỳ này của sao Thiên Lang là khoảng 365 lần mặt trời mọc xuất hiện.

Từ mối quan hệ trên người Ai Cập đã lấy 365 ngày tính làm thời gian cho 01 năm.

Dựa vào 12 tháng hoàng đạo, 1 năm được chia thành 12 tháng, mỗi tháng 60 ngày, còn dư 5 ngày xếp vào cuối năm làm ngày lễ.

Họ chia 1 năm thành 3 mùa

-        Mùa nước lên

-        Mùa ngũ cốc

-        Mùa thu hoạch

Lịch Ai Cập tương đối chính xác

Năm 45 TCN Julius Ceasae cho mời nhà thiên văn Sasigene từ Ai Cập về Roma để cải cách lịch La Mã trên cơ sở lịch Ai Cập, hình thành lịch Julien

4. Y học

Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực y học là kỹ thuật ướp xác, ở Ai Cập cổ đại, việc ướp xác khá phổ biến, xuất phát từ 2 nguyên nhân tín ngưỡng và điều kiện tự nhiên.

2. Tôn giáo

a. Nguyên nhân và bối cảnh ra đời của đạo Phật:

 Xã hội:

Vào khoảng giữa thiên niên kỷ I  TCN, ở Ấn Độ từ những công xã cổ xưa đã hình thành hàng loạt những tiểu quốc hai bên bờ sông Hằng (miền Bắc Ấn Độ có khoảng 23 tiểu quốc). Các vương quốc thường có điều kiện tự nhiên khác nhau (do vùng đất đai rộng lớn). Kinh tế, xã hội, chính trị cũng phát triển không đều nhau. Do vậy, các vương quốc này luôn tồn tại những mâu thuẫn, cạnh tranh và thôn tính lẫn nhau. Các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên và đến thế kỷ V  TCN, chỉ còn lại 4 quốc gia: Kashi, Koshala, Magadha, Virigis.

-  Các cuộc chiến tranh đã lôi kéo người dân phải tham chiến, tình hình chính trị bất ổn, tâm lý dân chúng bất an.

Mâu thuẫn giữa đẳng cấp Brahma với Ksatria: sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ.

+ Brahman: thao túng toàn bộ đời sống chính trị, tinh thần, vơ vét tài sản, bắt dân chúng nộp thuế cao và nghĩa vụ khác (của cải không người thừa kế sẽ thuộc về Brahman - Bà la môn)

+  Ksatria: vua quan, quý tộc - bảo vệ và trực tiếp cai trị đất nước, là người giữ vai trò quyết định trong chiến tranh nhưng địa vị lãnh đạo lại không rõ ràng do ở dưới đẳng cấp Brahman và bị Brahman chi phối.

+ Vaisya: cuộc sống không ổn định do chiến tranh, mất mùa, thất thu (chiến tranh) nhưng thuế không giảm và những áp lực của tôn giáo đè nặng.

+ Soudra: có thêm một số vaisya bị phá sản trở thành nô lệ, số khác thì phải đi ăn xin. Họ chịu cuộc sống cực khổ dẫn đến tâm lý chán nản, tuyệt vọng trông chờ một con đưỡng giải thoát khỏi thực tại khổ đau.

Chế độ đẳng cấp trở thành sự bức xúc lớn trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ.

* Kinh tế:

- Công cụ kim loại đồng thau và sau đó là đồ sắt đã làm thay đổi bản chất của sản xuất. Vua Magadha quan tâm phát triển nông nghiệp. Song song đó, nhiều ngành kinh tế đã ra đời và ngày càng mở rộng làm xuất hiện tầng lớp thương nhân. Tầng lớp này lúc đầu không được xếp vào đẳng cấp nào và cuối cùng bị đẩy xuống đẳng cấp Soudra. Nhưng họ là tầng lớp có tiềm lực kinh tế, nên  muốn thay đổi địa vị trong hệ thống đẳng cấp.

Tôn giáo:

Sau một thời gian hình thành và phát triển đã được củng cố: giáo lý và luật lệ rất chặt chẽ, nghi thức cúng bái rất phức tạp, chế độ đẳng cấp càng trở nên vững chắc.

Cuộc sống cực khổ càng làm cho nhân dân lao động thêm căm ghét những kẻ bóc lột mình, oán ghét chế độ đẳng cấp (Varna), không còn tin vào các vị thần Bàlamôn. Những điều thuyết giảng của tăng lữ Bàlamôn không còn đủ sức thuyết phục, an ủi và xoa dịu cuộc sống của dân chúng. Những lễ nghi phức tạp, những nghĩa vụ phiền toái, giáo lý ngày càng khó hiểu làm cho người dân ngày càng xa rời tôn giào này.

Trong bối cảnh đó, vào thế kỷ VI TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện nhiều trường phái tôn giáo, triết học mới chủ trương xa lánh thực tại (khổ hạnh, ép xác, tiêu cực, tự kỷ - Jain), nhưng có một điểm chung là: trực tiếp và gián tiếp chống lại đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp. Phật giáo cũng là một trong những trào lưu đó và được xem là một phản đề của đạo Bàlamôn.

Học thuyết của Đạo Phật:

Dưới góc độ triết học, giáo lý đạo Phật mang tính chất nhị nguyên luận (vừa có tính duy tâm, vừa có tính duy vật).

+ Duy tâm: kế thừa một số tư tưởng của đạo Bàlamôn về thuyết luân hồi - nhân quả - khái niệm Niết bàn - nghiệp báo...

+ Duy vật: Đức Phật không tôn thờ thần và không tự coi mình là thần, thừa nhận sự biến đổi, phủ nhận sự tồn tại bất diệt và vĩnh viễn của tất cả sự vật. Vật chất và tinh thần đều biến hóa, có sinh có diệt (vô thường: chuyển biến, thay đổi, không có gì là bất biến diễn ra trong từng đơn vị - sátna vô thường; vô ngã: không thể có cái ta tồn tại vĩnh viễn).

Tư tưởng

- Hòn đá tảng căn bản trong tư tưởng của Phật là thuyết Tứ diệu đế (bốn chân lý kỳ diệu), bao gồm:

+ Khổ đế: đời là bể khổ, bất trắc, không toại nguyện trong cuộc sống (sinh, lão, bệnh, tử).

+ Tập đế: chân lý về nguyên nhân nỗi khổ, do người ràng buộc nhiều ham muốn.

+ Diệt đế: chân lý chấm dứt nỗi khổ, diệt ham muốn.

+ Đạo đế: con đường diệt khổ dẫn đến giác ngộ, giải thoát tiến đến Niết bàn. Đạo đế gồm tám con đường diệt khổ, gọi là Bát chánh đạo:

                        1. Chánh Kiến: tín ngưỡng đúng đắn.

                        2. Chánh Tư duy: suy nghĩ đúng đắn.

                        3. Chánh Ngữ: nói năng đúng đắn.

                        4. Chánh Nghiệp: hành động đúng đắn.

                        5. Chánh Mệnh: sống đúng đắn.

                        6. Chánh Tịnh tiến: mơ tưởng ước mơ đúng đắn.

                        7. Chánh Niệm: tưởng nhớ đúng đắn.

                        8. Chánh Định: tập trung tư tưởng, ngẫm nghĩ  đúng đắn.

Phật khuyên con người không sát sinh: cấm giết người, còn động vật không khắt khe. Việc ăn chay do vua Lương Vũ Đế ( Trung Quốc - VI SCN) đặt ra (giảng thêm).

-  Thuyết Thập nhị nhân duyên (duyên khởi)… Ví dụ cây nảy mầm

Có thể nói, ban đầu những tư tưởng của Phật là một học thuyết khuyên người phải từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm điều thiện, tu thân tích đức để được giải thoát chứ không thừa nhận thượng đế và thần thánh. Do vậy, Phật chủ trương không cần cúng lễ, nghi thức và không có tầng lớp tăng lữ, thầy cúng.

b. Quá trình truyền bá đạo Phật ở Ấn Độ:

 Năm sinh Đức Phật:  624-544  TCN, Phật giáo lấy năm 544 TCN làm năm mở đầu Phật lịch (2548 = 2004); ý kiến khác 563-483  TCN.

Đạo Phật ra đời trong thời kỳ hưng thịnh của Bàlamôn. Nhưng với giáo lý từ bi, bác ái chống đạo Bàlamôn hà khắc, nên nhanh chóng chiếm cảm tình của mọi tầng lớp nhân dân.

Sau khi Phật tịch, các môn đệ tập trung và ghi chép lại lời giảng của Phật theo trí nhớ và cách hiểu của mình. Nhưng cách hiểu và nhớ khác nhau, do vậy Kinh - giáo lý nhà Phật, được chỉnh ly), ghi chép lại qua 4 lần đại hội kết tập, hình thành nên bộ Kinh Tam Tạng.

+ Đại hội I (thế kỷ V  TCN) tại Magađa - quốc gia mạnh nhất Ấn Độ lúc đó. Có 500 tăng ni họp trong 7 tháng, soạn ra Luật tạng (Đại Ca diếp hỏi, Upali ttrả lời) và Kinh tạng (do trưởng lão A-nan giải đáp, còn gọi là Kinh Điển ngũ Bộ: Trường Bộ kinh, Trung Bộ kinh, Tương Ưng Bộ kinh, Tăng Chi Bộ kinh và kinh Tiểu Bộ). Luật: cách hành lễ, ăn mặc… Kinh: ghi chép lại lời giảng của Phật. Lúc đầu Kinh  và Luật được các tỳ kheo học thuộc lòng, chỉ đến Hội nghị kết tập lần  3 mới được viết trên lá bối đa.

+ Đại hội II (thế kỷ IV  TCN, khoảng 100 năm sau lần I): 700 tăng ni, diễn ra trong 8 tháng.

Tại Hội nghị kết  tập này có hai ý kiến khác nhau: Một số chủ trương tuân thủ truyền thống của chư tăng, gọi là Thượng tọa bộ (những người hộ trì giáo lý của các Thượng tọa); một số tỳ kheo khác lại chủ trương canh tân, đưa ra 10 điều luật mới sửa lại Luật Tạng, gọi là Đại chúng bộ (những người của đại chúng) nhưng không được Hội đồng kết tập chấp thuận - đây là tiền thân của phái Đại Thừa sau này.

Tại đại hội này đã đưa ra chủ trương xây dựng chùa, thờ cúng Phật, tạc tượng Phật, đặt các lễ.

+ Đại hội III (253  TCN): 1000 tăng ni, diễn ra trong 9 tháng.

Diễn ra dưới sự bảo trợ của Ashoka - vua của Vương quốc Magađa, một trong những vị vua nổi tiếng nhất Ấn Độ cổ đại. Ashoka có công trạng rực rỡ nhưng tàn sát ác liệt nên sau đó bị day dứt,  ám ảnh bởi nỗi kinh hoàng giết chóc. Ông đã sám hối, trở thành tín đồ và dốc lòng thờ Phật sau trận đánh ở Kalinga (260  TCN).

Lúc này khuynh hướng phân liệt nghiêm trọng nên Đại hội chấn chỉnh lại tổ chức và giáo lý, bổ sung và cho ra đời Luận tạng. Như vậy, kể từ Hội nghị này, Phật giáo có đủ Tam Tạng ( 3 cái giỏ hay  3 cái kho, tương truyền nhà sư Huyền Trang thuộc làu  3 bộ kinh này nên được gọi là Tam Tạng). Trong thời trị vì, Ashoka đã tuyên bố đạo Phật là quốc giáo, đánh dấu thời kỳ phát triển cực thịnh của Phật giáo ở Ấn Độ thời cổ đại. Đồng thời, Ashoka tiến hành xây doing nhiều chùa, tháp, thành lập nhiều tăng đoàn và khuyến khích việc truyền bá Đạo Phật đến hiều vùnh trên bán đảo Ấn Độ và một số các quốc gia khác (Sri Lanka, Mianma, Thái Lan, Indo…).

Thế kỷ IV - III tr. CN là thời kỳ Phật giáo phát triển nhất ở Ấn Độ.

Sau khi Magađa tan rã (322  TCN), đạo Phật suy yếu và dần mất đi vị trí  thống trị trong đời sống tâm linh của cư dân.

+ Đại hội IV: 500 tăng ni.

Đến thế kỷ I SCN, người Kusan chiếm Tây Bắc và thành lập nhà nước của mình. Vua Kusan là Kanisha rất tôn sùng Đạo Phật nên ông đã tài trợ Đại hội kết tập lần IV của Phật giáo (khoảng năm 100).

Tại Đại hội này đã thông qua giáo lý của Phật giáo cải cách (Đại thừa) để phân biệt phái cũ (Tiểu thừa). Song song đó là tiến hành chỉnh lý lại văn bản Tam tạng kinh điển (với 300.000 bài tụng với 9.600.000 từ, trong đó: Kinh sớ - 100.000 bài tụng giải thích tạng Kinh, Luật sớ - 100.000 bài tụng giải thích tạng Luật, Luận sớ - 100.000 bài tụng giải thích tạng Luận) và khắc thành những bảng đồng lưu giữ trong bảo tháp. Phật giáo tiếp tục được truyền sang các quốc gia Trung Á, Trung Quốc...

Tiểu thừa và Đại thừa: là hai tông phái của Phật giáo, có cách giải thích khác nhau về giáo lý Phật giáo). Tôn chỉ, mục đích giống nhau, nhưng khác phương tiện, con đường tu hành và giải thoát.

Tiểu thừa: trung thành, coi trọng ý nghĩa ban đầu của Phật giáo, tu theo từng nhóm nhỏ mang tính cá nhân, tự giác.

 Đại thừa: mở rộng giáo lý Phật giáo trong nhiều bộ kinh khác nhau, giải thoát cho nhiều người.

Sau những thế kỷ phát triển thịnh đạt khoảng 1.000 năm, từ VI  TCN - V CN, Phật giáo ở Ấn Độ bắt đầu có những dấu hiệu suy thoái: giáo lý uyên thâm, khó hiểu vượt khỏi tầm hiểu biết của quần chúng. Từ đó Hindu đã lấn át phần nào, do vậy phạm vi ảnh hưởng Phật giáo ngày càng thu hẹp lại trước sự phát triển của Hindu và Hồi giáo.

* Nguyên nhân suy yếu Đạo Phật ở Ấn Độ:

Không thống nhất về học thuyết và tổ chức.

Chỉ phát triển trong thành phố (thành phần ủng hộ đầu tiên là Ksatrya, (thương nhân), những nơi hẻo lánh theo Phật giáo không nhiều. Trong khi đó Hindu đã có từ rất lâu, bám rễ chặt cả ở nông thôn, còn Phật giáo đã yếu ở thành phố là suy yếu hẳn.

Trong 3 thế kỷ, Vaisya cảm thấy không có lợi gì, không phải là chỗ dựa, thay đổi xã hội.

- Đạo Bàlamôn - Hindu bớt khắt khe, nới lỏng đồng thời kế thừa một số ưu điểm của Phật giáo nên dần thu hút dân chúng.

Đạo Phật được một số vua cho là quốc giáo nhưng mang tính chất áp đặt nên khi nhà vua chết, đạo Phật cũng dần mất vị trí.

Giáo lý ngày càng trở nên uyên thâm, khó hiểu và xa lạ đối với quần chúng, nên khi đã suy yếu thì không còn cơ hội quay trở lại đời sống tinh thần.

Câu 8: Chữ viết của Trung Quốc

Chữ Trung Quốc, hay còn gọi là chữ Hán, là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc. Chữ Trung Quốc có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước.

- Vào nửa đầu thế kỷ III TCN Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ tượng hình nhưng đến thời nhà Thương chữ viết Trung Hoa mới thực sự hình thành và được gọi là Giáp cốt văn (chữ được khắc trên mai rùa và xương thú). Đây là chữ tượng hình có ký tự rời rạc, mang nghĩa đơn, về sau phát triển thành biểu ý (ý đồ) và hài thanh (đọc được). Tổng số chữ Giáp cốt văn khoảng 4500 chữ.

- Đến thời Tây Chu để ghi lại những sự kiện lớn xuất hiện chữ Kim văn (viết trên kim loại), chữ Chung đỉnh văn và chữ Thạch văn (viết trên đá). Về bản chất chữ Kim văn không có gì khác so với chữ Giáp cốt văn – vẫn là chữ tượng hình nhưng số lượng chữ viết ngày càng nhiều hơn, cách viết đơn giản và gọn gàng hơn. Các loại chữ này được gọi chung là chữ đại triện

- Đến thời Xuân Thu – Chiến quốc chữ viết Trung Hoa ngày càng phát triển, cách viết cũng đơn giản, gọn gàng hơn. Tuy nhiên thời kỳ này do đất nước loạn lạc nên chữ viết không có sự thống nhất. Cho nên đến thời nhà Tần đã cải cách thành chữ tiểu triện (chữ giới hạn trong một hình vuông).

- Đến thời nhà Hán trở đi chữ Trung Quốc đã ổn định và phát triển theo các loại chữ:

- Lệ Thư: Là loại chữ rất thông dụng thời nhà Hán, lúc đầu là các nét cong tròn, sau đó là nét mác lượn sóng.

- Khải thư: Xuất hiện cuối thời nhà Hán và phát triển đến nay là chữ viết ngay ngắn có tên khác là chính thư, chân thư.

.

- Thảo thư: là một dạng viết nhanh của chữ Lệ thư nên có tên khác là Thảo lệ, viết liền nhau, khó đọc, xuất hiện đầu nhà Hán

- Trên cơ sở chữ Thảo thời nhà Đường xuất hiện loại chữ Cuồng Thảo (mang tính trang trí nhiều hơn)

- Hành thư: được dùng phổ biến trong thời Tam Quốc

- Giản thể: là chữ viết thông dụng hiện nay, nó được đơn giản hóa

- Từ thập niên 50 TK XX chữ này được chỉnh lý và sửa chữa.

- Chữ Trung Quốc không trở thành tử ngữ bởi vì nó tự điều chỉnh trên hai chức năng chỉ âm và chỉ ý để phù hợp với cuộc sống.

Câu 12: Tôn giáo của La Mã

* Những tiền đề hình thành:

Ki - tô giáo ra đời ở vùng Đông của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỷ I sCN thuộc địa phận của Palestin, là sản phẩm của chế độ chiếm hữu nô lệ. Có thể nói đến một số tiền đề ra đời của Kitô - tô giáo ở La Mã sau:

Về mặt xã hội:

Năm 63  TCN, tại vùng đất Palestin, nơi người Do Thái sinh sống đã xảy ra một cuộc nội chiến. Một trong những bên tham chiến đã cầu viện La Mã. Pompei - một trong 3 nhân vật trong chế độ tam hùng lần thứ nhất trong lịch sử La Mã - đã đem quân chinh phục vùng đất này, áp đặt chế độ cai trị và bóc lột hết sức hà khắc với cư dân ở đây (trực tiếp cai trị hoặc chỉ định hoàng tử người Palestin cai trị theo chủ trương và phục vụ quyền lợi của người La Mã). Chính vì thế, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra chống lại sự thống trị và bóc lột của nhà nước và chủ nô La Mã đặc biết là người Zealot nhưng đều lần lượt thất bại và bị đàn áp hết sức dã man. Dưới ách cai trị của La Mã, cư dân ở đây phải gánh chịu cuộc sống hết sức cực khổ, những bất công của xã hội, cuộc sống không lối thoát. Chính vì thế, trong khối quần chúng, nhất là nô lệ và dân nghèo bắt đầu nảy sinh tâm lý bi quan, chán nản, tuyệt vọng trong cuộc sống hiện thực. Do đó, học hướng vào một sự giải thoát, trông chờ vào sự cứu giúp của một lực lượng siêu nhiên có thể giúp họ thoát khỏi ách thống trị của chủ nô La Mã, xây dựng một vương quốc công bằng, bình đẳng.

- Về tôn giáo:

Như trên đã nói, vùng đất Palestin là vùng đất sinh sống chủ yếu của người Do Thái, một tộc người chịu nhiều bất hạnh trong lịch sử của mình. Tổ tiên của họ là người Hebre, một tộc người sống du mục nay đây mai đó. Khoảng giữa thế kỷ XIII  TCN, dưới sự dẫn dắt của Moises người Do Thái đã từ Ai Cập trở về Palestin và sau đó đã lập nên quốc gia Do Thái (vào khoảng cuối thiên niên kỷ II  TCN). Cũng kề từ đó, người Do Thái đã tin và đi theo một tôn giáo nhất thần - thờ vị thần duy nhất đó là Chúa Giêhôva, với sự truyền giáo của Moises. Họ tin rằng, dân tộc Do thái là dân được Chúa trọn, Chúa chỉ nói chuyện với người Do Thái, thông qua Sứ giả của Người là Moises. Năm 586, quốc gia Do thái bị đế quốc Tân Babilon cai trị, nền độc lập của quốc gia này đã không còn tồn tại trong một thời gian dài sau đó.

Trong bối cảnh như vậy, các nhà tiên tri Do Thái giáo đã dự đoán và tuyên truyền rằng sẽ có một vị Chúa Cứu Thế sắp xuống trần gian để cứu vớt loài người, tiêu diệt kẻ xấu, giải thoát những đau khổ của con người, giải cứu khỏi kiếp nô lệ trầm luân.

- Về tư tưởng triết học:

Từ giữa thế kỷ I  TCN trở đi, nhà nước La Mã đã chuyển dần từ hưng thịnhsang suy thoái. Giai cấp chủ nô muốn lợi dụng tôn giáo để duy trì trật tự xã hội. Do vậy triết học La Mã chuyển dần sang duy tâm luận, quay về với trường phái triết học khắc kỷ - Stoicism đựoc hinh thành ở Hy Lạp khoảng cuối thế kỷ IV  TCN. Tiêu biểu cho trường phái này ở La Mã là các tư tưởng của Seneque và Philo.

Seneque: (cuối thế kỷ I  TCN - đầu TK I s.CN): ông muốn thiết lập một hệ thống luân lý dựa trên nguyên tắc khiêm nhường và nhẫn nhục. Ông cho rằng thể xác là gánh nặng của linh hồn, là sự trừng phạt đối với linh hồn. Cuộc sống trần gian chỉ là khúc dạo đầu cho thế giới bên kia của linh hồn - thế giới con người sau khi chết. Cái thế giới bên kia ấy, nô lệ - nghèo khó, giàu có - quý tộc đều có thể đạt được như nhau, nếu con người biết nhẫn nhục, nhường nhịn, chịu đựng gian khổ, lấy sự phục tùng làm đức tính tốt đẹp nhất của con người.

Philo: (nửa đầu thế kỷ I s.CN): thế giới vật chất, trong đó có cả con người là can nguyên của tội lỗi, thể xác là ngục thất của linh hồn. Giữa thể xác và linh hồn có một vực thẳm không thể đến với nhau được và trung gian của vực thẳm đó là cái mà ông gọi là Thiên Đạo - Đấng Cứu Thế. Con người muốn được giải thoát chi cần có niềm tin và một cuộc sống đạo đức.

* Giáo lý cơ bản của Ki - tô giáo:

Buổi ban đầu, Ki - tô giáo là tôn giáo của dân nghèo và nô lệ. Chúa Jesus đã kêu gọi và tuyên truyền sự bình đẳng giữa người với người, giữa người nô lệ với người tự do. Chúa Jesus còn tuyên truyền về "đạo đức của Thượng Đế" và "lòng tin vào Thiên Chúa".

Với nhà nước La Mã, Ông còn cho rằng đế quốc La Mã là một "mụ đàn bà đầy tội lỗi và sẽ sớm bị diệt vong", tín đồ Ki - tô giáo sẽ được sống trong vương quốc của Chúa. Đây chính là những yếu tố mới nhằm phủ nhận sự tồn tại của chế độ và nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã, phù hợp với nguyện vọng của dân nghèo và nô lệ.

Khi mới hình thành, Ki - tô giáo không đòi hỏi các lễ nghi phiền toái, không có những điều cấm kỵ nghiêm ngặt; các tín đồ được tổ chức tập trung trong các công xã Ki - tô giáo mà ở đó mọi người đều sống tương thân tương ái, duy trì cuộc sống bình đẳng đồng thời lên án những người giàu có và kẻ bóc lột.

Khoa học tự nhiên - Hy Lạp

4.  Khoa học tự nhiên:

4.1. Hy Lạp:

     Hy Lạp cổ đại được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau thuộc khoa học tự nhiên. Tư duy khoa học của người Hy Lạp cổ đại đã vươn tới trình độ khái quát hóa cao, hình thành những tiền đề, định lý, nguên lý có giá trị. Đây là nơi sản sinh ra những nhà khoa học khổng lồ, kiến thức uyên bác và để lại nhiều thành tựu lớn lao trong kho tàng khoa học của nhân loại, đặc biệt là các lĩnh vực như toán học, vật lý, thiên văn… Một số tên tuổi tiêu biểu: 

- Thales (642 – 548  TCN):  nhà toán học, triết học, thiên văn học, là người đã đặt nền móng cho khoa học và triết học. Ong sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có ở Milet (Tiểu Á), nhưng có quá trình sống và làm việc khá lâu ở Ai Cập trước khi về quê hương thành lập trường phái khoa học Milet. Ông đã chỉ ra rằng:

+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn.

+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau.

+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông.

+ Là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ ông tìm ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức.

+ Dự báo một cách chính xác ngày xảy ra nguyệt thực ở Milê (28 – 05 – 585  TCN).

Nhưng ông sai lầm khi cho rằng trái đất nổi trên nước, vòm trời có hình bán cầu úp trên mặt đất. Với ông, toán học, thiên văn học từ kinh nghiệm đã trở thành khoa học. Ông xứng đáng được người đời sau ghi nhận là “Nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên”.

- Pythagore (580 – 500  TCN), nhà toán học, lý học, triết học, thiên văn học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, quê ở đảo Xamốt (thuộc biển Egiê), là người đem lại nhiều biến đổi cho nền toán học thế giới. Ông cũng đã đến Ai Cập và ở lại đây trong 12 năm để tiếp cận các tri thức khoa học của phương Đông. Sau đó, ông về sống ở đảo Xixin, thiết lập trường phái khoa học Pythagore. Tại đây, ông cùng các học trò của mình đã tổng kết những tri thức về số học, thiết lập nhiều công thức, định lý và chứng minh chúng bằng suy luận logic chứ không phải bằng trực giác. Đóng góp của ông:

Định lý Pythagore “tổng hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác vuông”.

+ Chứng minh: tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ.

+ Đưa ra những định nghĩa về điểm, đường; khái niệm vô cực và về số vô tỷ.

+ Ông cho rằng trái đất hình tròn và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định (Sau này Copecnic, nhà bác học ngươi Ba lan đã phát triển thành thuyết "nhật tâm" nổi tiếng).

+ Độ cao âm thanh của một sợi dây căng hai đầu khi cho dao động sẽ phụ thuộc vào chiều dài của sợi dây ấy. Chiều dài sợi dây giảm đi mộ nửa thì âm thanh sẽ tăng lên một quãng 8.

+ Được coi là bậc thầy về những con số. Ông đã đưa ra những nghiên cứu thú vị về các con số như số chẵn thì xấu, không may; số lẻ thường đem lại may mắn; "số anh em", "số bạn bè"… Đặc biệt ông dùng tư duy về các con số nhằm chứng minh một số luận điểm triết học.

- Euclite 330 - 275 TCN: Được xem là một trong những người sáng lập trường toán học thuộc "Đại học" Alecxandri. Ông cũng đã để lại cho hậu thế những công trình nghiên cứu bất hủ, nhưng chúng ta biết về đời tư của ông không nhiều. Những tác phẩm tiêu biểu của ông:

+ Catropque hay hình học những tia phản chiếu.

+ Những dữ kiện.

+ Phép chia các hình.

+ Quang học.

+ Đặc biệt là bộ Elements - Những khái niệm cơ bản: gồm 13 tập, trong đó ông đã sắp xếp một cách hợp lý, hoàn chỉnh, sáng tạo thêm, chứng minh chặt chẽ hơn tất cả 465 mệnh đề không chỉ về hình học mà cả lý thuyết số và đại số  sơ cấp trên tinh thần của hình học, trong đó có tiên đề mang tên ông - Tiên đề Euclite. Bộ sách Cơ bản gồm 13 cuốn vẫn được giữ đến ngày nay (phần lớn chương trình hình học ở phổ thông ngày nay sử dụng lại hầu như toàn bộ 6 cuốn trong bộ Cơ bản của ông). Trong lịch sử Toán học, đây là tác phẩm khoa học duy nhất đã tồn tại 2000 năm mà giá trị không hề giảm sút.

- Archimede (285 – 212  TCN): Ông được sinh ra trong một gia đình giàu có ở thành bang Siracure trên đảo Xixin, là người có quan hệ bà con với vua Herion của thành bang này. Ông đã từng lưu học tại trường Alecxandri - Ai Cập. Niềm say mê khoa học cùng với kiến thức uyên bác, ông đã để lại cho nhân loại những tri thức khoa học vô giá về lý luận, thực tiễn trong toán học và cơ học.

Archimede là người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng nó vào việc giải phóng sức lao động của con người, như đòn bẩy, ròng rọc... Ong là người phát minh ra nguyên lý đòn bẩy và là tác giả của định luật nổi tiếng mang tên ông về sức đẩy của nước (sức đẩy của nước bằng chính trọng lượng của vật ở trong nước). Ông còn là người chế tạo ra hệ thống máy móc đầu tiên ở Hy Lạp (máy bắn đá, gương hội tụ, chân vịt dùng để hút nước…). Đặc biệt, ông là người đã đưa ra phương pháp tính diện tích hình nón và hình cầu, tính được trị số Pi nằm giữa hai số 3 x 10/71 và  3 x 1/7.

Có thể tóm lược những đóng góp khoa học của Archimede trong một số tác phẩm tiêu biểu sau:

Về trạng thái cân bằng: nghiên cứu về trọng tâm, hình bình hành, hình tam giác.

Cầu phuơng hình parabol: cho lời giải về cơ học và cả lời giải toán học.

Về trạng thái cân bằng (tập 2): nghiên cứu về trọng tâm của đới parabol.

Bàn về hình cầu và hình viên trụ (tập 1 & 2).

+ Bàn về cá hình xoắn.

+ Đo đường tròn.

+ Nghiên cứu vế các vật nổi.

+ Arénaire: về hệ đếm các số lớn.

Giảng thêm về các truyền thuyết liên quan đến Archimede trong cuộc chiến của Siracure chống lại La Mã gương hội tụ, máy bắn đá) và việc tìm tỉ lệ vàng trong vương miện nhà vua...

- Aristarque (310 - 230 TCN): Ông là người đã tính toán được thể tích của mặt trời, mặt trăng, trái đất và khoảng cách giữa chúng nhưng cho kết quả chưa chính xác. Ông cũng là người khẳng định trái đất quay xung quanh mặt trời.

Eurathosthène (284 - 192 TCN): nhà khoa học tài năng ở nhiều lĩnh vực như toán học, thiên văn, vật lý, sử học, ngôn ngữ... Ông từng làm giám đốc thư viện Alecxandri ở Ai Cập nên có điều kiện tiếp cận các tri thức khoa học trước đó. Ông là người đầu tiên tính được độ dài của kinh tuyến trái đất bằng 39.000km (con số tính toán của khoa học ngày nay là 39.700km, giảng về phương pháp tính toán).

* Y học:

Y  học  Hy Lạp  cổ đại đã có những thành  tựu  rất to lớn  về  lý luận  và thực hành trong việc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Hy Lạp cổ đại đã sản sinh ra những danh y và địa điểm hành nghề của họ được coi là thủy tổ của y khoa phương Tây sau này. Danh y đầu tiên có thể kể đến là Etculatét, người đã đề xuất những phương pháp trị bệnh đơn giản nhưng hiệu nghiệm. Đặc biệt Hypôcrát (460 – 377 tr.CN) được coi là ông tổ của khoa học y dược. Ông được sinh ra trong một gia đình có truyền thống y khoa ở đảo Corse. Chính ông đã gạt bỏ những quan niệm tôn giáo và mê tín thần bí, đề ra những phương pháp trị bệnh hiệu quả bằng khoa học. Quan điểm của ông về đạo đức, trách nhiệm của người thầy thuốc, tác động của môi trường đối với cơ thể, về dịch thể, điều trị bệnh nhi khoa và phụ nữ, bệnh gãy xương…  cho đến ngày nay vẫn còn giá trị. Bộ sách giáo khoa mười tập do ông để lại cho hậu thế là kho tàng vô giá về kiến thức y học đã được Littre – nhà ngôn ngữ học người Pháp, dịch xong năm 1861.  Để tôn vinh những cống hiến của ông, ở phương Tây, các bác sỹ khi ra trường đều phải đọc “Lời thề Hypôcrát”.

- Ngoài ra, nền y học Hy Lạp cổ đại còn có Hêracơlít – nổi tiếng trong việc phẫu thuật ở Hy Lạp; Hêrôphin – người đầu tiên nêu ra luận điểm não là trung tâm hệ thần kinh, chỉ huy các hoạt động của con người. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra học thuyết về sự tuần hoàn của máu và phương pháp khám bệnh thông qua việc bắt mạch bệnh nhân.

Có thể nói, nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã sản sinh ra một đội ngũ các nhà bác học kiệt xuất, cống hiến cho nhân loại những tài sản khoa học vô giá mà giá trị của nó vẫn trường tồn trong xã hội hiện đại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: