Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 1

Trấn Chông Gai từ lâu đã nổi tiếng với hai gia đình hào phú, họ Vương và họ Đinh. Danh tiếng của hai dòng họ này vang xa đến tận kinh đô, khiến bao thương nhân phải tìm đến giao thương. Người dân trong Trấn ai cũng biết đến sự giàu có và quyền thế của hai nhà này.

Nhà họ Vương nổi danh khắp vùng với nghề buôn bán các loại nhạc cụ và tranh vẽ. Không chỉ là thương nhân, gia chủ họ Vương còn là một bậc thầy về âm nhạc, thường xuyên mở lớp dạy đàn cho dân chúng trong Trấn.

Trong khi đó, nhà họ Đinh lại chuyên kinh doanh vải lụa và tơ tằm. Những tấm lụa óng ả, mềm mại của nhà họ Đinh luôn được nhiều quý tộc ưu tiên lựa chọn. Nhờ đó, gia đình ngày càng giàu có và có tiếng tăm trong giới thương nhân.

Dẫu là những gia đình hào phú, hai họ vẫn luôn giữ tấm lòng nhân hậu, không bao giờ khinh thường bất kỳ ai. Những người con của họ, không chỉ sở hữu vẻ ngoài nổi bật mà còn là những người tài hoa, đức độ. Chính sự nhân hậu và tài năng của cả gia tộc đã khiến họ được lòng dân trong Trấn.

Trong nhà họ Vương, ông Vương Thiên Minh là trụ cột trong gia đình. Ông Minh là yêu nghệ thuật đã có khoảng thời gian ông chu du khắp nơi. Sau đó mọi người thấy ở Trấn Chông Gai có một ngôi nhà lớn được xây dựng và kinh doanh đàn và tranh cùng với những đứa trẻ. Trong Trấn sau này mới biết đó toàn con nuôi của ông Minh nhưng không ai lời ra tiếng vào vì gia đình ông Minh là người có thế lực và đặc biệt các cậu đều là người được lòng dân trong trấn. Người con trưởng cậu Trường Sơn, cậu Phúc và người con út là cậu Nam. Sau này, để có thêm thời gian chuyên tâm vào việc kinh doanh và truyền dạy nghệ thuật. Ông Minh đã đưa Dì Bảo về đỡ đần việc trong nhà, dì Bảo có một người con riêng là cậu Khoa.

Cậu Khoa và cậu Nam đều bằng tuổi nhau nhưng cậu Khoa lại có tháng sinh trước cậu Nam. Nên người làm trong nhà thường gọi cậu Nam là cậu Ba. Dù có đôi lúc trách mắng cậu Ba, dì Bảo luôn dành tình yêu thương cho những đứa con này.

Nhà họ Đinh, dưới sự trụ cột của hai anh em ông Đạt và ông Luật, đã tạo nên một cơ nghiệp vững chắc. Ông Đạt, với tài giao thương, đảm nhiệm việc buôn bán ngoại giao. Còn ông Luật, với óc kinh doanh nhạy bén, quán xuyến việc sản xuất tơ lụa. Gia đình họ Đinh có ba người con tài hoa là cậu Đan, cậu Thiên và cậu Thiện.

Riêng dòng họ chỉ có một bông hoa là chị gái của hai ông, nay đã có một đứa cháu nội kháu khỉnh tên Khánh. Vì thương cháu, lại muốn cháu được giáo dưỡng trong một môi trường tốt, hai ông đã đưa cả gia đình em gái về sống chung. Nhờ vậy, cậu Khánh được các chú và các anh cưng chiều hết mực và trở thành cậu út được cả nhà yêu thương.

Dẫu hai dòng họ ít khi giao thiệp, mỗi nhà một nghiệp, nhưng duyên nợ vẫn se sợi. Khi cậu út Khánh lên 6, gia đình chị gái của ông Đạt và ông Luật chuyển đến. Người lớn và người làm trong nhà rộn ràng chuyển đổ, thấy cậu út Khánh chạy lon ton xung quanh người làm đang bê đồ vào. Ông Luật lo cậu té, đã kêu 3 ông anh đưa cậu Khánh ra ngoài chơi, cậu Thiên thì chỉ muốn ở nhà phụ gia đình, chỉ có cậu Đan và câu Thiện là đồng ý dẫn cậu Khánh ra ngoài.

Cậu Đan và cậu Thiện, vốn yêu thích âm nhạc. Thỉnh thoảng, hai cậu lại ghé thăm tiệm nhà họ Vương để tìm mua những nhạc cụ như đàn hoặc sáo. Hôm nay cũng vậy, cậu Đan và cậu Thiện dẫn cậu Khánh ra tiệm nhạc cụ của nhà họ Vương để xem có món nào mới không. Đang say mê lựa chọn nhạc cụ, hai anh em bất chợt nhận ra cậu út đã lạc mất. Lo lắng bao trùm, họ vội vã đi tìm kiếm khắp nơi.

Ban đầu, cậu Khánh cũng hào hứng cùng hai anh khám phá thế giới âm nhạc. Dù chưa biết cầm đàn hay thổi sáo, cậu vẫn thích thú ngắm nhìn hai anh say sưa ca hát. Những cây đàn, những ống sáo như có một sức hút kỳ lạ, khiến cậu bé ước ao được như các anh. Dẫu biết mình còn nhỏ, lại không có năng khiếu, nhưng trong lòng cậu luôn nung nấu một niềm tin: "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Đang cùng các anh lựa nhạc cụ nhưng rồi, một âm thanh kỳ diệu đã níu chân cậu lại. Đó là một giai điệu lạ lẫm, tươi vui đến lạ thường, khác hẳn những bản nhạc phổ mà các anh thường chơi. Cậu Khánh như bị thôi miên, quay cuồng theo từng nốt nhạc. Tiếng đàn như một làn gió mát với chất giọng bay bổng, thổi vào lòng cậu một niềm hứng khởi chưa từng có. Cậu quyết tâm tìm ra chủ nhân của tiếng đàn và giọng hát ấy, mong muốn được nghe lại những giai điệu kỳ diệu ấy một lần nữa.

Mọi người trong Trấn thường gọi cậu Nam là thần đồng âm nhạc của gia đình họ Vương. Từ thuở lên ba, cậu đã tỏ ra có khiếu âm nhạc phi thường. Một tuổi, cậu đã biết đọc nhạc phổ, ba tuổi đã thành thạo đàn nguyệt. Đến khi lên bảy, tài năng của cậu càng thêm rực rỡ, đủ loại đàn đều nằm lòng. Không chỉ vậy, giọng hát của cậu ấm áp, trầm bổng du dương, khả năng chuyển đổi âm sắc linh hoạt khiến người nghe say đắm. Cậu Nam còn sáng tác những khúc nhạc du dương, mang đậm chất riêng, khiến bao người phải trầm trồ. Chính vì tài năng xuất chúng ấy, từ khi cậu biết đàn đã thường cùng cậu Sơn và cậu Phúc đến Trà Lâu của cậu Thuận để biểu diễn, khiến bao thực khách say mê.

Ông Minh và Thuận có giao tình sâu nặng như anh em ruột thịt. Nhà họ Phạm có ba người đó là ông Thuận (hay được gọi là cậu Thuận vì hiện tại gia đình họ Phạm chỉ có cậu Thuận là trụ cột chính trong nhà) , cậu Thạch, cậu Phát và một người quản gia đáng tin cậy tên Duy (thường được gọi là Kim Anh). Vào những lúc ông Minh bận rộn, 3 cậu nhà họ Vương thường lui tới Tiệm Trà của ông Thuận để vui chơi, giải trí. Thậm chí, khi ông Minh có những chuyến công tác xa, các cậu còn ở lại đây xem như nhà của mình và được ông Thuận chăm sóc.

Hôm nay, Tiệm Trà có mời một vị Thuyết Thư Nhân (người kể chuyện), các cậu trong nhà họ Vương đều được mời qua đó. Song, cậu Nam lại say mê với cây sáo trúc, miệt mài luyện tập. Ấy vậy mà, ông Thuận lại muốn có thêm âm nhạc để câu chuyện thêm phần sinh động. Vì thế, cậu Phát được giao trọng trách đi mời cậu Nam qua Tiệm Trà, vừa để vui chơi, vừa để hỗ trợ cho vị Thuyết Thư Nhân.

Trên đường đến Tiệm Trà, vừa trông thấy bóng cậu Nam, người dân trong Trấn đã vây quanh, nài nỉ cậu dừng chân gảy một khúc đàn để vui lòng bà con. Cậu Nam lo sợ đến trễ sẽ bị ông Thuận khiển trách. Thế nhưng, thương mọi người và cũng muốn mang đến năng lượng vui vẻ cho người dân trong Trấn đã thôi thúc cậu quyết định vừa đi vừa đàn. Tiếng sáo đàn ngân nga hòa cùng tiếng hát của cậu đã làm cho cả con đường trở nên rộn rã, náo nhiệt. Dân làng ai nấy đều vui vẻ, vỗ tay theo nhịp điệu, tạo nên một không khí thật ấm áp, xua tan đi mệt nhọc của ngày làm việc vất vả:

Đi lên núi cao đi xuống bao la nông thôn đồng bằng

Rời xa ồn ào để thấu hiểu cuộc sống nơi phẳng lặng

Gian nan khó khăn trước mắt sẽ là biết bao nhọc nhằn

Nhưng đâu có sao vì thấy biết bao những điều tự hào

Thấy ai cũng bình dị chân thật khiến lòng mình mê say

Thấy mình còn may mắn hơn bao người Khi ta còn có nhau có đôi bàn tay

Để làm việc để yêu thương để xây đắp cuộc đời

Thấy ai cũng bình dị chân thật khiến lòng mình mê say

Thấy mình còn may mắn hơn bao người

Khi ta còn có nhau có đôi bàn tay Để làm việc để yêu thương để xây đắp cuộc đời

[Đệ Nhất Mưu Sinh - Ca Nhạc Sĩ Bùi Công Nam]

Trong đám người theo cậu Nam, có một cậu bé nhỏ nhắn, mắt tròn xoe. Cứ thế lững thững chạy theo, đám đông chen lấn, xô đẩy, cậu bé lọt thỏm giữa dòng người. Khi đến trước Tiệm Trà, cậu Nam quay lại, mỉm cười cảm ơn dân làng rồi bước vào. Đám đông tan rã, cậu bé ngã nhào, bụi bẩn bám đầy người. Dù vậy, cậu vẫn cố gắng đứng dậy, bước theo tà áo tím đang khuất sau cửa quán Tiệm Trà.

Tiệm Trà hôm nay náo nhiệt vô cùng, người ra kẻ vào tấp nập. Cậu Khánh, với bộ quần áo lấm lem bụi bẩn vì vừa té ngã, lẻ loi bước vào giữa dòng người đông đúc. Không ai hay biết đến sự có mặt của cậu. Lúc bấy giờ, cậu mới nhận ra mình đã lạc mất các anh và cả vị nhạc công tài hoa lúc nãy. Quá hoảng sợ, cậu bật khóc nức nở. Tiếng khóc của cậu như một giọt nước làm lắng dịu cả không gian ồn ào, nhiều thực khách tỏ ra khó chịu. Bỗng, một bàn tay khác đang nắm lấy bàn tay nhỏ của cậu, giọng nói dịu dàng cất lên: "Ngoan, đừng khóc. Anh đưa em đi tìm người nhà."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com