Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

4.

Ánh nắng chủ nhật rọi xuống hơi gắt và chói chang, làm không gian sân bay sáng bừng.
8 giờ sáng, tôi có mặt tại sân bay, chuẩn bị cho chuyến đi đến Nha Trang. Gia đình chị tôi cũng đi cùng, bé Bắp thì nũng nịu đòi theo dì, tôi phải dỗ dành mãi mới đồng ý với một thoả thuận rằng khi về phải mua mười bịch kẹo dẻo cho con bé.
- Đi cẩn thận nha! Tới nơi nhớ gọi điện báo mọi người một tiếng cho yên tâm!
- Ok bà già!
- Đi nhớ thoa kem chống nắng kỹ vào, da mày dễ cháy lắm. Ăn uống nếu không quen thì gọi điện đặt đồ ăn nhanh dùm tao. Đừng ăn lung tung rồi tao phải bay ra ngoài chở xác mày về đâu. Còn nữa, nếu...
- Rồi rồi, đủ rồi!
Tôi giơ tay ra hiệu, ngắt lời chị.
- Em gần ba chục tuổi rồi, không phải con nít mà dặn đi dặn lại hoài y chang mẹ hồi xưa.
- Dặn vậy đó, mà mày còn hay quên lắm!
- Hề hề
Tôi cười trừ trong bất lực.
- Thôi, em vô đây làm thủ tục check-in với gửi hành lý.
- Ok.
- Bái bai dì Lem! Nhớ mười bịch kẹo của con nha!
- Biết rồi cô nương!
Kéo vali bước vào trong sân bay, tôi nhìn bóng dáng gia đình chị ngày càng xa dần, lòng vừa háo hức vừa nhẹ nhõm.

Sân bay này chỉ là sân bay nội địa, nên chuyến bay không nhiều, khách cũng thưa thớt. Đường từ cổng đến cửa lên máy bay vắng vẻ, hiu hắt đến lạ.
Chẳng hiểu sao lúc ấy, lòng tôi bỗng nặng trĩu một nỗi niềm khó tả. Lần gần nhất tôi đi du lịch là khi nào? Hình như là lúc mẹ còn sống. Lúc đó tôi vừa đậu viên chức giáo viên, lương chẳng đáng là bao, nhưng vẫn cố dành dụm vài tháng để dẫn cả gia đình đi chơi.
Rồi mẹ tôi mất, và từ đó đến giờ, tôi mới có dịp đi du lịch lại. Nhưng lần này là một mình.
Đây là lần đầu tiên tôi đi xa như vậy, một mình một cõi. Lòng tôi chợt chùng xuống, lo sợ sẽ bị lạc lõng giữa dòng người xa lạ. Sợ cô đơn nơi đất khách quê người.
Thế nhưng, tôi tự nhủ phải kiên định bước tiếp, vượt qua những sợ hãi ấy, để bản thân được tự do, được sống trọn vẹn với chính mình.

Vì phải chuyển chuyến ở sân bay Tân Sơn Nhất nên khi có mặt ở Nha Trang đã hơn 5 giờ chiều.
Vừa bước khỏi sân bay tôi đã thấy có một chú tài xế khoảng chừng 50 tuổi đang đi lại chỗ mình. Mặt chú trông đã nhiều nếp nhăn – những dấu vết thời gian in hằn qua bao nắng gió, lam lũ – nhưng lại toát lên một nét đôn hậu, chân thật. Ánh mắt chú hiền lành, sâu lắng, như từng chứng kiến nhiều chuyện đời nhưng vẫn giữ được sự ấm áp. Da chú rám nắng, sậm màu, chắc khỏe – làn da của người đã quen dãi dầu sương gió. Vừa nhìn đã thấy có thiện cảm, như thể ai gặp chú lần đầu cũng sẽ thấy gần gũi, tin tưởng. Dáng đi cũng toát lên vẻ thật thà, chất phác.
- Con là Giang Hàm Liên đã đặt xe từ trước đúng không?
- Dạ đúng rồi chú.
- Chú là tài xế tiếp nhận, con có hành lí gì đưa chú, chú để lên xe cho.
- Dạ con có nhiêu đây thôi.
Tôi chỉ tay vào 1 vali và 1 túi xách to.
- Có nhiêu đây thôi hả? Vậy con lên xe trước đi, để chú đem lên cho he.
- Dạ.
Tôi quay đầu mở cửa xe rồi ngồi vào.
Chú ấy sau khi cất đồ xong cũng mở cửa rồi ngồi vào xe.
- Giờ mình xuất phát về địa chỉ con đã gửi trước đó ha.
- Dạ.
Tôi gật đầu cười lễ phép với chú rồi quay mặt tựa đầu vào cửa sổ. Khung cảnh bên ngoài chỉ toàn cây với đất. Ánh chiều tà buông xuống những nương rẫy. Ở đây họ trồng nhiều thanh long. Có chỗ chưa bật đèn vì trời còn sáng. Có chỗ đã bật. Giữa ánh nắng yếu ớt buổi hoàng hôn, nương rẫy thanh long bừng sáng như một bầu trời sao hạ xuống mặt đất. Những bóng đèn nhỏ treo san sát dọc theo từng hàng từng cột, toả ra ánh sáng vàng dịu, lập loè trong sương khuya, soi rọi lên thân cây thanh long cằn cỗi mà kiêu hãnh. Ánh sáng ấy không chỉ để sưởi ấm, kích thích cây ra hoa trái vụ mà còn là minh chứng cho sự cần mẫn của người nông dân. Họ lặng lẽ giữa đêm, kiểm tra từng bóng đèn, từng luống đất, như thể đang chăm chút cho một giấc mơ chín ngọt. Trong cái se lạnh của buổi đêm, hơi ấm từ đèn và từ tấm lòng của người trồng cây như hòa quyện, làm bừng lên sức sống giữa đất trời tĩnh mịch.
- Ở đây người ta trồng thanh long nhiều lắm con. Còn có nho, xoài dừa. Đủ thứ hết á.
- Dạ, con cũng lần đầu tới Nha Trang, cũng lần đầu thấy nguyên nương rẫy thang long như này.
- Con quê ở đâu lại đây?
- Con ở Kiên Giang, cũng vùng biển như Nha Trang, mà ở đó người ta trồng lúa, bắp rồi mấy cây khác chứ không có thanh long nhiều như ở đây.
- Con quê ở đó hả. Chú quên ở An Giang, sát bên con nè.
- Chú cũng người miền Tây luôn hả. Bởi vậy nảy nghe chú nói chuyện con nghe ra giọng miền Tây quá mà không có dám hỏi.

Nghe chú ấy nói cũng là người miền Tây, lòng tôi bỗng dưng hân hoan hơn đôi chút. Ở giữa chốn xa lạ, giữa dòng người không quen không biết, vậy mà lại có thể gặp một người cùng quê, cùng chất giọng thân quen. Tự dưng thấy gần gũi lắm. Cảm giác như đang mang theo một chút quê nhà trong hành trình của mình.
Giữa cái lạ, tìm được một điều quen, ấm áp đến lạ thường.
- Ừ. Chú lên đây với vợ con chú cũng 23 năm rồi. Hồi đó nhà nghèo quá, cái đi tha hương lên đây làm ăn luôn.
- Vợ con chú cũng người miền Tây hả chú.
- Ừ, hai cô chú hồi đó học chung với nhau. Cái sau này ra trường cưới luôn. Có hai đứa con cũng lớn ngang tuổi con đó.
- Dạ. Chú chạy trên đây ổn không?
- Cũng được à con. Ngày cũng ba bốn trăm, đủ lo trong nhà trong cửa. Được cái mấy đứa nhỏ nó cũng lớn hết rồi. Thằng con trai lớn thì chưa có vợ, mà nhỏ con gái chú thì lấy chồng sanh con luôn rồi.
- Dạ. Dị cũng được he chú, hai ông bà sống lay lắt cũng khoẻ he.
- Ừ con.
Tôi đưa mắt nhìn ra ngoài cửa, trời đã sụp tối, ông trăng cũng bắt đầu được treo lên.
- Lâu lâu gặp khách nói chuyện thoải mái như con á, chú cũng vui. Về ăn cơm kể cho bả nghe bả cũng vui. Mà có bữa khách khó chịu thì hông có dám kể. Chú sợ bả buồn.
Nghe đến đây, mắt tôi nhìn chú rồi rũ xuống. Tình yêu của ông bà ở tuổi 50 khiến tôi không khỏi ngưỡng mộ và xúc động. Đó không còn là những lời hứa hẹn bay bổng hay những cuộc hẹn đầy hoa, mà là sự thấu hiểu lặng lẽ, sự quan tâm giản dị qua từng bữa cơm. Họ đã cùng nhau đi qua nửa đời người, trải qua những ngày mưa nắng, những biến động của cuộc sống, thế nhưng ánh mắt họ nhìn nhau vẫn đầy trìu mến, bình yên. Tình yêu ấy không ồn ào mà đằm thắm, không phô trương mà sâu sắc — như một ngọn lửa nhỏ âm ỉ, đủ ấm để sưởi ấm cả cuộc đời còn lại. Tôi ngưỡng mộ vì giữa một thế giới vội vã, vẫn có một tình yêu bền bỉ đến thế — thứ tình cảm khiến người ta tin rằng, tình yêu đích thực là có thật, và nó vẫn luôn hiện diện ở những điều bình dị nhất.
- À con có người thương chưa?
Cảm xúc đang dâng trào thì chú ấy hỏi làm tôi không biết phải trả lời sao mà giờ tay gãi đầu.
- Nhìn là biết chưa có rồi phải hông? Làm con dâu chú hông, chú làm mai con trai chú cho.
Đúng thật là đặc sản miền Tây.
- Dạ thôi chú ơi, để yên cho tình duyên nó tới.
- Haha, ừ. Thuận theo tự nhiên là tốt nhất ha.
- Dạ.
Tôi cười mỉm rồi nhìn thẳng về phía trước.
Đã lâu tôi cũng chưa nghĩ đến chuyện yêu đương. Có lẽ là tôi đã qua cái độ tuổi khao khát tình yêu hơn công việc.
Hồi cấp ba, tình yêu trong cô thiếu nữ thật cháy bỏng và nồng nàn. Những lần chạm mắt, những lần nắm tay và đi dạo đã khiến cô ấy phấn khởi. Vậy mà giờ đây, cô ấy đã quên mất phải tìm cho bản thân một bến đỗ. Quên mất bản thân cũng cần được yêu thương.
- Con nhiêu tuổi rồi? Làm nghề gì?
- Dạ con 31, làm giáo viên.
Tôi thường hay nói sai về số tuổi hay một số thông tin khác của mình. Vì tôi sợ nếu tôi nói thật mà không may gặp kẻ xấu, họ sẽ dùng nó để làm hại tôi. Dần dà nó cũng trở thành thói quen. Trừ những lúc đi cùng gia đình và bạn bè, còn lại, tôi sẽ nói dối.
- À, cũng được he. Con trai chú cũng làm giáo viên, còn con gái thì hồi trước làm kế toán, mà mới đẻ con nên được nghỉ dưỡng thai.
- Dạ. Chị ấy sinh đứa thứ mấy rồi chú.
- Đứa thứ hai rồi. Đứa đầu thì mới hai tuổi.
- Dạ, gần gần nhau cho dễ nuôi ha chú.
- Ừ, hồi trước chú cũng đẻ hai đứa nó sát sát nhau cho dễ lo.
- Dạ.
Không khí trong xe khá ảm đạm, chỉ có tiếng xe động cơ và giọng nói hai người.
- Mà chú tên gì với bao nhiêu tuổi? Nảy giờ lo nói chuyện mà quên hỏi chú mất.
- Chú tên Giang, 54 tuổi.
- Dạ. Vậy chú cũng trạc tuổi mẹ con hồi đó.
Chú Giang nghe vậy thì đưa mắt nhìn lên kính chiếu hậu. Đôi mắt đã xuất hiện nhiều nếp nhăn. Nó trông buồn, nhưng cũng có gì đó như thấu hiểu.
- À.
Chú trả lời tôi một tiếng rồi chuyển sang chủ đề khác.
Hai chú cháu tôi nói đủ mọi chuyện trên đời, đồ ăn, nước uống, người già, người trẻ. Chẳng biết từ bao giờ mà tôi đã đi vào thành phố.

Thành phố hiện lên với vẻ nhộn nhịp và sôi động không ngơi nghỉ. Những con đường chật kín xe cộ nối đuôi nhau chen chúc, tiếng còi xe vang lên không dứt như bản hòa âm của phố xá. Hai bên đường, những tòa nhà cao tầng san sát nhau vươn mình lên bầu trời, phản chiếu ánh sáng lấp lánh. Người qua lại đông đúc, ai nấy đều vội vã, tất bật với công việc và cuộc sống. Tiếng cười nói, tiếng bước chân hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh sống động, sầm uất. Dù có phần ồn ào, ngột ngạt, nhưng chính sự tấp nập ấy lại làm nên nhịp sống riêng – cái hối hả mà đầy sức sống của một thành phố không bao giờ ngủ.
Bỗng chú Giang dừng chân ở một ngã tư.
- Con ơi, chú để con ở đây rồi con lội vô trỏng được không con. Tại đường này đường một chiều, nếu chạy vô tới khách sạn của con là mình phải đánh một vòng xa lắm.
- Dạ không sao, không sao. Chú để con ở đây được rồi.
Chú gật đầu cảm ơn rồi đi xuống lấy hành lí cho tôi.
Tôi cũng dọn đồ rồi bước xuống xe. Chưa thích nghi được với ánh sáng gay gắt từ mặt trời, mắt tôi nhíu lại, giơ tay che mặt.
Chú lấy đồ xuống để kế bên tôi rồi đóng cốp lại.
- Con chuyển rồi nha chú. Chú coi thử nó vô chưa?
Đôi tay chai sạn của người đàn ông trưởng thành mò mẫm trong túi quần rồi rút ra chiếc điện thoại cũ. Khi màn hình được mở, tôi thấy thấp thoáng một bức ảnh gia đình.
- Rồi, nó qua rồi. Mà, sao nhiều vậy con, hình như con chuyển dư rồi á. Để chú chuyển lại cho con.
- Thôi, thôi.
Tôi giơ tay tỏ ý không cần.
- Chú giữ mua tã với sữa cho bé mới sinh ở nhà nha.
Chú ngước lên nhìn tôi. Đôi mắt sâu thăm thẳm và có chút gì đó ưa ứa như sự biết ơn.
- Chú cảm ơn con nha. Mai mốt có đi đâu vòng vòng đâu đây gọi chú, chú chở cho miễn phí nha.
- Dạ dạ.
Tôi gật đầu rồi giơ tay nắm chặt vali.
Chú ấy đi lên xe, đề máy rồi tiếp tục một ngày làm việc.
Nhìn bóng xe khuất dần, tôi có chút gì đó chạnh lòng.

Ở thành phố hoa lệ này, nơi ánh đèn rực rỡ và những tòa nhà cao tầng chen chúc nhau mọc lên như nấm, tôi từng nghĩ ai cũng sẽ có cơ hội mưu sinh. Tôi từng nghĩ, dù vật giá đắt đỏ nhưng nhờ lượng khách du lịch tấp nập, người dân nơi đây hẳn cũng đủ sống.

Nhưng sau khi trò chuyện với chú Giang — người đàn ông miền Tây mưu sinh bằng chiếc xe taxi nhỏ giữa lòng phố thị — tôi mới dần thay đổi suy nghĩ. Hóa ra, không phải cứ sống giữa nơi phồn hoa thì cuộc đời sẽ bớt nhọc nhằn.

Chú kể tôi nghe về những ngày mưa ế ẩm, về những đêm chạy xe đến khuya chỉ đủ tiền ăn. Câu chuyện của chú khiến tôi nhận ra: ánh đèn lấp lánh của thành phố chỉ đẹp khi ta nhìn từ xa, còn khi bước thật gần, mới thấy có biết bao con người đang chật vật từng ngày để kiếm một bữa cơm no cho gia đình.

Chiều tà buông nhẹ trên thành phố biển Nha Trang, ánh nắng cuối ngày phủ lên những hàng dừa ven đường một màu vàng mật ngọt. Giữa dòng người náo nhiệt, tôi lặng lẽ kéo vali băng qua con phố Trần Phú rợp bóng. Tiếng bánh xe lăn trên mặt đường vang lên khe khẽ giữa âm thanh lẫn lộn của sóng biển xa xa và tiếng chim gọi về tổ. Mái tóc tôi buông xõa, bắt ánh hoàng hôn rực rỡ như ánh lửa cuối ngày. Tôi hòa vào không gian mặn mòi mùi biển, đôi mắt hướng về phía quảng trường, nơi mặt trời đang chìm dần xuống đại dương mênh mông. Giữa lòng thành phố du lịch sôi động, tôi bước đi với chiếc vali như một điểm lặng đầy cảm xúc – vừa bình yên, vừa khắc khoải như mang theo cả một câu chuyện chưa kể.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com