Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chí Phèo - Nam Cao.

Sinh thời, Nam Cao thường suy nghĩ về vấn đề "sống và viết"- một nhà văn cần phải có sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, về con người sau đó mới có thể viết về những tác phẩm nghệ thuật. Ngòi bút của tác giả luôn hướng về hiện thực, về những mảnh đời khốn khổ và vất vả của người nông dân trước cách mạng tháng 8. Cầm bút sáng tác từ 1936 nhưng cho tới tận 1941, khi tác phẩm Chí Phèo ra đời, nhà văn NC mới khẳng định được tài năng của mình. Giờ đay khi nhắc đến Nc, ngươi fta không thể không nhắc tới nhân vật CP - nhân vật bước vào trang văn, ngật ngưỡng với dáng diệu của một kẻ say. Những diễn biến tâ, lí của Chí Phèo khi đón nhận bát cháo hành của Thị Nở đã được Nam Cao diễn tả một cách chân thực, tài tình đến cảm động.

Chí Phèo đang ngồi ngần ngơ suy nghĩ về đời mình thì Thị Nở - người đàn bà ma chê quỷ hờn, cũng là người duy nhất không sợ hắn, dám ăn nằm với hắn đêm qua – đưa cho hắn một bát cháo hành. Sự quan tâm mộc mạc, giản dị và chân tình ấy đã khiến cho tâm hồn Chí thay đổi đến đảo điên, khiến cho phần người ít ỏi còn sót lại trong người con quỷ ấy được sống lại. Lòng Chí trào dâng bao cảm xúc: bâng khuâng, ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vui mừng, xúc động rồi lại nuối tiếc, buồn tẻ, xót xa, lại có cái gì như là ăn năn hối hận nữa. Chí ngỡ ngàng ngạc nhiên, cảm động đến ứa nước mắt. Vì đây là lần đầu tiên hắn không phải dọa nạt, đâm chém mà vẫn có cái ăn. Lần đầu tiên, hắn được một người đàn bà chăm sóc ân tình. Và đó cũng là lần đầu tiên chí tỉnh táo, lần đầu tiên chí không còn loạn lạc trong cơn say.

Trước khi gặp thị Nở, Chí Phèo chưa nhận thức được tấn bi kịch của đời mình. Hắn nào biết cái cách người ta sản sinh ra hắn là tước đoạt dần quyền làm người của hắn đâu. Đoạn văn miêu tả tâm trạng của CP sau đêm gặp TN đã một lần nữa khẳng định được cái tài phân tích chiều sâu tâm lý nhân vật của Nam Cao. Khác với mọi lần tỉnh dậy sau cơn say, lần này Chí tỉnh, Chí thấy lòng chợt bâng khuâng "mơ hồ buồn". Sau bao năm, lần đầu tiên trong cuộc đời Chí tỉnh dậy, chợt nhận ra nơi căn lều ẩm thấp là ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe thấy mọi âm thanh của cuộc sống: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng lao xao của người đi chợ bán vải về... Những âm thanh quen thuộc ấy hôm nào mà chả có, nhưng hôm nay Chí mới cảm nhận và nghe thấy, vì hôm nay Chí đã hết say. Phải chăng, những âm thanh ấy chính là tiếng gọi náo nức, thiết tha, tiếng gọi thôi thúc của cuộc sống đã vang lên rộn ràng trong tâm hồn vừa được khơi dậy của Chí... Bát cháo hành của thị Nở đã đánh thức trong Chí những tình cảm đã sớm bị lãng quên. Ăn cháo mà hắn thấy mắt ươn ướt. Nam Cao đã cho chúng ta biết được rằng, chỉ cần một sự thương yêu - dù là tình yêu của kẻ dở hơi, của một người con gái quá lứa lỡ thì, có dòng giống mả hủi, cũng đủ làm sống lại bản tính người đã chết. Sức cảm hóa của tình thương thật vô biên. Trong đoạn văn diễn tả sự hồi sinh của Chí Phèo khi đón nhận bát cháo hành của Thị Nở, chi tiết Chí Phèo khóc có lẽ là chi tiết gây ấn tượng nhất. Có thể nói, Nam Cao luôn tin vào nước mắt của con người, bởi một khi họ khóc có nghĩa là trong người họ vẫn cón chút lương thiện, nó chưa bị hủy hoại hoàn toàn mà vẫn sống âm thầm lặng lẽ. Vậy là chính tình người mộc mạc, giản dị của Thị Nở đã làm hồi sinh tình người trong Chí. Cái lốt quy dữ được lột bỏ, bản chất lương thiện đã hồi sinh trở lại.

Khi tính người thực sự thức tỉnh, Chí bắt đầu nhớ về những ước mơ, suy nghĩ và trăn trở về cuộc đời và tương lai trong con người của Chí. Trước hết, hắn nhớ lại những ngày tháng xa xôi trước kia, hắn đã từng mơ ước có một gia đình nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Cả hai cùng bỏ một con lợn làm vốn liếng, khá giả thì mua năm sào ruộng làm. Mơ ước của hắn thật nhỏ bé và giản dị, ấy nhưng suốt bao năm qua vẫn chưa thực hiện được. Thế rồi, lòng hắn nảy sinh tình cảm với Thị Nở, Trong khi ăn cháo, Thị Nở nhìn chộm Chí rồi lại toe toét cười. Trông Thị thế mà có duyên, tình yêu làm cho có duyên. Và chính tình yêu và chỉ có tình yêu mới làm cho cháo hành có hương vị thơm ngon, ngọt ngào chưa từng có. "Hắn húp một húp và nhận ra rằng những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Cháo được nấu bởi tay của Thị Nở mà vẫn thấy ngon. Chí có tình yêu và chính tình yêu mới làm nên điều đó".

Hương vị ngọt ngào của bát cháo hành cũng chính là tình thương của Thị dành cho Chí, là tình cảm đơn giản giữa người với người, và đó lại chính là thứ mà CHí cần nhất. Tình yêu thương ấy khiến chí lột xác, tái sinh. Chí đặt tất cả niềm tin yêu còn lại vào Thị Nở, Chí ngỏ lời, muốn Thị về chung một nhà với Chí. Khi được thị chấp thuận, Chí sung sướng, hạnh phúc như một đứa trẻ nhận quà. "Bát cháo hành" – một chi tiết nghệ thuật mang đầy tính công dụng của Nam Cao, góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Có thể nói đoạn văn diễn tả nội tâm của nhân vật Chí Phèo khí đón nhận bát cháo hành của Thị Nở là đoạn văn hay và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc nhất. Ở đó, ta có thể thấy rằng dù con người có bị tha hóa và bị đẩy xuống vũng bùn đen đến đâu thì thẳm sâu trong tâm hồn họ, vẫn có một mầm non lương thiện đang sống âm thầm, lặng lẽ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com